6 thg 7, 2017

Đương quy tửu - chữa huyết áp thấp


Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin)



Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị Tây Y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã .Những triệu chứng đó Tây Y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng Đông Y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh. Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, Đông Y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là đương quy tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn



Cách dùng : Thuốc sirop có bán tại các tiệm thuốc bắc dưới tên thương mại là Tankwe gin .Ngày uống 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 1-2 muổng canh với nước ấm. Uống đến khi hết những triệu chứng bệnh và áp huyết được 120-130mmHg thì ngưng, không cần phải uống đến suốt đời..



Đương Quy Tửu (TANKWE GIN, TANGKWEI GIN)



Thành phần :



·           Đương Quy (Angelicae sinensis)

·           Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong)

·           Thục địa (Rehmanea)

·           Bạch Thược (Paeoniae Alba)

·           Đảng Sâm (Codonopsis Pilosulae)

·           Hoàng Kỳ (Astragali)

·           Phục Linh (Poria)

·           Cam Thảo (Glycyrrrhizae(Pyro)

·           Mật Ong (Honey)



Ở những tiệm thuốc bắc địa phương không có bán loại pha chế sẵn, chúng ta có thể cắt thuốc thang về nhà sắc uống từng thang mỗi ngày theo phân lượng sau :



Đương Quy
12g
Xuyên Khung
12g
Thục địa
12g
Bạch Thược
8g
Đảng Sâm
8g
Hoàng Kỳ
8g
Phục Linh
8g
Cam Thảo
8g



Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.



Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muổng canh.



Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít, thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào lọ thủy tinh, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muổng canh.



Công dụng của đương quy :



Phân tích theo Tây Y:



Tên khoa học Angelica sinensis. chứa tinh dầu có các hợp chất terpen, phenolic, các chất dẫn phtalid, coumarin, acid hữu cơ vanilic, palmitic, linoleic, nicotimic, sucinic, polysaccharide, các acid amine, vit.B1,B12, E, các nguyên tố Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, P, Fe, Si, Ni, V, brefedin..Đương quy được phân thành 4 loại : Quy đầu gồm phần đầu của rễ chính, đầu tù và tròn còn mang vết tích của lá. Quy thân là rễđã loại bỏ phần đầu và đuôi. Quy vĩ là phần rễ phụ hay nhánh. Toàn đương quy gồm cả rễ cái và rễ phụ.



Đương Quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột, chống thiếu máu ác tính, ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phế cầu khuẩn, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, có khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch làm tăng lượng tế bào lympho T và phục hồi tái tạo hồng cầu, tăng sức đề kháng, ức chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố, có khả năng điều trị huyết khối não viêm tắc, tăng cường tuần hoàn não bịứ máu, chống loạn nhịp tim, tăng hoạt tính thực bào. Rễ đương quy có 2 thành phần: một thành phần không có tinh dầu kích thích tử cung làm tăng lượng AND, tăng lượng tiêu thụ oxy của gan, và tăng năng lượng sử dụng glucose của tử cung, một thành phần có tinh dầu khác ức chế tử cung.



Phân tích theo Đông Y :



Đương Quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận trường, dùng để chữa bệnh phụ nữ, dùng làm thuốc bổ chữa bệnh thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, ngực, bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại liệt, táo bón, mụn lở ngứa, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, sa tử cung, chảy máu, làm thuốc giảm đau chống co giật trong bệnh ung thư.



Công dụng của Xuyên Khung :



Phân tích theo Tây Y :



Tên thuốc Radix chuanxiong, tên khoa học Lugusticum chuanxiong Hort.. chứa tinh dầu, nhiều phthalid như ligustilid, butylphthalid, butylidenphtalid làm tăng hoạt tính ức chế co bóp chống loạn nhịp tim và động mạch vành, chất ligustrazin ức chế sự kết tập tiểu cầu, có khả năng chuyển dịch Ca2+ khỏi màng tiểu cầu, làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành làm lực co thắt cơ tim, giảm huyết áp động mạch, tăng áp suất tâm thất trái, nhịp tim, làm giãn mao mạch, chữa bệnh tắc nghẽn mạch máu não, tăng khả năng biến dạng củ hồng cầu, phục hồi hình dạng hồng cầu nhanh hơn, làm tăng tính bền vững của hồng cầu, rễ xuyên khung chống đông máu, ức chế các giai đoạn đông máu nội sinh, giảm áp huyết, nhất là huyết áp động mạch phổi khi phổi bị nghẽn mãn tính ,giảm cholesterol, giảm độ nhớt của máu và huyết thanh, co thắt cơ trơn ruột và có tính lợi tiểu.



Phân tích theo Đông Y :



Xuyên Khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh Can, đởm, tâm bào, lien quan đến bàng quang, màng bao tim, có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, bổ máu.



Chữa các bệnh nhức đầu, hoa mắt,, cảm, phong thấp đau nhức mỏi, phụ nữ bị rong huyết kéo dài, chữa suy nhược ở người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, đau nhói ngực sườn, viêm đau do chấn thương, khí huyết ứ làm đau đầu, chân tay tê dại đau..



Chống chỉ định : Không dùng dược liệu này trong khi mắc các bệnh xuất huyết và khi kinh nguyệt nhiều, âm hư hỏa vượng không nên dùng..



Công dụng của Thục địa, Sinh địa :



Phân tích theo Tây Y:



Thục địa là sinh địa đã sao chế chín (quy trình cửu chưng cửu chế - 9 lần chưng, 8 lần chế), tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch..Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.



Phân tích theo Đông Y :



Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược.



Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.



Công dụng của Bạch Thược :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall., tên khác là Mẫu đơn trắng, chứa hoạt chất paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyol paeoniflorin, hợp chất triterpen, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, kích thích co bóp, kháng cholin, giảm đau, điều kinh.



Phân tích theo Đông Y :



Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát vào 3 kinh can tỳ phế, chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, viêm mạch huyết khối, tắc mạch máu não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, tiểu khó.



Công dụng của Đẳng Sâm :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Rễ có đường, chất béo, không có saponin, người ta chiết xuất được triterpenglucoside và đặc biệt là các polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn dịch, chống viêm, tăng chức năng tủy xương sinh sản tế bào có hoạt tính miễn dịch và dưỡng bào, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ áp huyết ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng áp huyết của adrenalin.



Phân tích theo Đông Y :



Rễ đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa tỳ vị suy nhược, phế khí kém, biếng ăn, đại tiện lỏng, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau.



Công dụng của Hoàng Kỳ :



Phân tích theo Tây Y:



Tên khoa học Astragalus membranaceus (Fisch. ) Bunge. Chứa chất polysaccharide giúp tăng hoạt tính interleukin-2 làm tăng thực bào của hệ lưới nội môi và tế bào đa nhân thuộc hệ thống miễn dịch, sinh thêm tế bào và duy trì tuổi thọ tế bào, là loại thuốc hồi dương, giúp tim co bóp bình thường trong trường hợp suy tim, vừa làm giãn mạch tim và mạch thận khiến áp huyết hạ và giúp máu qua thận nhiều hơn vừa bảo vệ mạch không vỡ do chiếu tia X-quang, tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. Chất Saponin astramembrannin làm tăng sinh tổng hợp ADN trong gan và trong qúa trình tái sinh gan khi gan bị cắt, ngăn ngừa sự giảm glycogen, có tính kháng khuẩn, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu.



Phân tích theo Đông Y :



Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế tỳ, bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc, chữa thận hư, viêm thận tiểu cầu mãn tính, đái tháo đường, đái đục, phong thấp, đau xương.



Công dụng của Phục Linh :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.



Phân tích theo Đông Y :



Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.



Công dụng của Cam Thảo



Phân tích theo Tây Y:



Có hai loại mang tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch. và G. glabra L. Chứa 4-6% chất vô cơ carbohydrat ( glucose và saccharose ), 3-5% manitol, tinh bột 25-30%, lipid 0,5-1%, asparagin 2-4%, nhựa 5%, có độ ngọt gấp 60 lần saccharose, nếu phối hợp với mía độ ngọt có thể tăng gấp 100 lần. Glycyrhizin gồm có 2 phân tử acid glucuronic và 1 phân tử acid glycyrhetic cấu tạo gần giống như cortisone có nhiều đồng phân chữa được bệnh Addison, có tác dụng chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clorid trong cơ thể làm tăng áp huyết, giúp sự bài tiết kali. Ở trong cây, glycyrhizin tồn tại ở dạng muối Ca và Mg. Cam thảo có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp, giảm ho, giải co thắt cơ trơn, chữa loét đường tiêu hóa bao tử và ruột, bảo vệ gan khi bị viêm gan, tăng tiết mật, chống dịứng, giải độc mạnh đối với độc tố của bạch cầu, của cá, của nọc rắn, của strychnine, của uốn ván, của cocain và chlorat hydrate. Cam thảo dùng chung với cortisone làm giảm tác dụng của cortisone.



Phân tích theo Đông Y :



Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình, để sống có tác dụng giải độc, tả hỏa, chích cam thảo loại tẩm mật sao vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích cam thảo bổ tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.



Chất Cam thảo và mật ong là 2 chất dùng làm tá dược để trung hòa hóa giải những phản ứng mâu thuẫn gây bất lợi của thuốc đối với bệnh nhân, và giúp thuốc tăng hiệu năng chữa bệnh trong một bài thuốc chiến lược của Đông Y gồm đầy đủ thành phần chính phụ là Quân, thần, tá, sứ.


Không có nhận xét nào: