7 thg 4, 2014

Bài thuốc trị viêm xoang trong 8 ngày với mướp

ST

Mướp rất lành và trị được nhiều bệnh như mề đay, hen suyễn, bệnh trĩ... trong đó một bài thuốc được nhiều người biết tới là dùng mướp sao khô, tán nhỏ trị viêm xoang.

Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6–8 cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai.
Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, những người có tì vị kém, đau bụng, đi phân nát, liệt dương thì không nên dùng mướp thường xuyên.
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc, dùng nấu nước uống giúp lợi sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với móng giò lợn để ăn.
- Xơ mướp là vị thuốc lương huyết, hoạt huyết, thông kinh giải độc, giảm đau, cầm máu; dùng chữa chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu.
- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa, tăng cường sự tuần hoàn máu..
- Lá mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, ho gà, trị vết thương chảy máu, trị mụn...
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trị ho nhiều đờm, tiểu khó ...
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.
Dưới đây là công dụng tuyệt vời của quả mướp
Trị viêm xoang
Mướp khô dùng nồi rang teo lại, nghiền nhỏ thành bột mịn, mỗi lần uống 6g, vào buổi sáng sớm khi bụng trống rỗng dùng nước ấm hòa tan uống, uống liên tục 8 ngày.
Trị viêm yết hầu
Mướp mềm rửa sạch xay nhuyễn thành nước, thêm một lượng đường thích hợp, mỗi ngày uống 1 thìa,chia 3 lần uống.
Trị phong hàn ho
Mướp tự phơi khô, nghiền thành bột mịn, trộng với mật ong làm thành viên, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g.
Trị khuẩn lợi
Gốc, rễ, lá mướp đều được. Rửa sạch xong xay nghiền nhỏ thành nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
Tăng tiết sữa
Phương pháp 1: 60g mướp, 1 cái chân giò, nấu chín nhuyễn ăn.
Phương pháp 2: Mướp già 1 quả, sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu vàng lượng thích hợp, mỗi lần uống 9g.
Trị hen suyễn do dị ứng
Phương pháp 1: Dây mướp rửa sạch xay nghiền thành nước, mỗi lần uống 1 thìa, chia uống 3 lần.
Phương pháp 2: Mướp sống 2 quả, cắt ngắn, cho vào nồi luộc nhừ, lấy ra vắt nước đặc uống, khoảng 150ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Trị đại tiện ra máu do trĩ
Phương pháp 1: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
Phương pháp 2: Mướp tươi 250g cắt khúc, thịt lợn nạc 200g cắt miếng, thêm lượng nước thích hợp nấu canh ăn.
Trị đau nhức thần kinh
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Trị da sưng nhọt
Mướp tươi 1 quả, sau khi xay nhuyễn đắp lên chỗ đau, sau đó dùng vải màn băng lại, mỗi ngày thay 1 lần.
Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị hói từng vùng
Mướp già chia thành miếng, dùng lực xát lau vào vùng không có tóc, cho tời lúc vùng đó phát nóng là được, mỗi ngày làm từ 2-3 lần.
Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

3 thg 4, 2014

Những chú ý khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn


ST

TPO - Những năm gần đây, những người có bệnh tim mạch thường mách nhau tìm mua loại thuốc có giá rất đắt (khoảng 1 triệu đồng 1 viên) gọi là “An cung ngưu hoàng hoàn”.

