Chữa Đông Máu và Trị Nhiều Bệnh Từ Lá Tre
(Tổng Hợp)
***
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong thành phần lá tre có chứa chất cholin, chlorophyll… tốt cho việc tiêu diệt vi khuẩn, thanh nhiệt, giải độc tốt.
* Tác dụng dược lý của Lá Tre
Theo Đông y, lá tre có tính lạnh, vị ngọt , nhai kĩ thấy hơi the cay. Nó có khả năng đi vào kinh tâm và phế giúp hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt và trừ cảm rất hiệu quả.
Lá Tre có tác dụng gì cho cuộc sống
Vì Trúc diệp có vị ngọt nhạt, hơi the cay và lành tính. Nên tác động vào các kinh tâm và phế quản. Có tác dụng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu giảm sốt. Bên cạnh đó có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu có cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, lá bạc hà, lá khuynh diệp, lá tràm trà, vông neem … làm thuốc xông hơi giải cảm rất hữu hiệu
Lá tre luôn được dân gian áp dụng thành công trong việc chữa trị các bệnh về hô hấp như : cảm sốt, viêm phổi cấp tính, hen suyễn… chữa các bệnh viêm nhiễm như : viêm thận phù thũng, mụn nhọt,viêm bàng quang cấp tính…. Và sỏi thận.
Mà dưới đây là những bài thuốc chi tiết, chữa trị những căn bệnh nói trên.
Sử dụng lá tre để trị bệnh
Lá Tre và những bài thuốc cổ truyền
1. Điều trị mụn nhọt, sưng tấy mưng mủ bằng đường uống
Dùng khoảng 30-60g lá tre tươi, hoặc 6-10g lá khô để nấu nước uống. Vò nát trước khi nấu.
2. Chữa sốt, ho , giải cảm hiệu quả
Bài thuốc 1: Khi bị sốt và miệng thì khô khát. Ta lấy 30g lá tre, 8g mạch môn, 12g thạch cao, 4g bán hạ, 2g các loại cam thảo, nhân sâm, 7g gạo tẻ. Đem nguyên liệu sắc uống mỗi ngày một thang. Uống đến lúc bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc 2: 16g mỗi loại: Lá tre và kim ngân hoa, cam thảo đất 12g, 8 g mỗi loại kinh giới và bạc hà mỗi. Sắc lấy nước uống hàng ngày để chữa cảm cúm, sốt cao. uống mỗi ngày một nồi thuốc đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc 3: bệnh nhân bị cảm nắng, da bị bỏng rát, mồ hôi vã ra nhiều, khát nước. Ta lấy 20g lá tre; 15g các loại hương nhu, cỏ nhọ nồi, rau má tươi. 10glá sắn dây tươi sắc nước uống hàng ngày khỏi.
Bài thuốc 4: Giải cảm bằng cách xông hơi bằng các vị thuốc như lá tre, lá bưởi, lá sả, lá cúc tần. Đun sôi nguyên liệu cùng nước, đem xông và trùm kín người bằng vải màn để cơ thể toát mồ hôi.
Đến khi hết hơi thì lau khô người. không tắm rửa lại mà nằm nghỉ ở nơi ấm áp. Khuyến khích việc đốt khô các nguyên liệu ở trên với than. và đặt chúng ở dưới giường tre, hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn rất nhiều. Kết hợp việc uống một ít nước đối với các bệnh nhân bị cảm lạnh, sốt đau đầu và khó ra mồ hôi.
3. Điều trị Co Giật ban đêm ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị 16g cáclá tre; 12g các loại: sinh địa, mạch môn, câu đằng, lá vông , chi tử lấy 10g; 8g mỗi loại: bạc hà và cương tằm để sắc nước uống.
4. Chữa trị bệnh sởi mới mọc
Ở giai đoạn sởi đang mọc lên, lấy 20g mỗi loại : lá tre; sài đất, kim ngân hoa, mạch môn, sa sâm, cát căn, thảo đất. Cho 1 ít cam thảo đất, sắc nước uống hàng ngày.
5. Chữa trị Thủy Đậu
Lá tre, liên kiều lấy 8g mỗi loại ; cát cánh, đạm đậu sị lấy 4g mỗi loại; chi tử, bạc hà, cam thảo lấy 3g mỗi loại, và 2 hành tăm để nguyên củ. Đem Cho tất cả đi đun lấy nước uống.
6. Điều trị Ho suyễn, trúng phong cấm khẩu
1 nắm Lá trúc diệp tươi, vài lát gừng sống. Giã đều để lấy khoảng 2 cgesn nước nhỏ để uống dần.
7. Chữa nấc sau ăn
Ta lấy một nắm khoảng 20g mỗi loại gồm:lá tre, tinh tre, gạo tẻ đã rang vàng thơm; nước thạch cao đỏ khoảng 30g, 16g mạch môn , 10g tai quả hồng . Cho vào nấu cùng 800ml nước đun sôi còn khoảng 1 nửa thì đem chia uống ngày 2 lần.
