23 thg 2, 2014

13 điều đáng học hỏi ở người Nhật


Đất nước và con người xứ sở mặt trời mọc khiến cả thế giới phải nể phục.


1. Bạn có biết rằng trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học của chúng mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ.

2. Bạn có biết rằng bất cứ công dân Nhật nào mà có nuôi chó thì phải mang theo túi đựng và túi đặc biệt để hốt phân chó khi chúng ị ra trên đường. Họ giải quyết chuyện đó rất vệ sinh và quyết liệt.

3. Bạn có biết rằng những người lao công (công nhân vệ sinh) ở Nhật được gọi là “Kỹ Sư Sức Khỏe”; họ có thể yêu cầu một mức lương từ 5000 tới 8000 Đô la Mỹ mỗi tháng. Và một người lao công cũng phải trải qua các bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

4. Bạn có biết rằng nước Nhật không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và họ phải chịu đựng hàng trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm liền (hiện nay phải tạm đứng thứ 3 vì sự trỗi dậy của Trung Quốc).

5. Bạn có biết rằng thành phố Hiroshima chỉ cần 10 năm đã trở lại thời phát triển kinh tế đầy sôi động của mình sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử của Mỹ.

6. Bạn có biết rằng Nhật ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên các tàu điện và xe bus. Ngồi trong tàu điện hay xe bus ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong 1 thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật... nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.
3386873532cee1877f3d-805795-1372439642_5
Người Nhật khiến thế giới nể phục bởi phong cách sống của mình. Ảnh: Internet

7. Bạn có biết rằng học sinh Nhật Bản từ năm đầu cho tới năm thứ 

6 tiểu học phải học về những nguyên tắc xử thế (tạm gọi là đạo đức học thiết thực) để giao tiếp với những người xung quanh.

8. Bạn có biết rằng người Nhật tuy là dân tộc giàu có hàng nhất nhì thế giới, họ cũng không có người giúp việc (osin). Trong gia đình thì cha mẹ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa và con cái.

9. Bạn có biết rằng không có bất cứ kỳ thi nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học; bởi vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ.

10. Bạn có biết rằng nếu bạn đến một nhà hàng ăn món tự chọn tự phục vụ (buffet) ở Nhật, bạn sẽ thấy người ta chỉ ăn vùa đủ mà không lãng phí. Không có thức ăn thừa.

11. Bạn có biết rằng tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm! Người Nhật trân trọng giá trị thời gian, đến từng phút từng giây.

12. Bạn có biết rằng trẻ em từ khi học mẫu giáo đã tự làm sạch răng và chải răng sau mỗi bữa ăn ở trường; chúng duy trì việc tự chăm sóc sức khỏe ngay từ thuở nhỏ.

13. Bạn có biết rằng sinh viên/học sinh Nhật dành ra khoảng nửa tiếng để ăn một bữa, để đảm bảo cho việc ăn chậm và tiêu hóa tốt. Khi được hỏi về vấn đề này, người Nhật nói: Vì những sinh viên/học sinh đó là tương lai của nước Nhật!
Theo General Knowledge

16 thg 2, 2014

Tắm đông ở Na Uy

Tắm đông ở một số nước Bắc Âu và Nga là một lễ hội truyền thống! 

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

Na-Uy đi tắm mùa đông

2 thg 2, 2014

Triết lí “Vô Vi” của Lão Tử

ST


Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).

Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử. Ông nói: "Vi vô vi nhi vô bất vi". Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Hiểu một cách nôm na là, nếu bạn không làm gì mà thấy không việc gì thì không nên làm. Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên. Nếu chúng ta không làm gì cả thì tức là đảm bảo được chu trình trên vẫn hoạt động bình thường.  Thuyết này đặc biệt hiệu quả trong trường hợp chúng ta chưa biết phải làm thế nào khi đứng trước một sự việc, theo Lão Tử thì tốt nhất là không nên làm gì cả. Ví dụ như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hươu dễ dàng hơn thì lại có lỗi với con hươu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì là phải đạo nhất. Lý thuyết này thực sự hiệu quả khi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, không phải động chạm gì mà chỉ bảo tồn thế là đủ.

 


Trích trong sách Lão Tử Tinh Hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần.

VÔ VI


無為


Vô Vi có thể gọi là danh từ gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh. Nó là danh từ tổng yếu bao quát tất cả mọi đề tài đã được giải rõ trong tám mươi mốt chương sách: không có chương nào là không nói đến nó.

Lão Tử nói: “Ngã hữu tam bửu…nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”

(我有三寶… 一日慈, 二日儉, 三日不敢為天下先)

(Ta có ba vật báu… Một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ) (Ch.67).

