14 thg 11, 2014

Tiền công trái và tiền tiết kiệm đi về đâu?

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam./ RFA

Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
Những ngày gần đây, câu chuyện người dân cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng nhận tiền thì bị trả lời là cuốn sổ không còn giá trị hoặc số tiền nhận được không đủ mua một ổ bánh mì trong khi trước khi nhận hai mươi năm, họ đã bán cả lượng vàng để gởi tiết kiệm, rồi những tấm phiếu công trái khi mua với số lượng hàng chục lượng vàng, khi thanh toán thì không đủ một bữa nhậu đang là câu chuyện nhức nhối của xã hội, đặc biệt là những người từng tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước.

Cái bẫy đổi tiền và trượt giá

Ông Bàng, chủ của tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, hiện sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: "Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Tại vì sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Bắc Việt lận. Trong khid đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. mà đồng Việt Nam Cộng Hòa thì đã được định giá trên đồng đô la, mang tính quốc tế rồi. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị".

Theo ông, sự trượt giá của đồng tiền trong ba mươi năm nay cũng như lần đổi tiền bất ngờ năm 1985, sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, đài phát thanh mới thông báo quyết định đổi tiền và ngay ngày hôm đó, việc đổi tiền được tiến hành ở các trụ sở ủy ban cấp xã, phường trên khắp Việt Nam. Chuyện này giống như một cái bẫy mà ngân hàng nhà nước đã giăng sẵn để bất kì người dân nào có tâm huyết xây dựng đất nước hoặc gởi tiết kiệm ở ngân hàng đều bị sập một cách thê thảm.

Nếu như năm 1975, việc đổi tiền ở miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất tiền tệ từ tiền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam thành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở hai miền thì năm 1978, việc đổi tiền nhằm thay đổi quốc hiệu ghi trên đồng tiền từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai lần đổi này nghe ra có vẻ hợp lý và không cần bàn nhiều.

Nhưng lần đổi tiền năm 1985, đây là lần đổi tiền hết sức bất ngờ và kì cục, chuyển mệnh giá đồng tiền cũ giảm xuống còn 10% giá trị đồng tiền mới. Tờ 50 đồng lúc bấy giờ mang ra tiêu dùng ở bất kì nơi đâu cũng khó vì người bán hàng không đủ khả năng thối tiền thừa. Nhưng đó cũng là sự khởi đầu của lạm phát tàn bạo nhất trong lịch sử. Chỉ chưa đầy mười năm sau, tờ tiền mệnh giá 500 đồng ra đời nhưng cũng không trụ được bao lâu, tờ 1000 đồng ra đời, rồi 2000 đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng, 50,000 đồng và liền sau đó là 100,000 đồng, hiện tại, tờ 500,000 đồng ra đời tuy chưa đầy 10 năm nhưng giá trị của nó rất thấp, mua không được một phần tư chỉ vàng.

Trong khi đó, lúc chuẩn bị đổi tiền, năm 1984, một lượng vàng có giá dao động từ 2000 đồng đến 2700 đồng, tính theo tiền mới sau năm 1985 thì nó trị giá 200 đồng đến 270 đồng. Và một người muốn sỡ hữu tờ 50 đồng trên tay, phải bán ra ba chỉ vàng. Nếu gởi tiết kiệm ba trăm đồng, phải bán đi hơn một lượng vàng và gởi 1000 đồng vào tiết kiệm phải mất đi gần bốn lượng vàng. Tiền mua công trái cũng vậy. Và đây là giai đoạn mà người ta gởi tiền kiệm bằng vàng và nhận cả lãi lẫn gốc sau này bằng cám heo.

Một cuốn sổ tiết kiệm có mệnh giá 1000 đồng lúc đó trị giá gần bốn lượng vàng, sau hơn hai mươi năm, tính cả lãi lẫn gốc, nếu như cuốn sổ vẫn còn giá trị thanh toán thì chủ của nó nhận chưa đầy  một 200,000 đồng. Sau hơn hai mươi năm gởi tiết kiệm để làm giàu bằng bốn lượng vàng, người ta nhận được số tiền mua chưa được một phân vàng. Tính theo tỉ giá thì nó trị giá chưa được 0,25% lúc gởi vào!

Tiền công trái, tiền tiết kiệm và tiền cổ phần hợp tác xã đi về đâu?

Một người tên Hiền, ở Bình Chánh, Sài Gòn, chia sẻ: "Đến năm 1985 thì nó tạm mở cửa, cởi trói gì đó vì nghe rằng Mỹ nó mở cấm vận. Nên bắt đầu tạm ổn nhưng mà tiền vẫn mất giá như thường, nhất là hồi Liên Xô sụp đổ đó, tiền nó lên vùn vụt, vùn vụt à. Một lần nữa sôi động về tiền, một cái nhà thời đó giá là 10 cây thì sau đó nó lên 150 cây. Trước năm 75 không dễ làm giàu như bây giờ, công chức trước 1975 không dễ tham nhũng như bây giờ vì luật lệ nó rất đàng hoàng. Hồi đó anh tỉnh trưởng không dễ kiếm tiền như bí thư tỉnh ủy, như chủ tịch tỉnh như bây giờ đâu. Không dễ buôn lậu từ Trung Quốc về bằng tàu lửa như bây giờ đâu, bây giờ làm giàu (bất chính) dễ chứ không như hồi đó đâu, kể cả cán bộ."

Theo ông Hiền, nếu như tính kĩ số vàng mà người dân đã mất đi trước và sau đổi tiền năm 1985 và đồng tiền bị trượt giá từ năm 1985 đến nay thì nhiều không thể tưởng tượng được. Vì những năm 1975 đến 1980, ngoài chuyện có nhiều gia đình bị tịch biên tài sản, mất hàng ngàn lượng vàng, còn có thêm tin đồn sau "giải phóng", vàng sẽ được dùng làm đai cuốc và cán mác. Và có bao nhiêu vàng người ta cũng mang ra đổi đồ, bán lấy tiền nhét vào ống tre, cột nhà để dự trữ. Đùng một cái, đổi tiền, số tiền  dự trữ chỉ còn bằng 10% và sau ba lần đổi tiền, đồng tiền trượt giá, số vàng bán đi để dự trữ bằng tiền mặt xem như thành mây thành khói, vàng mất mà tiền cũng không còn giá trị.

Trong khi đó, sau khi đổi tiền, một số không ít các gia đình bỏ ra mua công trái, gởi tiết kiệm, cả hai khoản tiền này xem như đổ sông đổ biển vì đồng tiền trượt giá quá nhanh. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, những năm 1990, các vùng thôn quê lại có thêm chuyện đặt cọc tiền trước khi sử dụng điện nhà nước. Thường thì mỗi hộ phải nộp vào hợp tác xã 50 ngàn đồng, tương đương với 3 phân vàng, rồi sau đó mới tự mua dây điện, bóng đèn để kéo điện về nhà. Mãi cho đến bây giờ, hơn hai mươi năm sau, số tiền đặt cọc để đóng điện của người dân đã hoàn toàn mất dấu, khộng biết đòi ai vì hợp tác xã đã giải thể, vấn đề điện thắp sáng giao cho điện lực trực tiếp quản lý, trong khi đó tiền cọc lại nộp cho hợp tác xã.

Lại thêm chuyện bất kì xã viên nào cũng bị bắt buộc đóng tiền cổ phần vào hợp tác xã sản xuất với mức tiền tương đương một chỉ vàng những năm 1980. Nhưng mãi cho đến nay, loại hình hợp tác xã giải thể đã lâu vẫn không thấy tiền cổ phần hoàn trả cho xã viên. Cùng lắm thì mỗi dịp tết, các thôn bắc loa gọi dân đi nhận tiền lãi cổ phần của một năm với 15,000 đồng. Mọi năm đều thế, dịp Tết tới đây cũng không ngoại trừ. Và nếu xã viên có đi rút lại cổ phần cũng chẳng biết tìm ai để rút!

Tính cho đến nay, các khoản tiền công trái, tiết kiệm và cổ phần xã viên hợp tác xã mà hàng chục triệu dân đã tham gia xem như mất trắng, không có một lời cám ơn, thậm chí còn bị biến thành trò cười trong câu chuyện phiếm của các nhân viên ngành ngân hàng hiện tại!

21 thg 10, 2014

Điệp viên hoàn hảo - Larry Berman

Link sách: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmnmnvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Larry Berman
Điệp Viên Hoàn Hảo
Dịch giả: Nguyễn Đại Phượng
LỜI TỰA
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: PERFECT SPY
Larry Berman và Nguyễn Đại Phượng
Copyright 2007 by Larry Berman Published by arrangement with Smithsonian Books in association with Harpercollins PublishersBản quyền năm 2007 của Larry Berman
Xuất bản có sự thoả thuận với Smithsonian Books kết hợp với Nhà xuất bản HarpercollinsBản quyền tiếng Việt thuộc về Nhà xuất bản Thông tấn.
Phạm Xuân Ẩn
LỜI TỰA
Tháng 4/2007, giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc hoạ chân dung Phạm Xuân Ẩn - một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.Về thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn, cho đến nay đã có khá nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Tuy nhiên, còn nhiều điều "bí ẩn" trong con người Phạm Xuân Ẩn mà bạn đọc muốn biết. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman đã phần nào đáp ứng mong muốn đó của độc giả.Nếu có thể nói một điều gì chung nhất về Phạm Xuân Ẩn thì đó chính là lòng yêu nước vô bờ bến, lòng trung thành với Đảng, với ngành tình báo của một đảng viên cộng sản trung kiên, một cán bộ tình báo mẫu mực, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Larry Berman đã viết: "Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tình yêu dành cho đất nước đã giúp ông tin tưởng vào con đường cách mạng mình đã chọn - con đường mà ông có thể cống hiến tốt nhất cho đất nước."Tôi đã hứa trước Đảng… Tôi còn có nhân dân trông cậy vào tôi và sứ mạng của tôi. và ông đã không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân. Những tin tức tình báo quan trọng kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương có cơ sở tin cậy để đề ra quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhận xét rằng, "dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ".Là một nhà tình báo có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, từng hoạt động trong "vỏ bọc" một nhà báo làm việc cho Tạp chí Time của Mỹ tại Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn không mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mà ông hoạt động vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Với nghề tình báo thầm lặng và đơn tuyến, chỉ một sai lầm nhỏ là có thể nguy hiểm tới sự an toàn của tổ chức, tính mạng của bản thân và đồng đội Phạm Xuân Ẩn quả không chút phóng đại khi nói về cái nghiệp đã "vận vào mình": "Người ta có thể nói gì về cuộc sống khi mà luôn chuẩn bị sẵn sàng hy sinh.Để chiến thắng đối phương phải hiểu rõ đối phương. Phạm Xuân Ẩn đã được cơ quan tình báo quân sự của chúng ta cử sang Mỹ học báo chí cũng nhằm mục đích đó. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn thầm lặng hoạt động trong lòng đối phương. Với nghiệp tình báo mà ranh giới giữa thực và giả thật mong manh, thật khó phân định, thì Phạm Xuân Ẩn - "một con người bị xẻ đôi" như một nhà báo Mỹ từng gọi ông, sẽ luôn là ẩn số đối với chúng ta. Đó chính là thành công của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.Năm 1975 khi hoà bình lập lại, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ "vỏ bọc" trờ về với cuộc sống đời thường của một công dân ở đất nước bao năm oằn mình trong chiến tranh với vô vàn khó khăn. Vì vậy, sự "trở về" ấy không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở ông sự thấu hiểu và cảm thông. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi trong con mắt của nhà sử học Mỹ Larry Berman, cuộc đời của nhà cựu tình báo và cuộc đời của một con người bình thường luôn có những mâu thuẫn giằng xé những suy tư trăn trở.Trong cuốn sách Điệp viên hoàn hảo, con người trong "vỏ bọc" mà Phạm Xuân Ẩn "tạo ra" thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao và con người Phạm Xuân Ẩn trong cuộc sống đời thường đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Xuyên suốt trong cuốn sách là sự vĩ đại gắn liền với những chiến công to lớn và sự dung dị, gần gũi rất con người trong các mối quan hệ, suy nghĩ, cảm xúc của một nhà tình báo; là tính chất anh hùng, vinh quang đi liền với gian khổ, khó khăn, hy sinh âm thầm của nghề tình báo, những day dứt, thậm chí bi kịch của đời riêng không thể chia xẻ của con người tình báo. Dưới ngòi bút của Larry Berman, tất cả những điều dường như là mâu thuẫn đó đã được thể hiện sống động, thống nhất trong cùng một con người Phạm Xuân Ẩn.Phải chặng đó chính là sự "hoàn hảo" của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và cũng chính là thành công của tác giả.Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đó chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.Cần nhớ rằng, khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".Giáo sư Larry Berman là một nhà sử học nổi tiếng ở Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam như: Không hoà bình, không danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam, Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo và những cuốn sách nói trên của ông có giá trị lịch sử giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam và nguyên nhân thất bại của Mỹ.Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu nước ngoài, chưa thể hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả trong cuốn sách còn có chỗ khác biệt với chúng ta. Đó cũng là điều dễ hiểu. Chúng ta có thể chia sẻ và cảm thông với tác giả.Trân trọng công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, đồng thời mong muốn cung cấp thêm một nguồn tư liệu để bạn đọc và các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cữu nước của nhân dân ta, qua đó thấy được thắng lợi vĩ đại của dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự hy sinh to lớn của nhân dân, chúng tôi xuất bản cuốn sách này.Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một ấn phẩm rất đáng tham khảo.
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN


Việt Nam đứng áp chót trong bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" của LHQ

  • Depplus.vn - Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được xếp hạng, thấp hơn nhiều các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi danh hiệu "Quốc gia đáng sống nhất" thuộc về Ireland
Bảng xếp hạng "Quốc gia đáng sống" dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là "đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe. từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng".


Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng tứ 124/125 đất nước được khảo sát, chỉ đứng trên Lybia - đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cũng theo bảng xếp hạng này Ireland là quốc gia tử tế nhất thế giới. Với tư cách là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, quốc gia này luôn đạt được những thành quả lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đến sự thay đổi môi trường trên toàn hành tinh theo hưởng tích cực.


Bên cạnh đó, nhờ được hưởng những điều kiện tốt về các dịch vụ an sinh xã hội, người dân Ireland luôn rất hạnh phúc và cởi mởi. Chính vì vậy, khách du lịch khi đến Ireland luôn được chào đón trong bầu không khí thân thiện, nồng ấm.


Bảng xếp hạng này đã đưa ra một gợi ý tuyệt vời cho những người muốn tìm một địa điểm du lịch tốt nhất với không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, an toàn và thân thiện với du khách.
10 đất nước đáng sống nhất trên thế giới bao gồm:

1. Ireland
2. Phần Lan
3. Thụy Điển
4. Hà Lan
5. New Zealand
6. Thụy Sĩ
7. Vương quốc Anh
8. Na Uy
9. Đan Mạch
10. Bỉ
Hyo (depplus.vn/MASK)

13 thg 10, 2014

Đất nước những năm tháng thật buồn


Vương Trí Dũng

Khi viết dòng tiêu đề đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể nào kìm được. Người đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ, sống sót qua khói bom lửa đạn, mà có thể mềm lòng đến thế này ư?
Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc chắn có hàng vạn người đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất nước những năm tháng thật buồn.

Giả dối lộng hành

Sẽ có người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật. 

Không chỉ giả đối để lừa đảo trộm cắp. Sự giả dối đó có từ ngàn đời và không bao giờ hết. Nhưng sự giả dối trong xã hội ta hiện nay ở mức đau đớn bởi vì nó hiện diện khắp mọi nơi với mức độ đáng sợ.
Xã hội hiện đại là một xã hội thị trường nơi mà hàng hóa ngự trị. Và ta thử nhìn lại xem, có nơi nào là không có hàng hóa giả. Ngay cả những lĩnh vực nguy hiểm cho sinh mạng con người như thuốc men thực phẩm cũng không ngoại lệ. 

Không chỉ là hàng hóa, đến giấy tờ bằng cấp cũng giả. Thậm chí đến con người cũng giả. 

Sự giả dối không chỉ trong hàng hóa hay hành động. Sự giả dối lộng tràn trong cả nhận thức và hành vi. Không chỉ trong người dân mà trong toàn bộ bộ máy công quyền. Lấy một vài thí dụ cụ thể. 

Để vào bộ máy công quyền, từ vị trí lao công cho đến lãnh đạo, không vị trí nào mà không mất tiền. Điều này ai cũng biết. Nhưng khi các cơ quan chức năng điều tra việc chạy chức chạy quyền thì không phát hiện ra. Thật là một sự giả dối trớ trêu.

Có ai trong bộ mấy công quyền không thấy hệ thống của chúng ta có lỗi phải cải cách căn bản? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy cái đuôi “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” là vô nghĩa? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy ghi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến Pháp là phi lý? Tất cả họ đều thấy nhưng đều giả vờ không thấy. Đó mới là sự giả dối đáng kinh sợ.

Do những người trong bộ máy công quyền giả dối nên xã hội đang được điều hành bằng một bộ máy giả dối. Bộ máy giả dối không chỉ vì những người tham gia có hành vi giả dối. Mà sâu xa hơn, bộ máy giả dối bởi nó không xứng đáng được quản lý. Tất cả những điều giả dối đang tồn tại ngập tràn trong xã hội bởi chính vì xã hội đang được điều hành bởi một bộ máy quản lý giả dối. Đó là tai họa kinh khủng. 

Sự truy sát bạo tàn thời trung cổ

Edward Snowden gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Mỹ, nhưng bố mẹ của anh ta vẫn bình yên vô sự. Osama Bin Laden bị truy sát khắp mọi nơi, nhưng người thân họ hàng không ai bị truy sát. 

Nhưng ở chế độ Stalin, Mao Trạch Đông và mọi nơi mà các Đảng Cộng sản thống trị, chỉ cần tuyên bố 4 từ “Kẻ thù chế độ”, “Kẻ thù nhà nước”, “Kẻ thù giai cấp”, là bị thủ tiêu không cần xét xử. Không chỉ có thế, bố mẹ, vợ con, anh em họ hàng, bạn bè đều bị liên đới, bị truy sát, bị đe dọa, bị quản thúc, bị cô lập, bị ngược đãi. Không chỉ một năm, mà cả đời. Không chỉ ở quê nhà, mà khắp mọi nơi cư trú. Một kiểu truy sát bạo tàn kiểu Thương Ưởng.
Đã 69 năm sau ngày cách mạng tháng Tám, nhưng vẫn phải kê khai lý lịch: thành phần trước cách mạng tháng Tám, trong cải cách ruộng đất… Các thế hệ sinh ra trong các thập niên 80, 90 trở lại đây có liên quan gì mà phải phân biệt? Đẻ ra ở đâu, đẻ ra lúc nào không phải là người Việt ư? Chuyện của hôm qua là của hôm qua, sao phải đeo đẳng mãi về sau?

Đã hơn 400 năm rồi, ở châu Âu chỉ thực thi chính sách ai làm người đó chịu. Đằng sau sự dân chủ là một triết lý ngời sáng: Tự do thể hiện. Chỉ có không liên lụy đến bất cứ ai, ngoại trừ bản thân mình, con người mới tự do thể hiện những suy tư sáng tạo, tự do dấn thân vì ước mơ hoài bão. Đó có thể là điều mang lại lợi ích, nhưng cũng có thể là điều tồi tệ. Nhưng cái tôi tự do cho phép mỗi cá nhân được tỏa sáng theo cách của mình. Và xã hội vì thế mà không ngừng phát triển đa dạng. Còn chính sách truy sát bạo tàn thời trung cổ tiêu diệt hết mọi khả năng tỏa sáng, dẫu sự tỏa sáng đó có lợi cho tiến bộ xã hội, nhưng mà bất lợi cho kẻ cầm quyền.

Bất công ngập tràn

Khẩu hiệu của cách mạng là “Người cày có ruộng”. Nhưng chúng ta đã tước đi quyền sở hữu đất đai của người dân. Để ném vào một khái niệm ngu xuẩn: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Thực chất là không thuộc của bất cứ người dân nào cả. Mà chỉ thuộc quyền phán quyết của một thiểu số.

Bởi vậy mới tạo nên hằng hà sa số bất công trong xã hội. Tịch thu, lấy đất đền bù giá rẻ của người này để ban phát cho người khác. Không hoàn toàn vô tư, mà nhiều phần bị chi phối bởi quyền lợi.
Bị thất thoát thảm hại, chúng ta buộc phải đi ngược trở lại, là cổ phần hóa các tài sản của “toàn dân”. Tức là đưa tài sản của nhà nước vào tay một số người. Cũng không phải hoàn toàn vô tư. Mà cũng bởi vì quyền lợi. Bởi thế lại tạo ra một hệ thống bất bình đẳng mới trong xã hội.

Mục tiêu của cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội” là đem lại công bằng cho người dân, nhưng trên thực tế những người cầm quyền đã tạo nên một sự bất bình đẳng phi lý nhất trong lịch sử phát triển dân tộc.

Tiềm lực quốc gia trống rỗng

Một quốc gia hơn 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, mà thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ đứng thứ 136/191 vùng quốc gia lãnh thổ (số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 13-2-2014). Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD trong khi Singgapore (5 009 236 người) có GDP là 293 tỷ USD, còn Thái Lan (66 982 746 người) là 370 tỷ USD, và Malaysia (27 763 309 người) đạt 290 tỷ USD.

Đau xót nhất không phải là thứ hạng về thu nhập GDP, mà là tiềm lực công nghiệp – cột sống của sức mạnh kinh tế quốc gia – trống rỗng. Đến cái bu lông cũng không sản xuất được. Vừa qua hãng Samsung đưa ra đơn đặt hàng phụ kiện, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không cung cấp được thậm chí chỉ vỏ điện thoại… là một bằng chứng vô cùng đớn đau.

Chỉ cần nói đến các quốc gia Bắc Âu. Thụy Điển với số dân 9 592 552 người (2013) mà GDP đạt 557,94 tỷ USD. Điều quan trọng hơn là Thụy Điển có nền công nghiệp hàng đầu với những tập đoàn công nghiệp nổi tiếng như Volvo, Ericsson... Năm 2013 xuất khẩu vũ khí của Thụy Điển xếp hàng thứ 11 thế giới. Na Uy có số dân 5 109 059 người, nhưng đạt GDP 512,6 tỷ USD thuộc loại giàu có nhất thế giới. Na Uy có tập đoàn dầu khí khổng lồ Statoil với doanh số 111,6 tỷ USD, tập đoàn thiết bị công nghiệp Norsk Hydro doanh số 16,3 tỷ USD. Còn Đan Mạch (dân số 5 591 000 người) có công nghệ đóng tàu vận tải container bậc nhất thế giới, tập đoàn Novo Nordisk về thiết bị y tế doanh thu 11,6 tỷ USD, có công nghệ xi măng và tourbin gió nhiều nước phải đặt hàng. Phần Lan với dân số 5,4 triệu người và GDP 256,84 tỷ USD (2013), có tập đoàn Nokia danh giá (doanh thu 50,1 tỷ USD), có nền công nghệ lọc dầu Neste Oil tiên tiến (doanh thu 20 tỷ USD). Các nước Bắc Âu, chẳng được “dưới sự lãnh đạo” của ai cả, chẳng phải “định hướng” về đâu cả, mà có nền kinh tế và đời sống xã hội phồn hoa giàu có bậc nhất địa cầu.

Có thể lấy một thí dụ khác là Israel. Dân số vỏn vẹn có 8 252 500 người, nhưng GDP của Israel xếp thứ 16 trên thế giới với 291,36 tỷ USD. Tuy có GDP xấp xỷ Singgapore và thu nhập bình quân đầu người đứng sau Singapore, nhưng Israel xếp thứ 8 về xuất khẩu vũ khí. Tiềm lực của Israel rất khác biệt với Singapore. Singapore giàu có cơ bản vì thương mại, còn Israel hùng mạnh vì khoa học và công nghiệp. Israel xứng đáng là một cường quốc.
Còn Việt Nam thân yêu chúng ta? Càng nghĩ càng ứa nước mắt.

Bị ngoại bang chèn ép

Vì đói nghèo tụt hậu nên bị ngoại bang chèn ép. Bị lũng đoạn về kinh tế. Bị chi phối về nhân sự. Bị ảnh hưởng về đường lối. Bị xâm hại cả tài nguyên lẫn lãnh thổ.

Trong hai mươi lăm năm gần đây, mỗi ngày một thêm bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Điều nguy hiểm không chỉ là nền kinh tế bị Trung Quốc chi phối mà còn ở chỗ người Trung Quốc đang tràn sang sống khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Thảm họa kinh tế có thể khắc phục. Nhưng tai vạ sắc tộc thì khó có thể vượt qua.