8. Chữa bàng quang cấp tính
Lá tre 16g; 12g các loại: sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi loại ; 6g các loại: cam thảo, đăng tâm thảo mỗi vị . Đem nấu, uống hàng ngày đến khi khỏi hẳn.
9. Điều trị nhiệt ở lưỡi miệng, lở loét lợi
Lưỡi miệng và lợi bị lở loét do nhiệt, ta lấy 20g búp tre, 10g mỗi loại: sinh địa và mộc thông và 8g cam thảo đun với nước uống.
10. Điều trị chứng tiểu ra máu
20g mỗi loại: lá tre, mạch môn, mã đề, mã cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô. Cho 700ml nước đun , đun sôi còn một nửa. Rồi chia ra 2 lần uống trong ngày.
11. Hỗ trợ trị viêm màng phổi tràn dịch
Bệnh viêm màng phổi được điều trị bằng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ. Nhưng nếu được hỗ trợ bằng bài thuốc sau, thì quá trình chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ta lấy 20g mỗi loại: lá tre, thạch cao; 12g mỗi loại: vỏ rễ dâu, hạt rau đay, rồi đến hạt bìm bìm, thổ phục linh và rễ cỏ tranh, bông mã đề. Cho vào nồi nấu lên cùng 600ml nước, đun sôi đến ⅓ nồi nước thì hoàn thành.
Uống hết trong vòng 1 lần, trước bữa cơm trưa tầm 30 phút. Phần bã để lại, bạn cho thêm nước vào sắc lần 2 uống vào trước bữa cơm tối.
12. Hỗ trợ bệnh tăng huyết áp
Lấy 10g các loại :trúc diệp quyển tâm, lá diễn; 20g các loại : hoa cúc vàng, lá dâu đun uống hết trong ngày.
13. Dự phòng bệnh viêm não B
Sử dụng 9g các loại: lá tre, vỏ bí đao, rễ cỏ tranh, nấu nước uống thay cho nước lọc hàng ngày ngày cho đến khi khỏi hẳn. Để ngăn ngừa viêm não B, mỗi tuần nên uống 1-2 ngày.
14. Điều trị bệnh sỏi thận
Lấy 1 nắm lá tre tươi, rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi, uống thay nước lọc hàng ngày kể cả khi đã hết hẳn sỏi. Kiên trì thực hiện đều đặn bài thuốc này để điều trị sỏi thận sẽ thấy tiến triển sau khoảng 1-2 tháng tùy theo từng cơ địa, mức độ viên sỏi. Uống đều đặn thay nước cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa sỏi thận ngay từ bây giờ.
15. Chữa chảy máu chân răng
Dùng gel lá tre cô đặc, ngậm trong miệng để gel tre ngấm sâu vào chân răng. Kèm theo đó, uống bài thuốc uống kết hợp 20g lá tre, 15g cỏ nhọ nồi, 10g bạc hà.
16. Điều trị bệnh Kiết Lị kinh niên
Cho 4g Trúc diệp quyển tâm với 10g chè tươi sao vàng, và 2g hạt cau già. Cho đun trong 200ml nước , chỉ lấy 50ml nước đã cô đặc để uống.
17. Hỗ trợ trị viêm màng phổi tràn dịch
Ta chuẩn bị 12g trúc diệp, 16g các loại thạch cao; 12g các loại: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, hoài sâm, thiện môn, hoài sơn, lá hẹ 8g. Nấu nước uống trong ngày.
18. Chữa viêm phế quản cấp tính
Chuẩn bị 12g trúc diệp, 16g thạch cao; 12 g các loại: tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, hoài sâm, thiện môn, hoài sơn mỗi , lá hẹ 8g. Đun nước uống trong ngày.
19. Thuốc trị viêm thanh quản, mất tiếng, viêm họng
Bài thuốc 1: 12g các loại: Trúc diệp, trúc như, tang bạch bì; thổ bối lấy 10g; 8g các loại: thanh bì, cát cánh ; nam tính lấy 6g, thêm 4g lát gừng tươi. Mỗi đơn thuốv đun nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Khi bị đau họng, ta lấy 8g các loại: lá tre non, dưa chuột . Đem đâm nát rồi ngâm vào nước. Đợi một lát rồi lọc bã lấy nước trong, ngậm và nuốt. Bạn có thể pha chung với nước cam cho dễ uống nếu không quen.
20. Điều trị Sa tử cung sau sinh
Lấy 500g Rễ tre đem đi rửa sạch, cắt gắn lại, cô đặc, lọc lấy nước (bỏ bã) ngâm rửa khi nước còn ấm.