Nghe nói, thuốc này cấp cứu tai biến mạch máu não rất tốt, mỗi gia đình đều cần dự trữ ít nhất một viên phòng khi nguy cấp, ngoài ra thuốc còn có thể dùng để dự phòng tai biến mạch máu não...
Xin cho biết: Khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn cần chú ý những vấn đề gì? Thuốc có độc và tác dụng phụ nguy hiểm?
(Câu hỏi của nhiều độc giả)
+ Đáp:
Nhờ có tác dụng nhanh và hiệu quả rõ rệt, “An cung ngưu hoàng hoàn” (ACNHH) đã trở thành một loại thuốc quý của Đông y, dùng để cấp cứu trong các trường hợp bị hôn mê, rối loạn thần chí trong các bệnh sốt cao, viêm não, tai biến mạch máu não ... ACNHH vốn là bài thuốc cổ, do danh y Ngô Cúc Thông, đời Thanh (Trung Quốc) bào chế và được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện”; Thành phần của ACNHH gồm:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Ngưu hoàng 30g, uất kim 30g, tê giác 30g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 30g, hùng hoàng 30g, sơn chi 30g, chu sa 30g, mai phiến 7g, xạ hương 5g, trân châu 15g. Tất cả tán bột thật mịn, luyện với mật làm viên, mỗi viên 3g, lấy vàng lá làm áo, bao sáp. 
Từ nhiều năm nay, vì tê giác đã trở thành động vật quý hiếm, đưa vào sách đỏ, cấm săn bắt, nên sừng tê giác đã được thay bằng bột sừng trâu cô đặc, mà vẫn có tác dụng tốt như khi dùng tê giác.
Theo Đông y, ACNHH có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu, hoát đàm (trừ đờm). Chủ trị nhiệt tà nội hãm tâm bào trong ôn nhiệt bệnh, đàm nhiệt nghẽn tắc tâm khiếu, dẫn đến các triệu chứng: sốt cao phiền táo, hôn mê, nói sàm, hoặc lưỡi rụt, tay chân lạnh toát. 
Do tác dụng cấp cứu nhanh và hữu hiệu, từ xưa thuốc đã được xếp hàng đầu trong “Ôn bệnh tam bảo” (3 loại thuốc quý chữa ôn bệnh, bao gồm ACNHH , “Chí bảo đan” và “Tử tuyết đan”).
Trong Đông y, “cung” chỉ “Tâm bào cung”. “Tâm bào” là cơ quan bọc ngoài tâm (tim). Ôn nhiệt tà độc khi xâm phạm vào tâm, trước hết tác động đến tâm bào. ACNHH là thuốc có khả năng giải trừ tình trạng “đàm nhiệt nội hãm tâm bào”, dẫn tới hôn mê, thần minh nhiễu loạn (rối loạn thần kinh trung ương), tê liệt, nói sàm, chân tay quyết lạnh ... Thuốc có tác dụng giải trừ bệnh lý ở tâm bào (an cung) và thành phần quan trọng nhất là “ngưu hoàng”, nên được đặt tên là “An cung ngưu hoàng hoàn”.
Những năm gần đây ACNHH được sử dụng để cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não rất hiệu quả và nhanh chóng. Nhiều người bị hôn mê, tiên lượng rất xấu, uống ACNHH đã tỉnh lại và sức khỏe dần dần hồi phục. Tuy nhiên, ACNHH không phải là “thần dược chữa đột quỵ” và không thể áp dụng trong tất cả các trường hợp đột quỵ – tai biến mạch máu não. 
Đột quỵ tương ứng với bệnh “Trúng phong” trong Đông y. Trúng phong là bệnh có bệnh cơ và triệu chứng hết sức phức tạp. Căn cứ vào nguyên nhân và chứng trạng cụ thể, Trúng phong được Đông y chia thành những loại hình (thể bệnh) khác nhau; đối với mỗi thể bệnh cần áp dụng những phương pháp, bài thuốc thích hợp, mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn. 
Nói cụ thể hơn, trên lâm sàng Trúng phong được phân chia thành hai loại hình (thể bệnh) lớn: Trúng kinh lạc và Trúng tạng phủ. Mỗi thể lớn lại được phân thành một số thể nhỏ. Trúng tạng phủ được chia thành 2 thể nhỏ: “Nhiệt bế” (Dương bế) và “Hàn bế” (Âm bế). Thuốc ACNHH chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp “Nhiệt bế” – Với các triệu chứng chính: Đột nhiên hôn mê bất tỉnh nhân sự, hai hàm răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai tay nắm chặt, thân và tứ chi co cứng; Mặt đỏ người nóng, thở thô, miệng hôi, phiền táo , rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt. 
Nói chung, khi sử dụng ACNHH ít nhất cần chú ý đến bốn vấn đề sau:
1. Chống chỉ định 1: Hôn mê kèm theo các triệu chứng: Mặt trắng bệch, môi tái nhợt, nằm yên bất động, rêu lưỡi trắng nhớt, tay xòe, chân tay lạnh, mồ hôi trán dính như dầu, chất lưỡi trắng nhớt, ... đó là “hàn bế”; không được uống ACNHH mà cần dùng loại thuốc có tính năng “ôn khai”, như “Tô hợp hương hoàn” . ACNHH là bài thuốc được lập ra để chữa trường hợp hôn mê do “nhiệt bế”, nếu sử dụng đối với “hàn bế” sẽ khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng..
2- Chống chỉ định 2: Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện triệu chứng sợ rét, chân tay lạnh, sắc diện trắng nhợt, vã mồ hôi lạnh, mạch đập yếu, ... , cần lập tức ngừng sử dụng. Đó là hiện tượng Đông y gọi là từ “bế chứng” chuyển sang “thoát chứng”.

3. Đối với phụ nữ mang thai: Trong thành phần của ACNHH có xạ hương và ngưu hoàng là những vị thuốc dễ gây trụy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần rất thận trọng khi sử dụng.
4. Không sử dụng quá liều: Trong thành phần của ACNHH có chu sa và hùng hoàng là hai vị thuốc có tính độc. Chu sa có thành phần chính là sunfua thuỷ ngân thiên nhiên (chứa thuỷ ngân (Hg) 86,2% và sunfua (S) 13,8%); Hùng hoàng có thành phần chủ yếu là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%, sunfua 29%. Do đó không được sử dụng với liều cao hoặc sử dụng dài ngày ACNHH. Người chức năng gan thận không kiện toàn sử dụng càng cần thận trọng.
Lương y Hư Đan Tri Thức Trẻ
An cung ngưu hoàng hoàn là gìAn cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim.....
 ACNHH là gì?
Là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông với thành phần gồm: ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp.

Công dụng của ACNHH ra sao?
Theo dược học cổ truyền, ACNHH có công dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiếu, dục đàm. Chuyên trị ôn nhiệt bệnh, nhiệt tà nội hãm tâm bào, đàm nhiệt ủng bế tâm khiếu dẫn đến sốt cao phiền táo, thần hôn thiềm ngữ (hôn mê, rối loạn ngôn ngữ) hoặc thiệt kiển chi quyết (lưỡi rụt, tay chân giá lạnh), trúng phong khiếu bế, tiểu nhi kinh quyết thuộc đàm nhiệt nội bế.
Đây là một trong ba phương thuốc lương khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với chí bảo đan và tử tuyết đan, là một trong những dược vật cấp cứu hữu hiệu của Y học cổ truyền. “Cung” là chỉ tâm bào, tâm bào là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. ACNHH có đủ khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất an, vì thế mà gọi là “an cung”.
Trong phương, ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; uất kim tán tà hỏa; mai phiến phương hương khứ uế, thông khai bế; chu sa, trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mật ong hòa vị điều trung.
Tác dụng dược lý của ACNHH là gì?
Tác dụng trấn tĩnh và chống co giật
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ACNHH khi cho chuột uống hoặc tiêm vào trong ổ bụng đều làm cho chúng giảm thiểu hoạt động tự chủ, xuất hiện hiện tượng yên tĩnh, làm tăng tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital và pentothal. ACNHH còn chống tác dụng hưng phấn và gây co giật của amphetamin và làm giảm thấp tỷ lệ tử vong do thuốc này gây nên.
Tác dụng hồi tỉnh
Khi tiêm vào ổ bụng của chuột bạch 0,8 – 1ml thanh khai chú xạ dịch, một chế phẩm của ACNHH, liên tục trong 5 ngày, nhận thấy hoạt tính của acetylcholin esterase trong nhân lục (locus cerulerus) gia tăng, chứng tỏ hoạt tính của acetylcholin trong nhân lục có thể kích phát hoạt tính của catecholamine trong các neuron, làm hồi phục công năng hướng tâm của cấu trúc lưới trong chất não, từ đó đạt được tác dụng hồi tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động bất lợi của carbon tetrachloride, làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc.
Tác dụng giải nhiệt
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ACNHH có tác dụng làm hạ thấp thân nhiệt của thỏ được gây sốt bằng độc tố của vi khuẩn, tác dụng kéo dài từ 5 – 6 giờ, so với nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng giải nhiệt của ACNHH trong các trường hợp sốt do tiêm vắc-xin tam liên, thông thường sau khi tiêm vắc-xin chừng 60 phút thân nhiệt tăng cao, dùng ACNHH có thể làm cho thân nhiệt giảm rất nhanh.
Tác dụng chống viêm tiêu thũng
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng rõ rệt của ACNHH đối với tình trạng viêm khớp ở chuột. Trên mô hình gây viêm tai chuột bằng dinathylbenzene, ACNHH tỏ ra có tác dụng ức chế rõ rệt quá trình viêm. ACNHH còn có tác dụng kích thích khả năng thực bào của đại thực bào, làm tăng chỉ số và tỷ lệ % thực bào, làm cho đại thực bào to ra và gia tăng số lượng các túi thực bào.
Tác dụng đối với hệ tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ACNHH có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5 kPa. Trên tim thỏ cô lập, ACNHH có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, ACNHH làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại gia tăng. Chứng tỏ thuốc có khả năng cải thiện công năng tim. Ngoài ra, ACNHH còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.