Dân tộc bị phân biệt

Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa không đẻ ra sang hèn. Nhưng người Việt Nam bị tra xét thảm hại mỗi lần qua biên giới. Công dân Việt Nam không được bảo vệ, bị xem thường, bị ngược đãi nhiều nơi trên đất nước người.

Những người phụ nữ Việt Nam dịu hiền đáng yêu, chịu thương chịu khó, bị bán đi tìm chồng xứ khác, bị liệt vào hàng thấp cấp, bị trả tiền rẻ mạt ở những chốn ăn chơi.

Tạo hóa không sinh ra đẳng cấp. Con người tự làm nên đẳng cấp. Tất cả là do đói nghèo tụt hậu.Tất cả bởi lỗi tại chính mình.

Ai bắt chúng ta phải đói nghèo?

Trước đây chúng ta nói rằng dân chúng bị lầm than khổ cực là do thực dân phong kiến. Chúng ta đã đánh đuổi thực dân, đã lật đổ phong kiến mà sao không tránh được đói nghèo lầm than? Đừng nghĩ rằng đói nghèo là chỉ bởi thiếu ăn, lầm than là phải lao động khổ cực. Đói nghèo lầm than còn phải hiểu là so với ai và ở vị trí nào trên thế gian này vào cùng thời điểm với các dân tộc khác.
Đã 40 năm rồi sau ngày thống nhất đất nước, dưới sự toàn trị, chúng ta càng ngày càng tụt hậu so với bạn bè quốc tế. Tụt hậu ở tất cả các phương diện. Sự toàn trị là nguyên nhân của tụt hậu. Sự toàn trị là chiếc khóa giam cầm bước tiến của dân tộc. Sự toàn trị đã trở thành kẻ thù của dân tộc.

Chìa khóa là dân chủ. Không ai ngăn cấm ta dân chủ. Không kẻ thù nào cản phá ta dân chủ. Dân chủ nằm trong tay chúng ta. Tại sao chúng ta lại ngăn cản chính mình? Tại sao chúng ta lại tự giam hãm mình?

Trời làm thì trách trời. Người làm thì trách người. Nhưng chính mình tự gây ra cho mình thì không thể không khóc.
Đất nước những năm tháng thật buồn.
V. T. D.

22 thg 9, 2014

Bài thuốc dân gian chữa dị ứng


Cuộc đời có số phận hẩm hiu khi chồng hi sinh, con qua đời, bà lão Nguyễn Thị Chuyền (77 tuổi, ngụ xóm 1, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) hàng chục năm nay chỉ biết tìm nguồn vui từ những thang thuốc công hiệu chữa bệnh dị ứng, mẩn ngứa giúp người nghèo. Những vị thuốc… với tay ra hàng rào là bắt gặp
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa, theo bà lão thì có nhiều lý do như thay đổi thời tiết, dị ứng với thức ăn; khi ốm chưa khỏi mà không kiêng cữ, lại ra ngoài trời gặp gió… Thường thì mọi loại bệnh mẩn ngứa rất dễ chẩn đoán, phân biệt bằng mắt thường, được chia làm hai loại: Nếu nổi những nốt đỏ như rôm sảy thì gọi là “đơn bọ nẹt” theo cách nói của người địa phương, còn nếu nổi nốt to hơn gọi là đơn hỏa (đơn mề đay).



Bà lão Nguyễn Thị Chuyền và một số vị thuốc trong bài thuốc chữa mẩn ngứa
Nếu không chữa trị kịp thời, những nốt mẩn ngứa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt cho người mắc phải.

Bà Chuyền tự tin cho rằng mình có thể chữa khỏi 90% các loại bệnh này và không “giấu nghề” mà sẵn sàng kể tên, phương pháp kết hợp những loại cây dại trong tự nhiên để tạo thành bài thuốc. Tùy vào độ tuổi, liều lượng, bài thuốc chữa mẩn ngứa sẽ được bổ sung thêm loại cây thuốc khác nhau.

Có hai bài thuốc dành cho hai lứa tuổi: Trẻ em từ sơ sinh - 10 tuổi; và người lớn từ 10 tuổi trở. Bài thuốc của trẻ em dùng những loại cây sau: Lá cúc tần, cây cam nha, sài đất, phượng vĩ, tía tô, lá rưới, rau má đề, ké đội đầu, râu ngô, sắn dây (lá hay cây đều được), tổng trọng lượng mỗi thang thuốc khoảng 100g. Bài thuốc của người lớn ngoài những loại cây trên còn có thêm cây đơn mặt xanh, kinh giới, đăng cay với trọng lượng mỗi thang thuốc là gấp đôi, khoảng 200g.

Những loại cây này đều phải được hái lúc còn tươi, sau đó rang vàng hạ thổ, theo lý giải của bà Chuyền thì bào chế theo cách này sẽ giúp thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất. Có một lưu ý là trong trường hợp người bệnh nặng, bị sưng phù, đau nhức; trong đơn thuốc sẽ có thêm cây dáy, và lượng cây má đề phải nhiều lên. Nhìn chung đây là những loại cây cực kỳ dễ gặp, dễ kiếm.

Bà lão hướng dẫn người bệnh sử dụng bài thuốc kết hợp giữa xông và uống. Ngoại trừ trường hợp trẻ nhỏ mới sinh thì không được uống mà chỉ xông, lúc này người mẹ sẽ uống thay con, khi con nhỏ bú sữa mẹ thì bài thuốc cũng sẽ được đứa con hấp thụ.

Cách sử dụng như sau:
Nước lá thuốc khi đun xong sẽ lấy khăn sạch hơ nóng, nhúng vào rồi lau vào những vết mẩn ngứa. Với thang thuốc dành cho người lớn, 200g thuốc được sắc thành một ấm, đổ bốn bát nước (tương đương khoảng một lít nước), đun đến sôi và sau khoảng 5 phút “sôi sùng sục” thì nhấc ra để nguội.

Khác với nhiều bài thuốc dân gian khác là có thể cho nhiều nước rồi cô đặc lại thành thuốc, bài thuốc của bà lão Chuyền lại tuân thủ nguyên tắc “cho nhiêu bát nước thì lấy bấy nhiêu bát thuốc”. Bát đầu tiên để cho dễ uống, bệnh nhân có thể cho thêm đường. Còn 3 bát thuốc sau được chia đều uống trong ngày, nhưng đặc biệt lưu ý là không được để qua đêm vì thuốc sẽ hết tác dụng. Đến cuối ngày, khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân tận dụng lá thuốc đó cho thêm nước vào đun lần nữa, lấy nước xông hơi, tắm rửa.

Để bài thuốc thêm hiệu quả, bà lang khuyên người bệnh phải kiêng ra gió; tuyệt đối không được tắm nước lã mà phải dùng nước đun sôi để nguội. Bên cạnh đó cần kiêng cứ: Không ăn thịt gà, cá gáy, cua đồng, mắm tôm, thịt ếch, trứng vịt, trứng gà. Tùy theo biểu hiện bệnh và thể chất người bệnh thời gian có thể khỏi lâu hay chậm, thông thường theo bà thì chỉ cần uống từ 2 – 3 thang là bệnh mẩn ngứa biến mất.

Nỗi lo thất truyền
Khách mới đến ngôi nhà cấp 4 đã ngả màu thời gian của bà lão, thường phải cất tiếng gọi bà lão chữa bệnh mẩn ngứa vài câu thì mới thấy tiếng đáp vọng từ phía sau nhà. Những khi rảnh rỗi, bà lão lại cặm cụi cuốc đất trồng thêm những cây thuốc mới mang từ rừng. “Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên rừng kiếm những cây thuôc gắp ít gặp, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền”, bà lão chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em có người mẹ từng nức danh chữa bệnh bằng thuốc Nam trong vùng, các anh chị em của bà đều thành đạt và chọn con đường riêng mà không theo nghề của mẹ. Năm 16 tuổi cô thiếu nữ Chuyền lấy chồng, thời gian sau có bầu được khoảng 3 tháng thì niềm vui làm mẹ vuột mất vì sảy thai.

Không lâu sau đó chồng bà đi bộ đội và hi sinh ở chiến trường miền Nam, góa phụ chuyển về ở với mẹ, theo học nghề bốc thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa. Bà sống cô độc từ ngày mẹ qua đời, lấy niềm vui là bài thuốc giúp người nghèo.

Gần 80 tuổi nhưng không con cháu, không chịu nghỉ ngơi khi về già, bà lão “cứ như trời đày” như lời dân làng nhận xét, cứ thấy bệnh nhân đến là lại tất tả đi hái thuốc, cặm cụi chế biến. Lấy công việc là nguồn vui chứ không phải vì tiền nên thuốc của bà không có giá, ai có lòng đưa bao nhiêu bà cũng không chê ít nhiều.

Người dân ở đây đa số là những người làm nghề nông nghiệp, người có tiền thì biếu bà 5 – 10 ngàn, “kỷ lục” là 20 ngàn đồng cho mỗi lần bốc thuốc, nhiều người vì hoàn cảnh nghèo quá mà không có tiền thì bà biếu không.

Riêng những người nghèo trong làng thì thậm chí bà còn lọ mọ tìm đến tận nhà chữa giúp vì bệnh nhân kiêng không được ra gió. Một người dân trong xóm xác nhận: “Trong làng cứ ai bị bệnh mẩn ngứa là lại đến bà Chuyền. Bà lão nhiệt tình khám chữa bệnh còn không lấy tiền, thường nói “của nhà trồng được”, giúp được ai thì giúp”.

Vài năm trở lại đây, người anh trai của bà lão là ông Nguyễn Xuân Lưu (80 tuổi) sau hàng chục năm công tác, định cư ở một tỉnh phía Nam trở về sống cùng em gái. Tuy nhiên, do tuổi đã cao nên người anh từ năm ngoái người anh đã không còn bốc thuốc giúp em, hiện chỉ còn mình bà theo nghề gia truyền mẹ để lại.

Tuổi đã cao, lại không có con nối nghề, nỗi niềm bà lão nhiều năm nay lúc nào cũng canh cánh nỗi lo thất truyền: “Góp một phần sức mình giúp người bệnh là tôi cảm thấy vui, chỉ tiếc là tôi già rồi lại không có người kế nghiệp bài thuốc”.


16 thg 9, 2014

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bật mí bài thuốc trị ung thư "chắc chắn khỏi"


  Đọc để tham khảo thôi!


Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại.

Bệnh nào trời sinh ra, trời cũng cho thuốc trị. Những vị thuốc đơn giản ở ngay xung quanh ta lại có thể trị được cả bệnh ung thư.
Câu nói chắc như đinh đóng cột này không phải kết luận của một nhà khoa học hay một thầy thuốc lừng danh nào đó, mà lại là sự khẳng định của một bà nhà quê chân lấm tay bùn, đã ở tuổi 90, hầu như cả đời chẳng bao giờ bước chân ra khỏi làng. Bà cũng dị ứng luôn với cả giới khoa học. Cứ như lời bà thì dân có học chỉ là lũ mách qué, ăn no rửng mỡ rồi nói linh tinh. Không phải chỉ nói trong những buổi tuyên truyền vệ sinh dịch tễ ở xóm, ở phường, mà họ còn viết đầy cả lên mặt báo.
Thì đấy! Họ bảo hôn nhau là truyền sang nhau hàng triệu triệu con vi trùng. Khiếp! Thế chả nhẽ trước khi hôn nhau, người ta phải nhúng miệng vào nước sôi, đeo khẩu trang hoặc sát cồn và bôi I ốt ư? Ngày xưa, nuôi con, bà toàn nhai cơm rồi mớm cho chúng. Miếng cơm đỏ quạch quết trầu, thế mà, có thấy con vi trùng, virus nào đâu. Sáu đứa con bà lớn lên, ai cũng ùng ục như đô vật cả.
Cũng theo lời bà thì “giời sinh voi, giời ắt sẽ sinh cỏ”, rồi đâu cũng vào đấy tất. Bệnh tật nào giời sinh ra, giời cũng lại cho thuốc chữa trị. Thuốc đầy vườn kia kìa. Thuốc ở trong cây lá đấy. Thuốc đầy xung quanh ta, ở đâu cũng có. Chỉ con người mới ngu đần. Không ngu đần sao lại chết ngay bên đống thuốc?
Tưởng đó chỉ là chuyện tầm phào. Ai ngờ thật, giời ạ!
Các vị thuốc
Các vị thuốc "có sẵn" quanh chúng ta được sử dụng hữu hiệu, ngăn chặn các loại bệnh (Ảnh minh họa)
Cách đây cũng đã lâu, không biết ai đó đã gửi cho tôi một bài thuốc chữa ung thư. Một căn bệnh hiểm nghèo, cả thế giới còn đang bó tay mà cách chữa lại quá đơn giản, chỉ lấy lá đu đủ nấu uống như uống nước chè, thế mà lại khỏi bệnh. Người gửi cho tôi bài thuốc rất quý ấy lại không ghi tên. Bài thuốc như một cái đơn nặc danh, người nói không chịu trách nhiệm về những gì mình nói. Thế thì, làm sao mà có thể tin được?
Tôi không tin nhưng rồi cứ để đấy tham khảo. Như người ta nói, “có bệnh thì vái tứ phương”, đã vái khắp thiên hạ rồi thì vái thêm một cái nữa vào cõi mịt mù thì cũng đã sao? Tôi nghĩ thế và chuyển bài thuốc vu vơ ấy cho một số bạn bè, như một tư liệu tham khảo. Thế mà rồi bất ngờ, tôi nhận được mấy lời cảm ơn, không phải lời cảm ơn theo kiểu xã giao, mà “Cảm ơn anh. Bài thuốc đúng là thần dược. Nhà em chuyển bệnh rồi”. Có người lại còn hỏi tôi địa chỉ nhà để đến hậu tạ.
Gần đây nhất là nhà thơ Trương Hữu Lợi. Anh nhiều năm là Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi (Đài TNVN), là tác giả của chuyên mục: “Kể chuyện và hát ru cho bé”. Trương Hữu Lợi bị ung thư phổi. Anh đã xạ trị, tóc cũng đã rụng hết. Bệnh ung thư phổi thường đi rất nhanh, nhiều người không trụ nổi ba tháng. Vậy mà nhà thơ đã qua 5 năm, tóc xanh mướt, da hồng hào.
Thật là một điều kỳ diệu!
Khi viết lại mấy dòng này, tôi đang ở Hà Giang. Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức một lớp học báo chí cho bà con miền núi phía Bắc. Giờ giải lao, bên chén trà rừng, mọi người lại bàn về những bài thuốc quý của bà con miền sơn cước.
Còn nhớ thời gian khổ, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cũng đã từng từng ốm nặng, tưởng không thể qua khỏi, thế mà rồi chỉ bằng mấy nắm lá rừng, một bà mế Việt Bắc đã chữa cho Bác khỏi bệnh. Chuyện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã kể khá chi tiết trong một cuốn hồi ký của ông.
Giảng viên Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã sưu tầm được rất nhiều bài thuốc hay. Anh bảo, có căn bệnh có thể điều trị rất nhanh, rất hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Ví như bệnh đau đầu. Đầu nhức như búa bổ, chỉ cần day mạnh vào hai vết hõm ở sau tai, thế là khỏi tắp lự. Anh cũng bày cho mọi người. Thấy ứng nghiệm, có người cảm ơn anh: “Sao anh tài thế! Đúng là tuyệt thật!”. “Nhưng mình có tài gì đâu. Bài thuốc của dân gian đấy chứ! Thuốc mà không phải thuốc”.
Cũng theo cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, nếu bị viêm họng, ho dữ dội, kể cả những người bị bệnh viêm họng mãn tính, cũng có thể chữa rất đơn giản, chỉ xoa dầu gió vào huyệt Dũng Tuyền ở dưới gan bàn chân. Nếu ai không biết cái huyệt này thì cứ xoa dầu vào phần hõm ở nửa trên dưới lòng bàn chân, đắp Salonpas lên rồi ngủ một giấc, sáng sau sẽ không còn ho nữa.
Nhưng hay nhất, theo anh Doãn, là bài thuốc chữa ung thư gan và men gan cao. Đúng như ai đó đã gửi cho tôi nhưng chưa đầy đủ. Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại. Đó là một điều rất linh diệu.
Gần đây, thầy Thích Thông Thức, Tiến sĩ Phật học, Đại đức, trụ trì chùa Linh Am, Bắc Ninh cũng đã bày cho tôi một bài thuốc trị mỡ máu rất hay. Lấy cây chó đẻ, loại chó đẻ răng cưa, cùng với nửa trái dứa xanh gọt vỏ và một lạng gan lợn, đun sôi chừng 15 phút rồi uống hai lần trước khi ăn nửa tiếng. Sau hai tuần, sẽ sạch mỡ máu.
Thầy Thích Thông Thức còn dặn tôi, trước khi uống cần qua viện, thử máu để thấy hiệu quả cụ thể. Điều này thì tôi đã thực nghiệm. Tôi qua phố Lãn Ông, mua cây chó đẻ răng cưa (loại chó đẻ bình thường, không hiệu nghiệm). Hầu như quầy thuốc nào cũng có cây chó đe răng cưa, mà rẻ vô cùng. 70 ngàn đồng một bó khá to, phải đến mấy kg. Vừa rồi, khám bệnh, kiểm tra lại, tôi kinh ngạc vì thấy cholesterol và cả triglyceride của mình đều trở lại thưở mười tám, đôi mươi.
Các vị thuốc nam, thuốc bắc có tác dụng chữa bệnh như thuốc tây (Ảnh minh họa)
Các vị thuốc nam, thuốc bắc có tác dụng chữa bệnh như thuốc tây (Ảnh minh họa)
Cả tiểu đường, một căn bệnh nan giải nhưng rất nguy hiểm nếu biến chứng, thành nỗi ám ảnh của bao nhiêu người, có thể chữa được bằng thuốc đông y mà rất hiệu nghiệm. Người bày cho tôi cách chữa này là anh Vũ Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Anh Hiền nhiều năm bị tiểu đường. Anh phải uống đến cả chục viên thuốc tây. Uống thuốc tây có thể trị được tiểu đường nhưng rồi lại bị phản ứng phụ, có thể dẫn đến nảy sinh những căn bệnh khác. Uống thuốc đông y sẽ tránh được hệ lụy này.
Anh Hiền cho tôi bài thuốc của nhà thuốc Vạn Tế Hưng, ở số nhà 22 phố Thủ Khoa Huân, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ. Dù ở bất cứ đâu cũng mua được thuốc, chỉ cần điện cho chị Hương. Chừng hai ngày sau, nhân viên bưu điện sẽ mang thuốc đến rồi thanh toán tại nhà mình. Thuốc không đắt mà hiệu quả cao. Đây là bài thuốc gia truyền của gia đình, không bị tác dụng phụ, giữ ổn định đường huyết có chỉ số từ 4,5 đến 5,5. Thật kỳ diệu. Đúng là thuốc quý có ở xung quanh ta. Chỉ có điều ta có biết không mà thôi.
Bởi thế, nhà thơ Trần Đăng Khoa phải gạt mọi chuyện sang một bên, để thông báo cho các bạn đọc khả kính, đặc biệt những ai đang có bệnh để biết mà điều trị. Bài viết được đăng tải đầy đủ trên VOV.