Từ là yêu tất cả mọi người, bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu… Người đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực báo oán” (Luận ngữ), đó là đạo hữu vi. Trái lại, Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.

Thiên hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ, tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiêu… Lão Tử trái lại khuyên ta:
“Thánh nhân khứ
thậm, khứ xa, khứ thái” [ĐĐK, ch.29]
聖人去甚,去奢,去泰。
(Thánh nhân từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, và cao sang).
và lấy kiệm ước làm căn bản cho người trị nước. Ông lại còn
khuyên ta “tri chỉ, tri túc” (知止, 知足).

Người đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả vinh hoa phú quý… thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”, cần phải khiêm nhu, từ tốn… và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau, biết như con đực hãy làm như con cái.

“Từ”, “Kiệm”, và “bất cảm vi thiên hạ tiên”, đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử thế. Thế thường, theo đạo Hữu Vi, thì phải lấy Mạnh mà thắng Mạnh, còn Vô Vi thì trái lại lấy Nhu mà thắng Cương, lấy Nhược mà thắng Cường… và hơn nữa lấy “cái không tranh mà thắng được một cách vẹn toàn” ( bất tranh nhi thiện thắng. [Đạo Đức Kinh, chương 73]
不爭而善勝 không tranh mà vẫn giỏi khuất phục thiên hạ) là khác! Đó là Vô Vi trong
đạo tranh đấu.

Người đời thường bảo “biết người là Trí”, Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là Hữu Vi, biết mình và thắng mình đó là Vô Vi.

Người đời tranh nhau để làm cho cái Bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh bằng sự thu đoạt tích trữ của cải quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái lại Lão Tử khuyên ta “ăn ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục” (kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục 見素抱朴,少私寡欲), nhất định “không nên tích trữ cho mình” (thánh nhân bất tích 聖人不積) (Ch.81) và “lo riêng cho mình” gì cả.

Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”, “đừng tự cho mình là phải”, “đừng tự cho mình là có công”, “đừng tự cho mình là trên hết”… một cách thành thật tự nhiên. Đó đều là những hành động Vô Vi trong phương xử kỷ: tiêu diệt cái “Bản ngã” của mình.

Hữu Vi, trái lại giúp ta càng tăng gia cái Bản ngã của mình.

Tất cả các quan niệm trên đây đều do cái thuyết phản và phục của Lão Tử mà ra cả: “Phản giả Đạo chi động” (反者道之動). Thuyết Vô Vi cũng do đó mà ra. Hữu Vi là “đi ra”, là “đi tới”, còn Vô Vi là “trở về”, là “thối lại”.

Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản 物窮則變, 物極則反”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả.

(Phàm làm việc gì, làm điều gì, xử lý cái gì… cũng nên có giới hạn, vì “Vật cùng tắc biến”: đẩy sự vật đi đến đường cùng thì thế nào nó cũng biến hóa lại khác trước, có khi còn ngược lại với trước nữa. “Vật cực tắc phản”: đẩy sự việc đi đến cùng cực thì chắc chắn sẽ phản lại ngay. Quy luật là thế thôi. – http://www.hunglandesign.com/blog/?p=487)

Mục đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên Vô Vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (去甚, 去奢, 去泰) (Ch.29).

Theo Lão Tử thì phải để cho con người trở về với cái sống tự nhiên giản dị của họ… Cho nên Vô Vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu càng quý bấy nhiêu.

Phi dĩ kỳ vô tư dã, cố năng thành kỳ tư (非以其無私耶? 故能成其私) (Ch.7).

Bất tự kiến…, bất tự thị…, bất tự phạt…, bất tự căng… (不自見… , 不自是…, 不自伐…, 不自矜…) (Ch.22).

(Bất tự hiện, cố minh. Bất tự thị, cố chương. Bất tự phạt cố hữu công. Bất tự căng, cố trường. Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh. [Đạo Đức Kinh, chương 22] 不自見故明 ; 不自是故彰 ; 不自伐故有功 ; 不自矜故長。夫唯不爭故天下莫能與之爭。《道德經 • 第二十二章》 Không phô trương, nên sáng; không tự cho mình đúng, nên hiển dương ở đời; không kể công, nên có công; không kiêu căng, nên [không bị ai hại, nhờ đó mà] trường tồn. Vì không tranh với ai, nên không ai tranh với mình. – http://www.thienlybuutoa.org/Books/tutuongdaogia/ttdg10.htm)

進道若退 (Tiến Đạo nhược thoái: Tiến về phía đạo dường như thối lui) (Ch.41).