Nguyên tắc điều trị đột quị1.        Sử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị, Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
2.        An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
3.        Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
4.        Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng  thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể
 AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỊ!
 An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…..
Trong đó các vị thuốc Tê giác, hoàng cầm, Sơn chi, Hoàng liên  …. thanh nhiệt an thần trấn kinh cực mạnh, làm cho các tế bào não giảm hưng phấn, tiêu thụ oxy ít nhất
Xạ hương có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch, (chính vì tính chất này nên phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ bị sẩy thai)
Chính vì có tính chất như vậy nên bài thuốc này điều trị đột quị (Thể chứng bế, nhồi máu não) cực kì hiệu quả. Các bệnh viện ở Trung quốc đều có loại thuốc này để điều trị đột quị.
Tại sao mỗi gia đình nên có một vài viên An cung  Ngưu Hoàng Hoàn để phòng bị ?
Như trên đã trình bầy, khi đột quị xẩy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời cực kì quan trọng, sớm được giờ phút nào hay giờ phút đó. Vì vậy khi tai biến xẩy ra, bạn cần phai cho người bệnh uống thuốc kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương  càng ít càng tốt. Cho nên mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An cung Ngưu Hoàng hoàn để cấp cứu.
  THÀNH PHẦN AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN.

Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn
Bài thuốc An cung ngưu hoàng hoàn: Ngưu hoàng:  40; Uất kim:          40; Hoàng cầm:     40; Hùng hoàng:    40
Băng phiến:     10; Trân châu:       20; Chu sa:            40; Tê giác:           40
Hoàng lien:      40; Sơn chi:           40; Xạ hương:       10;
   Cách dùng:
Tất cả các v ị thuốc tán bột thật mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi viên 4g, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
   Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, khu đàm, khai khiếu.
   Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao hôn mê co giật ( Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ thẫm, mạch “ sác” hoặc trẻ em sốt cao, co giật, trong bài, vị Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, hóa đờm, khai khiếu, an thần là chủ dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc, Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc, Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh an thần, các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
   Ứng dụng lâm sàng:
Đây là một bài thuốc chủ yếu để thanh nhiệt khiai khiếu khu đàm, đối với những bệnh nhân nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê, co giật như: Viêm  màng não, Viêm não, tai biến mạch máu não, Lỵ nhiễm độc, viêm phổi nhiễm độc cũng có tác dụng tốt. Trương hợp chứng “ nhiệt nhập tâm bào”, sốt cao hôn mê co giật thêm hội chứng “dương minh phù chứng” (táo bón bụng đầy trướng) có thể dùng bài này thêm với bột đại hoàng 12g chia 2 lần uống, gọi là bài “ Ngưu hoàng thừa khí thang”.

