6 thg 11, 2017

Chữa cảm


Diện Chẩn điều trị cảm nóng, cảm lạnh và cảm nước

Nguyên nhân cảm

Hoặc do tiếp xúc lâu với điều kiện bất lợi cao độ, hoặc tuy không lâu không cao độ nhưng vì cơ thể suy yếu mà bị cảm.
cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước
Cơ thể suy yếu dễ bị cảm
Triệu chứng chính, chẩn đoán nhanh: mệt mỏi lừ đừ, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Triệu chứng phụ (có thể có, có thể không): đau đầu,đau họng ,ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc cả hai,mắt mờ mỏi muốn nhắm lại.
 Có 3 loại cảm
  1. Cảm nóng: do ở môi trường nóng lâu, đi nắng lâu. Khát nước, sợ nóng, ưa mát. Sờ trán và bàn chân thấy ấm như nhau.
  2. Cảm lạnh: do bị nhiễm lạnh, không khát nước, sợ lạnh, ưa ấm. Trán ấm, bàn chân lạnh.
  3. Cảm nước: do tiếp xúc với nước nhiều, không khát, hơi sợ lạnh,không sợ nóng. Sờ trán và bàn chân mát hoặc ấm như nhau.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  1. Cảm nóng: dùng một cục nước đá áp vào các huyệt Diện Chẩn theo thứ tự 26,173,3,87. Mỗi huyệt 2 phút, luân phiên nhau cho đến khi thấy người mát mẻ, hết các triệu chứng chính : mỏi mệt lừ đừ, sốt.
  2. Cảm lạnh: dùng máy sấy tóc sấy lòng bàn chân cho nóng lên (nóng như phỏng…như đạp trúng cục than đang cháy đỏ), nghỉ 5 giây, sấy lại cho nóng. Như vậy 3 lần liên tiếp. Mang vớ cho ấm bàn chân, giữ ấm toàn thân. Nếu toát mồ hôi thì lau khô và thay áo khác ngay. Nếu tr.ch. chính vẫn còn thì một giờ sau bạn lập lại các thao tác trên. Cứ thế cho đến khi hết hẳn triệu chứng chính.
  3. Cảm nước: làm như cảm lạnh 1 lần duy nhất, kết quả chỉ giãm chớ không hết hẳn các triệu chứng chính. Cần xông hơi mới mau hết bệnh. Khi xông bằng phòng xông thì trước khi ra khỏi phòng, phải quấn khăn toàn thân, ra khỏi phòng xông cứ giữ như vậy chờ cho mồ hôi không ra nữa và thấy không còn nóng nữa mới được tháo khăn. Nếu tháo khăn sớm, sau này bạn sẽ dể bị chứng ngứa, mề đay…Nếu xông bằng nồi xông thì sau khi vừa ý, bạn rút nồi ra khỏi mền mà vẫn ngồi trùm mền cho đến khi không ra thêm mồ hôi hoặc không thấy nóng nữa. Lúc này bạn hé mền một chút cho hơi nóng trong mền và hơi mát bên ngoài hòa trộn nhau. Một lát sau lại hé thêm mền. Chờ cho hai luồng không khí hòa đều. Lúc này mới bỏ hẳn mền ra, thay quần áo khô. Nếu không sau này bạn cũng dể bị ngứa ngoài da, rất khó trị.
Thông thường, hết cảm thì các triệu chứng phụ cũng hết theo. Đôi khi di chứng (triệu chứng phụ) sau cảm còn nặng nề thì bạn trị các bệnh này mà thôi – sẽ lần lượt đưa lên sau.
Riêng với cảm nóng, rất dể bị nhiễm trùng cơ hội các cơ phận hô hấp: mũi,họng,khí phế quản. Nếu trị mà không thấy giãm các triệu chứng này bạn nên theo Tây y.
Nên trị bệnh ngay khi vừa bị cảm. Bởi lúc này các bệnh phụ kèm theo (ho,nghẹt mũi…) chưa nặng lên.

Kinh nghiệm điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  • Thông thường, nếu trị sớm và đúng, bạn sẽ hết bệnh ngay trong ngày hay không quá 2 ngày.
  • Dù trị cảm bằng phương pháp nào đã thấy có giãm nhiều (#7/10) mà vẫn không khỏi hẳn triệu chứng chính, kéo dài hơn 2 ngày. Đó là bạn có suy nhược cơ thể, nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố.
  • Đôi khi bạn bị cảm theo cả 2, 3 nguyên nhân cùng lúc. Như khi đi nắng lâu, vừa về đến nhà, không chịu chờ cho cơ thể dịu lại bạn lập tức nhào vô tắm, và tắm lâu cho đến khi thấy mát lạnh cho “đã”. Sau đó bị cảm, thì ít nhất bạn có 2 nguyên nhân gây bệnh trở lên. Lúc này bạn sẽ thấy các tr.ch. rất lộn xộn khó chẩn đoán. Cụ thể như vừa thấy nóng vừa thấy lạnh, khát nước nhưng uống vào lại thấy ngán không uống được. Thèm nước đá nhưng uống vào một lát thì thấy lạnh người hơn. Sờ trán và bàn chân cũng khó nhận định vì chúng thay đổi liền liền. Bạn cứ bình tĩnh trị theo cảm lạnh,xông, cho đến khi chỉ còn các hiện tượng của cảm nóng mà thôi (dựa theo tr.ch. chính),nên theo dỏi bản thân ít nhất 4 giờ đồng hồ để biết chắc chỉ còn cảm nóng. lúc bấy giờ bạn trị theo cảm nóng là xong. Trường hợp này, bạn cần uống thuốc bổ sau khi các tr.ch. chính đã hết, vì sức đề kháng của bạn đã bị suy giãm. Các tr.ch. phụ cũng sẽ kéo dài chứ không hết ngay.

Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

Lưu ý: mỗi khi bị cảm là sức khỏe của bạn phải bị giãm sút ít hay nhiều, tạo điều kiện cho các bệnh khác nảy sinh. Cho nên không nên để bị cảm. Bạn nên tập lại các thói quen:
  • Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh. Khi trời quá nóng nực bạn có thể dùng thức uống lạnh nhưng chậm rãi, lắng nghe cơ thể thấy dịu lại hết cảm giác nóng bức là ngưng ngay, cho dù đó là một ly cam vắt hay cà phê sữa đá ngon tuyệt.
  • Không cho cơ thể chịu đựng nhiều với môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Có nghĩa là cơ thể cần được bảo vệ khi đi nắng, đi mưa…vv.
  • Sau khi đi nắng hoặc làm việc mệt nhọc, phải chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Không tắm khi quá đói hay quá no.
Lương y Tạ Minh

Không có nhận xét nào: