7 thg 9, 2021

Tại sao Stephen Hawking không tin vào Thượng đế?

 

Tại sao Stephen Hawking không tin vào Thượng đế?

Stephen Hawking tin rằng có một “thiết kế vĩ đại” dành cho vũ trụ, nhưng nó không liên quan gì đến Thượng Đế. Với những bước đột phá liên tục, khoa học đang tiến gần đến “Học thuyết của mọi thứ”, và khi đó, Hawking tin rằng tất cả chúng ta sẽ có thể hiểu và hưởng lợi từ thiết kế vĩ đại này.

Chúng ta hãy nhìn vào cuộc sống, công việc và thế giới quan của Stephen Hawking, người được xem như một trong những “bộ não” tuyệt vời nhất thế giới.

Stephen Hawking nói: “Tôi là một người vô thần.”

Trước khi qua đời ở tuổi 76 vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, Stephen Hawking thường được coi là một trong những người thông minh nhất trên trái đất. Ông là một nhà vật lý nổi tiếng và là nhà vũ trụ học đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực vũ trụ học, vật lý lượng tử, hố đen và bản chất của không-thời gian.

Vì vậy, khi Hawking nói rằng Thiên Chúa không tồn tại và thêm câu, “Tôi là một người vô thần” đã gây chú ý trên toàn thế giới.

Hawking đưa ra tuyên bố gây tranh cãi này vào năm 2014 trong một cuộc phỏng vấn với Pablo Jauregui, một nhà báo đến từ El Mundo, một tờ báo tiếng Tây Ban Nha.

“Trước khi chúng ta hiểu về khoa học, mọi người đều tin rằng Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ. Nhưng giờ đây khoa học đã đưa ra một lời giải thích thuyết phục hơn.

Ý tôi là ‘chúng ta sẽ biết tâm trí của Đức Chúa Trời’ là gì, chúng ta sẽ biết mọi thứ mà Thượng Đế biết, nếu có một Thượng Đế…nhưng mà không có. Tôi là một người vô thần.”

Hawking trở thành người vô thần từ khi nào?

Stephen Hawking có thể là một người vô thần từ khi còn nhỏ. Mặc dù gia đình ông ấy theo Thiên Chúa giáo nhưng trên thực tế, họ là những người trí thức và vô thần.

Là một cậu học sinh ở trường St. Albans, ông đã tranh luận khá nhiều với các bạn cùng lớp về tôn giáo. Trong những năm đại học ở Oxford và Cambridge, ông là một người vô thần nổi tiếng tại đây.

Người vợ đầu tiên của ông, Jane, người mà ông kết hôn vào năm 1965 và ly dị vào năm 1990 là một tín đồ của Thiên Chúa giáo.

Rõ ràng là họ không cùng quan điểm về các vấn đề tôn giáo, và điều này có lẽ là một trong những nguyên do khiến cả hai quyết định đi theo con đường của riêng mình.

Tuyên bố của Hawking phủ nhận sự tồn tại của Thiên Chúa không phải là một bất ngờ đối với bất cứ ai. Trong suốt nhiều năm, Hawking đã đưa ra nhiều phát biểu trái ngược với niềm tin tôn giáo. Một số được liệt kê dưới đây:

  • Chúng ta chỉ là một giống khỉ tiên tiến trên một hành tinh nhỏ của một ngôi sao rất trung bình. Nhưng chúng ta có thể hiểu vũ trụ. Điều đó làm cho chúng ta trở thành một cái gì đó rất đặc biệt.
  • Có một sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo, dựa trên giáo điều, và khoa học, dựa trên quan sát và tư duy logic. Khoa học sẽ thắng vì nó hoạt động.
  • Chúng ta được tự do tin vào những gì chúng ta muốn, và quan điểm của tôi chỉ đơn giản là không có Thượng Đế. Không ai tạo ra vũ trụ này, và có không ai quyết định số phận của chúng ta. Điều này dẫn tôi đến một nhận thức sâu sắc về thiên đường và thế giới bên kia, có lẽ chúng không có thật. Chúng ta có một cuộc đời để đánh giá cao “thiết kế vĩ đại của vũ trụ” và vì điều đó, tôi vô cùng biết ơn.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2011, Hawking đã nói: “Tôi coi bộ não như một máy tính, nó sẽ ngừng hoạt động khi các linh kiện của nó hết hạn sử dụng. Không có thiên đường hay thế giới bên kia cho cái máy tính đã bị hỏng; đó chỉ là một câu chuyện cổ tích cho những người sợ bóng tối…”

Hawking đã từng nói điều gì gợi ý niềm tin về Thiên Chúa?

