13 thg 11, 2023

MẸO CHỮA HÓC XƯƠNG DỄ ỨNG DỤNG

 (Chia sẻ của bác sĩ Đặng Văn Quế (Bệnh viện Mắt Quốc tế) - Bài của Hà Dương, Báo Gia đình & Xã hội)

- Trước hết cần trấn an để giúp người bị hóc xương lấy lại bình tĩnh.
- Sau đó đi ra ngoài, trong đầu nghĩ tới việc chữa hóc xương cho người bị hóc.
- Tới khi nhìn thấy trên đường đi có bất kỳ vật gì hình que (que tăm, que diêm, mẩu cành cây nhỏ…) nằm trên đường. Nếu lúc đó vật hình que nằm ngang thì xoay lại cho nằm dọc (hoặc ngược lại que đang nằm dọc thì xoay nằm ngang), và trong đầu nghĩ là xoay cái xương đang mắc trôi thuận xuống, rồi thải ra ngoài.
- Quay trở vào báo cho người bị hóc là đã chữa hóc xương bằng mẹo xong rồi.
Lưu ý: Nếu xương vẫn không trôi, tình trạng vẫn khó chịu, đau đớn thì cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử trí sớm.

MẸO 2: Dùng một nhúm lá đinh lăng, nhai rồi từ từ nuốt! (kinh nghiệm của anh Thái Sơn).

Kinh nghiệm chữa quai bị - nhiệt miệng do khô miệng - viêm, tắc tuyến nước bọt - hạch mang tai - viêm tinh hoàn do quai bị - viêm tai giữa


 

✅ BÀI THUỐC CHỮA QUAI BỊ KHI MỚI SƯNG: Lấy một chút vôi bột (vôi hả) đổ xuống nền đất cho chút mật ong vào quấy sền sệt, phết vào chỗ sưng, lấy một miếng giấy bản (hoặc giấy ăn) dán ra ngoài cho đỡ dính vào quần áo, tóc. Thường một lần là khỏi. Lúc gỡ ra cho chút nước dấp vào cho bở ra rồi hãy bóc.
✅ KHOÁN CHỮA QUAI BỊ: Dùng ngải cứu (hoặc dùng 3 que nhang, điếu thuốc lá) đốt lên khoán viết (theo hình vẽ) vào vùng sưng đau, nam khoanh 7 vòng nữ khoanh 9 vòng. Lưu ý: Ai không tin thì không dùng cách này.
✅ BỘ HUYỆT CHỮA QUAI BỊ: Dùng que dò diện chẩn hay bút bi hết mực để châm, day bộ huyệt ở bàn tay và bàn chân (theo hình vẽ). Bộ huyệt này có thể chữa viêm tuyến nước bọt nhiệt miệng, viêm tai giữa, hạch mang tai sưng đau. Lưu ý:
🔹 Đau bên PHẢI châm, day ở tay, chân TRÁI và ngược lại.
🔹 Huyệt ở vùng ngón chân cái có thể chữa được chứng Viêm tuyến nước bọt, gây nhiệt miệng, miệng khô.
🔹 Nếu quai bị dẫn đến sưng tinh hoàn phải châm, day vùng cạnh mắt cá chân nhiều lần.
✅ Lương y Lương Kim Hoàn: Thôn Bóng Bưởi, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên bái cạnh km 141 đường cao tốc Nội Bài Lào Cai - SĐT: 038.2468.944 và 0384.366.456.
Bài của thầy Maria Kim Hoàn - xem video gốc tại đây: https://www.facebook.com/watch/live/?ref=watch_permalink&v=666908147048896

Bộ huyệt





8 thg 11, 2023

Huyệt địa cơ trị tiểu đường

Huyệt địa cơ có mối liên hệ với tỳ vị nên khi tác động vào huyệt có tác dụng trong điều trị tiểu đường. Điều quan trọng là cần bấm đúng huyệt, tuân thủ thời gian bấm huyệt trong ngày và duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả nhanh nhất.

