2 thg 7, 2013

"Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng

ST

Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người bệnh.
 
Bài thuốc tác dụng đúp
Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng.  Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh thường gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng và khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt và tử vong.
Viêm dạ dày mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dày do bị kích thích gây tổn thương hoặc bị tổn thương do cọ xát, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định gây nên.
Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: “Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói.
Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài thuốc gồm bốn vị chính là: Thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa nhân và mộc hương, mỗi vị 10g.
Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”.
Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng.

Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu.
Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm.
“Bảo bối” gia truyền
Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”.
Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng.

Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc thuốc uống nhằm phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền.
Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y duy nhất của làng.
“Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?.
Theo Khoa học & Đời sống, người bị viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc, còn nên: 1. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc; 2. Ăn những đồ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá;
3. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi, đúng giờ;
4. Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để tăng thêm dịch vị;
5. Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy…;
6. Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt;
7. Hạn chế dùng một số thuốc có corticoit, thuốc giảm đau…;
8. Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công.
Theo Quảng Thiên - PLVN

Bài thuốc 6 vị thảo dược diệt tận gốc bệnh thoái hóa cột sống


Bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
Lương y Nguyễn Vinh Quang cho biết bài thuốc chữa bệnh thoái vị đĩa đệm gồm sáu loại thảo dược, trong đó cây chìa vôi giữ vai trò chủ đạo. Theo lời thầy thuốc Quang mô tả, đây là một giống cây thân leo thường mọc gần bờ suối hoặc những nơi ẩm ướt, rất dễ kiếm.
Theo ông, tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi từ xa xưa các tài liệu y học cổ từng nhắc đến, là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh phổ biến như phong thấp, đau xương, thoái hoá cột sống.
Cách thức sử dụng cây chìa vôi làm thuốc như lời ông Quang hướng dẫn khá đơn giản: “Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày”. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
Lương y Quang cho hay mỗi vị thảo dược đều có tác dụng đặc trưng. Tuy nhiên tác dụng chung của chúng là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp từ đó bổ trợ điều trị đĩa đệm bị thoái vị.
Theo ông Quang, cây chìa vôi có tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm
“Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, hễ khát lúc nào cứ uống lúc đó chứ không cần phải băn khoăn liều lượng, bởi thuốc không hề gây ra tác dụng phụ nào. Người bệnh cũng không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Nếu kiên trì uống thuốc đều đặn, sau vài tháng sẽ cho kết quả rõ rệt. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ”, lương y Quang chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài cách dùng phơi khô đun lấy nước uống, ông Quang cho biết thêm có thể kết hợp sử dụng lá cây chìa vôi trị bệnh thoái vị đĩa đệm ở dạng tươi như sau: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.
Ông không quên căn dặn tỉ mỉ: “Chú ý sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này. Nếu trong quá trình đắp thuốc mà bị ngứa quá, người bệnh chỉ cần giảm lượng hỗn hợp lại là xong. So với sắc nước uống, sử dụng lá tươi cho kết quả nhanh hơn, thường đắp thuốc chỉ vài hôm sẽ giảm đau ngay”.
Bài thuốc từ sáu loại thảo dược phơi khô của ông Quang
Ngoài tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm, ông Quang tiết lộ thêm bài thuốc gồm sáu vị thảo dược trên còn có tác dụng trị chứng thấp khớp, đau nhức xương và giúp “ăn ngon ngủ ngon”.
Thoái vị đĩa đệm là một căn bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống với tỉ lệ thoái vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%. Nguyên nhân gây thoái hoá đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc đĩa đệm yếu đi theo tuổi tác. Bệnh nhân thoái vị đĩa đệm thường cảm thấy tê nhức và đau toàn thân. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm hiệu quả nhất là thay đĩa đệm cột sống bằng vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu này khá tốn kém và không phải bệnh nhân nào đều có điều kiện để thực hiện.
Theo Mai Long - PLVN

1 thg 7, 2013

Vụ án ly kỳ do con không có DNA của mẹ

Người mẹ trẻ ở bang Washington, Mỹ đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau, vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô.
 
Bà Lydia Fairchild.
"Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?"
Lydia Fairchild, 26 tuổi, sinh nở 3 lần. Sau khi sinh đứa thứ 3, cô bị thất nghiệp. Do không đủ điều kiện kinh tế nuôi 3 con một mình, Lydia phải viết đơn xin trợ cấp hàng tháng của Chính phủ tại địa phương cư trú, tiểu bang Washington. Mọi người trong gia đình cô đều được triệu tập tới Sở Dịch vụ xã hội để chứng minh các thông tin liên quan.
Ban đầu, Fairchild nghĩ đó đơn giản là một cuộc triệu tập như thường lệ với một nhân viên xã hội. Nhưng cô không ngờ bị thẩm vấn nghiêm khắc giống như một nghi can tội phạm. Cô chết điếng khi toà tuyên bố bạn trai cô là bố bọn trẻ. Còn cô, người đã sinh ra chúng lại không phải là mẹ, vì DNA của cô không trùng hợp với chúng.
Lydia Fairchild sẽ còn nhớ mãi cái ngày hôm ấy. Nhân viên tòa án gọi cô đến hỏi một cách đầy ngờ vực: “Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?” Ngạc nhiên, Lydia trả lời,: "Chúng là con tôi mà, sao lại có chuyện âm mưu gì ở đây?”. Người đó đáp lại lạnh lùng: “Chúng không phải là con cô. Chúng tôi đã xét nghiệm DNA. DNA của cô và bọn trẻ không giống nhau”.
Từ tòa án trở về, Lydia tưởng như sắp phát điên. Rõ ràng cô là mẹ của 3 đứa trẻ. Cô đã mang thai và sinh nở bình thường. Tất cả những người thân trong gia đình, hàng xóm và bác sĩ ở nhà hộ sinh đều biết. Thậm chí, mẫu DNA bố của bọn trẻ cũng phù hợp với DNA của cả 3 đứa. Nhưng tất cả những cái đó đều vô nghĩa trước tòa. Lý thuyết y học đã khẳng định DNA của mẹ và con phải tương đồng. 100% trường hợp đều như vậy. Ngược lại chỉ có thể là giả mạo.
Nghi ngờ xét nghiệm của tòa có sai sót, Lydia xin thực hiện lại xét nghiệm ở một số phòng thí nghiệm độc lập do chính cô lựa chọn. Kết quả vẫn y nguyên, không có chút sai sót nào. Cô, người sinh ra chúng, lại không phải là mẹ. Mặc dù, cả 3 đứa trẻ đều khăng khăng khẳng định mẹ chúng chính là Lydia Fairchild - người đang đứng trước mặt chúng.
Tuy nhiên, đó chưa phải là bằng chứng đủ sức thuyết phục. Như vậy, từ chỗ chỉ muốn xin một khoản trợ cấp xã hội hằng tháng để nuôi con, Lydia phải đối mặt với nguy cơ phạm tội: Cô có thể bị buộc tội giả mạo và lạm dụng bọn trẻ, thậm chí là bắt cóc trẻ em. Trong trường hợp đó, lũ trẻ sẽ bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và Lydia sẽ không bao giờ gặp lại các con mình. “Cô biết đấy. Chúng tôi có thể đón bọn trẻ đi bất cứ lúc nào”, một nhân viên xã hội nói với Lydia trước khi cô rời khỏi phòng.
Có sự nhầm lẫn?
Sau những giờ “thẩm vấn” xót xa, đầy hoài nghi, Lydia bắt đầu hoảng loạn, cô bước đi loạng choạng. Lydia vội vã trở về nhà tìm những bức ảnh siêu âm trong quá trình cô mang thai của từng đứa con một. Vừa nỗ lực lục tìm, Lydia kể với cha mẹ mình về kết quả xét nghiệm AND “quái dị” ấy. Cha mẹ Lydia không tin điều đó.
“Lúc đầu, tôi nghĩ rằng, con bé đang nói đùa. Chắc có sự nhầm lẫn nào đó. Chính tôi là người đưa Lydia đến bệnh viện sinh. Rồi cả 3 lần sinh, chính mắt tôi nhìn thấy bọn trẻ do Lydia mang nặng đẻ đau. Tôi còn nhẹ nhàng ẵm chúng lên, khoe với mọi người trong gia đình và một số bạn bè”, bà Carol Fairchild, mẹ của Lydia kể lại trong sự ngỡ ngàng và đau khổ.
Tiến sĩ Leonard Dreisbach, bác sĩ khoa sản, người trực tiếp 3 lần đỡ đẻ cho Lydia khẳng định, Lydia là mẹ của cả 3 đứa trẻ. Ông còn cho rằng, trường hợp kỳ lạ của Lydia chắc chắn có sự nhầm lẫn nào đó trong kết quả xét nghiệm AND. Ông cũng rất sẵn lòng làm chứng trong phiên tòa về “sự thật” này.
Xét về tình, các thành viên ban hội thẩm cũng tin rằng, Lydia Fairchild là mẹ của cả 3 đứa trẻ. Nhưng về lý, Lydia Fairchild không có bằng chứng chứng minh, cô và các con có cùng dòng máu. Lydia có thuê luật sư biện hộ cho cô nhưng không ai nhận. Vì họ biết chắc, họ không thể thắng, kết quả AND đã cho biết điều đó. Sau cùng, Luật sư Alan Tindell “dũng cảm” nhận lời, bởi theo linh cảm ông tin, Lydia không phải là kẻ bắt cóc chúng, mà cô chính là mẹ đẻ.
Người có DNA từ nhiều nguồn khác nhau (Genetic Chimerism)
Trong thời điểm u ám ấy, một tia hy vọng chợt lóe lên. Luật sư Alan Tindell tìm thấy một bài viết trên tạp chí New England Journal of Medicine, có nói đến một trường hợp ở Boston tương tự như của Lydia. Ông đệ đơn lên tòa xin hoãn xét xử khi các xét nghiệm này có thể thực hiện.
Đó là trường hợp của bà Karen Keegan, một bà mẹ 52 tuổi có 2 con trai ở Boston. Xét nghiệm trước ca ghép thận của Karen cũng cho thấy DNA của bà và bọn trẻ không giống nhau. Bác sĩ ở đó, mặc dù biết chắc chắn rằng không hề có sự giả mạo nào, nhưng cũng không thể giải thích nổi điều gì đã diễn ra. Họ tiến hành những mẫu xét nghiệm ở máu, tóc, mô miệng nhưng tất cả đều không có AND của con trai bà.
Các bác sĩ đã tìm hiểu kỹ hơn tuyến giáp của Karen. Lý do khiến các bác sỹ chọn tuyến giáp để xét nghiệm AND vì trong 100 ml máu ở người bình thường, có 2 - 2,5 mmol calcium (100 mg/l) và tồn tại dưới 3 dạng là 40% gắn với protein, 5 - 10% ở dưới dạng muối kết hợp với phosphat, bicarbonat, citrat; và 50% còn lại tồn tại dưới dạng ion hóa, để đảm bảo cho hoạt động điện sinh lý của các tế bào.
Mỗi ngày, cơ thể hấp thu vào 25 mmol canxi và thải trừ 20 mmol ra phân + 5 mmol ra nước tiểu. Hormon tuyến giáp có vai trò huy động canxi từ xương ra máu, và vitamin D giúp hấp thu canxi vào cơ thể, đưa đến xương. Karen Keegan gặp một vấn đề khá hiếm trong y học gọi là chimerism.
Hiện tượng này xảy ra ở người hay động vật khi hai trứng được thụ thai, hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Mỗi hợp tử mang một bản sao DNA của bố mẹ, vì vậy hợp tử mới có một bộ gene khác biệt. Về cơ bản, đứa trẻ sinh ra là song sinh của chính nó. Chimerism ở người rất hiếm. Trong các thử nghiệm DNA nhằm xác định con ruột của bố mẹ đã phát hiện trường hợp Chimerism khi đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ - nó mang một DNA khác. Lydia Fairchild là trường hợp điển hình sinh ra một chimera. Người mẹ trẻ ở bang Washington đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau.
Trên thế giới có khoảng 30 trường hợp như vậy được ghi nhận. Thực chất đó là trường hợp hai cá thể song sinh tồn tại trong một cơ thể. Nguyên nhân là do có hai trứng cùng được thụ tinh, nhưng khi trong tử cung, đáng lẽ phải phát triển thành hai trẻ song sinh thì chúng lại “hòa lẫn” vào nhau, và trở thành một bào thai hoàn hảo duy nhất, nhưng có hai mã di truyền khác nhau - hai chuỗi DNA khác nhau.
Nói một cách khác, Karen là hai người trong một cơ thể và điều đó không thể quan sát bằng mắt thường, mà chỉ có thể phát hiện nếu xét nghiệm vật chất di truyền. Đó là lý do DNA trên khắp cơ thể bà lại khác với DNA của các con, nhưng DNA ở tuyến giáp lại giống.
Câu chuyện của Karen khiến Lydia có cơ sở thuyết phục quan tòa cho cô thêm thời gian. Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ kết luận rằng Lydia cũng là một trường hợp chimerism. Hồ sơ vụ án được khép lại với một kết thúc có hậu: Lydia được công nhận là mẹ đẻ của các con cô và được nhận trợ cấp hàng tháng. Mỗi lần nhớ lại chuyện đã qua, Lydia vẫn thầm cảm ơn Karen: “Nếu không có bà ấy, tôi đã mất con”.
Câu chuyện của Lydia được lưu kỹ lưỡng trong hồ sơ xử án của tòa án tiểu bang Washington. Họ xem đây là “một vụ án y khoa” hiếm gặp. Còn phía y học và các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà chuyên môn nghiên cứu về DNA cả về con người và động vật, họ xem đó là một bước tiến mới.
Theo An ninh Thủ đô