Stephen Hawking đã đưa ra một số tuyên bố mơ hồ về Thiên Chúa. Ví dụ, trong cuốn sách “A Brief History of Time” được xuất bản vào 1988, ông thảo luận về ý nghĩa của nó nếu chúng ta khám phá ra lý do tại sao chúng ta và vũ trụ tồn tại.

Ông viết: “Đó sẽ là chiến thắng tối thượng của con người – đến lúc đó, chúng ta sẽ biết được tâm trí của Đức Chúa Trời.”

Một số người đã hiểu sai về tuyên bố này Hawking, họ cho rằng ông ấy tin vào Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Hawking đã giải thích rõ ràng rằng câu nói này chỉ là một phép ẩn dụ:

“Ý tôi là khi chúng ta biết ‘tâm trí của Thượng Đế’ thì chúng ta sẽ biết mọi điều mà Thượng Đế biết nếu Ngài ấy có thật.”

Phải chăng các nhà khoa học đều theo chủ nghĩa vô thần?

Stephen Hawking có rất nhiều đồng nghiệp theo chủ nghĩa vô thần. Theo khảo sát, có tới 93% các nhà khoa học hàng đầu thế giới không tin vào Thượng Đế. Trong khi đó, có khoảng 83% người Mỹ tin vào Đấng Tối Cao này.

Tạp chí Nature đã tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 1998 với sự tham gia của các thành viên Học viện Khoa học Quốc gia, một nhóm các nhà khoa học hàng đầu có uy tín. Họ phát hiện ra rằng, chỉ có 7% các nhà khoa học tin vào Thượng Đế.

Hơn nữa, kết qua cũng cho thấy nhóm tín đồ bị thu hẹp theo thời gian khi so sánh nghiên cứu của họ với các nghiên cứu trước đây về bản chất tương tự (28% năm 1914 và 15% năm 1933), vì vậy có lẽ tỷ lệ tín đồ Thiên Chúa giáo trong cộng đồng khoa học ngày nay thậm chí còn thấp hơn.

Một nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành với các nhà khoa học Anh, đặc biệt là các thành viên của Hội Hoàng gia London. Có 42% người dân Anh tin vào sự tồn tại của Thiên Chúa, nhưng chỉ có 5% trong số các nhà khoa học tin điều này.

ALS đã ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của Hawking?

Stephen Hawking được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ (ALS) ở tuổi 21. ALS là một bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Điều này khiến não không thể khởi động và kiểm soát chuyển động của cơ thể, dẫn đến tê liệt toàn bộ.

Vào thời điểm chẩn đoán, các bác sĩ cho rằng Hawking chỉ sống được thêm khoảng 2 năm. Nhưng ông ấy đã thách thức dự đoán đó và sống đến 76 tuổi. Trong nửa sau cuộc đời, ông gần như tê liệt hoàn toàn và chỉ sử dụng một bộ tổng hợp giọng nói để giao tiếp với kiểm soát của một cơ má.

Một số người nói rằng, cuộc sống lâu dài của Stephen Hawking là một phép lạ. Nhưng Hawking không tin điều này, và nói rằng, “Tôn giáo tin vào phép lạ, nhưng nó không tương thích với khoa học.”

Do đó, bệnh tình của Hawking không đóng vai trò gì trong quan điểm của ông đối với Thượng đế. Cũng giống như ông không cần Đức Chúa Trời giải thích sự tồn tại của vũ trụ, ông cũng không cần Đức Chúa Trời giải thích sự sống còn của mình.

Hawking có một ý chí mãnh liệt để sống và một ham muốn bướng bỉnh không cho bệnh tật ảnh hưởng đến cuộc sống ý nghĩa của ông. Hawking đã nói:

“Bạn luôn luôn có thể làm và thành công một điều gì đó đặc biệt trong mọi hoàn cảnh. Còn sống là còn hy vọng.”

Tôn trọng phương châm này, Hawking đã sống một cách tốt nhất có thể. Ông có ba đứa con với người vợ đầu tiên là Jane, tái hôn vào năm 1995 với người chăm sóc Elaine Manson (họ đã ly dị vào năm 2006). Ông tiếp tục viết sách và giảng dạy cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Hawking đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý cho công việc của mình, và là tác giả của một số cuốn sách nổi tiếng, bao gồm cả một cuốn tự truyện.

Những thành tựu khoa học của Stephen Hawking thậm chí còn được nuôi dưỡng bởi căn bệnh của ông. Khi không thể sống một cuộc sống thể chất bình thường, ông ấy dành hết thời gian để cống hiến mình cho cuộc sống bên trong của tâm trí. Ngoài ra, cảm giác rằng ông không còn nhiều thời gian cũng thúc đẩy ông làm việc chăm chỉ và sâu sắc hơn.

Stephen Hawking giải thích như thế nào về vũ trụ?

Trong cuốn sách được xuất bản năm 2010, “The Grand Design” được viết với đồng tác giả và nhà vật lý Leonard Mlodinow, Hawking đưa người đọc vào một hành trình từ những niềm tin sớm nhất về việc tạo ra vũ trụ cho đến tận cùng của vũ trụ học hiện đại, bao gồm vật lý lượng tử, lý thuyết dây, đa vũ trụ và học thuyết M.

Cùng nhau, những học thuyết này mang chúng ta đến gần hơn với những gì mà các nhà khoa học gọi là “Học thuyết của mọi thứ”, một học thuyết thống nhất tất cả.

Cuốn sách này không đưa ra câu trả lời trực tiếp về niềm tin vào Thiên Chúa. Ngay lập tức, trên trang 8, Hawking viết:

“Học thuyết M dự đoán rằng có rất nhiều vũ trụ được tạo ra từ hư không. Sự sáng tạo của chúng không đòi hỏi sự can thiệp của một nhân vật siêu nhiên hoặc Thượng Đế. Thay vào đó, những vũ trụ này xuất hiện tự nhiên từ quy luật vật lý.”

Một cái gì đó từ không có gì? Nó không có lý ngay lập tức. Chúng ta có phản ứng này bởi vì, ở cấp độ con người trải nghiệm vũ trụ, chúng ta thấy nguyên nhân và các hiệu ứng. Nhưng nguyên nhân và hiệu ứng không tồn tại ở cấp lượng tử theo cùng một cách mà chúng ta trải nghiệm nó.

Ở trang 180, Hawking tổng hợp mọi thứ:

“Tự tạo ra là lý do có cái gì đó hơn là không có gì, tại sao vũ trụ tồn tại, tại sao chúng ta tồn tại. Không cần thiết phải gọi Thượng Đế để thắp sáng mảnh giấy cảm ứng màu xanh và đưa vũ trụ vào hoạt động.”

Trong cuộc phỏng vấn với El Mundo, Hawking chia sẻ:

“Khi ai đó hỏi tôi Thượng Đế có tạo ra vũ trụ hay không, tôi nói với họ rằng câu hỏi đó không có ý nghĩa gì cả.

Thời gian không tồn tại trước Vụ Nổ Lớn (Big Bang), nên không có thời điểm mà Thượng Đế tạo ra vũ trụ. Nó cũng giống như việc hỏi đường đến nơi tận cùng của trái đất. Trái đất là một quả cầu, nó không có cạnh, vì vậy tìm kiếm nơi tận cùng là vô ích.”

Hawking không nói về các vấn đề thần học, ý kiến của Hawking về Thiên Chúa là một ý kiến khoa học. Vì các định luật vật lý có thể giải thích sự hình thành vũ trụ, không cần phải có một Đấng Tối cao để tạo ra nó.

Câu trả lời từ cộng đồng tôn giáo là gì?

Đúng như dự kiến, có một sự phản đối kịch liệt đến từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, họ đưa ra những lời phản đối mạnh mẽ cho tuyên bố của Hawking rằng Thượng Đế không tạo ra vũ trụ.

Lập luận của họ yếu đuối, nhỏ nhặt, và thường cho thấy ít hoặc không có sự hiểu biết về khoa học. Họ thậm chí còn “lý luận cùn” khi nói rằng: “Thượng đế tồn tại bởi vì tôi nói vậy.”

Tổng giám mục Canterbury, tRowan Williams nói “Niềm tin vào Thượng đế… là niềm tin rằng có một người thông minh, tất cả hoạt động của mọi thứ cuối cùng đều phụ thuộc vào sự tồn tại của người đó. Vật lý một mình sẽ không giải quyết được câu hỏi tại sao có cái gì đó hơn là không có gì.”

Giáo sĩ Do Thái của Vương quốc Anh, Lord Jonathan Sacks, nói “Khoa học là giải thích. Tôn giáo là làm sáng tỏ. Kinh Thánh đơn giản là không quan tâm đến cách vũ trụ hình thành.”

Một số người cho rằng Hawking đã không bác bỏ sự tồn tại của Thiên Chúa, nhưng điều này cũng không có gì ngạc nhiên. Không ai có thể chứng minh được sự tồn tại của một đối tượng vô hình chỉ xuất hiện trong tư tưởng. Những gì mà Hawking đã làm là cho thấy vũ trụ vẫn có thể tồn tại mà không cần đến “ai đó” đưa mọi thứ vào hoạt động.

Những người khác nói rằng: “Bạn không thể có được một cái gì đó từ hư không, và tất cả mọi thứ phải có một nguyên nhân, và Thượng Đế là nguyên nhân đó”. Tôi không nghĩ rằng những nhà phê bình này thực sự đọc cuốn sách của Hawking, bởi vì ông đã giải thích những điểm này.

Thjere là một ấn phẩm Kitô giáo nhắm vào các nhà khoa học, tuyên bố rằng Thiên Chúa đơn giản chỉ là “quy luật của vũ trụ” khi các nhà vật lý hiểu chúng.

Một số người cũng chỉ ra rằng, lý thuyết dây và thuyết M không được chấp nhận bởi tất cả các nhà khoa học. Điều này đúng, nhưng điều đó không có nghĩa là Hawking sai. Nhiều nhà khoa học chấp nhận những học thuyết tiên tiến này, và thực tế là họ không bác bỏ chúng. Phương pháp luận của khoa học dựa trên việc xây dựng và thử nghiệm.

Tại sao tang lễ của Stephen Hawking lại diễn ra tại một nhà thờ?

Có 500 vị khách mời tại tang lễ của Stephen Hawking được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 năm 2018 tại nhà thờ lớn St. Mary ở Cambridge, Anh. Mặc dù Hawking là một người vô thần, những đứa con của ông ấy, Lucy, Robert và Tim, đã chọn St Mary, nhà thờ của trường đại học Cambridge để nói lời chia tay của họ.

Gia đình đã chọn dịch vụ tang lễ của Giáo hội Anh thường được dành các nghiên cứu sinh lâu năm tại Đại học Cambridge (Hawking đã làm tốt nghiệp tại Đại học và là một giảng viên tại đây trong 52 năm). Khoảng 1000 người xếp hàng trên đường phố để chia buồn cùng gia đình ông.

Những người con chia sẻ: “Cuộc sống và công việc của cha chúng tôi có ý nghĩa đối với nhiều người, cả tôn giáo lẫn phi tôn giáo. Vì vậy, tang lễ sẽ vừa bao quát, vừa truyền thống, phản ánh bề rộng và sự đa dạng của cuộc đời ông ấy.”

Gia đình Hawking đã tổ chức một bữa ăn cuối tuần gồm ba món cho người vô gia cư tại Nhà thờ Methodist Wesley ở Cambridge phục vụ vào ngày lễ tang của ông ấy. Các bảng được trang trí bằng hoa với ghi chú: “Bữa trưa hôm nay là món quà từ Stephen…từ gia đình Hawking.”

Hawking được hỏa táng và một lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 năm 2018. Tro cốt của ông đã được chôn cất tại Tu viện Westminster ở London, gần những tàn tích của nhà khoa học lsaac Newton nổi tiếng.

Hoa Sen Phật – Nguồn: owlcation.com

0 0 votes
Article Rating

Không có nhận xét nào: