Nguồn từ Kicbu! Thanks Kicbu!
http://kichbu.blogspot.com/2014/12/nguoi-nhat-ban-lam-viec-nhu-nao.html
Как работают японцы
Маria Karpova
Nhân viên công ty Epson kể
Có
suy nghĩ khuôn sáo rằng ở Nhật Bản làm việc tốt. Ý kiến
này xuất phát từ những đồng hương của chúng ta
đang làm việc theo lời mời của các công ty nước ngoài, nơi
người Nhật cố gắng để điều chỉnh theo mức độ và phong cách của
người nước ngoài. Trong khi đó, hệ
thống lao động truyền thống của
Nhật Bản được tổ chức độc đáo, và tồn tại trong đó khá nặng nề. Chính vì vậy người nước ngoài thăng tiến trong các công ty
Nhật Bản cổ điển không nhiều đến vậy. Nhân viên của công ty Epson, Marina Matsumono
kể về nhân viên văn phòng bậc trung ở Nhật Bản làm việc như thế nào.
Quy định ăn mặc.
Dĩ nhiên, các quy tắc
phụ thuộc vào công ty cụ thể, nhưng về nguyên tắc quy định ăn mặc tại Nhật Bản chặt
chẽ hơn nhiều so với ở Nga. Việc
không tuân thủ các quy tắc của nó
sẽ mang lại những hậu quả nghiêm
trọng đối với nhân viên, cho đến mức bị sa thải ngay lập tức.
Trong công ty truyền thống
của Nhật Bản nhất thiết phải mặc
trang phục màu đen bất kể thời tiết, ngay
cả khi ngoài trời +40. Người Nhật Bản chịu đựng một cách bình
thản cả lúc nóng bức, cả giá lạnh, bởi họ trải qua sự tôi luyện khốc liệt đối
với cơ thể khốc liệt từ tấm bé. Gần đây đã có một luật mới cho
phép mặc áo ngắn tay đến nơi làm việc. Điều này liên quan đến lý do buộc phải tiết
kiệm điện, khi bây giờ trong các văn phòng ngay
cả trong điều kiện thời tiết nóng bức không phải lúc nào cũng sử dụng máy điều
hòa không khí.
Trong một số công ty, phụ nữ bị cấm mặc
trang phục gây chú ý - trang phục phải
tuyệt đối đứng đắn. Váy nhất thiết
phải phủ đầu gối.
Đồ nữ trang cũng bị cấm. Tôi có
một công ty quan trọng, nổi tiếng thế giới. Nhưng nơi tôi làm việc hầu hết là người Nhật
Bản. Tại nơi làm việc của tôi,
họ cho phép tôi được đeo chỉ thánh giá -
phía trong áo để không ai trong thấy nó, và nhẫn cưới.
Trang điểm không nên lộ rõ. Phụ nữ Nhật Bản thích tô
điểm rực rỡ, đôi má rất ửng hồng, hầu hết dùng lông mi giả.
Nhưng tại nơi làm việc, phụ nữ nên nom càng ít thu hút đàn ông càng tốt.
Ở một số nơi, phụ nữ chỉ nên
để tóc ngắn, không
phủ kín tai. Màu tóc -
phải là màu đen. Nếu do tự nhiên, chẳng
hạn, cô gái tóc vàng - cần
phải nhuộm tóc.
Đàn ông ngoại trừ
mái tóc để dài, bị cấm để râu quai nón và ria mép. Đó là một quy tắc
bất thành văn mà tất cả mọi người đều
biết. Lối sống ổn cố Yakuza (hình thức truyền thống của tổ chức tội phạm ở Nhật Bản) ngăn cản.
Quan hệ tùng thuộc.
Khi được bố trí vào làm việc, tôi đã ký một loạt các văn bản,
nơi tôi cam kết rằng tôi sẽ không trao đổi với khách hàng và đồng nghiệp bất kỳ điều gì ngoài công việc: cả về thời tiết,
cả về thiên nhiên. Tại nơi làm việc tôi không có quyền chia sẻ "các dữ liệu cá nhân"
của mình - chồng tôi là ai, công
việc của tôi như thế nào... Ở nhà,
tôi không có quyền kể về công việc của mình. Công việc của tôi
không bí mật, nhưng đã chấp nhận và thỏa
thuận như vậy trong hợp đồng của tôi.
Đến nơi làm việc chỉ được mang theo những vật dụng cần cho công việc: đối
với tôi đó là tài liệu và cây bút. Túi xách, ví tiền và điện thoại tôi không
thể mang theo, tất cả phải được để lại ở chỗ kiểm soát ra vào.
Ở Nga có một câu nói được ưa thích: "Xong việc - chơi thoải mái". Tại
nơi làm việc ở Nga điều chủ yếu là bạn hoàn thành kế
hoạch của hôm nay. Ở Nhật Bản "kế hoạch của hôm nay" không làm ai bận
tâm. Bạn đã đến nơi làm việc, và phải làm việc tại đó.
Người Nhật kìm hãm quá trình làm việc như thế nào.
Ở Nga, tất cả chúng
ta đều biết rằng tiền lương
phụ thuộc vào kết quả công việc của bạn. Nếu làm việc kém - bạn chẳng
nhận được gì cả. Nếu làm việc tốt - bạn sẽ được nhận tiền thưởng và thăng tiến
trong công việc. Nếu bạn đã hoàn thành tất cả công việc, có thể về sớm hơn hoặc
xin làm việc bổ sung để kiếm được nhiều tiền hơn.
Ở Nhật Bản trả tiền theo giờ làm việc. Hầu như tất
cả người Nhật Bản nhận tiền làm ngoài giờ. Nhưng
điều này thông thường biến thành thực tế là họ kéo dài một công việc có thể
thực hiện trong vòng hai giờ - thành một tuần. Thời hạn được quy định
bởi công ty cũng không phải luôn luôn tương ứng với mức độ phức tạp của công
việc. Người Nhật Bản sẽ dềnh dàng hàng giờ, chúng ta cảm tưởng rằng họ làm việc vật vờ, còn họ cho rằng đang
thực hiện công việc "chăm chỉ". Họ đang kìm hãm quá trình làm việc thật không thể tưởng tượng
nổi, bởi vậy làm việc với họ chúng tôi thật khó khăn.
Và, tiện thể nói thêm, đây là một trong những
nguyên nhân, theo đó nền kinh tế của họ không phải ở trạng thái tốt nhất. Với
hệ thống trả lương theo giờ, họ đã
đưa mình vào bẫy. Bởi, trên thực tế, công việc không nhắm vào chất lượng, mà là số giờ tại
văn phòng.
Những cuộc
trao đổi tràng dang đại hải kéo dài
Chúng ta đều biết rằng
"ngắn gọn - mẹ đẻ của tài năng", ở Nhật Bản ngắn gọn -
đó là thiển cận trí tuệ. Người Nhật
Bản không thể nói một cách ngắn gọn
ngay cả về công việc. Họ rơi vào giải thích lê thê và
tràng dang mà chúng chỉ nhắm để một người thiển cận hiểu họ nói gì với người ấy.
Các cuộc họp có thể kéo dài với hàng giờ
không thể tin nổi. Người Nhật Bản cho rằng nếu họ nói nhiều và rất chi tiết về
một và chỉ một việc, thì như vậy họ tôn trong người đối thoại.
Phân tầng của xã hội.
Để trồng lúa cần
rất nhiều công việc và tổ chức.
Bởi vậy, trong lịch sử tại Nhật Bản
đã hình thành hệ thống lao động chuyên môn rất hẹp và phân tầng xã hội gay gắt.
Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình và vị
trí của mình trong quá trình sinh
sống và sản xuất.
Các cộng đồng Nhật Bản luôn luôn được tổ chức
rạch ròi. Chẳng hạn samurai không
bao giờ chuẩn bị bữa ăn cho bản thân, samurai có thể dễ dàng chết đói
nếu như nông dân không cứu giúp.