Căn cứ vào những nguyên tắc trên đây, Lão Tử bàn qua thuyết “Vô Vi nhi trị” của ông về chính trị.

Đồng với Khổng Tử, Lão Tử cũng nhận rằng cấn phải có một bậc Thánh quân cầm đầu trị nước, thì thiên hạ mới hạnh phúc.

Nhưng khác với Khổng Tử, bao giờ cũng cho rằng cần phải “làm” nhiều cho dân… Lão Tử tin rằng càng ít “làm” chừng nào càng tốt, và không làm gì cả, nếu có thể được, lại càng hay. Là vì theo ông, càng dùng cái trị để mà trị nước thì dễ loạn, càng không dùng đến cái trị để mà trị nước thì nước càng dễ trị. Chương 57 sách Đạo Đức Kinh có câu:

“Dĩ chính trị quốc. Dĩ kỳ dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ… Thiên hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhơn đa kỹ xảo, kỳ vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”

(以正治國, 以奇用兵, 以無事取天下. 天下多忌諱而民彌貧. 民多利器, 國家滋昏. 人多伎巧, 奇物滋起, 法令滋彰, 盜賊多有).

Nghĩa là cần phải lấy sự ngay thẳng thực thà mà trị nước. Trái lại nếu trị nước mà làm như dụng binh, dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước” (dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc 以智治國, 國之賊). Huống chi bậc trị nước mà ban hành nhiều điều cấm kỵ thì dân chúng càng nghèo khổ, bởi thiếu tự do hành động và ngôn ngữ…, dân chúng mà đa mưu xảo kế để trục lợi thì nước nhà phải sa vào hỗn loạn tăm tối. Người dân cần thực thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem pháp lệnh bủa giăng trên đầu dân để đề phòng chúng, thì chúng dân cũng tìm đủ mánh khóe thủ đoạn để trốn tránh; gây ra mưu mô gian trá càng ngày càng thêm; dân càng khó trị thì bọn đạo tặc càng nhiều. Cổ ngữ có câu: “pháp lập tệ sinh 法立弊生”.

Dùng Vô Vi mà trị thì ít can thiệp đến việc người, không dùng tư tâm mà mà hành động, dùng “bất ngôn chi giáo 不言之教” mà dạy dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân… thì dân không hay là mình có làm gì, nhưng rồi chúng tự sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” (我無為而民自化).

Vô Vi, về đạo trị nước, cũng có nghĩa là: “phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi” 非以明民, 將以愚之 (Ch.65), nghĩa là “không làm cho dân khôn lanh, mà làm cho dân trở nên thực thà”. Chữ “ngu” ở đây không phải có nghĩa là ngu si, mà là “thực thà”… tức là cái “ngu” của những bậc thánh trí: “minh đạo nhược muội” 明道若昧 (Ch.41).

Tóm lại, Vô Vi là hành động trở về nguồn cội, từ bỏ tất cả những gì phiền phức đa đoan của văn minh giả tạo… đã làm che lấp chân Tánh, cái Đạo nơi lòng. “Vi đạo nhật tổn, tổn”.

Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi. Vô vi nhi vô bất vi. [Đạo Đức Kinh, chương 48] 為學日益,為道日損。損之又損,至於無為。無為而無不為。《道德經 • 第四十八章》 Theo đuổi việc học thì ngày một biết thêm; đi theo Đạo thì ngày một bớt đi [nhân dục]. Bớt rồi lại bớt cho đến mức [điềm đạm] vô vi. Vô vi nhưng không có gì là không được làm – http://www.thienlybuutoa.org/Books/tutuongdaogia/ttdg09.htm.

“Sáng về Đạo, dường như tâm tối”, nghĩa là cái cực sáng dường như cái cực tối. Chính Lão Tử cũng đã nhận “ngã ngu nhơn chi tâm dã tai” (lòng ta ngu dốt vật thay) (我愚人之心也哉) (Ch.20).

chi hựu tổn, dĩ chí ư Vô Vi” (Ch.48) 為道日損, 損之又損, 以至於無為.

Theo Đạo thì càng ngày càng bớt… Bớt rồi lại bớt nữa, bớt cho đến Vô Vi.

Vô Vi, không phải là không làm gì cả, mà thực sự: “Vi Vô nhi vô bất vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách hết sức tự nhiên và kín đáo (thiện hành vô triệt tích), đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên, không tư tâm, không vị kỷ.

Người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân cũng không dè là thọ ân. Bậc trị nước mà dùng đến cái đạo Vô Vi, dân không hay là mình bị trị… dĩ nhiên được thiên hạ, mà tự mình cũng không bao giờ bị hại.