30 thg 9, 2021

NHỒI MÁU CƠ TIM

 ● NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO :

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực. Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp. Hiện nay, tại nước ta đã có hơn 55 trung tâm tim mạch can thiệp trên hơn 20 tỉnh thành trong toàn quốc. Khi nhồi máu cơ tim, các bạn nên đến những trung tâm tim mạch can thiệp này.
Khi có đau ngực, thậm chí không chắc chắn là cơn đau ngực như miêu tả trên, nhưng cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.
Chúng ta nên nhớ nên đến viện sớm nhất có thể khi có đau ngực nghi do nhồi máu cơ tim.
● AI LÀ NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM ?
1• Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
2• Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
3• Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
4• Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
5• Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.
● SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU CƠ TIM :
BÀI THUỐC 1 :
• Chích kỳ, Kỷ tử, mỗi vị 15g
• Bạch truật, Thục địa, mỗi vị 20g
• Xuyên khung, Đương quy, Đảng sâm, Bạch thược, Đan sâm, Hương phụ, mỗi vị 12g
• Thăng ma 8g
• Sài hồ bắc 6g
• Chỉ xác 10g
• Bá tử nhân, Toan táo nhân, mỗi vị 5g
• Cam thảo 4g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống tới thang thứ 5 sẽ có tiến triển rõ rệt. Uống trong vòng 15 thang sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
BÀI THUỐC 2 :
• Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch truật, Thiên môn, Chỉ xác, Hương phụ, mỗi vị 12g
• Thục địa, Kỷ tử, Đảng sâm, mỗi vị 15g
• Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Ngũ vị tử, mỗi vị 6g
• Cát cánh 8g
• Sài hồ bắc 5g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống trong vòng 10 thang sẽ khỏi bệnh.
BÀI THUỐC 3 :
• Hoàng kỳ 30g
• Xuyên khung 10g
• Xích thược, Đan sâm, mỗi vị 15g
• Đương quy 12g
Tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Phần thuốc chia làm 3 phần, uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 1,5 tháng đến 2 tháng.
BÀI THUỐC 4 :
• Đan sâm 20 g,
• Hồng hoa, xích thược, xuyên khung, mỗi loại 10 g
• Giáng hương 6 g.
Tất cả đem sắc lấy nước uống.
BÀI THUỐC 5 :
• Mạch môn 15,5g
• Thiên môn 12,5g
• Sa sâm, đan sâm, mỗi vị 9g
• Ngũ vị tử, viễn chí, mỗi vị 6g
• Cam thảo 3g
Tất cả đem sắc với 600 ml nước cho đến khi còn 200 ml. Chia đều để uống làm 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong thời gian từ 1 đến 2 tháng.
BÀI THUỐC 6 : Nhồi máu cơ tim
Tổ nghiên cứu bệnh mạch vành bệnh viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc dùng bài thuốc:
• Hoàng kỳ 30g,
• Xích thược, Đan sâm, mỗi thứ 15g,
• Đương qui 12g,
• Xuyên khung 10g,
Mỗi ngày 1 thang, sắc uống, một liệu trình 4-6 tuần, kết hợp thuốc Tây điều trị triệu chứng, trị 98 ca nhồi máu cơ tim cấp thể khí hư, huyết ứ, kết quả 90 ca hồi phục,
● ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT NHẤT THÌ NÊN BỔ SUNG NHỮNG MÓN ĂN DƯỚI ĐÂY THƯỜNG XUYÊN:
MÓN 1 : Cháo sơn tra
• Dùng sơn tra 30 g khô hoặc 60 g tươi, gạo tẻ 60 g, đường kính 10 g;
Nấu cháo ăn.
MÓN 2 : Cháo hà thủ ô
• Dùng hà thủ ô chế 30-60 g, gạo tẻ 60 g, hồng táo 3-5 trái, đường đỏ lượng thích hợp; Nấu cháo ăn.
MÓN 3 : Cháo củ kiệu
• Củ kiệu 20 g, gừng tươi 9 g, củ riềng 15 g, gạo tẻ 60 g;
Sắc lấy nước, sau cho gạo vào nấu thành cháo ăn.
MÓN 4 : Canh trứng với táo tàu, kỷ tử: Dùng 2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, 15g câu kỷ tử. Tất cả đem nấu canh để dùng.
MÓN 5 : Trứng gà với hà thủ ô: Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 6 : Trứng gà với xuyên khung: Trứng gà 2 quả (luộc chín), xuyên khung 40g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 7 : Trứng gà với ích mẫu thảo: Trứng gà 2 quả (luộc chín), ích mẫu 30g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh.
