11 thg 4, 2015

Nhịp tim cho biết gì?



● Trái tim bạn là trung tâm của hệ tuần hoàn và cơ quan làm việc rất cần mẫn. Nếu là người trưởng thành, tim của bạn có thể đập hơn 100.000 lần mỗi ngày. Ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, cơ tim cũng làm việc chăm chỉ—gấp đôi cơ chân khi bạn chạy nước rút. Và khi cần, tim bạn có thể tăng tốc gấp hai lần trong vòng năm giây. Ở người lớn, lượng máu tim bơm thay đổi từ 5 lít một phút—5 lít là xấp xỉ lượng máu trong cơ thể—đến 20 lít một phút khi bạn tập thể dục.
Nhịp tim của bạn được điều khiển bởi hệ thần kinh, hệ thống được thiết kế vô cùng tuyệt vời. Hệ thần kinh đảm bảo ngăn trên của tim (tâm nhĩ) co bóp trước ngăn dưới (tâm thất), bằng cách làm cho tâm thất co bóp sau tâm nhĩ chỉ một phần nhỏ của giây. Điều đáng lưu ý là tiếng “thịch thịch” mà bác sĩ nghe qua ống nghe là tiếng của van tim đóng lại, chứ không phải tiếng co bóp của cơ tim.

Đập một tỷ lần

Thông thường, tần số tim đập của con vật tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể nó—nghĩa là con vật càng lớn thì tần số càng chậm. Chẳng hạn, trung bình tim con voi đập 25 nhịp/phút, trong khi tim của chim hoàng yến đập khoảng 1.000 nhịp/phút! Nhịp tim con người lúc mới sinh là khoảng 130 mỗi phút, giảm xuống khoảng 70 khi trưởng thành.

Đa số động vật có vú dường như sống cho đến khi tim đập khoảng một tỷ lần. Vì vậy, một con chuột, tim đập khoảng 550 nhịp/phút, có thể sống gần 3 năm; trong khi cá voi xanh, tim đập khoảng 20 nhịp/phút, có thể sống hơn 50 năm. 

Con người là ngoại lệ. Nếu tính theo nhịp đập của tim, tuổi thọ của chúng ta chỉ khoảng 20 năm. Tuy nhiên, trái tim của người khỏe mạnh có thể đập đến 3 tỷ lần hoặc hơn, vì thế người đó sống hơn 70 hoặc 80 tuổi!*

25 thg 3, 2015

Kinh nghiệm quý chữa lành vết thương mưng mủ bằng lá bàng


Đây là những kinh nghiệm thực tế sử dụng lá bàng chữa lành vết thương được rút ra từ độc giả sau khi đọc sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GSTS Đỗ Tất Lợi.
Năm 1983, tôi có đọc quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và rất tâm đắc với nội dung “Cây bàng dùng để chữa sâu quảng: lá đun nước ngâm vết thương , búp sao lên, tán thành bột rắc”. Tôi đã áp dụng thành công và xin kể lại 5 trường hợp điển hình sau.
Trường hợp 1: Năm 1983, khi tôi đi Liên xô thực tập 4 tháng về thì thấy con trai 2,5 tuổi chân bị lở tung với các mụn mủ có đường kính khoảng 1cm, bôi Xanh mêtylen đầy 2 chân. Chị tôi trông cháu ở nhà bảo “Bế đi khắp nơi rồi đấy mà không khỏi”.
Nhớ lại bài thuốc của thầy Đỗ Tất Lợi, tôi đun nước lá bàng đổ vào chậu rồi cho cháu ngâm lúc lắc chân trong đó khoảng 20 phút.
Thật kỳ lạ, khi nhấc chân cháu khỏi chậu, tất cả các mụn ở chân không còn tý mủ nào cả (do tanin trong lá bàng đã kéo mủ ra ngoài chậu, để lại những vết loét rất sạch).
Tôi bôi thuốc mỡ Cloroxít cho cháu, sau 1 tuần (mỗi ngày ngâm một lần cho đến khi các mụn se, khô) thì 2 bàn chân cháu trắng trẻo như chưa từng bị mụn bao giờ.
Trường hợp 2: Khoảng năm 1990, chú lái xe cơ quan tôi bị bỏng xăng 2 chân, từ đầu gối tới bàn chân. Tôi gặp chú ở Bệnh viện thấy hai chân đầy mủ, đau đớn.
Vợ chú đã lấy bông và nước ôxi già rửa nhưng không sao lấy được mủ ra.Tôi mách bảo đi mua 2 xô to, mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng cho chú ấy ngâm lúc lắc chân trong đó. Kết quả, mủ tự ra, vết thương rất sạch kết hợp bôi thuốc Bệnh viện cho mà lành rất nhanh.
Trường hợp 3: Năm 2006, bác hàng xóm đã 70 tuổi bị lở hết trong miệng, lan vào trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó. Bác đã uống rất nhiều Vitamin C, PP, kháng sinh mà vẫn không khỏi.Tôi sang chơi, thấy vậy, mách bác lấy lá bàng non và búp lá bàng đun 1 ca nước rồi súc miệng. Bác đã làm vậy và chỉ 2 lần súc là khỏi.
Trường hợp 4: Năm 2007, khi dịch lở mồm long móng bùng phát, chú Ph. ở cơ quan nhà tôi có 6 con lợn gần 1 tạ sắp xuất chuồng thì bị lở mồm long móng.
Tôi bảo với Ph., thú y họ làm gì cứ để họ làm còn mình thì ôm lá bàng về, chọn lấy lá bánh tẻ và lá non thôi (lá già không có nhựa đâu), đun một nồi to nước lá bàng, đẻ âm ấm rồi cứ 3 tiếng một lần lấy ca múc đổ vào mõm và chân cho lợn, thế nào chúng cũng khỏi thôi.
Nếu có nhiều nước lá bàng thì đổ vào chuồng sát trùng càng tốt. Kết quả là sau một tuần, 6 con lợn đã khỏi và tôi được Ph. biếu 1kg cá dìa (loại cá cao cấp ở Huế).
Trường hợp 5: Một thầy giáo trường tôi bị vết ngứa và ra nước ở bụng dài 10cm, rộng 3cm rất khó chịu, đã bôi 27 tuýp thuốc mỡ mà không khỏi.
Tôi đưa lá bàng cho thầy bảo đun nước rửa thử xem thế nào. Sau 2 lần rửa bằng nước lá bàng, vết thương đã khỏi hoàn toàn.
Tôi vô cùng biết ơn GSTS Đỗ Tất Lợi vì thầy đã cho tôi bài thuốc quý. Tôi cũng mong bài thuốc này được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết mà áp dụng .

19 thg 3, 2015

Tìm con đường sống lâu 100 tuổi - kinh lạc thông suốt



Kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già 





Mới đây, Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc thí nghiệm bằng mô hình máy tính y học và kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu tế bào, kết quả cho thấy, trên thực tế, kinh lạc theo sự nhận biệt của Trung Y là mạng lưới tín hiệu dây thần kinh và sinh học trong cơ thể con người, sẽ bị tắc dần sau 50 tuổi và dẫn đến các chứng bệnh ở người già. Tiến sĩ Hàn Tiến Đào, chuyên ngành châm cứu Trường Đại học Trung Y dược Bắc Kinh cho rằng, thành quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia Mỹ chính đã ăn khớp với lý luận thông lạc trường thọ của Trung Y, nếu có thể làm thông suốt kinh lạc ở người già, chắc chắn sẽ bổ ích nhiều cho giảm thiểu bệnh tật và diên niên ích thọ.
 
Mới đây, sau cuộc phỏng vấn tiến sĩ Hàn Tiến Đào phóng viên được biết, kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết và kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người, trong đó, kinh mạch ẩn trong cơ thể, lạc mạch rải rác bên ngoài cơ thể. Lạc mạch thông suốt là sự đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, khí lạc, huyết lạc, thực lạc, mệnh lạc trong mạch lạc trực tiếp liên quan tới tuổi thọ, lần lượt đối xứng với các chức năng khác nhau của khí, huyết, tinh, thần, vận động, ngủ nghê v.v, điều tiết các tạng phủ và mô khác nhau trong cơ thể. Theo ghi chép văn hiến, rất nhiều nhà y học, nhà dưỡng sinh thời cổ đại chính do coi trọng cao sự thông suốt của mạch lạc mới được hưởng thọ cao. Ví dụ như Biển Thước thời chiến quốc đã hưởng thọ 97 tuổi bởi cụ coi trọng làm lưu thông khí lạc, Cát Hồng của đời Tấn coi trọng sự lưu thông của mạch máu, Đào Hồng Cảnh của thời Nam Bắc Triều rất chú trọng sự thông suốt của thực lạc, vì vậy các cụ đều hưởng thọ 81 tuổi, Tôn Tư Mạc đời Đường do chú trọng giữ gìn lưu thông của mệnh lạc đã sống đến 102 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà dưỡng sinh bằng khí công và dưỡng sinh bằng truyền dẫn, xét đến cùng cũng là nhờ vào làm lưu thông mạch lạc bằng phương pháp khí công và truyền dẫn.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào cho biết, mạch lạc rải rác khắp toàn bộ cơ thể con người, và có chức năng khác nhau. Trong đó, khí lạc chủ quản sự lưu thông của khí trong cơ thể; huyết lạc chủ quản sự lưu thông của máu; mệnh lạc chủ quản sự đầy vơi của thận khí; thực lạc chủ quản chức năng tiêu hóa của tỳ vị; động lạc thì liên quan tới tính linh hoạt của chân và tay; thần lạc chủ quản chức năng tư duy và trí nhớ của não bộ; cốt lạc liên quan tới sự cường tráng và linh hoạt của gân cốt. Nếu giữ gìn sự thông suốt của các lạc, thì hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh và nội tiết của cơ thể con người đều ở vào trạng thái hài hòa ổn định, bệnh tật sẽ không thể thâm nhập, người ta sẽ khỏe mạnh trường thọ.
 