6 thg 9, 2014

Lý thuyết dây: một lý thuyết vể mọi thứ trong vũ trụ

 ST
Chúng ta đang sống trong một vũ trụ phức tạp hết sức tuyệt vời, và chúng ta tò mò muốn biết bản chất của nó. Chúng ta không ngừng tự hỏi –tại sao chúng ta lại  có mặt ở đây? Chúng ta và thế giới của chúng ta từ đâu mà đến ? Thế giới của chúng ta do gì tạo nên? Chúng ta được may mắn sống vào thời điểm mà con người đã đạt được những tiến bộ to lớn trong công cuộc tìm kiếm giải đáp cho các câu hỏi trên. Lý thuyết dây (string theory) là nỗ lực mới nhất của con người  để giải đáp câu hỏi cuối cùng (và một phần câu hỏi thứ hai)

Mô hình chuẩn
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/8a/String_theory.svg/220px-String_theory.svg.pngWikipedia
Trình tự nghiên cứu cấu tạo vật chất của vũ trụ:

1. Các vật thể vĩ mô (chính xác hơn, các vật thể thông thường hàng ngày quan sát được bằng mắt thường)

2. Cấu trúc
phân tử

3. Cấu trúc
nguyên tử với hạt nhân (proton nơtron) với  electron (điện tử)

5. Các
quark

6. Các
dây
 
Vậy thì, thế giới của chúng ta do gì tạo nên? Vật chất thông thường được tạo nên bởi những nguyên tử, và các nguyên tử này lại được tạo nên bởi ba thành phần cơ bản: những electron xoay quanh một nhân gồm có những proton neutron. Electron thực sư là một hạt cơ bản/ fundamental particle ( nó là một hạt trong gia đình những hạt gọi là lepton), nhưng các neutron và proton lại  được tạo thành bởi những hạt nhỏ hơn gọi là quarks. Quarks –như chúng ta được biết cho tới nay-- là những hạt thực sư sơ đẳng (elementary)
Sư hiểu biết hiện nay của chúng ta về thành phần hạ nguyên tử ( subatomic composition) của vũ trụ (universe) được tóm lược trong Mô hình chuẩn cũa vật lý hạt ( Standard Model of particle physics). Mô hình này mô tả cả những khối xây dựng cơ bản (fundamental building blocks) của vũ trụ và cả các lực tượng tác giữa các khối này .
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6c/Standard_Model_of_Elementary_Particles-vi.svg/300px-Standard_Model_of_Elementary_Particles-vi.svg.pngWikipedia
 Tổng cộng có tất cả 12 khối xây dựng cơ bản: sáu khối là những quark được gọi  là up, down, charm, strange, bottomtop ( một proton chẳng hạn được tạo thành bởi hai “up quark” và một “down quark”). Sáu khối còn lại là những lepton—bao gồm electron , hai hạt anh em với electron nhưng nặng hơn gọi là muontau, cùng với ba neutrino
Có bốn lực cơ bản trong vũ trụ: lực hấp dẫn(gravity), lực  điện-từ (electromagnetism) và các lực hạt nhân (nuclear forces) yếu và mạnh. Mỗi môt lực này được sản xuất ra bởi những hạt cơ bản hành động như chất  chuyên chở lực. Quen thuộc nhất trong những hạt này là photon, một hạt ánh sáng, đóng vai trò trung gian gữa các lực điện từ (điều này có nghĩa là một nam châm hút một cái đinh vì hai vật thễ này trao đổi những photon với nhau). Graviton là hạt liên quan với lực hấp dẩn (gravity). Lực mạnh đuợc tải bởi tám hạt gọi là gluon. Sau hết , lực yếu được truyền đi nhờ ba hạt W+, W- và Z
Động tác (behavior) cũa tất cả các hạt và lực trên đây được mô tả với một độ chính xác tuyệt hảo bởi Mô hình Chuẩn, với một ngoại lệ đáng đễ ý: lực hấp dẫn (gravity). Vì những lý do kỹ thuật, lực hấp dẫn (gravitational force)--lực rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày cũa chúng ta- được chứng tỏ là rất khó có thễ được mô tả ở cấp vi mô. Trong nhiều năm  một trong những vấn đề quan trọng nhất trong ngành vật lý lý thuyết là đưa ra một thuyết lượng tử vể lực hấp dn ( quantum theory of gravity)
Lý thuyết dây
Trong vài thập niên gần đây, lý thuyết dây (string theory) đã xuất hiện như là ứng viên nhiều hứa hẹn nhất cho một lý thuyết vi mô cho lực hấp dẫn (microscopic theory of gravity). Và lý thuyết này có một tham vọng cao xa hơn nhiều: đó là nổ lực cung cấp một mô tả đầy đủ, thống nhất và nhất trí vể cấu trúc cơ bản cũa vũ trụ cũa chúng ta ( completed ,unified and consistent description of the fundamental structure of our universe) . Vì lý do này lý thuyết dây đôi khi đươc gọi là lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything)
Ý tưởng chủ yếu đằng sau lý thuyết dây là: tất cả các hạt “cơ bản” khác nhau của Mô hình Chuẩn  thực ra chỉ là những biểu lộ khác nhau của một vật thể cơ bản: đó là dây (string). Thế là sao?  Như bạn biết chúng ta thông thường hình dung electron như một điểm không có cấu trúc bên trong. Một điểm không thể làm gì khác hơn là di chuyển. Nhưng, nếu lý thuyết dây mà đúng,  thì khi được quan sát bởi một kính hiển vi cực mạnh , electron thực sư sẽ không phải là một điểm mà là một vòng dây nhỏ bé. Một dây(string)có thể làm điều khác hơn là di chuyển: nó có thể dao động theo nhiều cách khác nhau. Nếu nó dao động theo một cách nào đó, thì khi ở xa chúng ta sẽ không thể bảo nó thực sự là một dây mà chúng ta nhìn thấy nó là một electron. Nhưng nếu sợi dây rung theo môt cách khác, chúng ta sẽ nhìn nó như là một photon, một quark ..v.v và v.v… Như vậy nếu lý thuyết dây mà đúng thì toàn bộ vũ trụ được tạo thành bởi những dây
Có lẽ điều đáng chú ý nhất cũa lý thuyết dây là một ý tưởng đơn giản như vậy lại có thể suy diễn ra Mô hình Chuẩn (điều này đã được kiểm chứng bẳng thực nghiệm với một độ chính xác không tưởng). Nhưng cũng cẩn phải nói là cho tới nay chưa có bẳng chứng thưc nghiệm trực tiếp nào chứng tỏ là lý thuyểt dây là một mô tả đúng đắn cũa Thiên nhiên. Điểu này chủ yếu là vì lý thuyết  dây còn đang trong giai đoan phát triển. Chúng ta mới chỉ biết từng “mẩu” của lý thuyết này nhưng chưa nhìn thấy toàn bộ hình ảnh của nó và vì vậy chúng ta không thể có những dự đóan rõ ràng. Trong những năm gần đây, nhiều phát triễn phấn khởi đã xẩy ra, cải thiện tận gốc sự hiểu biết cũa chúng ta về lý thuyết này
             Đọc thêm     http://whystringtheory.com/motivation/the-basics/


Năm yếu tố cơ bản cũa lý thuyết dây
Lý thuyết dây dựa vào năm ý niệm cơ bản sau đây:
1-   Dây và màng (strings and membranes)
Khi lý thuyết dây  mới được đưa ra vào những năm 1970, các sợi năng lượng trong lý thuyết này  được coi như là những vật thể một chiều: những dây (strings). [ Một chiều chỉ ra rằng dây chỉ có chiều dài, trái ngược với hình vuông có cả chiều dài và chiều cao]
Các dây này ở dưới hai dạng: dây khép kín và dây hở. . Dây hở có hai đầu không đụng nhau, còn dây khép  kín là một vòng không có đầu hở. Cuối cùng những dây ban đầu ( gọi là dây Loại I) được phát hiện là có thể trải qua 5 loại tượng tác cơ bản theo như hình dưới đây ,  tùy thuộc vào những cách chắp nối hay tách rời khác nhau
Type I strings can go through five fundamental interactions, based on different ways of joining and
Các tượng tác dựa vào khả năng của một dây chắp nối hay tách xa các đầu của nó. Bởi vì các đầu của những dây hở có thể chắp nối lại tạo thành những dây khép kín, nên bạn không thể tạo dựng một lý thuyết dây không có những dây khép kín.
Điều này đã tỏ ra quan trọng, bởi vì các dây khép kín có những tính chất làm cho các nhà vật lý học tin rằng chúng có thễ mô tả lực hấp dẫn (gravity). Thay vì là một lý thuyết vế những hạt vật chất, các nhà vật  lý đã bắt đầu nhận định ra rằng lý thuyết dâycó đủ  khả năng giải thích lực hấp dẫn ( gravity) và động tác (behavior) của các hạt
Sau nhiều năm, người ta đã phát hiện là lý thuyết dây đòi hỏi những vật thể khác hơn là các dây. Các vật thể này có thễ được xem như là những tấm lá hay brane. Các dây có thễ bám dính một đầu hay cả hai đầu vào các brane này. Hình dưới đây là một brane hai chiều ( gọi là 2-brane).
In string theory, strings attach themselves to branes.
2-   Lực hấp dẩn lượng tử (Quantum gravity)
Vật lý cận đại có hai định luật cơ bản: vật lý lượng tử (quantum physics)và thuyết tương đối tổng quát (general relativity) . Hai định luật khoa học này tiêu biểu cho những lãnh vực nghiên cứu hoàn toàn khác nhau. Vật lý lượng tử nghiên cứu những vật thể cực nhỏ nhất trong thiên nhiên, trong khi thuyết tượng đối có xu hướng nghiên cứu thiên nhiên ở qui mô các hành tinh, thiên hà và vũ trụ như một toàn bộ (Dĩ nhiên lực hấp dẫn ảnh hưởng tới các hạt nhỏ bé và thuyết tượng đối cũng kể tới lực này). Những lý thuyết nhắm hợp nhất hai lý thuyết trên là những lý thuyết lực hấp dẫn lượng tử ( theories of quantum gravity), mà lý thuyết có nhiểu hứa hẹn nhất chính là lý thuyết dây
.
3-   Hợp nhất các lực (Unification of forces)
Cùng một lúc với vấn để lực hấp dẫn lượng tử, lý thuyết dây còm nhắm hợp nhất bốn lực trong vụ trụ--lực từ trường, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu và lực hấp dẫn—vào trong một lý thuyết thống nhất. Trong vũ trụ của chúng ta, các lực cơ bản này  hiện ra như là bốn hiện tượng khác nhau, nhưng các chuyên gia về lý thuyết dây tin rẳng trong vũ trụ sơ khai (khi mà năng lượng ở những mức cao vô cùng) các lực này đều được mô tả như là những dây tương tác với nhau
4-   Siêu đối xứng (Supersymmetry).
Tất cả các hạt trong vũ trụ có thễ chia làm hai loại: boson và fermion.  Lý thuyết dây tiên liệu là có một loại liên kết gọi là siêu đối xứng (supersymmetry)  giữa hai loại hạt này. Theo siêu đối xứng phải có một fermion  tồn tại cho mỗi một boson và ngược lại. Nhưng đáng tiếc là các thí nghiệm chưa phát hiện ra những hạt phụ thêm này (extra particles)
Siêu đối xứng là một  mối liên hệ toán học đặc trưng giữa một số nhất định số hạng trong các phương trình vật lý. Siêu đối xứng đã được phát hiện bên ngoài  lý thuyết dây, mặc dầu khi đuơc đưa vào trong lý thuyết dây nó đã biến đổi lý thuyết này thành lý thuyết dây siêu đối xứng (hay lý thuyết siêu dây/ superstring theory ) vào khoảng giữa nhửng năm 1970
Siêu đối xứng đã đơn giản hoá rất nhiều các phượng trình cũa lý thuyết dây bằng cách loại bỏ một số nhất định số hạng (terms) . Không có siêu đối xứng, các phượng trình sẽ dẫn đến những mâu thuẫn vật lý , chẳng hạn như những giá trị vô hạn và những mức năng lượng ảo .
Vì các nhà vật lý chưa quan sát thấy những hạt tiên liệu bởi siêu đối xứng , nên điều này vẫn còn là một giả thiết toán học. Nhiều nhà vật lý học tin rằng lý do chưa ai quan sát được các hạt này là vì  phải cần nhiều năng lượng để tạo ra chúng (theo công thức nổi tiếng cũa Einstein E=mc2 năng lượng liên hệ với khối lượng) Có th nh ững hạt  này đã có hiện diện trong vũ trụ sơ khai (early universe), nhưng vì vũ trụ nguội dần và năng lượng đươc trải rộng sau big bang nên các hạt  này đã tụt xuống mức năng lượng thấp hơn như được quan sát thấy ngày nay.( Tuy vậy bạn đừng nên nghĩ  rẳng vũ trụ cũa chúng ta ngày nay ở mức năng lượng đặc biệt thấp vì ỡ đây thấp chỉ có nghĩa là  thấp so với sức nóng mãnh liệt vào những khoảng khắc ngay sau big bang)
Các nhà khoa học hi vọng là những quan sát thiên văn hay các thí nghiệm với máy gia tốc hạt  sẽ giúp khám phá ra những hạt  siêu đối xứng năng lượng cao, đem lại sự hỗ trơ cho các tiên liệu cũa lý  thuyết dây
5-   Các chiều phụ thêm (extra dimensions)
Một kết quả toán học khác cũa lý thuyết dây là lý thuyết này chỉ  có ý nghĩa trong một thế giới có nhiều hơn ba chiều không gian. ( Vũ trụ cũa chúng ta có ba chiều không gian-- phải/trái, lên/xuống và trước/sau).  Hiện nay có hai giải thích về vị trí của các chiều phụ thêm
·        Các chiều không gian  phụ thêm (đại cương 6 trong số này) co tròn lại đễ đạt tới những kích cỡ vô cùng nhỏ mà chúng ta chẳng bao giờ nhận thức ( perceive)được
·        Chúng ta bị kẹt trên một brane 3-chiều, và các chiều phụ thêm đều hướng ra ngoài brane này nên chúng ta không đụng tới được
Một lãnh vực nghiên cứu trọng đại cho các chuyên gia vể lý thuyết dây là tim những mô hình toán học đễ làm sao cho các chiều phụ thêm (extra dimensions) có thể liên hệ với các chiều cũa riêng chúng ta. Một số những kết quả mới nhất đã tiên liệu là các nhà khoa học sẽ sớm có thể phát hiện ra các chiều phụ thêm này (nếu có) qua nhửng thí nghiệm sắp tới đây

