10 thg 5, 2014

Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần V: Thông tin và truyền thông




Phần V: Thông tin và truyền thông nước Mỹ
Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vực dân cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.
Bạn đọc Lê Oanh tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Tuần Việt Nam về lĩnh vực thông tin và truyền thông nước Mỹ - một trong những nội dung của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
T CNN. nh ly t Internet.
Báo chí

Khi nói về báo chi Mỹ, nhiều người bên ngoài nước Mỹ nghĩ đên một tờ báo nghiêm túc, số trang không nhiều, tờ Internationnal Herald Tribune (Diễn đàn người đưa tin quốc tê), được nêu trong danh sách báo hằng ngày của nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, tờ Internationnal Herald Tribune không hoàn toàn là một tờ báo Mỹ. Có bán tại 164 nước, nó được biên tập tại Paris, và in đồng thời ở Paris, London, Zurich, Praha,Marseilles, Rome, Frankfurt, Hồng Công, Singapo, Tokyo, New York, và Miami.
Tờ báo là nơi tiêu thụ thông tin quốc tế, hầu hết những tin tức này lấy từ những tờ báo mẹ lớn hơn, tờ New York Time (Thời báo Mew York) và tờ The Washinhton Post (Bưu điện Washington). Thế nhưng nhiều người Mỹ chưa bao giờ nghe đến tờ báo này. Và ít người Mỹ đọc báo này khi họ đã có những báo hàng ngày dăng đầy đủ tin tức.

Năm 1992, hơn 10.000 loại báo xuất hiện ở khoảng 6.500 thành phố ở Mỹ. Hầu hết các báo hàng ngày đều được ra nhiều hoặc trình bày bóng đẹp vào các dịp lễ Noel, lễ Tạ ơn, hoặc vào Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7. Trong số đó bao gồm cả 85 loại báo tiếng nước ngoài in bằng 34 thứ tiếng khác nhau. Mỗi ngày ở Mỹ bán trên 60 triệu tờ báo .
Tám trăm chín mươi số báo Chủ nhật thường lớn hơn các số ra ngày thường. Kỷ lục bán báo chủ nhật là tờ New York Time. Có một số báo chủ nhật năm 1965 dày 946 trang, nặng trên 7 pao, và giá 50 cent. Người Mỹ có truyền thống đọc báo chủ nhật, đối với một số người đây là hình thức thay cho việc đến nhà thờ. Các báo Chủ nhật có lượng phát hành trung bình 62 triệu bản. Cũng có hơn 7.000 loại báo được xuất bản hằng tuần, hằng nửa tuần, hoặc hàng tháng.

Hầu hết các báo hàng ngày đều là những loại có “chất lượng” chứ không phải “bình dân” (có nghĩa là không chất lượng). Trong số 20 tờ báo có chất lượng phát hành lớn nhất, chỉ có hai hoặc ba tờ thường chú ý đến tội phạm, tình dục và các vụ bê bối. Tờ báo có lượng phát hành lớn nhất , The Wall Street Journal (Tạp chí phố Wall) trên thưc tế là tờ báo rất nghiêm túc.

Người ta thường nói là không có “báo chí dân tộc” ở Mỹ cũng như ở Anh, nơi một vài tờ báo trội hơn hẳn về số lượng lưu hành và được cả nước đọc. Theo một nghĩa nào đó, điều này là đúng sự thực. Hầu hết các báo cáo hằng ngày được phân phối tại địa phương, hoặc trong khu vực, người ta mua một trong những tờ báo của thành phô lớn cộng thêm những tờ của địa phương nhỏ hơn. Một vài tờ trong số những báo nổi tiếng nhất như The Wall Street Jourall có thể có mặt trong toàn quốc.
Tuy nhiên, người ta không thể hy vọng tờ The Milwaukee Journal được tìm đọc ở Boston Globe được tìm đọc ở Houston. Chỉ có một tờ báo thực sự là báo của quốc gia, tờ USA Today (Nước Mỹ ngày nay). Nhưng tờ báo này vẫn chỉ có lượng lưu hành là 1,5 triệu bản và nó chỉ có thể cung cấp tin thuộc các môi quan tâm chung chung. Trong một đất nước mà tin tức và các sự kiện chính trị ở các bang , thành phố, và đại phương có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến người đọc và vì thế thu hút họ, thì điều đó là không đủ.
Tuy nhiên, theo một nghĩa khác, xuất phát từ ảnh hưởng và việc chia sẻ tin tức, thì phải có một tờ báo quốc gia. Một số tờ báo lớn nhất đồng thời cũng là các hãng thu thập tin tức. Họ không chỉ in ấn báo chí mà còn thu thập và bán thông tin, tin đặc biệt, và ảnh cho hàng trăm tờ báo khác ở Mỹ và trên thế giới. Ba trong số các hãng dịch vụ tịn tức được biết đến nhiều hơn là The New York Time, The Washington Post, và The Los Angeles Time.