MÓN 8 : Canh nấm rơm
• Nấm rơm 100g, Đại táo 5 quả. Nấm rơm rửa sạch bổ đôi, đại táo bỏ hạt, tất cả đun trong 1h, cho gia vị vừa ăn, chú ý ăn nhạt.
MÓN 9 : Cháo Đan sâm Đào nhân
• Đan sâm 20g, Đào nhân 10g, Gạo tẻ 50g. Đầu tiên sắc Đan sâm lấy nước sau đó dùng nước nấu cháo gạo tẻ cùng với Đào nhân. Hoặc có thể bọc Đan sâm trong túi vải và nấu cùng.
MÓN 10 : Củ dong riềng đỏ 100g và nửa quả tim lợn.
Đem củ cạo bỏ vỏ, cắt nhỏ và hầm với tim lợn. Một tuần ăn 3 lần để cải thiện bệnh.
( Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần, thiếu máu cơ tim )
● CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, TẬP LUYỆN MỘT CÁCH HỢP LÝ THÌ SẼ GIÚP NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM NHANH CHÓNG PHỤC HỒI :
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phục hồi, kết hợp với phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp của bác sĩ, người bệnh sẽ cần một trong ba chế độ ăn sau đây:
1. Giai đoạn cấp tính (khoảng 1 tuần đầu tiên)
Các món ăn cho người nhồi máu cơ tim cần được nghiền nhuyễn, chia làm các bữa nhỏ (tối đa 6 bữa một ngày), ăn nhạt hoàn toàn. Thực phẩm nghiền và chia nhỏ bữa giúp giảm gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, chế độ ăn giảm muối giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước gây phù và tạo áp lực lên hệ tuần hoàn.
2. Giai đoạn bán cấp (tuần thứ 2 - 3)
Chế độ ăn uống tương tự như ở giai đoạn trước, nhưng thức ăn không cần quá nhuyễn, người bệnh có thể ăn thêm chút muối (khoảng 3gram/ngày. Đồng thời, lưu ý không uống quá 1 lít chất lỏng (bao gồm nước lọc, nước canh, súp, trà…).
3. Giai đoạn liền sẹo (tuần thứ 4)
Thức ăn không cần nghiền nhuyễn mà chỉ cần xắt nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ, lượng muối tăng lên khoảng 5 – 6 gam/ngày, chất lỏng quy định khoảng 1,1 lít và lượng chất béo, chất đạm cũng tăng dần.
● NHỮNG MÔN THỂ THAO TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH :
1. Aerobic : Đây là một loại hình tập luyện không quá nặng và cần nhiều sức, chính vì thế nó rất an toàn đối với những người bị bệnh về tim mạch. Đối với những người đang có vấn đề về tim mạch có thể tập luyện khoảng 20-25 phút mỗi buổi tập và nên tập những bài tập nhẹ nhàng khoảng 5 buổi/tuần. Bên cạnh đó cũng nên chú ý không nên tập những bài tập mang tính đột ngột bởi chúng sẽ khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn một cách đột ngột.
2. Đạp xe đạp : Tập với xe đạp không những có thể cải thiện sự dẻo dai cho cơ bắp mà đồng thời còn giúp tăng sức bền cho tim và thúc đẩy cho quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất. Với những bệnh nhân tim mạch, việc đạp xe đạp thể dục tại nhà với máy tập sẽ là phương pháp tập luyện an toàn hơn cả.
3. Đi bộ : Đi bộ có thể giúp con người giảm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để đi bộ có thể giảm 18% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hay khi bỏ ra 3 tiếng/ tuần để đi bộ thì nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ giảm được 35%.
4. Chạy bộ : Là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi dừng hẳn. Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Có thể mỗi tuần chỉ chạy ba - bốn lần, với điều kiện tổng số chiều dài quãng đường được nâng dần lên.
5. Bơi lội : Bơi lội không chỉ giúp cơ thể phát triển cơ bắp mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ tim mạch. Khó có môn thể thao nào tốt hơn bộ môn này trong việc nâng cao sức khỏe toàn thân, ổn định nhịp tim hiệu quả. Bơi lội thường xuyên giúp ổn định huyết áp và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Nên bơi khoảng 30-60 phút/buổi, 3-4 buổi/ tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, tiểu đường.
● CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM :
NÊN ĂN :
• Thịt bò nạc, thịt bê, gà luộc bỏ da, cá rô
• Ngũ cốc như yến mạch, kiều mạch, gạo, cám lúa mì.