21. Điều trị bệnh sốt đêm , nói nhảm cho trẻ em
Theo Nam dược thần hiệu, y sĩ Tuệ Tĩnh cho rằng dùng nước bã từ vòi măng tre non kết hợp cùng nước gừng. Sẽ giúp chữa trị bệnh sốt đêm ở trẻ. Lưu ý: ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ chén rượu con.
22. Điều trị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ em
Lấy 4g mỗi loại: Tinh tre, gừng sống thái lát , hoắc hương . Chắt lấy nước uống ,khi còn ấm.
23. Điều trị chứng hành kinh kéo dài ở phụ nữ
Lấy Tinh tre 120 g đem sao giòn rồi tán thành bột mịn.
Chia thành 10 lần, mỗi lần uống 12 g với nước ấm, uống ngày 2 lần
24. Điều trị vết bầm tím , sưng do ngã
Lấy Lá tre tươi 100 g, sắc đặc với nước, pha thêm một chén rượu khi hoàn thành. Uống hàng ngày cho đến khi tiêu bầm. Phụ nữ mang bầu và đang cho con bú không được phép uống. Khi toàn thân đau nhức thì nấu nước lá tre xông tắm và uống nước sắc sẽ chóng khỏi. Hoặc có thể kết hợp chung với cac loại tinh dầu khác.
25. Người bị ốm dậy, cơ thể suy kiệt
Lấy Lá tre bánh tẻ 20 g đối với trẻ em hoặc 60 g đối với người lớn, nấu nước uống chia làm 3 lần trong ngày.
26. Bị chốc lở
Lấy Tre non tươi đem đi rửa sạch bằng nước muối đã giã mịn. Đắp vào vùng tổn thương. Rửa sạch nơi tổn thương bằng nước bèo cái hoặc nước lá trầu không đặc, nhằm cho hết máu mủ trước khi đắp.
27. Bị cảm nắng, da bị nhiệt, mồ hôi nhiều thiếu nước
Lấy 20g lá tre, 15g các loại: hương nhu tía , rau má tươi , cỏ nhọ nồi tươi ,cùng 10g lá sắn dây tươi , đem sắc uống.
28. Giúp tỉnh rượu, trị nhức đầu
Lấy 80g lớp trắng mềm nằm dưới phần xanh cứng ở ngoài( còn được gọi là tinh tre) dạng tươi hoặc khô. Đem tẩm nước gừng rồi sao vành, sắc với 300 ml nước.Lấy nước Bỏ bã nấu chín cùng 3 quả trứng. Húp bát canh này để giải rượu hiệu quả.
29. Lá tre gai chữa đông máu
tre lá nhỏ bằng ngón tay và thân tre có gai. Lá tươi vẩy ít nước bọc kín để ngăn mát tủ lạnh để được cả tháng. Không có lá tươi có thể xài tạm lá khô phơi trong râm. Nếu không tìm đc tre gai thì xài đỡ tre lá nhỏ khác, tuy nhiên công dụng không bằng. Tốt nhất vẫn là lá tre gai. Có thể xin cành cắm xuống đất ẩm để trồng.
Cách dùng: lấy 1 nắm lá tre bẻ cả cành nhỏ, rửa sạch, cho vào nồi đổ nước xâm xấp mặt lá. Đậy vung đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp 15p cho ra hết chất. Khi nào tắt bếp thì hé vung ra có thể uống ấm hoặc uống nguội.
Ai cũng có thể uống được, cả nhà uống được. Mỗi lần uống chỉ uống 1 cốc tương được 220ml. Ngày uống 1-2 cốc. 2 tuần hoặc 1 tháng uống 1 lần. Nếu đang bị bệnh liên quan thì uống 2 ngày liên tiếp rồi nghỉ 1 tuần sau uống lại. Nếu đi chít thì uống trước khi chít 1 ngày và sau khi chít về uống 2 ngày.
Lá tre tính mát. Không nên uống liên tục dài ngày.
Những đối tượng nên và không nên dùng sử dụng Lá Tre
Lá tre lành tính có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người khỏe mạnh nhưng muốn phòng ngừa bệnh cho đến những căn bệnh khó trị.
Hiệu quả mà lá tre đem lại đã được khoa học chứng minh và áp dụng đối với bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp ( cảm, đau họng, viêm phế quản cấp tính), các bệnh viêm ( chảy máu chân răng, mụn nhọt trị, thủy đậu, viêm màng não tràn dịch) các bệnh khác ( sỏi thận,sỏi, bệnh nhân tăng huyết áp)….
Những người không nên dùng Lá Tre
Khuyến cáo Lá tre không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Nước lá tre có tác dụng hạ nhiệt và lợi tiểu, càng uống nhiều càng tiểu nhiều nên những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bệnh thận không nên dùng. Lá tre có tính hàn nên những người bình thường khỏe mạnh, nhưng có cơ địa lạnh chân tay thì không nên sử dụng.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét