3 thg 1, 2014

Công dung của vỏ núc nác hay hoàng bá nam


HOÀNG BÁ NAM


Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuỳ họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thuỳ rõ, cao 4-5mm, đường kính 12-14mm. Quả thõng, dài 40-120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá.
Tên thuốc: Hoàng bá nam.
Tên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá.
Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae).
Mô tả dược liệu:
Dược liệu: Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6 - 1,3 cm, dài ngắn không nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vân dọc, ngang.  Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớp bần mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.)
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta.
Thu hái: Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, thái phiến dài 2 - 5 cm,  phơi hay sấy khô.
Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Làm giảm độ thấm của mạch máu.
Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric.
Công năng: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng.
Công dụng:
+ Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc.
+ Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp và ho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn.
+ Vỏ thân được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, dị ứng trẻ em ban trái, sởi. Cũng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. Trong dân gian dùng thay Hoàng bá.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán.
1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng thuốc sắc. Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi.
Ở nước ta Viện Dược liệu đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên.
Bào chế:
Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến chiều dài 2- 5 cm, bề dày 1-3 mm, phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng.
Bài thuốc:
1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.
2. Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
3. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc).
4. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
5.  Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống.
6. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.
7. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.
8. Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4g, an nam tử 12g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, khoản đông hoa 12g. Sắc lấy nước, thêm 60g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày (Hiện đại thực dụng trung dược). "An nam tử" là tên dùng trong đơn thuốc của vị "bạng đại hải", tức là hạt "lười ươi" (Sterculia lychnophora Hance.), có mọc ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Ðịnh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị...
9. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ núc nác 16g, chi tử (quả dành dành) 20g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, quế chi 4g, cam thảo đất 20g; Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng (Thuốc Nam và Châm cứu).
Kiêng kỵ: Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng.
Ghi chú: Hạt Núc nác cũng là vị thuốc, có tên là Mộc hồ điệp, có tác dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.

16 thg 12, 2013

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:

Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).

Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:

1 - Giáp
2 - Ất
3 - Bính
4 - Đinh
5 - Mậu
6 - Kỷ
7 - Canh
8 - Tân
9 - Nhâm
10 - Quý

Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:


1 - Tý
2 - Sửu
3 - Dần
4 - Mão
5 - Thìn
6 - Tỵ
7 - Ngọ
8 - Mùi
9 - Thân
10 - Dậu
11 - Tuất
12 - Hợi

Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.

Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương

Giáp
: Dương mộc 
Phương Đông
Ất
: Âm mộc
Phương Đông
Bính
: Dương hoả  
Phương Nam
Đinh
: Âm Hoả
Phương Nam
Mậu
: Dương Thổ  
Trung ương
Kỷ
: Âm thổ
Trung ương
Canh
: Dương Kim
Phương Tây
Tân
: Âm Kim
Phương Tây
Nhâm
: Dương Thuỷ
Phương Bắc
Quý
: Âm Thuỷ
Phương Bắc

Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:

Hợi
: Âm Thuỷ
Phương Bắc
: Dương Thuỷ
Phương Bắc
Dần
: Dương mộc 
Phương Đông
Mão
: Âm mộc
Phương Đông
Ngọ
: Dương hoả
Phương Nam
Tỵ
: Âm Hoả
Phương Nam
Thân
: Dương Kim
Phương Tây
Dậu
: Âm Kim
Phương Tây
Sửu
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương
Thìn
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương
Mùi
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương
Tuất
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương

Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;

Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):

Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:

1.Tý và Mão            Chống nhau
2. Dần, Tỵ và Thân   Chống nhau
3. Sửu, Mùi và Tuất  Chống nhau

Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)

Tương xung (xấu) hàng can có  4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).

Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương

Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.
Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.
Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.

Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):

1 - Tý xung     
7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)
2 - Sửu xung
8 - Mùi (đều Âm)
3 - Dần xung
9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)
4 - Mão xung
10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)
5 - Thìn xung 
11 -Tuất (đều Dương)
6 - Tỵ xung
12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)

  • Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
  • Khí tiết nóng lạnh khác nhau.

o        Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:

1. Tý - Mùi   
2. Sửu – Ngọ           
3. Dần - Tỵ
4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi           
6. Dậu - Tuất

o        Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).

1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).
2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).
3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).
4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).
5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).

Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.

o        Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.

Lục hợp:

Tý và Sửu hợp Thổ.
Dần và Hợi hợp Mộc.
Mão và Tuất hợp Hoả.
Thìn và Dậu hợp Kim.
Thân và Tỵ hợp Thuỷ.
Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.

Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.

Tam hợp có 4 nhóm : cách 3

1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.
2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.
3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.
4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.

 
                     Bảng tra Cung mệnh Can chi và Ngũ Hành  
  Tử vi, hay tử vi đẩu số, là một hình thức bói toán vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
               CUNG BÁT TRẠCH NĂM TUỔI CUNG HÀNH NAM NỮ
CUNG BÁT TRẠCH
NĂM
TUỔI
CUNG
HÀNH
NAM
NỮ
1924
Giáp Tý
Tốn
Khôn
Kim +
1925
Ất Sửu
Chấn
Chấn
Kim -
1926
Bính Dần
Khôn
Tốn
Hỏa +
1927
Đinh Mão
Khảm
Cấn
Hỏa -
1928
Mậu Thìn
Ly
Càn
Mộc +
1929
Kỷ Tỵ
Cấn
Đoài
Mộc -
1930
Canh Ngọ
Đoài
Cấn
Thổ +
1931
Tân Mùi
Càn
Ly
Thổ -
1932
NhâmThân
Khôn
Khảm
Kim +
1933
Quý Dậu
Tốn
Khôn
Kim -
1934
GiápTuất
Chấn
Chấn
Hỏa +
1935
Ất Hợi
Khôn
Tốn
Hỏa -
1936
Bính Tý
Khảm
Cấn
Thủy +
1937
Đinh Sửu
Ly
Càn
Thủy -
1938
Mậu Dần
Cấn
Đoài
Thổ +
1939
Kỷ Mão
Đoài
Cấn
Thổ -
1940
Canhthìn
Càn
Ly
Kim +
1941
Tân Tỵ
Khôn
Khảm
Kim -
1942
Nhâm Ngọ
Tốn
Khôn
Mộc +
1943
Qúy Mùi
Chấn
Chấn
Mộc -
1944
GiápThân
Khôn
Tốn
Thủy +
1945
Ất Dậu
Khảm
Cấn
Thủy -
1946
BínhTuất
Ly
Càn
Thổ +
1947
Đinh hợi
Cấn
Đoài
Thổ -
1948
Mậu Tý
Đoài
Cấn
Hỏa +
1949
Kỷ Sửu
Càn
Ly
Hỏa -
1950
Canh Dần
Khôn
Khảm
Mộc +
1951
Tân Mão
Tốn
Khôn
Mộc -
1952
NhâmThìn
Chấn
Chấn
Thủy +
1953
Quý Tỵ
Khôn
Tốn
Thủy -
1954
Giáp Ngọ
Khảm
Cấn
Kim +
1955
Ất Mùi
Ly
Càn
Kim -
1956
Bính thân
Cấn
Đoài
Hỏa +
1957
Đinh Dậu
Đoài
Cấn
Hỏa -
1958
Mậu Tuất
Càn
Ly
Mộc +
1959
Kỷ Hợi
Khôn
Khảm
Mộc -
1960
Canh Tý
Tốn
Khôn
Thổ +
1961
Tân Sửu
Chấn
Chấn
Thổ -
1962
Nhâm Dần
Khôn
Tốn
Kim +
1963
Quý Mão
Khảm
Cấn
Kim -
1964
GiápThìn
Ly
Càn
Hỏa +
1965
Ất Tỵ
Cấn
Đoài
Hỏa -
1966
Bính Ngọ
Đoài
Cấn
Thủy +
1967
Đinh Mùi
Càn
Ly
Thủy -
1968
Mậu Thân
Khôn
Khảm
Thổ +
1969
Kỷ Dậu
Tốn
Khôn
Thổ -
1970
CanhTuất
Chấn
Chấn
Kim +
1971
Tân Hợi
Khôn
Tốn
Kim -
1972
Nhâm Tý
Khảm
Cấn
Mộc +
1973
Quý Sửu
Ly
Càn
Mộc -
1974
Giáp Dần
Cấn
Đoài
Thủy +
1975
Ất Mão
Đoài
Cấn
Thủy -
1976
BínhThìn
Càn
Ly
Thổ +
1977
Đinh Tỵ
Khôn
Khảm
Thổ -
1978
Mậu Ngọ
Tốn
Khôn
Hỏa +
1979
Kỷ Mùi
Chấn
Chấn
Hỏa -
1980
CanhThân
Khôn
Tốn
Mộc +
1981
Tân Dậu
Khảm
Cấn
Mộc -
1982
NhâmTuất
Ly
Càn
Thủy +
1983
Quý Hợi
Cấn
Đoài
Thủy -
1984
Giáp tý
Đoài
Cấn
Kim +
1985
Ất Sửu
Càn
Ly
Kim -
1986
Bính Dần
Khôn
Khảm
Hỏa +
1987
Đinh Mão
Tốn
Khôn
Hỏa -
1988
Mậu Thìn
Chấn
Chấn
Mộc +
1989
Kỷ Tỵ
Khôn
Tốn
Mộc -
1990
Canh Ngọ
Khảm
Cấn
Thổ +
1991
Tân Mùi
Ly
Càn
Thổ -
1992
NhâmThân
Cấn
Đoài
Kim +
1993
Quý Dậu
Đoài
Cấn
Kim -
1994
GiápTuất
Càn
Ly
Hỏa +
1995
Ất Hợi
Khôn
Khảm
Hỏa -
1996
Bính Tý
Tốn
Khôn
Thủy +
1997
Đinh Sửu
Chấn
Chấn
Thủy -
1998
Mậu Dần
Khôn
Tốn
Thổ +
1999
Kỷ Mão
Khảm
Cấn
Thổ -
2000
Canhthìn
Ly
Càn
Kim +
2001
Tân Tỵ
Cấn
Đoài
Kim -
2002
Nhâm Ngọ
Đoài
Cấn
Mộc +
2003
Qúy Mùi
Càn
Ly
Mộc -
2004
GiápThân
Khôn
Khảm
Thủy +
2005
Ất Dậu
Tốn
Khôn
Thủy -
2006
BínhTuất
Chấn
Chấn
Thổ +
2007
Đinh hợi
Khôn
Tốn
Thổ -
2008
Mậu Tý
Khảm
Cấn
Hỏa +
2009
Kỷ Sửu
Ly
Càn
Hỏa -
2010
Canh Dần
Cấn
Đoài
Mộc +
2011
Tân Mão
Đoài
Cấn
Mộc -
2012
NhâmThìn
Càn
Ly
Thủy +
2013
Quý Tỵ
Khôn
Khảm
Thủy -
2014
Giáp Ngọ
Tốn
Khôn
Kim +
2015
Ất Mùi
Chấn
Chấn
Kim -
2016
Bínhthân
Khôn
Tốn
Hỏa +
2017
Đinh Dậu
Khảm
Cấn
Hỏa -
2018
Mậu Tuất
Ly
Càn
Mộc +
2019
Kỷ Hợi
Cấn
Đoài
Mộc -
2020
Canh Tý
Đoài
Cấn
Thổ +
2021
Tân Sửu
Càn
Ly
Thổ -
2022
Nhâm Dần
Khôn
Khảm
Kim +
2023
Quý Mão
Tốn
Khôn
Kim -
2024
GiápThìn
Chấn
Chấn
Hỏa +
2025
Ất Tỵ
Khôn
Tốn
Hỏa -
2026
Bính Ngọ
Khảm
Cấn
Thủy +
2027
Đinh Mùi
Ly
Càn
Thủy -
2028
Mậu Thân
Cấn
Đoài
Thổ +
2029
Kỷ Dậu
Đoài
Cấn
Thổ -
2030
CanhTuất
Càn
Ly
Kim +
2031
Tân Hợi
Khôn
Khảm
Kim -
2032
Nhâm Tý
Tốn
Khôn
Mộc +
2033
Quý Sửu
Chấn
Chấn
Mộc -
2034
Giáp Dần
Khôn
Tốn
Thủy +
2035
Ất Mão
Khảm
Cấn
Thủy -
2036
BínhThìn
Ly
Càn
Thổ +
2037
Đinh Tỵ
Cấn
Đoài
Thổ -
2038
Mậu Ngọ
Đoài
Cấn
Hỏa +
2039
Kỷ Mùi
Càn
Ly
Hỏa -
2040
CanhThân
Khôn
Khảm
Mộc +
2041
Tân Dậu
Tốn
Khôn
Mộc -
2042
NhâmTuất
Chấn
Chấn
Thủy +
2043
Quý Hợi
Khôn
Tốn
Thủy -

                    Cách tính cung mệnh và tuổi làm nhà như sau:
                    Lập Bảng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nam
Khảm
Ly
Cấn
Đoài
Càn
Khôn
Tốn
Chấn
Khôn
Nữ
Cấn
Càn
Đoài
Cấn
Ly
Khảm
Khôn
Chấn
Tốn
 Cách tính như sau: Lấy năm sinh (âm lịch) chia 9 ta có số dư. Lấy số dư đối chiếu bảng trên ta sẽ được cung mệnh nam hoặc nữ.
Thí dụ: Sinh năm 1980, lấy 1980 chia 9 ta có số dư là 9. Đối chiếu bảng trên ta tính được : nam-cung Khôn; nữ-cung Tốn.
-Sinh năm 1979, lấy 1979 chia 9 ta có số dư là 8. Đối chiếu bảng trên ta có nam và nữ đều cung Chấn.
Để tính nhanh các bạn dùng phương pháp 9 bỏ. Thí dụ sinh 1979-bỏ 2 số 9, còn lại 1+7=8. vậy nam nữ đều cung Chấn.
Nhận xét:
-Cung mệnh có tính chu kỳ 9 năm lặp lại.
-Cung mệnh nam (trừ số 9), theo thứ tự có tính đối cung trong tiên thiên bát quái:
Khảm đối Ly; Cấn đối Đoài; Càn đối Khôn; Tốn đối Chấn.
-Xét cung Nam và cung nữ: Số 8 nam nữ đồng cung Chấn; số 1 nam Khảm, nữ Cấn; số 6 nữ Khảm, nam Khôn. Còn lại có tính hoán vị: nam-Càn, nữ-Ly; nữ-Càn, nam-Ly ...
Ta chỉ cần thuộc tính cung mệnh nam, sau đó dựa vào nhận xét trên là suy ra được cung mệnh nữ.
Sau khi tính được cung mệnh ta phân ra:
- Đông tứ mệnh gồm: Khảm (Bắc), Ly (nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam).
- Tây tứ mệnh gồm : càn (TB), đoài (tây), cấn (ĐB), khôn (TN).
 Còn có cách tính khác, Thí dụ1: Bạn sinh năm 1864, dùng phương pháp 9 bỏ (tương đương cộng tổng từng số năm sinh trừ 9 liên tiếp) thì dễ dàng có được số 1, vậy nam cung Khảm, nữ cung Cấn.
 Thí dụ 2: Bạn sinh năm 2150, dễ dàng nhận ra số 8 (2+1+5), vậy nam nữ đồng cung Chấn. Việc dùng 1 phép tính nữa (11- số dư) để chuyển về được số của hậu thiên cũng là 1 cách tính. Phương pháp này cần thêm 1 phép tính, mặt khác gặp trường hợp số dư là 1, thì ta sẽ có: 11-1=10 ? Cách này áp dụng tốt cho người đã thành thạo về Bát quái.