1. Huyệt địa cơ là gì?

Huyệt địa cơ còn được gọi là huyệt tỳ xá, địa nghĩa là chân, cơ là cơ năng, huyệt nằm ở vùng chân, có cơ năng kiện tỳ lợi thấp, làm tăng độ linh hoạt của khớp gối. Huyệt địa cơ thuộc kinh giáp ất, là huyệt thứ 8 và là huyệt khích của kinh Tỳ.

2. Huyệt địa cơ chữa bệnh tiểu đường?

Huyệt địa cơ đối với người bị cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường khi chạm vào sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí đau nhói đến mức không chịu đựng được. Khi bấm huyệt mà cảm giác càng đau thì tình trạng bệnh càng nặng.

Huyệt địa cơ có mối liên hệ chặt chẽ với lách và dạ dày, bấm huyệt này có thể giúp điều trị các bệnh như viêm tuyến tụy mạn tính, bệnh tiểu đường...

3. Cách xác định huyệt địa cơ

Vị trí huyệt địa cơ nằm ở dưới đường khớp ngang đầu gối 5 thốn, ở sát bờ sau - trong xương chày, dưới huyệt âm lăng tuyền 3 thốn.

Theo giải phẫu, vùng dưới da tại vị trí huyệt là bờ sau-trong xương chày, nơi bám của cơ sinh đôi trong, cơ dép, cơ cẳng chân sau, cơ gấp dài các ngón chân. Thần kinh vận động là các nhánh của dây thần kinh chày sau, vùng da tại vị trí huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.

Huyệt địa cơ cần được xác định vị trí chính xác



4. Tác dụng huyệt địa cơ

Huyệt địa cơ có tác dụng hòa tỳ, lý huyết, điều bào cung, chủ trị trong nhiều loại bệnh lý như tức bụng, căng tức sườn, không muốn ăn, đau lưng, đái khó, rối loạn kinh nguyệt, trưng hà, di mộng tinh, viêm đại tràng cấp, phù thũng.

5. Cách tác động vào huyệt địa cơ

Huyệt địa cơ có hai cách tác động chính là bấm huyệt và châm cứu, chúng được thực hiện như sau:

Bấm huyệt địa cơ: Dùng ngón tay bấm lực tương đối mạnh, ấn sâu vào chạm xương, giữ tay trong 10 giây rồi thả ra 5 giây rồi bấm tiếp, thực hiện đều theo nhịp trong vòng 5 - 10 phút. Hoặc dùng gót chân chà lên huyệt địa cơ vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, với người mắc bệnh tiểu đường nặng nên bấm huyệt hoặc chà bằng gót chân 100 cái/ngày, thực hiện đều đặn không chỉ giúp chữa bệnh tiểu đường mà còn có thể hạ đường huyết, giảm đau bụng, giảm tiêu chảy v.v.

Châm cứu huyệt địa cơ: Người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, xác định vị trí huyệt địa cơ, châm sâu 0.5 - 1.5 tấc, cứu 3 - 5 tráng, ôn cứu 5 - 10 phút.

Huyệt địa cơ cần được tác động theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc



6. Phối huyệt địa cơ và các huyệt khác trong điều trị bệnh

Huyệt địa cơ có thể phối hợp với nhiều huyệt khác trong điều trị bệnh như:

Phối với huyệt xung môn (Ty 12) nhằm điều trị sán khí thể âm

Phối với huyệt tiểu trường du (Bq 27), huyệt thủy phân (Nh 9), huyệt âm lăng tuyền (Ty 9), huyệt u môn (Th 21) trong điều trị chứng khó nuốt

Phối với huyệt huyết hải (Ty 10) trong điều trị rối loạn kinh nguyệt

Phối với huyệt trung cực (Nh 3), huyệt thận du (Bq 23), huyệt tam âm giao (Ty 6) trong điều trị đau bụng kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/huyet-dia-co-tri-tieu-duong/