Như hệ quả của tâm lý
này, bất kỳ người Nhật Bản nào
thường rất khó tự
mình ra quyết định mà không vốn cố hữu theo địa vị. Họ
không thể nhận về mình trách nhiệm tối
thiểu, mà nó vượt ra ngoài khuôn khổ công việc hàng ngày thông thường của họ thế nào đó.
Đặt một dấu phẩy hoặc
không đặt - đây cũng là vấn đề mất cả
nửa ngày. Chuẩn bị các tài liệu
đơn giản - đó là chuỗi của các
tham vấn bất tận. Hơn nữa, trách nhiệm của những cuộc tham vấn như vậy làm kinh
ngạc. Nếu người lao động dù sao lấy cho mình lòng dũng
cảm ra quyết định không theo địa vị, thì tất cả mọi người trong chuỗi tầng bậc
liên quan đến người đó sẽ bị khiển trách. Đây là chuyên chế phương Đông trong
hành động: "Tôi - con
người nhỏ bé, tôi - một người nông dân bình thường, và tôi còn phải làm công việc chỉ dành cho tôi".
Một lần nữa, tất cả mọi vấn
đề đều lý giải được: Nhật Bản
- một đất nước
nhỏ bé với dân số quá lớn,
cần những khuôn
khổ và quy tắc nghiêm ngặt. Để sống được
ở Nhật Bản - cần nhận thực rõ: giới hạn của tôi là ở đây,
và còn đây là giới hạn của người khác, tôi phải tôn trọng
nó. Không ai vượt ra ngoài phạm vi của mình. Nếu người
Nhật Bản vượt ra ngoài khôn khổ, thì họ sẽ bị mất hút đúng trong nghĩa đen.
Nga là đất nước mênh mông, rộng lớn. Chúng ta
không bị bó hẹp. Chúng ta phóng khoáng. Người Nga
có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Và người Thụy Điển, và các những
người dân tộc khác… - đây trước hết nói về chúng ta, những người Nga!
Cũng như tất cả mọi
người.
Điều thú vị rằng, ở Nhật Bản
bạn không nên thể hiện sự khác biệt hoặc
ưu thế về trí tuệ. Bạn không thể
bày tỏ tính độc đáo, riêng biệt của mình. Điều
này không được chào đón. Tất cả cần phải
giống nhau. Từ nhỏ ở đó tính độc đáo đã bị tận diệt, bởi
vậy Nhật Bản sẽ không mang
lại cho thế giới Einstein hay Mendeleev.
Các công nghệ nổi
tiếng của Nhật Bản - huyền thoại.
Như quy luật, đó
là những ý tưởng được hình thành không phải bởi người
Nhật Bản. Họ biết làm tốt việc gì, thì đó là khéo léo
bắt chước đúng lúc và hoàn thiện điều này. Còn chúng ta ngược lại - chúng ta có
thể tạo ra điều vĩ đại và quên
...
Để tồn tại được trong xã
hội Nhật Bản, bạn cần phải giống như mọi người. Ở Nga, trái lại, nếu
bạn cũng giống như mọi người - bạn sẽ bị mất hút. Luôn cần những ý tưởng mới
để chinh phục và lấp đầy không gian rộng lớn.
Thăng tiến.
Trong công ty cổ
điển Nhật Bản, người ta xây dựng con đường thăng tiến lâu dài. Thăng tiến nghề
nghiệp phụ thuộc vào độ tuổi, chứ
không phải công lao. Một chuyên
gia trẻ, thậm chí rất tài năng sẽ giữ chức vụ không quan trọng, phải làm nhiều
việc và lương thấp, bởi vì anh ta người mới. Vì tổ chức quá trình lao động như
vậy, người Nhật Bản phải cạnh tranh ngày càng khó khăn trên thị trường quốc tế.
