30 thg 1, 2013

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật Thế cho nên tất bật đến bây giờ



 

 loihay.png

 tp3.jpg
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi,
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về .


 tp9.jpg
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường


 tp8.jpg
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không


 tp7.jpg
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du


 tp6.jpg
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui


 tp5.jpg
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh !


 tp4.jpg
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài


 tp2.jpg
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành


 tp1.jpg
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ !
 
 

25 thg 1, 2013

Phương pháp Cốc Đại Phong

Bài của Ròm: http://my.opera.com/hoatrongvuon/blog/tu-xoa-bop-tang-cuong-suc-khoe

 Phương pháp Cốc Đại Phong: TỰ XOA BÓP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ

Thứ tư đứng đón tàu lửa ở Hardbrucke một luồng gió nổi lên và tự dưng cái ngực đau kinh khủng, biết là trúng rồi vậy mà quên uống thuốc liền. Tối hôm đó không ngủ được, còn hôm qua nằm đừ, mệt quá chừng, chắc bị trúng gió độc. . Tối hôm qua ròm nấu gừng, muối với nước cho sôi rồi để nguội ngâm chân, rồi xông hơi, và tối uống thuốc bệnh nên ngủ ngon được.

Sáng nay thấy bài của anh Cường tự xoa bóp tăng cường sức khỏe em copy về blog để dành. Em cảm ơn anh Cường.up

Tác giả Cốc Đại Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần. (cái này ròm chỉ xoa bàn tay lúc sáng sớm sau khi tập SNTT thôi)

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.





3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.





6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt). (ròm tui chỉ nhìn nơi nào có màu xanh và đảo tùm lum thôi)

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm) (thử cái này cha mẹ ơi khó thở quá)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần. (cái này có làm hàng đêm)

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ) (vừa thử xong đã gì đâu)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc) (ròm hay làm do thói quen chứ không biết đẹp tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng) (ròm cũng hay làm nhưng không biết chống đau lưng chỉ biết mỗi lần bị đau làm vậy thì nhẹ được chút ít )

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần. (cái này hay làm khi ngồi vi tính lúc nghỉ ngơi, đảo mắt nhìn màu xanh)

PS: Làm được cái nào lợi cái đó nên mọi người đừng nghĩ nó nhiều quá.



Note (12/4): Đã tập hết 18 món xoa bóp này và không thấy khó gì cho lắm, ngủ dễ hơn nếu làm trước khi đi ngủ.

Nước chanh không phải lúc nào cũng tốt


Nước chanh không phải lúc nào cũng tốt


- Nhiều người bệnh uống nước chanh thay cho vitamin C vì nghĩ ở dạng tự nhiên tốt hơn mà không biết vitamin C và nước chanh hoàn toàn khác nhau.

Theo GS.TS Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, quả chanh chứa nhiều sinh tố C (40mg%) và một số sinh tố khác  như PP, B2, B1, Caroten.

Vitamin C đối với Tây y lại có giá trị rất lớn như làm bền thành mạch máu, làm ấm người, chống hoại huyết, xơ vữa động mạch, tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch của cơ thể... Chính vì thế, quả chanh rất được đề cao, Tây y coi đây là loại thuốc bổ tự nhiên và vô hại, thậm chí nhiều loại bệnh bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên uống thêm nước chanh, sinh tố C, coi như đó là một liệu pháp có giá trị cao.


Gần đây nhất ở Mỹ, các bác sĩ còn tuyên bố mỗi ngày uống đều đặn vitamin C và E thì sẽ chống được bệnh tim mạch và bệnh lão hóa vì hai sinh tố trên đều làm mềm dẻo thành mạch, chống tình trạng mệt mỏi và suy nhược, tăng sức đề kháng cơ thể.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, GS.TS Bùi Quốc Châu cũng cho hay, vitamin C không phải là nước chanh hoặc ngược lại. Thật ra trong chanh, sinh tố C chỉ là một thành phần còn lại trong các thành phần khác. Chính hợp chất này ở trong  quả chanh mang tính lạnh (âm) nhất là khi nó được uống vào cơ thể từng người thì lại sinh ra phản ứng sinh lý, hóa học khác nhau.

Chẳng hạn, uống nhiều nước chanh có thể dễ gây xuất huyết và loãng máu nhưng Tây y lại chích vitamin C để làm ấm cơ thể hoặc trị bệnh xuất huyết dưới da. Hoặc một người hay nóng nhiệt trong mình (người quá dương) thì họ cảm thấy dễ chịu khi uống nước chanh.

Nhưng trái lại, đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi mà lại dùng nhiều chanh thì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Đó là vì chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.

Chanh, cam hay bất cứ loại thức uống nào cũng vậy, không hoàn toàn lợi hay hại, vấn đề là phải dùng đúng. Dù cho là thuốc bổ mà sử dụng quá nhiều cũng trở nên có hại.

Nhật Hà