Mới đây, Nghiên cứu sinh, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an đã chia sẻ bí quyết giúp bạn thoát nạn khi bị trộm đột nhập vào nhà.
Theo đó, bạn cần hết sức lưu ý những kỹ năng, bí quyết để vừa bảo vệ an toàn bản thân vừa bảo vệ tài sản của mình trong trường hợp bị trộm đột nhập vào nhà. Đây chắc chắn sẽ là kỹ năng cần thiết mà ai cũng phải chuẩn bị cho mình.
Bí quyết sinh tử trong những trường hợp đặc biệt
Hiện nay, trên chuyên trang Y tế Việt Nam đã cập nhật rất nhiều vụ việc đáng tiếc trộm đột nhập vào nhà lấy tài sản và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, kỹ năng tự bảo vệ mình và người thân trong gia đình khi bị trộm trong nhà là kỹ năng và kiến thức bắt buộc mà chúng tôi cần trang bị. Đây cũng là mục đích mà Trung tá Đào Trung Hiếu thực hiện buổi chia sẻ kinh nghiệm đối phó với trộm tại Trường THPT Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Dưới đây là cách xử lý của một số trường hợp đặc biệt mà bạn có thể đối mặt trên thực tế mà Trung tá đã gặp. Cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, khi trộm đã vào được trong nhà thì việc đầu tiên bản thân các thành viên phát hiện phải tìm một vật để tự vệ. Đó có thể gậy gộc, dao, …rồi đến các phòng có trẻ em hoặc người nhà, người không thể tự bảo vệ để báo tin và đưa về phòng có cửa chắc chắn khóa lại rồi gọi điện báo cơ quan chức năng đến giải quyết. Trường hợp này là trường hợp phổ biến nhất mà nhiều người vẫn gặp.
Thứ hai, nếu bạn đang ngủ mà trộm vào nhà thì bạn nên giả vờ ngủ say như không biết điều này để bảo vệ an toàn cho bản thân. Khi trộm ra khỏi phong thì bạn gọi cho công an để trình báo sự việc.
Thứ ba, tin y tế đưa tin một số trường hợp bị trộm gọi dậy chỉ nơi cất giấu tài sản thì tốt nhất theo Trung tá Hiếu thì chúng ta không nên kháng cự mà làm theo một cách ngoan ngoãn và để ý các đặc điểm của đối tượng để báo công an truy tìm sau.
Thứ tư. Trường hợp bạn biết tên trộm là ai thì bạn còn cần phải thoát thân ra rồi mới hô hoán. Đây là trường hợp đặc biệt và có thể gặp nguy hiểm về tính mạng vì chắc chắn nếu bạn thoát thì sẽ bại lộ. Tuyệt đối không được lao vào bắt giữ như các trường hợp trộm lạ mặt không quen biết. Các bạn nên lưu ý các trường hợp trên đây để áp dụng trong thực tế.
Nắm bắt tâm lý tội phạm, trộm để lấy tài sản chứ không giết người
Liên hệ vào tâm lý cũng như mục đích phạm tội của đối tượng trộm cắp để xử lý và giải quyết sao cho phù hợp. Cụ thể vụ án kinh hoàng toàn tỉnh Bắc Giang và cả nước do Lê Văn Luyện gây ra đều trở thành tội giết người cực kỳ nghiêm trọng vì cách cư xử của chủ nhà với tên trộm. Vụ án Nguyễn Văn Kỳ ở Hà Nội cũng tương tự như thế. Các bạn cần hiểu rõ tên trộm đột nhập vào nhà thì mục đích đầu tiên và lớn nhất là lấy trộm được tài sản của bạn chứ không phải là tính mạng của bạn. Vì thế, bạn có thể để tài sản trộm lấy đi chỉ cần bảo vệ bản thân là đủ. Trung tá Hiếu cũng khẳng định “Tài sản mất có thể làm lại, thậm chí là tìm lại được sau khi công an vào cuộc. Nhưng mỗi người chỉ sống được một lần mà thôi”.
Tâm lý tội phạm lúc này cũng như một con thú khi bị tấn công quá dồn dập đến mức đường cùng thì cách duy nhất để phản kháng là chống trả và tấn công lại. Giảng viên Dương Trường Giang hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết, anh đã từng chứng kiến nhiệu vụ bắt trộm người dân thường hô hoán, đóng cửa và dồn đối tượng gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Chỉ cần khéo léo và trừ cho đối tượng đường lui thì có thể vừa bảo vệ bản thân vừa không để lại hậu quả quá nghiêm trọng về sau. Hi vọng qua kỹ năng đối phó trên đây, bạn và người thân đã biết cách thoát nạn khi bị trộm đột nhập vào nhà.
Trang Minh