20 thg 3, 2024

ỐC NHỒI - VỊ THUỐC THÔNG TIỆN TRỪ THẤP, CHỮA ĐAU TIM, TIỂU ĐƯỜNG, VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH

 ỐC NHỒI - VỊ THUỐC THÔNG TIỆN TRỪ THẤP

CHỮA ĐAU TIM, TIỂU ĐƯỜNG, VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH ...
Theo sách của Tuệ Tĩnh, ốc nhồi vị ngọt tính hàn không độc, tiêu thũng thông tiểu tiện, trừ thấp nhiệt, đau mắt, tràng nhạc. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt tiểu buốt dắt, phù thũng, vàng da, táo bón, xuất huyết, tâm phiền khó ngủ, hạch kết tràng nhạc và các chứng liên quan đến âm hư thấp nhiệt dùng đều tốt. Y học hiện đại cho thấy ốc nhồi chứa protid, lipid, Ca, P, các vitamin B1, B2, PP... giàu đạm, rất tốt để bồi bổ sức khỏe.
Trong dân gian, ốc nhồi được chế biến thành những món ăn dân dã như bún ốc, canh ốc, ốc xào… và món đặc sản ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, rất được ưa chuộng. Nhiều người cho rằng đó là những món ăn – vị thuốc có lợi cho cơ thể con người.
Ốc nhồi nấu với lá xương sông làm tăng tính ấm, bớt mùi tanh, rất thích hợp với những người hay bị dị ứng với thức ăn tanh và lạnh. Trong y học, thịt ốc nhồi được dùng chữa đại tiểu tiện không thông bằng cách ăn ốc nhồi luộc và uống nước luộc ốc hàng ngày. ( Dùng nhiều ngày )
Để giúp sản phụ dễ đẻ lấy thịt ốc nhồi (loại to) nướng chín, giã đắp nóng lên rốn sản phụ.
Để chữa bí đái dùng Thịt ốc nhồi (bỏ ruột) giã với một củ hành già và ít muối, đắp vào rốn, băng lại.
Để chữa gai dằm, mảnh đạn cắm vào da thịt, nhân dân thường dùng thịt ốc nhồi và lông nhím (lượng bằng nhau) đốt thành tro, trộn với mầm lúa nếp và dây tơ hồng giã nhỏ, đắp.
Ở Trung Quốc, người ta lấy thịt ốc nhồi (250 g) nấu nhừ với kê cốt thảo (30 g), chắt nước uống hàng ngày. Dùng 3-5 ngày. Chữa xơ gan, viêm gan mạn tính. Vỏ ốc nhồi (2 cái) rửa sạch, sấy khô, sao vàng, tán bột mịn; cỏ nhọ nồi (50 g) phơi khô, sao vàng, tán bột mịn. Trộn đều hai bột. Xát vào răng lợi nhiều lần trong ngày để chữa miệng lở, lưỡi giộp, lợi và niêm mạc má loét. Dùng 2-3 ngày là khỏi.
Để chữa cơn đau tim đột ngột, lấy vỏ ốc nhồi đốt với gỗ thông thành than, tán bột, rồi uống với nước sắc gỗ trầm hương (mỗi thứ 8 g) làm một lần. Dùng 3-5 lần.
Chữa âm hư hỏa vượng, tăng huyết áp dùng bài “Ốc nhồi om khế” gồm: ốc nhồi, đậu phụ, cơm mẻ, nghệ, tía tô, lá lốt, ớt, nghệ, mắm tôm, tiêu gia vị vừa đủ om ăn. Công dụng: bổ âm thanh hỏa, an thần, hạ áp.
Chữa đái tháo đường, người nóng táo bón dùng bài “Ốc nhồi bung chuối đậu”: ốc nhồi, chuối xanh, đậu phụ, thịt ba chỉ, lá lốt, tía tô, nghệ, ớt, mắm muối gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn. Công dụng: thanh vị, sinh tân, dưỡng âm.
Chữa vị nhiệt miệng lưỡi lở chảy máu dùng bài “Ốc nhồi bung cà”: ốc nhồi, cà tím, thịt ba chỉ, đậu phụ, khế, tía tô, nghệ, hành, mùi tàu, thì là, mắm, muối, dầu ăn gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: thanh vị dưỡng âm, cầm huyết.
Chữa tiểu đục, tiểu buốt rắt, sỏi tiết niệu dùng bài “Ốc nhồi nấu măng”: ốc nhồi, măng, hoa chuối, dứa, khế, cà chua, thì là, dầu ăn, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: thanh thấp nhiệt dưỡng âm.
Chữa bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt dùng bài “Bún ốc”: ốc nhồi, khế, cà chua, đậu phụ, nghệ, rau cần, tía tô, lá lốt, ớt, mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông ứ.
Chữa viêm đại tràng mạn, lỵ do thấp nhiệt dùng bài “Ốc nhồi chiên giòn”: ốc nhồi, trứng gà, bột chiên, lá mơ, lá lốt, hành tím, mắm ngon, đường, tiêu, ớt, xả gia vị vừa đủ các vị bầm tẩm bột trứng chiên giòn ăn. Công dụng: kiện tỳ, hòa vị, thanh thấp nhiệt...
Chữa nhiều mồ hôi người nóng trong dùng bài “Chả ốc”: thịt ốc bươu, mộc nhĩ, lá lốt, sả băm nhỏ, gừng, tiêu, lá chanh, gừng, các vị băm nhuyễn, làm chả hấp ăn. Công dụng: bổ âm, dưỡng phế thận, liễm hãn.
Ốc nhồi có tính hàn, những người tỳ vị hư hàn hay lạnh bụng đi ngoài, phế hàn ho đàm loãng, dương khí hư tay chân thường lạnh nên kiêng, hoặc nếu dùng thì cho nhiều gia vị cay ấm.

Bài thuốc chữa bệnh vảy nến đảm bảo khỏi 100%

 牛皮癣

Bài thuốc chữa bệnh vảy nến đảm bảo khỏi 100%
药村准确:
Nguyên liệu thuốc :
Hoàng bá:75 chỉ
Mật lợn:1cái
Giấm trắng :500ml
Cho vào bình ngâm 3 ngày lấy ra bôi vào chỗ bị nấm
Đảm bảo chữa người nào khỏi người đấy
黄柏75钱,猪苦胆一个,白醋一斤浸泡三天便可以涂抹牛皮癣上了。治一个好一个
ST

18 thg 2, 2024

Thuốc bổ Khí-Huyết Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)

 


    Đây là bài thuốc CỔ PHƯƠNG và cách sử dụng theo Thầy Đỗ Đức Ngọc. ĐƯƠNG QUY TỬU với tên thương mại là (Tankwe-Gin) có bán tại một số hiệu thuốc bắc (nếu mọi người muốn tìm mua)
Thuốc bổ Khí-Huyết Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)
1. Công năng – chủ trị:
   Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị Tây Y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã . Những triệu chứng đó Tây Y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng Đông Y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh. Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, Đông Y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là đương quy tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn.

Chú ý: Kiêng ăn những chất chua, hàn lạnh, sẽ làm mất máu, mất hồng cầu, teo gân cơ, gan teo, không chứa được đủ máu, gan là kho chứa máu bị hư hỏng, thì dù có ăn bổ, sinh ra máu tốt, nhưng chứa trong kho hư hỏng sẽ biến thành máu xấu. Các cơ quan giống như bộ máy, muốn chạy phải có xăng dầu, trong khi xăng dầu không đủ, các cơ quan không thể hoạt động, do đó ăn nhiều chất bổ mà không được bộ máy của các cơ quan chuyển hóa, trở thành ứ đọng, tắc nghẽn. Muốn hết được bệnh này, ngoài việc đổ xăng cho máy, còn phải cho máy chạy, có nghĩa là bổ máu bằng Đương Quy Tửu, thì còn cần phải hoạt động tăng cường khí.

2. Chống chỉ định :
Người cao huyết áp

3. Thành phần:
  • Đương Quy: 12g
  • Xuyên Khung: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Bạch Thược: 8g
  • Đảng Sâm: 8g
  • Hoàng Kỳ: 8g
  • Phục Linh: 8g
  • Cam Thảo: 8g​​​​​​
4. Cách sử dụng :
+ Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.
+ Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muỗng canh.
+ Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 700 ml, gạn lấy nước đổ thêm 200ml rượu (loại trên 40 độ) và 200ml mật ong quấy đều, cho vào chai thủy tinh hấp cách thủy 15-20 phút ( khi mở nắp nồi không nghe thấy mùi rượu mà chỉ còn mùi thơm của thuốc). Để nguội cất vào tủ lạnh.
Ngày uống 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 1-2 muổng canh với 1 cốc nước ấm (200ml) trước bữa ăn 5 phút (không được uống lạnh). Uống đến khi hết những triệu chứng bệnh và áp huyết đủ tiêu chuẩn tuổi thì ngưng, không cần phải uống đến suốt đời..
 

Tác giả bài viết: Dongykhicong.com