Đúng vậy, tồn tại khái niệm chất lượng Nhật Bản, nhưng điều
này không cứu được họ, bởi vì kinh doanh được thực hiện quá ư là Nhật Bản.
Lương.
Chính thức tại Nhật Bản
lương cao. Nhưng
trừ tất cả các khoản thuế, chiếm xấp xỉ 60%, mọi người được nhận tận tay trung bình một nghìn dollars. Những người trẻ tuổi nhận được thậm chí ít hơn. Vào tuổi 60, lương là món tiền
khá lớn.
Kỳ nghỉ và những ngày
nghỉ.
Tại Nhật Bản, không có kỳ
nghỉ. Ngày nghỉ - đó là thứ Bảy hoặc Chủ Nhật. Và tùy thuộc vào công ty mà bạn có thể có một số ngày nghỉ bổ sung trong năm. Chẳng hạn, 10
ngày, nhưng không thể nghỉ ngay lập tức. Cần phải chia nhỏ các ngày nghỉ. Chẳng
hạn như lấy một ngày nghỉ trong tuần - và đi đâu đó theo công việc. Ở công ty
của tôi, tôi có nghĩa vụ phải thông báo về điều này trước một tháng để tất cả mọi người hợp lại và
thay thế tôi. Trong số các công ty khác, những thời hạn còn thậm chí
nhiều hơn. Một sự
kiện bất ngờ vắng mặt tại nơi làm việc là cả vấn đề.
Nếu bạn bị ốm vào thứ hai
và không nghĩ rằng không đi làm việc,thì
họ sẽ không hiểu bạn. Tất cả mọi người hăng hái đi làm việc.
Ngày lễ có thể là ngày nghỉ: ngày tưởng
nhớ người chết - Obon vào trung tuần tháng Tám. Nhưng chuyên gia trẻ
này không có cơ hội này, và phải làm việc hay năm đầu tiên không có ngày
nghỉ thêm.
Năm mới được nghỉ 1-3 ngày. Nếu
chúng trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật, thì không như ở
Nga, không ai chuyển ngày nghỉ sang thứ Hai và thứ Ba.
Còn có thêm "tuần lễ vàng" vào tháng Năm, khi diễn ra liên tục những ngày lễ
tôn giáo và nhà nước. Chồng tôi làm
việc cả các ngày, tôi có 3 ngày nghỉ.
Ngày làm việc.
Ngày làm việc tiêu
chuẩn từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nhưng điều quan trọng nhất, bạn cần nhớ
rằng, nếu đã quy định ngày làm việc từ chín giờ, thì không nên đến đúng giờ
này.Thậm chí nếu bạn đến
vào lúc 8.45 - xem rằng bạn đã bị
muộn. Cần phải đến nơi làm việc ít nhất
trước nửa giờ, một số đến trước một giờ. Cho rằng
con người cần thời gian để lấy tinh thần làm việc, chuẩn bị cho công việc.
Kết thúc ngày làm việc
chính thức không có nghĩa rằng bạn có thể về nhà. Không chấp nhận về
trước sếp của mình. Nếu sếp còn nán lại văn phòng thêm
hai giờ, thì bạn cũng phải ở lại thêm hai giờ nữa, và điều này không được tính
là làm ngoài giờ. Những trường hợp cá nhân của bạn - đó là vấn đề của bạn mà
như tôi đã đề cập, theo hợp đồng tôi đã ký với đồng nghiệp, là không trao đổi.
Tiếp xúc ngoài giờ.
Ở Nhật Bản có khái niệm
như thế này - "nomikay"
- "uống với nhau", gợi nhớ đến phường hội Nga. Đâu đó "nomikay"
diễn ra hàng ngày, trong công ty của tôi - hai lần
một tuần. Dĩ
nhiên, có thể từ chối, nhưng họ sẽ "ngấm nguýt" bạn. Tại
sao uống? - Bởi vì ở Nhật Bản xem uống rượu với thái độ tích cực. Thần đạo Shinto muốn làm lễ tế cho các vị thần thông
qua rượu. Các bác sĩ Nhật Bản
cho rằng uống rượu hàng ngày là hữu ích. Không ai nói uống bao nhiêu là vừa.