29 thg 8, 2014

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận


Bài thuốc đơn giản chữa bệnh suy thận
Lương y Đào Hồ Phong Giao nói về tác dụng của thuốc nam
(PLO) -  Xuất thân từ gia đình nhiều đời theo nghề thuốc, cộng với niềm đam mê khám phá những cây thuốc dân gian, bác sĩ - lương y Đào Hồ Phong Giao (50 tuổi, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã nghiên cứu thành công nhiều bài thuốc dễ kiếm, hiệu nghiệm. Theo ông, bệnh suy thận cấp hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng bài thuốc tự chế rất đơn giản, rẻ tiền.
Cây cỏ mực và đỗ đen trị bệnh suy thận cấp
Thành phần chính của bài thuốc là cây cỏ mực - cỏ nhọ nồi (có tên đông y là hạ liên thảo) và hạt đỗ đen. Hai loại thảo dược này rất tốt trong việc chữa trị chứng suy thận cấp, tức bệnh suy thận ở cấp độ mới mắc phải. 
Triệu chứng bệnh suy thận thường gặp như sau: Tiểu đêm, ngủ hay gặp ác mộng, tóc bạc sớm kèm biểu hiện đau lưng mỏi gối. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị.
Ông Giao hướng dẫn: Hái cỏ mực đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng trên lửa than. Hằng ngày dùng khoảng 30g cây cỏ mực nấu chung với 40g đỗ đen rang cháy vừa. Đun hỗn hợp cỏ mực và đỗ đen sôi rồi chắt lấy nước uống như uống nước bình thường. Mỗi thang thuốc có thể nấu nhiều lần. 
Bài thuốc từ cỏ mực và đỗ đen phù hợp với mọi cơ địa, không hề lo lắng xảy ra tác dụng phụ. Uống chừng vài thang thuốc, người bệnh sẽ thấy triệu chứng tiểu đêm thưa dần rồi giảm hẳn; đồng thời ăn ngon, ngủ ngon hơn. 
Bài thuốc không chỉ bổ thận mà còn giúp hệ thống cơ xương phát triển tốt. “Tây y bồi bổ xương khớp bằng cách cung cấp canxi trực tiếp. Còn Đông y bổ xương cũng thông qua việc tạo canxi nhưng thông qua bồi bổ thận”, lương y Giao giải thích. 
 Cây cỏ mực (có nơi còn gọi là cỏ nhọ nồi)
Tuỳ thể trạng từng người, bệnh tình thuyên giảm nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên đặc tính chung của thuốc  nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Cũng liên quan đến chứng suy thận, ông Giao khuyên mọi người nên chú trọng bảo vệ cơ quan này bởi thận giữ vai trò cốt yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh: “Thận hoạt động tốt, chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải hết ra ngoài, ắt bệnh tật tiêu tan”.
Phương pháp cai nghiện bằng châm cứu và thuốc đông y
Ngoài bài thuốc chứa suy thận cấp. ông Giao cũng cho biết có thể áp dụng liệu pháp châm cứu kết hợp thuốc đông y vẫn giúp con nghiện cắt cơn nghiện hiệu quả, đồng thời giảm chi phí đáng kể. 
Phương pháp châm cứu có tác dụng kích thích vào hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo hoóc môn của cơ thể, tạo sự cân bằng giúp con nghiện cắt cơn. Tất nhiên mỗi người nghiện ma tuý, nội tạng tổn thương ở mức độ khác nhau nên phương pháp kích thích bằng kim châm cứu cũng khác nhau. Mỗi lần châm cứu sẽ tác động trực tiếp vào nhóm huyệt trên dưới 10 huyệt đạo. Thời gian châm cứu chỉ kéo dài chừng nửa tiếng đồng hồ. 
Khi áp dụng liệu pháp này, thầy thuốc cần nắm rõ chu kì lên cơn nghiện của con nghiện. Căn cứ vào đó, phải tiến hành châm cứu trước thời điểm phát cơn một tiếng đồng hồ nhằm giúp cơ thể sản sinh hoóc môn ức chế kịp thời. “Thông thường, mỗi liệu trình châm cứu kéo dài từ 15 - 25 ngày. 
Nếu con nghiện lên cơn 2 – 3 lần/ngày thì cũng phải châm cứu cắt cơn tương đương chừng đó lần. Bên cạnh tác dụng kích thích quá trình tạo hoóc môn kháng thể, châm cứu còn giúp ổn định hệ thần kinh người nghiện”, ông Giao trình bày.
Song song với quá trình châm cứu, người nghiện ma tuý nên sử dung bài thuốc “Thập toàn đại bổ” nhằm bổ dưỡng ngũ tạng tổn thương, lấy lại sức đề kháng. 
Bài thuốc gồm thành phần như sau, liều lượng mỗi vị dao động từ 6 đến 20g: Đản sâm (có tác dụng bổ khí, sơn thù; nói cách khác là bổ thận âm), bạch truật (bổ tỳ, tăng đề kháng, kích thích ăn uống), hoài sơn (bổ tỳ, khí), thục địa (bổ thận dương), sài hồ (bổ thận âm, thanh nhiệt), cam thảo (giải độc, làm trung hoà các dược liệu), bạch chỉ (kháng viêm, có tác dụng trị đau vùng thượng đình), táo nhân; và viên chỉ (có tác dụng an thần, bổ tâm can). 
Đem bài thuốc trên sắc lấy nước uống, thời gian uống là trước bữa ăn chừng 30 phút. Theo ông Giao, nếu kết hợp song song liệu pháp châm cứu và uống thuốc sẽ rút ngắn thời gian cai nghiện hơn. Nguyên lý chung của hai phương pháp đều nhằm mục đích tạo sự cân bằng cơ thể, ổn định thần trí. Từ đó người nghiện “quên” đi cơn “đói” ma tuý.
Tương tự bài thuốc nam trị chứng suy thận cấp, cai nghiện bằng y học cổ truyền giúp con nghiện rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, sử dụng thuốc đông y hoàn toàn không lo lắng xuất hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nhất là người nghiện ma tuý sử dụng nhiều thuốc tây y dễ gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Vị lương y cung cấp thêm, tất cả mọi người, nhất là người lớn tuổi đều có thể áp dụng bài “Thập toàn đại bổ” để tăng cường sức khoẻ. 
Ông Giao được đánh giá là vị thầy thuốc giỏi về chuyên môn, từng công tác nhiều năm tại Viện Y dược học TP.HCM. Mười hai tuổi cậu bé đã học nghề đông y, sau đó tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM. Suốt thời gian công tác tại viện y dược học, ông Giao nhiều lần được những bệnh viện nước ngoài trực tiếp mời sang giảng dạy, thực nghiệm chữa bệnh đông y. 
Ông từng đem phương pháp châm cứu, thuốc y học cổ truyền sang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kì. Bệnh nhân những nước này rất chuộng liệu pháp trị bệnh không cần dùng thuốc như kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt của người Việt. 
Mang trong mình hai trường phái y học, ông Giao quan niệm muốn trị bệnh hiệu quả cần biết cách kết hợp hài hoà giữa Đông và Tây y. Nói cách khác tức kết hợp hài hoà hai yếu tố cổ (tức đông y) và kim (y học hiện đại): “Mỗi ngành đều có cái hay của nó. Nếu biết kết hợp sẽ tăng cao tính hiệu quả trong việc chữa trị bệnh tật”, ông Giao trải lòng.
Huế Thương