Một ví dụ được nhiều người biết đến, một câu chuyện của CIA để lộ ra được đăng ở tờ The New York Time cũng xuất hiện trên mặt báo của 400 tờ khác của Mỹ và được hàng trăm tờ báo nước ngoài khác lấy đăng. “Nhặt” đăng không hoàn toàn đúng. Các câu chuyện như thế đã được đăng ký bản quyền và các tờ báo khác phải trả tiền nếu muốn sử dụng.
Các tờ báo khác thường tránh phải trả tiền cho các thông tin như vậy bằng cách đưa tin câu chuyên này từ báo gốc và trích một cách gián tiếp (“Tờ Washington Post hôm nay đã đưa tin là …”). Vì có nhiều các báo khác đăng tin lấy từ các tờ báo và tạp chí chủ yếu của Mỹ như thế nên những tờ báo này có ảnh hưởng rất lớn, vượt ra ngoài các độc giả của họ trong toàn quốc và trên thế giới.

Hơn nữa, các tờ báo này và những tờ báo khác như The Christian Science Monitor (Người quan sát khoa học Thiên chúa giáo), The Baltimore Sun (Mặt trời Baltimore), The St. Louis Dispatch (Thông điệp St.Louis) hoặc The Milwaukee Journal thường được nhắc đến trong số những tờ báo hay trên thế giới. Trong một cuộc điều tra quốc tế rộng rãi về các hãng báo chí, tờ The New York Time được hầu hết mọi người đánh giá là “Nhật báo hàng đầu thế gới”.

Các nhà báo chuyên trách từng mục viết cho nhiều tờ báo khác nhau, các bài báo của họ được một hãng bán để tăng cùng một lúc trên nhiều tờ báo, cũng có ảnh hưởng tương tự. Những người chuyên viết xã luận và bình luận nghiêm túc cho các báo chủ yếu hàng ngày được đăng bài trên hàng trăm báo nhỏ hơn trong cả nước. Điều này giúp người đọc ở thị trấn nhỏ hàng ngày biết được quan điểm của một số nhà phân tích thời sự quốc tế và trong nước giỏi nhất. Nhiều tờ báo cũng sử dụng các nhà báo này như một cách để cân bằng quan điểm chính trị. Trên các trang đằng sau trang xã luận của các báo thường in song song bài của những nhà bình luận theo trường phái tự do và bảo thủ hàng đầu.

Những tranh biếm họa chính trị và xã luận cũng được khá nhiều tờ báo dùng. Những người vẽ tranh biếm họa chính trị nổi tiếng như Oliphant hoặc MacNelly được hầu hết người đọc Mỹ và nhiều tờ báo nước ngoài biết đến. Các bài báo hài hước và châm biếm cũng thường nổi tiếng trên thế giới.

Các cơ quan thông tấn
Các báo Mỹ lấy một lượng tin rất lớn từ những nguồn giống nhau, những nguồn này phục vụ khoảng nửa số dân trên thế giới, đó là hai hãng thông tấn Mỹ, AP và UPI. Hai hãng thông tấn quốc tế này là những hãng lớn nhất thế giới. Không giống như những hãng thông tấn khác, ví dụ hãng thông tấn của Pháp AFP, không hãng nào do nhà nước sở hữu, quản lý hoặc điều hành. AP là hãng lâu đời và lớn nhất thế giới (Thành lập năm 1884).
Hãng có phóng viên và thợ chụp ảnh làm việc tại 122 phòng thông tin trong nước và 56 văn phòng nước ngoài. Họ có khoảng 10.000 nơi đặt mua định kỳ, đó là các hãng tin tức, báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình và các tổ chức khác trong 115 nước trả tiền để có và được sử dụng tin và ảnh của AP. UPI là hãng thông tấn lớn thứ hai, có 92 văn phòng trong nước và 81 văn phòng ngoài nước trên 90 nước khác.
Theo dự đoán, tổng cộng khoảng hai tỷ người trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin thời sự phần lớn từ AP và UPI. Người ta cung cho rằng lý do giải thích tại sao dường như có quá nhiều tin về “Mỹ”trên thế giới là vì cả hai hãng thông tấn này đều có trụ sở chính ở Mỹ.

