11 thg 1, 2023

NGẢI CỨU- RAU ĂN, VỊ THUỐC QUÝ

 NGẢI CỨU- RAU ĂN, VỊ THUỐC QUÝ

NGẢI CỨU GIÚP GIẢM EO SAU SINH.
TS Lê Thị Kim Loan - Nguyên Trưởng khoa Bào chế - Viện dược liệu – Bộ Y tế cho biết, có thể dùng toàn bộ phần trên mặt đất của cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng. Ngải cứu có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào 3 kinh là can, tỳ, phế. Ngải cứu có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thống, cầm máu, giảm đau...
Cây ngải cứu hay còn gọi là cây ngải diệp, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.Ngải cứucó thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làmthuốc, có thể ép lấy nước uống, ăn thay rau... Dù dùng ở bất kỳ hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và được coi như vị thuốc quý để chữa bệnh.
Ngải cứu là loại cây quen thuộc, có công dụng chữa nhiều bệnh và bồi bổ sức khỏe
Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lángải cứu:
Công dụng chữa bệnh
1. Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 - 12gr (tối đa 20gr) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột hay dạng cao đặc. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày đầu chu kỳ và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10gr, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1 - 2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
2-Giúp an thai:Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 - 4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích tử cung nên không gây sảy thai.
3-Sơ cứu vết thương:Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức,
4-Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
5. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1 - 2 tuần.
6-Lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
7.Suy nhược cơ thể, kém ăn:Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1 - 2 tuần.
8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh:Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Hoặc cũng có thể nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3 - 5 ngày.
Món ăn trị bệnh từ ngải cứu
1. Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Đây được xem là bài thuốc quý chữa các bệnh của phụ nữ(kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
2-Trứng gà tráng ngải cứu:Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
3. Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu chữa bệnh:
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…Do đó, khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà trị bệnh, chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5gr khô (9 - 15gr tươi) theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ;Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ (9 - 15gr tươi), tránh dùng quá liều. Với người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước.
Nguồn: Bảo Nhi H+

ĐƯƠNG QUY TỬU CẢI BIÊN

 ĐƯƠNG QUY TỬU CẢI BIÊN

Nguyên liệu:
- Trứng gà luộc chín 2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
- Gừng thái lát, phơi khô, sao cháy ( mặt ngoài xém đen nhưng bẻ ra mặt trong vẫn còn màu vàng), đem nghiền thành bột mịn; Muối hạt rang hết nổ lượng vừa đủ. Hai thứ này đem nghiền thành bột mịn làm thành muối gừng(ước lượng sao cho lượng muối trộn với gừng sao khi ăn không mặn).
Cách dùng:
Mỗi ngày lấy 2 lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, chấm với 1 thìa nhỏ bột muối gừng ăn.
Tác dụng:
Bổ máu, tăng huyết áp (ôn bổ Tỳ, Thận ).
Tôi ứng dụng bài thuốc này của Cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp ( một danh y của Việt Nam, nguyên là Chủ Tịch Hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh những năm 70 của thế kỷ 20) đã nhiều năm, thấy có tác dụng rất tốt đối với trường hợp người xanh gầy, huyết áp thấp, chân tay lạnh, kém ăn. Người bệnh thường dùng sau 10 ngày da mặt đã hồng hào, người khỏe hơn trước nhiều.
Phân tích bài thuốc:
Lòng đỏ trứng gà rất giàu chất bổ dưỡng, các chất dầu của nó có thể thay cho Đương Qui ( nếu xét về bổ còn bổ hơn đương Qui). Chính vì vậy ngày xưa nghèo đói, các bà đẻ thường chỉ ăn cơm với trứng gà luộc, chấm muối gừng nhưng rất khỏe mạnh và ít bị bệnh tật. Thực ra, ăn lòng trắng cũng chẳng sao, nhưng muốn cho dạ dày đỡ phải làm việc nhiều hơn với các thứ khác, để tiêu hóa nhanh nên chỉ ăn chỉ lòng đỏ.
Gừng sao đen sẽ đi vào Thận ( theo thuyết Ngũ Hành- màu đen thuộc Thận), vị mặn dẫn thuốc vào Thận, do đó đây là 2 vị thuốc dẫn chất dầu của lòng đỏ trứng gà vào Thận. Theo cơ chế, Thận sinh tinh, tinh sinh tủy; tủy sinh ra hồng cầu.
Gừng sao đen còn có tính nóng, làm ấm tỳ , thận.
Do vậy bài thuốc này có tính chất bổ tỳ thận. Mặt khác, gừng sao cháy và muối mặn còn làm tăng huyết áp( tăng khí). Từ đây thấy rằng bài này bổ cả khí và huyết, những người xanh xao do thiếu máu, người hay bị lạnh dùng rất tốt.
Vương Văn Liêu
· Có thể ăn cả lòng trắng trứng
ST

3 thg 1, 2023

Cách trị viêm nang lông bằng giấm táo

 

Cách trị viêm nang lông bằng giấm táo

trị viêm nang lông bằng giấm
Hướng dẫn trị viêm nang lông bằng giấm táo đúng cách

Giấm táo thường được sử dụng để điều trị các bệnh như: nhiễm trùng tai, bệnh viêm đường tiết niệu trước đây. Giấm táo cũng có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt là giúp chống viêm hiệu quả với những vùng da trên cơ thể bị viêm nang lông, vì khả năng loại bỏ những vi khuẩn viêm trên da của bạn.

Giấm táo thường có nồng độ axit từ 2.5%-3.0%. Và khi bạn sử dụng cho các vùng da bị viêm nang lông, điều quan trọng là bạn phải làm giảm nồng độ của nó xuống bằng cách pha loãng với nước ấm hoặc nước lạnh.

Vậy thì để có thể cải thiện được tình trạng viêm nang lông một cách hiệu quả, hãy làm theo chỉ dẫn bên dưới đây:

Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo với nửa cốc nước ấm, và khuấy đều.

Sau đó, bạn hãy dùng bông gòn hoặc một chiếc khăn để nhúng vào hôn hợp này. Vắt nhẹ và lau lên vùng da bị viêm nhiễm.và hãy giữ nguyên trong vòng 20 phút.

Thực hiện như trên 2 lần/ngày. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả trong vòng vài ngày, nhưng có thể mất một tuần hoặc lâu hơn trong trường hợp bị nặng.

Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có thể khắc phục kịp thời nhất nhé!

Cách ngăn ngừa viêm lỗ chân lông

trị viêm nang lông bằng giấm
Hạn chế viêm lỗ chân lông như thế nào?

Mặc dù việc điều trị là rất quan trọng, nhưng việc phòng ngừa về cơ bản có thể giải quyết được vấn đề. Những việc làm đơn giản sau đây có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tái phát lỗ chân lông:

  • Tắm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tập thể dục
  • Không nên sử dụng bồn tắm nước nóng công cộng
  • Tránh dùng chung khăn mặt và khăn tắm
  • Không gãi hoặc làm tổn thương mụn, vì dễ lây lan sang vùng da lành xung quanh
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí
  • Giữ môi trường sống khô ráo thoáng mát
  • Tránh bôi các sản phẩm nhờn và dầu trên da và tóc
  • Trừ khi thực sự cần thiết, hạn chế sử dụng kháng sinh và steroid
  • Chú ý tăng cường hệ miễn dịch, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung men vi sinh mỗi ngày

Trên đây là cách trị viêm nang lông bằng giấm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã có thêm cách sử dụng dấm táo trị viêm lỗ chân lông một cách hiệu quả nhât nhé!