Người Nhật Bản không biết
uống rượu, và, thường uống rất say. Với bạn việc uống sẽ
chẳng đáng giá bao nhiêu, hoặc là sếp, hoặc là công ty luôn luôn trả tiền cho
chầu rượu.
Bây giờ, để kích thích thêm
viếc đến các quán bar với các đồng nghiệp - người lao động bắt đầu thậm chí trả tiền cho "nomikay." Đây là một phần của văn hóa Nhật Bản - cùng nhau làm việc và cùng nhau uống.
Vậy ra rằng gần như 24 giờ một ngày của 365 ngày một
năm bạn chỉ dành thời gian chỉ
với các đồng nghiệp.
Ngoài "nomikay", cần phải uống với khách
hàng, đối tác, quan chức mà công ty có quan hệ.
Thật vậy, ở Nga có cái gì đó tương tự, nhưng
điều đó hoàn toàn không thể so sánh với quy mô uống rượu như ở Nhật Bản. Đúng vậy và sau đó ở Nga người ta xem uống
rượu xấu xa hơn nhiều.
***
Bây giờ bạn có thể
hình dung bức tranh toàn cảnh. Người
Nhật Bản ra khỏi nhà lúc 7 giờ sáng. Tại nơi làm việc, nó tồn tại trong khuôn phép nghiêm ngặt theo địa vị của mình. Sau khi kết
thúc ngày làm việc chính thức
mọi người sẽ làm thêm giờ, bởi cần họ nuôi sống gia đình.
Sau đó họ đi uống rượu với các
đồng nghiệp và trở về nhà từ đó lúc 2 giờ sáng, có
nhiều khả năng là say. Họ làm
việc vào các ngày thứ Bảy. Chỉ thấy
gia đình mình vào ngày Chủ nhật. Thêm vào đó họ ngủ hoặc uống rượu suốt ngày
nghỉ cho đến tối, bởi vì họ bị căng thẳng khủng khiếp vì chế độ làm việc như
vậy.
Ở Nhật Bản, có một khái niệm riêng biệt - "Chết vì
quá nhiều việc". Đó là chuyện rất thường xảy ra khi người ta chết sau bàn làm việc hoặc, không chịu được sức ép, đã
kết thúc cuộc đời mình bằng tự tử. Đối với Nhật Bản, đó là sự kiện thường tình, mà thực
tế họ không phản ứng với nó. Người ta thậm chí sẽ nổi giận nếu ai đó tự tử gây khó
dễ cho công việc của họ. Mọi người đều nghĩ
rằng: "Tại sao cậu không làm điều này ở một nơi kín đáo, yên tĩnh, tôi vì cậu sẽ không đi làm đúng giờ !!".
Cần phải hiểu rằng
xã hội Nhật Bản không ngồi yên và không
nghĩ ra cho mình các quy tắc này.
Tất cả hình thành
vì đặc trưng lịch sử và địa lý của Nhật Bản. Có lẽ, tất cả sẽ đồng ý
rằng họ có những lý do xác đáng để động viên như vậy của
xã hội, luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì đó. Lãnh
thổ nhỏ, đông dân, chiến tranh, động đất, sóng thần - vào bất cứ lúc nào tất cả đều có thể sụp đổ. Vì
vậy, người Nhật từ thời thơ ấu đã
học được cách làm việc theo nhóm, học để
tồn tại trên một rẻo đất của mình. Trong thực tế, toàn bộ nền giáo dục Nhật Bản được xây dựng không phải để dạy cho
con người điều gì đó, phát triển nó, dạy cho con người trở thành người Nhật Bản
thực sự, trở thành người có khả năng cạnh tranh chính trong xã hội Nhật Bản..
Không phải tất cả mọi người có thể chịu đựng nổi cuộc sống này, bởi vì điều này
thực sự khó khăn.