Một đặc điểm cơ bản của nền báo chí Mỹ là hầu hết các chủ biên và nhà báo đều tán thành một điều, tin tức cần được phân biệt thật rõ – càng rõ càng tốt – với quan điểm về những tin đó. Theo đạo đức báo chí và truyền thông, các phóng viên và chủ biên trẻ được dạy là mục ý kiến và quan điểm chính trị phải để ở trang ý kiến và xã luận. Tất nhiên, họ biết rằng việc chọn lựa tin tức để đưa lên báo có thể gây thiên lệch. Nhưng họ sẽ phải cố để tách biệt hai thể loại này.

Cũng còn có lý do kinh tế rất thuyết phục để tách tin tức và quan điểm. Vào cuối thế kỷ XIX, người ta đã phát hiện ra rằng nhiều độc giả tin tưởng vào mua báo khi tin tức không bị lái sang hướng này hoặc hướng khác. Ngày nay, thường khó phân biệt một tờ báo là Dân chủ hay Cộng hòa, tự do hay bảo thủ. Một ví dụ là hầu hết các báo đều thận trọng đưa tin không thiên lệch và tương đương nhau về các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Họ có thể ủng hộ người này hoặc người khác trên các trang xã luận, như năm này có thể là một ứng cử viên của Đảng Cộng hòa , năm sau lại là của Đảng Dân chủ.

Hãng AP va UPI có được uy tín và thành công trên thế giới là nhờ vào chính sách này. Chỉ bằng cách thận trọng hạn chế ở mức đưa tin – ai nói gì và cái gì xảy ra trên thực tế, xảy ra như thế nào, lúc nào và ở đâu – họ đã giành được sự tin cậy và vì thế tin tức của họ được sử dụng rộng rãi. Để bảo vệ danh tiếng khách quan của mình, cả AP và UPI đều thực hiện những luật lệ nghiêm ngặt. Những luật lệ này ngăn không để các báo thay đổi quá nhiều tin gốc của AP và UPI trong khi vẫn tuyên bố các hãng này là nguồn.

Ngoài việc bán thông tin, AP và UPI hàng ngày còn cung cấp hàng chục bức ảnh và tranh châm biếm chính trị cho những mục chính của các báo. Những bức ảnh này thể hiện những quan điểm khác nhau và biểu hiện mọi thái độ, từ ca ngợi đến chế nhạo. Những người đặt mua được tự do lựa chọn và cho in ấn những gì họ thấy phù hợp với mình nhất.

Tự do thông tin

Do ở Mỹ không có một hãng thông tấn chính thức hoặc của nhà nước nào nên cũng không có tờ báo chính thức hoặc của nhà nước nào cả. Không có sự kiểm duyệt của nhà nước, không có “quy định về bí mật quốc gia”, cũng như bất cứ luật nào nói, ví dụ như, hồ sơ của nhà nước phải giữ bí mật sau nhiều năm. Luật tự do thông tin cho phép tất cả mọi người (người Mỹ hay nước ngoài), kể cả phóng viên báo chí, lấy được thông tin mà nơi khác đơn giản là “không có”. Các tòa án và thẩm phán không thể cấm in một câu chuyện hay xất bản một tờ báo. Ai đó có thể kiện lên tòa sau đó, nhưng tất nhiên lúc ấy câu chuyện đã được đăng.

Các cố gắng của nhà nước giữ không để cho những người đã từng là nhân viên tình báo cho đăng các bí mật của họ đã từng hứa – không “kể toàn bộ câu chuyện”, trích nguyên lời của báo chí – luôn gặp phải thất bại. Một trong những ví dụ dược nhiều người biết đến nhất là khi tờ The New York Time và The Washington Post cho đăng cái gọi là “Tài liệu của Lầu năm góc”. Đây là những tài liệu mật liên quan đến chính sách quân sự của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau đó phía báo chí đã thắng Tòa án tối cao. Tòa án tuyên bố (1971): “Quyền của nhà nước kiểm duyệt báo chí được hủy bỏ để báo chí có thể duy trì mãi mãi sự tự do đối với sự kiểm duyệt nhà nước”.

