30 thg 6, 2013

Trùng tang và cách hoá giải

ST

Địa chỉ trang web tính trùng: http://huyenbi.net/cach_tinh_trung_tang

 Địa chỉ Chùa Hàm Long: Chùa Hàm Long tọa lạc tại phường Nam Sơn – TP Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trước đây thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc). 

Chùa được xây dựng vào thời Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những trường Hạ, là nơi đào tạo các nhà sư ở đất Bắc. Chùa có tên Hàm Long vì có núi Thần Long như một chiếc án thư che chắn cho ngôi chùa phía trước. Đường lên chùa đi qua những bậc đá chen giữa gốc cây, bụi cỏ rất thơ mộng.

 Trùng tang – phép tính và phép giải

      Xưa nay trong dân gian, thường có những cảnh tai ương trong các gia đình, dòng họ, có những dòng họ cứ mỗi năm lại chết một người; nhanh hơn mỗi tháng chết một người; thậm chí có khi ba ngày, hoặc bảy ngày sau đã có người ra đi tiếp theo. Hiện tượng này được gọi là Trùng tang.

      Khi xảy ra hiện tượng trùng tang, các gia đình thường lo sợ hoảng loạn, vái lạy tứ phương, các thầy pháp sư nhân dịp này để bày trò lừa gạt nhân dân, nhiều khi vì tin lời thầy cúng dẫn đến sạt nghiệp gia cư, mà tai họa vẫn hoàn tai họa. 

       Để giúp nhân dân lấy lại bình tĩnh. Tôi xin tập hợp lại những nghiên cứu sách vở của mình, tổng kết lại thành một nội dung bao gồm cách tính trùng tang, phương pháp xem ngày giờ nhập liệm, giờ chôn cất, kiêng cữ trong gia đình và đặc biệt là bài thuốc giải trùng tang. Từ đó, mà khi trong nhà có người chết, lập tức bà con có thể biết được ngay cái chết của thân nhân nhà mình có gặp trùng tang hay không để mà kịp thời xử lý…

 A. Phép tính trùng tang:

Tị
Trùng tang




Ngọ
Thiên di
Mùi
Nhập mộ
Thân
Trùng tang
Nữ khởi tính tại Thân theo chiều nghịch
<=
Thìn
Nhập mộ



Dậu
Thiên di
Mão
Thiên di



Tuất
Nhập mộ

Dần
Trùng tang
Nam khởi tính tại Dần theo chiều thuận ^
Sửu
Nhập mộ
Thiên di
Hợi
Trùng tang
   
1. Ý nghĩa của Trùng tang, Nhập mộ và Thiên di:

-  Nhập mộ: nghĩa là người chết bởi đến đó hết số rồi nên phải chhuyển kiếp. Người ra đi được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần khi tính trùng tang mà gặp năm tuổi là nhập mộ, nghĩa là người chết đã hết số, thì không còn oan ức gì mấy, trùng tang được giảm nhẹ tối thiểu, tùy thuộc vào hạn trùng tang của người chết trước đó trong dòng họ đã được hóa giải hay chưa. Người chết mà được năm, tháng, ngày, giờ đều nhập mộ thì được coi là cái chết phúc đức để đời cho con cháu.

-   Thiên di: là dấu hiệu ra đi số do “Trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. Số này thường được giải thích theo hai lý do là do kiếp trước hoặc là tiên, hoặc là quỷ sứ bị đầu thai dáng làm kiếp người, hết thời gian tu luyện, bị Trời bắt đem về lại.