28 thg 3, 2014

Bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm tổ đỉa

Bài thuốc dân gian chữa bệnh chàm tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu...
Người bệnh có cảm giác đau, nóng ở bàn tay, bàn chân trước khi xuất hiện đột ngột các mụn nước trong, kết tụ với nhau, giống như hạt trân châu, không có ban đỏ, cảm giác ngứa dữ dội. Do ngứa gãi, chà xát nhiều và điều trị không đúng làm bội nhiễm vi khuẩn gây chàm hóa. Bệnh thường hay tái phát, cứ mỗi đợt, các mụn nước khô đi và bong vảy da làm bàn tay, bàn chân sần sùi có các lỗ sâu nông khác nhau - tổ đỉa. Nếu bội nhiễm vi khuẩn gây các mụn mủ, vẩy tiết, nặng hơn có thể viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết... Theo Đông y, bệnh tổ đỉa ở bàn tay gọi là nga trưởng phong; ở bàn chân gọi là thấp cước khí. Nguyên nhân do phong, thấp, nhiệt tà hoặc độc tà kết lại ở bì phu bàn chân, bàn tay làm ảnh hưởng đến vận hóa của khí huyết, làm bì phu tấu lý không được nuôi dưỡng nên bị khô, tróc da. Thấp nhiệt với phong tích tụ sinh mụn nước, thấp nhiệt tà lâu ngày hóa nùng làm da có mủ, sưng loét; độc tà hóa táo sinh phong nên ngứa.
Sau đây là một số bài thuốc trị theo vị trí bệnh.
Nga trưởng phong
Bệnh ở lòng bàn tay. Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt. Dùng các bài sau:
Bài thuốc uống:
Bài 1: ké đầu ngựa 16g, cỏ nhọ nồi 16g, ý dĩ 16g, kinh giới 16g, ích mẫu 16g, hoàng bá 12g, sinh địa 16g, tỳ giải 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Kinh giới
Kinh giới
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: sinh địa 16g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, kinh giới 16g, liên kiều 12g, hoàng bá 12g, thương truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thuốc dùng tại chỗ:
cây mỏ quạ
cây mỏ quạ
Bài 1: Cao chiết từ cây mỏ quạ. Bôi ngày 2 lần.
Tô mộc
Tô mộc
Bài 2: nước tô mộc hoặc nước lá móng tay sắc đặc ngâm hàng ngày.
Có thể dùng các bài thuốc ngâm rửa trong phần “thấp cước khí”.
Bài 3: thanh đại, phèn phi, ô tặc cốt, bằng sa, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột, rắc vào vết thương sau khi rửa sạch bằng nước tô mộc.
Tổ đỉa ở lòng bàn tay
Tổ đỉa ở lòng bàn tay
Bài 4: thương nhĩ 12g, phù bình 12g, thương truật 12g, khổ sâm 12g, hoàng cầm 12g, hương phụ 10g. Sắc ngâm rửa hàng ngày. Dùng khi nhiều mụn nước.
Bài 5: bán chi liên 60g sắc, ngâm ấm 15 phút. Dùng khi bị loét đỏ.
Thấp cước khí
Bệnh thường ở lòng bàn chân. Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp, khu phong. Dùng các bài sau:
Tổ đỉa ở bàn chân
Tổ đỉa ở bàn chân
Bài thuốc uống:
Bài 1: kim ngân 12g, ké đầu ngựa 16g, ý dĩ 16g, thổ phục 20g, tỳ giải 12g, sinh địa 16g, kinh giới 12g, hy thiêm 16g, cam thảo đất 12g, cây cứt lợn 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: Thương linh phức phương gia giảm: ké đầu ngựa 16g, thổ phục 40g, ý dĩ 16g, tỳ giải 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thuốc dùng tại chỗ: Dùng bài 3, 4, 5 như phần nga trưởng phong.
BS. Tiểu Lan

 

 

BỆNH TỔ ĐỈA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ






Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón, Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau

BỆNH TỔ ĐỈA NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Triệu chứng bệnh tổ đỉa



Nguyên nhân bệnh rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.




Biểu hiện bệnh tổ đỉa



Bệnh biểu hiện với sang thương là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên - mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân. Bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 - 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

Triệu chứng



- Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn.



- Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.



- Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da.



- Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt.



Bệnh tổ đỉa được các thày thuốc ngoài da coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ria ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.



Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.




Nguyên nhân gây bệnh



Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:



- Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi v.v...



- Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn.



- Dị ứng với nấm kẽ chân.



- Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.



Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:



• Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…



• Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…



• Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)



• Thức ăn: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Điều trị



Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.



Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thày thuốc sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).



- Tránh bóc vảy, chọc lễ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi,làm xây xước các mụn nước đề phòng nhiễm khuẩn phụ. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.



- Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ.



- Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân

Điều trị tại chỗ



- Ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000có màu hồng.



- Chấm thuốc BSI 1% - 3% khi chỉ có mụn nước đơn thuần.



- Khi tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích cho vỡ ra, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Milian, Eosine.



- Chiếu tia tử ngoại (Ultra violet) tại chỗ.

Điều trị toàn thân



- Uống thuốc chống dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…



- Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.


- Dùng thuốc kháng nấm nếu bị nhiễm nấm.