Truyền thống của người Mỹ “bới móc những chuyện bê bối” – đào bới những chuyện bẩn thỉu và phơi bầy cho công chúng thấy – vẫn rất mạnh, và phóng sự điều tra vẫn là một phần lớn công việc của nhà báo. Đây là một lý do giải thích tại sao nhiều thanh niên Mỹ thích nghề báo chí, cho đó là một cách để tạo thay đổi trong xã hội. Tất cả những ai nổi tiếng, dù là chính trị gia, thẩm phán, cảnh sát, tướng tá, nhà kinh doanh hàng đầu, ngôi sao thể thao, hoặc những người hoạt động trong ngành điện ảnh và truyền hình đều là nhân vật được công chúng biết đến.

Rõ ràng, một số người Mỹ không hài lòng với truyền thống viết phóng sự điều tra này. Họ cho rằng thói quen này đã đi quá xa, đến mức làm người ta hiểu sai về đất nước này, đến mức hầu như không thể giữ cho cuộc sống cá nhân khỏi bị đụng chạm. Họ nói báo chí không phải và không nên là một phần của nhà nước.
Giới báo chí Mỹ là phản ứng lại bằng cách trích dẫn những bản quyền của họ được hiến pháp quy định và nhắc lại một cách tự hào những lời cao quý của Thomas Jefferson: “Tự so của chúng ta phụ thuộc vào tự do báo chí, và hạn chế tự do là đánh mất nó”. Giới báo chí cho rằng họ làm công việc phục vụ công chúng, một công việc cần thiết cho một chế độ dân chủ lành mạnh. Tất nhiên, họ cũng biết, cái kém phần cao quý hơn là khi một sự việc được che đậy bí mật thì lại được đưa lên những trang đầu để họ có thể bán được rất nhiều báo.

Tạp chí

Ở Mỹ có trên 11.000 tạp chí và ấn phẩm ra định kỳ. Hơn 4.000 ấn phẩm ra hàng tháng, khoảng 500 ấn phẩm ra hàng tuần. Các tạp chí này viết về mọi chủ đề và môi quan tâm, từ nghệ thuật và kiến trúc đến tennis, từ hàng không và làm vườn đến máy vi tính…

Trong các tạp chí tin tức hàng tuần, những tạp chí nổi tiếng nhất là Time (Thời đại), Newsweek (Tuần tin tức), và U.S.News and World Report (Tin Mỹ và thế giới), các tạp chí này đóng vai trò như một theer loại báo chí quốc gia. Chúng cũng có ảnh hưởng quốc tế khá lớn, lớn nhất là tạp chí Time. Tạp chí tin tức này hiện ra hàng tuần với hơn 200 số trong nước Mỹ, và trên 100 số ở nước ngoài. Trong bất kỳ trương hợp nào, không một ấn phẩm nào được nhiều người đọc trên thế giới như Time.

Có hai lý do giải thích tại sao Time lại có ảnh hưởng quốc tế đến như vậy. Thứ nhất, một số tạp chí tin tức khác được phỏng theo hình mẫu của Time, trong đó có các tạp chí tin tức hàng đầu ở Pháp, Đức, Italia. Thứ hai, Time cũng bán tin tức, tin dặc biệt, phỏng vấn, ảnh, đồ thị và sơ đồ cho các tạp chí khác trên khắp thế giới. Dođó, những chuyện đặc biệt được đăng ở Time lần đầu tiên đựơc nhiều ấn phẩm ở nhiều nước khác đăng lại.

Các tạp chí tin tức đều nhằm vào các độc giả trung niên và có học. Cũng có nhiều tạp chí định kỳ viết nhiều về các chủ đề nghiêm túc như giáo dục, chính trị và văn hóa. Tạp chí nổi tiếng nhất trong số đó là The Atlantic Monthly (Nguyệt san Đại Tây Dương), Harvard Educational Review (Tạp chí Giáo dục Harvard)…Những tạp chí được nhiều người đọc như thế cùng với hàng trăm tờ báo chuyên ngành đã tạo ra một diễn đàn rộng lớn và thực chất để thảo luận một cách nghiêm túc.