• Rau củ quả: Cà rốt, súp lơ, bí ngô, rau bina, táo, đào, ngô, các loại rau xanh lá.
• Nước trái cây, mật ong (thay cho đường), trà nhạt, sữa, phô mai
• Một số loại đồ khô giàu muối Kali như nho khô, mơ khô, mận khô.
NÊN KIÊNG:
• Bánh ngọt, bánh bao, kem.
• Thịt mỡ, thịt xông khói, đồ hun khói, phủ tạng động vật, thực phẩm chiên xào, đồ hộp, thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối…)
• Gia vị, đồ muối, đồ uống có gas.
• Bia rượu, cà phê...
• Rau diếp, củ cải chứa nhiều axit oxalic.
• Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hun khói, nước sốt cay, dưa chua… Đồng thời kiêng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật. Bởi những loại thực phẩm này làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim bị mệt và chứa nhiều chất oxy hóa gây tổn thương lòng mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
• Nên ăn nhiều rau củ quả (đặc biệt là súp lơ), các loại cá biển ít béo, thịt gà, sữa chua ít béo.
Bên cạnh đó :
• Đối với bệnh nhân trong giai đoạn mới được can thiệp động mạch vành qua da cần uống nhiều nước để tăng thể tích tuần hoàn góp phần đào thải thuốc cản quang sau can thiệp.
• Với chế độ ăn, cần hạn chế thức ăn gây nguy cơ bệnh mạch vành, đối với người bệnh đái tháo đường cần phải tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường.
• Người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá, chế độ ăn mặn vừa phải để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, không nên ăn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật (tim, gan, não, bầu dục…). Người bệnh không nên ăn da của các gia cầm 2 chân như gà, ngan, ngỗng.

NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO / ĐỘT QUY

 ● TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO LÀ CĂN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị gián đoạn, các tế bào não sẽ không thể nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết đến từ máu. Hậu quả dẫn đến là các tế bào não này sẽ chết chỉ trong vòng vài phút. Điều này có thể gây tổn thương não, dẫn đến hàng loạt biến chứng như nói ngọng, giảm trí nhớ, đi đứng khó khăn, tê liệt nửa người hay tàn tật suốt đời, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.
Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng: Liệt nửa người, méo miệng, mờ mắt, mất trí nhớ, trầm cảm… thậm chí là hôn mê và tử vong. Những di chứng này khiến bệnh nhân gần như chỉ có thể nằm một chỗ, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác, từ đó làm cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến gia đình cũng như xã hội.
Điều trị tai biến mạch máu não thực sự là một việc vô cùng cần thiết và khẩn cấp. Mỗi một giây trôi qua đều rất quan trọng, tác động đến việc kéo dài sự sống, ngăn ngừa biến chứng, cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.
Vì vậy, càng hiểu biết nhiều các bài thuốc chữa tai biến mạch máu não thì sẽ càng có sự chuẩn bị tốt hơn, tìm ra cách điều trị hiệu quả, cũng như có phương pháp chăm sóc cho bệnh nhân ngay tại nhà một cách đúng đắn, tránh để lại di chứng về sau.
● NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TAI BIẾN / ĐỘT QUY
1. Do cao huyết áp : Cao huyết áp được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh.
2. Do xơ mỡ động mạch : Do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, mảng sơ vữa bong ra tạo thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao làm tắc các mạch máu não, gây tai biến.
3. Do mắc bệnh tim mạch : Tim đập không đều (loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ) hoặc van tim bị hẹp… làm máu không lưu thông tốt, phần máu ứ đọng đóng lại thành cục máu đông trong tim. Một mảnh của cục máu này có thể vỡ ra trôi theo dòng máu lên não sẽ mắc kẹt lại tại đó làm tắc nghẽn mạch máu não.
4. Do bệnh mạch máu nhỏ : Ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không chữa trị tốt, các động mạch nhỏ trên não bị hư hỏng và tắc nghẽn không cấp máu cho não được nữa cũng gây thiếu máu não.
5. Do xuất huyết não – chảy máu não : Mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra chèn ép vào não làm não bị hư hại.
6. Do hút thuốc lá : Cũng được xem là một tác nhân quan trọng khác bởi cứ 5 người bị tai biến thì có 1 người hút thuốc nhiều.
● TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP :
1. Đau đầu dữ dội : Do mạch máu đưa máu lên nuôi não đột ngột bị ngừng do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu nên máu không được đưa lên để nuôi não chính vì vậy thường có hiện tượng đau đầu dữ dội và đột ngột.