-   Trùng tang (kiếp sát): là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, chưa tới số mà phải chết oan uổng, có sự oán thán nào đó của cõi âm, gây ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “Nhập mộ” nào thì cần phải làm lễ “trấn trùng tang”

2. Phép tính để nhận biết trùng tang:
 
Theo sách “ Tam Giáo Chính Hội”: 
Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến,
Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến,
Niên hạ sinh Nguyệt,
Nguyệt hạ sinh Nhật,
Nhật hạ sinh Thời. Ngộ :
-         Tý - Ngọ - Mão - Dậu:  Thiên di.
-         Dần - Thân - Tỵ - Hợi: Trùng tang.
-         Thìn - Tuất - Sửu – Mùi: Nhập mộ cát dã”.
Người chết dưới 10 tuổi không tính trùng tang. Trường hợp còn lại, cứ theo thứ tự bắt đầu từ năm mất như sau:
     -  Nam khởi tính trùng tang tại cung Dần và đi thuận (theo chiều kim đồng hồ);
-  Nữ khởi tính tại cung Thân và đi ngược (theo mũi tên ở như bảng trên)

Tính tuổi mất: Số năm chẵn, cứ 10 năm thì nhảy một cung (10,20,30..), hết năm chẵn thì số tuổi lẻ mỗi năm nhảy một cung, tính đến tuổi mất thì dừng, dừng tại cung nào thì xem cung đó coi thử tuổi mất là nhập mộ, thiên di, hay trùng tang;

Tính tháng mất: Hết phần tính tuổi thì đến tính tháng mất. bắt đầu từ cung kế tiếp, mỗi tháng nhảy một cung, bắt đầu từ giêng, hai, ba..., tính cho đến tháng mất thì dừng; 

Tính ngày mất: Hết phần tính tháng thì đến tính ngày mất ở cung kế tiếp bắt đầu từ ngày mùng một, mỗi ngày nhảy một cung, tính cho đến ngày mất thì dừng; 

Tính giờ mất: Hết phần tính ngày mất thì bắt đầu tính giờ mất ở cung kế tiếp, mỗi giờ nhảy một cung bắt đầu từ giờ Tý, tính cho đến giờ mất thì dừng; 

Tính giờ liệm: Hết phần tính giờ mất, tính giờ liệm từ cung tiếp theo bắt đầu từ giờ mất, chọn giờ liệm tại các cung Tuất, Sửu, Mùi (không chọn cung Thìn vì kỵ long hổ kê xà); 

Tính giờ chôn: Hết phần tính giờ liệm, tính giờ chôn ở cung tiếp theo bắt đầu từ giờ liệm, chọn giờ chôn tại các cung Tuất, Sửu, Mùi  (không chọn cung Thìn vì kỵ long hổ kê xà).

Ví dụ:
Một người 38 tuổi, mất vào giờ sửu, ngày 8 tháng 5 năm 2012. Căn cứ bản đồ 12 chi giáp trên mà tính:
-  Nếu người đó là nữ thì “nhất thập khởi Thân nghịch liên tiến” mà tính thì 10 tuổi tại thân, 20 tuổi tại Mùi, 30 tuổi tại Ngọ. đến đây số tuổi chẵn đã hết ta bắt đầu tính tiếp tuổi lẻ: 31 tại tị, 32 tại thìn,…--> 38 tại Tuất là Nhập mộ, suy ra người nữ này đã hết số, có thể hóa giải được tháng, ngày, giờ dù có rơi vào trùng tang.
-  Nếu người đó là nam thì “ nhất thập khởi Dần thuận liên tiến ”, theo chiều thuận ta có 10 tuổi tại Dần, 20 tại Mão, 30 tại Tị, 31 tại Ngọ,…--> 38 tại Tý, nhằm cung Thiên di. Bấy giờ ta tính tháng mất ở cung kế tiếp tháng 1 tại sửu, tháng 2 tại Dần,…, tháng 5 rơi vào cung Tị là Trùng tang; Tính ngày mùng 01 từ cung tiếp theo là Ngọ, mùng 2 là Mùi,…, mùng 8 là Nhập mộ; Tính giờ tý từ cung tiếp theo là Dần, tới giờ Sửu nhằm cung Thiên Di. Tổng kết lại, mạng nam này có hai Thiên di, một Nhập mộ, một Trùng tang. Người này có số trời định, lại mất vào ngày Nhập mộ, nên Trùng tang cũng đã được hóa giải, không cần phải lo lắng nữa.

4. Mức độ nặng nhẹ của trùng tang:

-  Nếu có 4 lần tính Trùng tang (năm, tháng, ngày, giờ) thì gọi là Trùng tang thất xa, có thể có tới 7 người chết theo. Đây là loại trùng tang nặng nhất;
-  Nếu có ¾  lần tính Trùng tang thì gọi là Trùng tang tam xa, có thể có tới 3 người chết theo;
-  Nếu có 2/4 lần tính Trùng tang thì gọi là Trùng tang nhị xa, có thể có tới 2 người chết theo
-  Nhẹ nhất là một lần trùng tang, một người chết theo.
Tuy nhiên, hạn trùng tang có thể tự hóa giải nếu người chết có tuổi rơi vào cung Nhập mộ.

5. Các loại Trùng tang khác:


Trùng tang do tính sai ngày chôn:
Tháng giêng: ngày 7-19
Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30
Tháng tư: ngày 4-16-28
Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27
Tháng bảy: ngày 1-12-25
Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24
Tháng mười : ngày 10-22
Tháng 11- tháng chạp: ngày 9-21
    Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết nữa. Cái khó ở đây là đã chôn rồi, việc trấn trùng tang rất khó, gia chủ không tự lo liệu được nữa mà phải nhờ thầy chùa. Đặc biệt là khu vực từ Nam miền Trung đổ vào thường có tục trong vòng 3 ngày là xây mộ luôn không cải táng nữa, thì càng sinh to chuyện. 

Trùng tang liên táng:
-  Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ
-  Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm tháng ngày giờ Hợi
-  Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm tháng ngày giờ Dần
-  Tuổi Hợi Mão Vị chết năm tháng ngày giờ Thân
Chết vào ngày giờ trên gọi là ngày gọi là Cướp Sát (hay Kiếp sát). Nếu người bị vào trường hợp trên rất là nguy hiểm cho gia quyến, họ tộc,  nhanh có thể là 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng, đã có người chết theo. (Trường hợp này rất hiếm gặp)


3. Chết nhằm ngày thần trùng:

    - Tháng 1,2,6,9,12: Chết nhằm ngày Canh Dần, Canh Thân là phạm "Lục Canh Thiên Hình Thầ trùng". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng

- Tháng 3: Chết nhằm ngày Tân Tị, Tân Hợi là phạm " Lục Tân Thiên Đình Thần trùng". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng

- Tháng 4: Chết nhằm ngày Nhâm Dần, Nhâm Thân là phạm "Lục Nhâm Thiên Lao Thần Trùng ". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng

- Tháng 5: Chết nhằm ngày Quý Tị, Quý Hợi là phạm "Lục Quý Thiên Ngục Thần Trùng". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng;

- Tháng 7: Chết nhằm ngày Giáp Dần, Giáp Thân là phạm "Lục Giáp Thiên Phúc Thần Trùng", Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng;

- Tháng 8: Chết nhằm ngày Ất Tị, Ất Hợi là phạm "Lục Ất Thiên Đức Thần Trùng ". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng;

- Tháng 10: Chết nhằm ngày Bính Dần, Bính Thân là phạm "Lục Bính Thiên Uy Thần Trùng". Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng;

-  Tháng 11: Chết nhằm ngày Đinh Tị, Đinh Hợi là phạm "Lục Đinh Thiên Âm Thần Trùng", Nếu gặp thêm năm tháng cũng vậy thì trùng tang càng nặng

B. Làm gì khi phát hiện trùng tang?

1. Tính giờ nhập liệm, hạ huyệt: (dùng cho cả trường hợp không trùng tang)
-  Việc tính giờ hành sự tang lễ cho người chết không giống như chọn ngày  hoàng đạo để hành sự công việc của người sống. Mà giờ nhập liệm và ngày chôn phải là ngày, giờ Nhập mộ Tuất – Sửu - Mùi (Không tính Thìn bởi Thìn năm trong "Long - hổ - kê - xà tự kỵ"). Cách tính cũng theo vòng “Thiên di - Nhập mộ” đã vẽ ở trên. Nhưng thay vì "nam khởi Dần thuận tiến, nữ khởi Thân nghịch tiến", thì cách tính giờ nhập liệm, giờ chôn, ngày chôn khởi từ giờ chết "nam khởi tử thuận tiến, nữ khởi tử nghịch tiến" để chọn ngày nhập mộ trong cung Tuất, Sửu, Mùi. Nghĩa là căn cứ vào giờ chết để tính giờ nhập liệm trong cung Tuất - Sửu - Mùi; Tính tiếp để chọn ngày hạ huyệt trong cung Tuất - Sửu - Mùi; lại tiếp tục tính đến giờ hạ huyệt cũng trong cung Tuất - Sửu - Mùi. Tính được ngày giờ nhập mộ rồi, nếu muốn tốt hơn nữa thì xem trong các giờ Tuất, giờ Sửu, giờ Mùi xem giờ nào trong số ba giờ kể trên trùng vào sao Tư mệnh hoàng đạo là ngôi sao chỉ phúc đức, thì chọn để nhập liệm. Giờ là quan trọng nhất, nếu không chọn được ngày Nhập mộ có hoàng đạo thì chỉ cần có giờ Nhập mộ (Tuất, Sửu, Mùi) hoàng đạo cũng vẫn tốt.
-  Tuyệt đối kỵ các ngày giờ rơi vào cung Dần – Thân – Tị - Hợi, là ngày giờ Trùng tang không dùng để nhập liệm hay hạ huyệt được (ngày giờ tính theo vòng Thiên di – Nhập mộ ở trên).
-   Khi không thể đợi được ngày giờ tốt trong cung Tuất – Sửu – Mùi, thì có thể sử dụng ngày giờ của cung Thiên di: Tý – Mão – Ngọ để hành sự tang lễ cũng tàm tạm được (ngày giờ tính theo vòng Thiên di – Nhập mộ ở trên).

2. Kiêng cữ khi nhập liệm:
 
·  Đối với người thân trong nội tộc, khi có trùng tang không được tham gia nhập liệm, mà cần phải nhờ người ngoài hoặc họ xa bên ngoại thực hiện.
·  Nhưng nhờ người ngoài vẫn phải: Long - Hổ - Kê - Xà  tứ kỵ sinh nhân ngoại, nghĩa là người tuổi Thìn, tuổi Dần, tuổi Dậu, tuổi Tị không bao giờ được đứng nhìn nhập liệm, kế cả trường hợp không trùng tang; ngoài ra kị người có cung phi bát trạch xung khắc với vong mệnh;

·   Không hành lễ người chết trùng tang trong nhà, mà phải liệm tại nhà táng công cộng, hoặc quàn tại chùa. Gia quyến không được khóc thành tiếng khi nhập liệm;

” – Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát (hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt).

- Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long ( Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.

- Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau (các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó):

1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.

2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.

3- sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.

* Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là: dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống (kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết.
 

 Tôi đã đi nhiều chùa nhưng đó là ngôi chùa cổ u tịch nhất mà tôi biết, khi tôi đến đó thấy cả dãy dài ô tô từ tứ phương đổ về- thường là những người đi gửi vong chứ ít ai đi vãn cảnh chùa lắm có lẽ vì tâm lý đó là nơi giữ vong, mọi người đến thường xong việc đi luôn, chắc cũng vì sợ ở lâu chỉ thêm đau long do thương xót người đã mất. Các gia đình sau khi gửi vong thường chỉ thực hiện được một thời gian đầu những điều cần kiêng, sau vì thương tiếc người thân đã cúng lại vì sợ ma bị đói. Đây là điều cần hết sức tránh vì các nhà sư cúng bái còn cẩn thận hơn chúng ta nhiều. Có nhiều gia đình phải gửi đi gửi lại nhiều lần vì vong theo về, vì cúng khấn ở nhà. Vì vậy bạn nên tránh những điều tôi đã nói nhé.


Ghi chú:
 
Cách tính “trùng tang” theo “Phật pháp bách vấn”: 

Đối với những người tuổi thân, tý, thìn nếu mất vào một trong bất kể ngày hoặc tháng, năm, giờ tỵ thì coi là bị mất vào ngày trùng tang, còn được gọi là ngày “kiếp sát”. Tức là những tuổi đó “kỵ tỵ”. Mà đã ‘kỵ tỵ” thì những người tuổi thân, tý, thìn càng không được an táng vào ngày tỵ. Tương tự cách tính ấy, tuổi dần, tuất, ngọ kỵ hợi; tuổi tỵ, dậu, sửu kỵ dần; Hợi, mão, mùi kỵ thân.
Còn cách tính ngày trùng là chẳng hạn, ngày dần, tháng dần, năm dần, hay ngày thân, tháng thân, năm thân… cũng được gọi là ngày “trùng”. Ngày “trùng” này không tính riêng cho một tuổi nào mà bất kỳ người tuổi nào mất vào ngày “trùng” cũng “kỵ”.
Sách “Tam giáo chính hội” còn nói đến cách tính “trùng tang” cổ xưa là phải tính theo niên, nguyệt, nhật, thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi (âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”. Hoặc những người tuổi tý, ngọ, mão, dậu nếu mất vào một trong các năm tuổi ấy, cũng coi là “trùng tang”…
“Lực siêu nhiên” hay tình cờ?
Tuy nhiên, việc “trùng tang” có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?
Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày “trùng tang” nhưng Phật giáo lại quan niệm về “trùng tang” như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác…”.
Trên cơ sở khoa học, GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, những nhà vật lý thuộc Hội Vật lý Việt Nam cũng đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này đã lý giải theo cách của mình.
Mà cách lý giải ấy rất giống với những kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương - nhà vật lý học nổi tiếng - từng giải thích hiện tượng “trùng tang” theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.
Còn TS Đỗ Kiên Cường, một người rất am hiểu về những khả năng tiềm ẩn của con người, về những cái gọi là “thế lực siêu nhiên”… đồng thời là tác giả của rất nhiều bài viết lý giải về vấn đề này dưới góc độ khoa học cho rằng: “Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.
Như vậy, với những cách giải thích trên đây, mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu “tai nghe mắt thấy” nhưng rõ ràng “trùng tang” chỉ là một quan niệm “siêu thực”, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người thì nhận định như nhà văn hóa Trần Lâm Biền “cần gì phải biết đúng - sai; thực - hư mà cứ để nó như vậy. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan”.
Còn cách “hóa giải” trùng tang như Phật giáo khuyên: “Vì là tập tục đã ăn sâu vào tâm thức mọi người nên trong tinh thần phương tiên, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để “âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm của Phật giáo”.
Còn để “trấn an” tinh thần của những người còn sống, dân gian có cách “giải” trùng tang là: dùng các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền… cho vào một cái túi rồi đặt trong quan tài người chết. Hoặc có thể dùng bộ linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên ngực, hoặc lót dưới quan tài… Bộ linh phù này được biết ở chùa Hàm Long, Bắc Ninh có bộ ván in khắc phù giải đã có mấy trăm năm nay. Người dân có thể đến đây nhờ các sư thầy tư vấn mà không nên lập đàn tế lễ tốn kém, gây hoang mang cho người còn sống…
Theo Nguyễn Anh - Petrotimes.vn

27 thg 6, 2013

7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

ST

Về bản chất mật ong thật sự rất tốt, nhưng khi kết hợp với những thực phẩm kỵ cơ thể có thể bị ngộ độc, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.


7 điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong
ảnh minh họa
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào...bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác".

Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh. Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong (See "Precautions" below).

Những điều cấm kỵ khi sử dụng mật ong

1. Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

2. Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

3. Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú. Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.


4. Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

5. Mật ong kỵ với đậu phụ

Đậu cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu và mật ong đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại không thể kết hợp với nhau để cùng chế biến, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

6. Mật ong rất kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

7. Mật ong không nên dùng với lá hẹ

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.


Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.
Một số lưu ý khi sử dụng mật ong

- Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.

- Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.

- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.

- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…


Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=634561#ixzz2X7tQcU00
http://www.xaluan.com/

25 thg 6, 2013

Hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương hiệu quả

ST


Trong số báo này, lương y Nguyễn Trọng Nơi (SN 1962, ngụ số 4, ngõ 166, đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) chia sẻ bí quyết tự chế hai bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, hóc xương; bằng những cây thuốc dễ tìm, hiệu quả cao.


Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Theo lương y Nơi, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như thấp nhiệt đường tiết niệu hoặc thấp nhiệt ở bàng quang gây viêm nhiễm. Ăn, uống các chất kích thích, cay nóng làm nhiệt tồn đọng xuống bàng quang, dẫn đến gây ứ đọng lâu ngày cũng có thể “hóa hỏa” gây tiểu ra máu.
Nhịn tiểu lâu ngày khiến tái hấp thu nhiều lần “chất trọc” (chất đục), đọng lại lâu ngày, cũng gây nên bệnh. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: Quan hệ tình dục gây nên viêm nhiễm, vệ sinh bộ phận sinh dục không tốt, nguồn nước bị ô nhiễm…, cũng có thể gây bệnh (nhất là ở nữ giới).
Lương y Nơi và bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Người mệt mỏi khó chịu, có thể sốt nóng, sốt rét, đái dắt, đái buốt, đi vệ sinh nhiều lần, nước tiểu có màu trắng, vàng đục hoặc màu đỏ…

Bài thuốc trị bệnh này bao gồm 7 vị:

- Cây cối xay (còn có tên cây đằng xay, kim hoa thảo) dùng cành, lá, hoa (nếu tươi dùng 50 gr, nếu khô dùng khoảng 15 gr);
- Bồ công anh (còn có tên cây lưỡi bò, rau bồ cóc), nếu tươi dùng 100 gr, khô dùng 20 gr;
- Kim tiền thảo (còn có tên đồng tiền lông, mắt rồng) dùng dây và lá, nếu tươi thì dùng 50 - 80 gr, khô dùng 15 - 20 gr;
- Thèn đen (phèn đen) dùng bộ phận cành, lá, tươi dùng 80 gr, khô dùng khoảng 20 gr;
- Mã đề thảo (xa tiền) dùng tất cả các bộ phận của cây, tươi dùng 50 gr, khô dùng 20 gr;
- Rễ cỏ tranh (mạch mao căn) tươi dùng 100 gr, khô dùng 25 gr;
- Tỳ giải (cúc kim cang) tươi dùng 50 gr, khô dùng 15 gr.

Tùy vào thể trạng cũng như biểu hiện của người bệnh mà có thể gia giảm những vị thuốc cho phù hợp: Nếu viêm do sỏi (thạch lâm) thì gia thêm Hoạt thạch (30 gr), lớp màng màu vàng của mề gà (kê nội kim). Nếu đi tiểu ra máu gia thêm Cỏ nhọ nồi (tươi 100 gr, khô 15 gr), lá cây Cách diệp (tươi 100 gr, khô 20 gr) rửa sạch sao đen. Nếu đau, buốt nhiều, gia thêm củ con cây nghệ (uất kim) (tươi 30 gr, khô 12 gr), chỉ xác (vỏ quả chấp) tươi 30 gr, khô 12 gr.

Những vị thuốc trên tạo thành một bài thuốc hoàn chỉnh, khi sắc thuốc cần được rửa sạch. Lần đầu tiên cho nước đổ vào ngập thuốc, cô cạn lại còn một bát thuốc, để nguội bớt rồi uống. Lần thứ hai, đổ 3 bát nước, đun cạn còn một bát, uống khi ấm. Lần thứ 3, cho 3 bát nước đun cạn còn một bát thuốc, uống khi ấm.
Mỗi ngày bệnh nhân sắc một thang, uống khi không no không đói, uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, lượng thuốc có thể ít hay nhiều, tuy nhiên thông thường chỉ cần uống từ 5 - 7 thang thuốc là bệnh nhân đã thấy được bệnh hiệu quả rõ rệt.

Để đạt hiệu quả cao hơn, ông Nơi khuyên người bệnh kiêng những chất cay, nóng, chất kích thích như: Rượu, bia, nước uống có ga; các loại thực phẩm như: Mỡ động vật, cà muối, dưa chua, thức ăn chế biến không quá mặn… Bệnh nhân nên làm việc nhẹ nhàng, hạn chế sinh hoạt tình dục, với những bệnh nhân đi tiểu ra máu nên hạn chế vận động.

Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm (dễ dàng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể - PV), có thể dùng cho viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính đều được.

Cây thuốc chữa bệnh hóc xương hiệu quả

Lương y Nơi còn có bí quyết dùng một vị thuốc chữa hóc xương hiệu quả từ cây Thèn đen (phèn đen). Đây là loại cây bụi, cành gầy, mảnh, hạt ban đầu màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen, dễ tìm ở những triền đê, ven đường, mọc nhiều ở các vùng quê.
Lá cây thèn đen giúp chữa hóc xương
Khi ăn cá thịt, một số trường hợp nuốt phải xương sẽ mắc lại nơi cuống họng, đau ở thực quản hay ở khoang miệng. Lúc này người bị hóc xương chỉ cần lấy lá thèn đen tươi rửa sạch, ngâm với nước muối 5%. Sau khi vớt lá lên, lấy khoảng từ 3 - 5 lá/ lần, tự mình nhai, khi đã nhuyễn thì nhẹ nhàng nuốt dần cho nước này thấm xuống, cũng có thể nuốt bã thuốc này từ từ, đến khi nào xương trôi xuống thì thôi.

Lưu ý sau khi chiếc xương đã trôi xuống, người bệnh cần kiêng những chất nóng, cay, kiêng uống rượu bia, không ăn đồ cứng như: Xương, bánh mỳ nướng, thịt nạc nướng… khoảng từ 2 - 3 ngày. 

Giải thích công dụng của lá thèn đen, lương y Nơi cho biết: Lá thèn đen có tác dụng làm mềm xương, tiêu viêm nơi chiếc xương bị hóc. Loại cây này cũng được người dân dùng để kho cá với tác dụng làm mềm xương, nước kho có màu đẹp, lại tránh được ngộ độc.

Gia đình có người họ hàng xa theo nghề thuốc Nam, từ nhỏ cậu bé Nơi ngày nào cũng trốn cha mẹ sang mày mò tìm hiểu. Thấy cháu ham mê, người họ hàng cũng đưa cậu theo lên rừng hái thuốc, bày cho cách chữa những bệnh đơn giản.

Sau khi học xong cấp 3, anh trai làng nhập ngũ. Trên chiến trường, không hiếm cảnh đồng đội đau đớn vì bệnh tật, được ông Nam mách nước nhiều căn bệnh đơn giản có thể chữa bằng thuốc Nam. Đồng đội động tín nhiệm, ông Nơi được tham gia lớp học trung cấp quân y.

Từ chiến trường trở về, với niềm đam mê y học, anh quân y ngày nào tiếp tục học lên chương trình đại học chuyên khoa y học cổ truyền. May mắn được ông Hoàng Thủ, khi đó là viện trưởng Viện y học dân tộc quân đội truyền nghề, ông Nơi đi theo học hỏi, cùng chữa bệnh cho người dân nên rút ra được khá nhiều kinh nghiệm. Từ đó ông luôn quan niệm tìm ra những bài thuốc Nam hiệu quả lại dễ tìm sẽ là cứu cánh cho những bệnh nhân nghèo.

Nam dược trị nam nhân, đó là phương châm chữa bệnh của ông: “Người ở đâu thì sẽ phù hợp với thổ nhưỡng cây cỏ ở đấy, người Việt nên tận dụng cây thuốc Nam bởi vừa hiệu quả, tiện lợi, người dân lại chủ động được nguồn dược liệu. Với những người dân còn nghèo không có tiền chữa bệnh, những loại cây thuốc trong vườn chính đôi khi là “thần dược” vừa hiệu quả lại tiết kiệm được chi phí chữa bệnh. Đây là những bài thuốc dân gian, người dân có thể tự tìm kiếm để chữa cho bản thân”, lương y Nơi chia sẻ.
Trịnh Ninh