Tiến sĩ Hàn Tiến Đào nhắc nhở rằng, thanh niên khí huyết thịnh vượng, khí cơ lưu thông, mạch lạc thông suốt. Sau 50 tuổi khí huyết không đủ, kinh khí hư nhược ứ trệ, đường mạch dần dần bị ùn tắc. Trung Y cho rằng "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông", mạch lạc bị tắc nghẽn nhẹ sẽ dẫn đến các chứng đau đầu, đau bụng, trướng bụng, đau lưng, đau chân, mỏi chân, trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng sẽ xuất hiện các chứng suy tim, đau tim, thiếu máu não, ung thư. Một số đại gia dưỡng sinh trong lịch sử Trung Quốc đã mò mẫm và tổng kết những phương pháp thông lạc, và được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
 

Xoa bụng thông khí lạc




Khí lạc nằm chính giữa bụng với bán kính khoảng 5 cen-ti-mét xung quanh rốn. Buổi tối sau khi lên giường đi ngủ, nằm ngửa, chắp hai tay lại, xoa nóng, đề lên rốn, khi lòng bàn tay hết nóng còn phải xoa nóng lần nữa rồi đề lên rốn, buổi tối hàng ngày cứ kiên trì làm trong 15 phút. Theo nhà khí công dưỡng sinh Đại gia, Hạ Đan Điền là chỉ vị trí khí lạc, làm cho khí lạc thông suốt có thể khích thích nguyên khí trong cơ thể người cao tuổi, thúc đẩy chức năng tạng phủ, tăng cường sản sinh các chất dinh dưỡng như khí huyết và tân dịch, đóng vai trò diên niên ích thọ.
 

Chải chân làm thông huyết lạc

 

Huyết lạc nằm bên trong bắp chân, cách xương mắt cá chân 5 cen-ti-mét. Sáng sớm hàng ngày, dùng bàn chải mềm chải chân trái 5 phút, tiếp theo đổi sang chân phải chải 5 phút. Trung Y cho rằng, huyết lạc được hình thành qua hình thức tụ tập lạc khí của gan tỳ, gan tàng huyết, tỳ thống huyết, làm thông huyết lạc có thể tăng cường sản sinh huyết dịch. Huyết dịch dồi dào có thể dinh dưỡng ngũ tạng lục phủ, có thể nuôi dưỡng gân cốt và lông da, nhờ đó để trì hoãn suy già của tạng phủ.
 

Thông mệnh lạc bằng cách đấm lưng




Mệnh lạc nằm giữa hai quả thận, tức vùng đối xứng với rốn ở phía trước. Sáng sớm hàng ngày, sau khi mặt trời mọc, với tư thế đứng quay mặt với mặt trời, hít thở sâu, nín thở, nắm lấy hai tay, đưa hai tay về phía sau, đấm vùng mệnh mạch ở sau lưng. Đấm 6 lần phả khí 1 lần, cứ làm như vậy trong 10 phút. Trung Y cho rằng, bên trong mệnh lạc gắn kết với thận, thận là tiên thiên chi bản, lập mệnh chi căn, tinh tàng trữ trong thận liên quan chặt chẽ tới tuổi thọ của con người. Đả thông mệnh lạc có thể thúc đẩy chuyển hóa tinh khí trong thận, nhằm bổ sung thận tinh ngày một suy giảm của người già và diên niên ích thọ.