2. Chóng mặt, ù tai và choáng váng : Bệnh nhân cảm giác choáng váng, ù tai, chóng mặt, buồn nôn.
3. Cầm nắm khó khăn : Hiện tượng này cũng do máu lên não bị hạn chế, vì vậy não không có khả năng điều khiển tay chân như bình thường. Bệnh nhân khó khăn trong việc cầm nắm, nhặt, điều khiển vật dụng
4. Rối loạn ngôn ngữ : Thông thường là bệnh nhân đột ngột bị rối loạn ngôn ngữ nói ngọng, nói đớ, hoặc không nói được.
5. Bệnh nhân có cảm giác tê, như bị kim châm, kiến đốt : Bệnh nhân có cảm giác tê, đôi khi là mất cảm giác đau ở chân tay thậm chí ở một nửa người.
6. Rối loạn tri thức : Biểu hiện thông thường là bệnh nhân đột ngột bị mất định hướng, quên, không nghe rõ ,hoặc lơ mơ , hôn mê.
7. Liệt nửa người : Đa số bệnh nhân có triệu chứng liệt nửa người
8. Rối loạn đại tiểu tiện : Bệnh nhân đại tiểu tiện không tự chủ
SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO / ĐỘT QUY:
● BÀI THUỐC 1 : Bài thuốc này được xem là thần dược vì tác dụng hiệu quả của nó, bao gồm:
- Địa long: 50g (địa long khô có bán sẵn ở các hiệu thuốc Bắc)
- Đậu đen: 100g.
- Lá bồ ngót: 200g (phơi khô, sao vàng).
Dùng khoảng 4 chén nước, sắc còn hơn nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng nếu người bệnh đã bất tỉnh. Với những bệnh nhân bị tai biến chưa quá 10 ngày thì chỉ cần khoảng 4 thang là có thể hồi phục.
● BÀI THUỐC 2 :
• Hoàng kỳ 40g,
• Đương quy vĩ, Xuyên khung, Địa long mỗi thứ 8g,
• Đào nhân, Xích thược, mỗi vị 12g
• Hồng hoa 6g,
Sắc cùng 600ml còn lại 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
( Dùng trị di chứng trúng phong, tai biến mạch máu não : liệt nửa người, miệng mắt méo lệch, nói khó, miệng chảy nước dãi, tiểu không tự chủ )
● BÀI THUỐC 3 : Bài thuốc này sẽ không dùng cho bệnh nhân bị xuất huyết mạch máu não, nhưng lại rất tốt đối với những người bị tắc nghẽn mạch máu não do thiếu máu cục bộ. Bởi tác dụng của bài thuốc này là thúc đẩy lưu thông khí huyết vô cùng hiệu quả.
• Lấy 12g thảo quyết minh và 12g nhân quả đào sắc lấy nước. Sau đó, cho thêm một chút mật ong vào khuấy đều, để nguội và uống.
● VÀ ĐỒNG THỜI CŨNG NÊN KẾT HỢP BÀI THUỐC XOA BÓP DƯỚI ĐÂY:
• Dùng bài thuốc xoa bóp sau: Thạch xương bồ, dây bìm bìm, rau sam, nghệ, lá cây đậu gió, huyết giác, hồi hương, đinh hương (mỗi vị 12 g), quế chi (20 g).
Tán nhỏ các vị thuốc trên rồi trộn với 1 bát rượu và 1 chén nước tiểu rồi dùng xoa bóp ngoài da.
● ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ NHANH NHẤT THÌ CẦN KẾT HỢP BÀI THUỐC NGÂM CHÂN:
BÀI THUỐC NGÂM 1 :
• Lộ lộ thông 30g, quế chi 15g, thiên niên kiện 25g, ngưu tất 20g, đương quy 15g, hồng hoa 10g, thân cốt đằng 25g, thấu cốt thảo 15g, uy linh tiên 20g, mộc qua 15g, ngũ gia bì 20g, sắc lấy nước ngâm chân.
Phương này có công dụng hoạt huyết tan ứ, cường gân mạnh cốt, thông kinh hoạt lạc, làm hết tê bì.
BÀI THUỐC NGÂM 2 :
• Sử dụng gừng tươi 60g, 1 chén dấm ăn (khoảng 100g) để sắc lấy nước ngâm chân. Bài thuốc chữa tai biến mạch máu não này có công dụng phát tán phong hàn, đã thông kinh hoạt lạc, rất có ích cho việc phục hồi công năng các tạng phủ, kích thích sự phục hồi của các chi trên cơ thể đang bị liệt.
st