Rất nhiều bài báo lần đầu tiên xuất hiện trên những ấn phẩm này thường cũng lại được đăng trên khắp thế giới hoặc in thành sách. Với các ấn phẩm nghiêm túc như vậy thì trường tiêu thụ khá mạnh. Tạp chí National Geographic (Địa lý quốc gia) có lượng lưu hành bình quân 10 triệu bản, Consumer Report (Ý kiến người tiêu dùng) khoảng 3,8 triệu bản. Có trên 70 tạp chí ở Mỹ mỗi loại bán được trên 1 triệu bản cho một số, và một số lượng gần như tương tự các tạp chí bán trên 500.000 bản mỗi số.

Sách

Dù lo ngại việc thông tin điện tử có thể làm mất đi việc xuất bản sách, song sự thật lại có vẻ như ngược lại. Kể từ khi truyền hình ra đời, sách bán ra lại tăng lên đáng kể, vượt hơn nhiều so với mức tăng dân số. Và một cuộc điều tra quãng thời gian từ 1988 đến 1993 cho thấy sách bán ra tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ bán các chương trình TV, tạp chí, báo, đài hoặc phim. Trên thực tế, Mỹ dẫn đầu về số sách được đọc theo đầu người. Những cuốn sách này gồm từ những sách hiện bán chạy nhất hoặc sách tiểu sử cho đến sách về các sự kiện lịch sử, về làm vườn và nấu ăn hoặc sách về kỹ thuật và bách khoa toàn thư.

Đã có một số lý do được đưa ra để giải thích thực tế này. Trước hết, trường học ở Mỹ có truyền thống chú trọng và cố gắng tạo “lòng ham mê đọc sách”, khiến cho nó trở thành một thói quen. Sự quan tâm về giáo dục này đã thành công. người ta có thể nhận thấy có nhiều người đọc sách như thế nào, họ không chỉ đọc tạp chí hay báo, trên các xe buýt trên thành phố, sân bay, trong giờ nghỉ ăn trưa, hoặc trên bãi tắm. Thứ hai, các thư viện công cộng luôn hoạt động tích cực ở các khu dân cư trên toàn quốc. Cả ở lĩnh vực này chính sách chung là đem sách đến với người dân chứ không phải bảo vệ sách không cho dân sử dụng.

Lý do thứ ba và có thể là lý do quan trọng nhất là không có luật nào quy định ai là người bán sách và quy định giá cả cố định. Ai cũng có thể bán sách mới và cũ với giá giảm và giá khuyến khích, và gần như mọi người đều bán sách. Đã từ lâu, sách được bán ở khắp nơi, ở hiệu thuốc và cửa hàng tự phục vụ, quầy hàng bách hoá, các câu lạc bộ sách, các trường học và tại các quầy sách thông thường.

Nhiều hiệu sách ở các trường đại học là của sinh viên và do sinh viên quản lý. Các hiệu sách này hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, có nghĩa là mọi lợi nhuận giành để làm cho giá sách thấp xuống, để trả lương cho những sinh viên phục vụ trong cửa hiệu, và thường để dành làm các học bổng cho sinh viên và các hình thức tài chính khác.

Các chương trình truyền hình và phát thanh toàn quốc, các phim mới, và sách ở dạng phim thường góp phần làm cho sách bán được khá nhiều.

Và lý do cuối cùng là do có một số sự hài hước đặc biệt Mỹ đối với toàn bộ thực tế này. Một số người Mỹ viết sách trong những năm 1980 cho rằng người Mỹ chưa đọc đủ hoặc ít ra chưa đọc “đúng cái đáng đọc”. Và những sách này cũng trở thành những cuốn bán chạy nhất.

Đài phát thanh và truyền hình

Nói về đài phát thanh và truyền hình Mỹ là một điều khó khăn, đơn giản là vì có qua nhiều cái để nói, nhiều thể loại khác nhau, và nhiều hình thái khác nhau.

Năm 1993, có trên 11.500 đài phát thanh riêng biệt hoạt động ở Mỹ. Trong số đó trên 1.600 đài phát thanh không mang tính thương mại, có nghĩa là không cho phép bất cứ quảng cáo hay quảng cáo thương mại nào. Những đài phát thanh giáo dục và công cộng này chủ yếu là của các trường cao đẳng và đại học, các trường trung học địa phương và các sở giáo dục, các nhóm tôn giáo khác nhau, và do họ điều hành.

Đồng thời, có 1.500 trạm truyền hình khác nhau, không chỉ là trạm chung chuyển để chuyển tiếp các chương trình. Trong số các trạm truyền hình này, 350 trạm không mang tính thương mại, không có lợi nhuận và mang tính giáo dục về bản chất, không cho phép quảng cáo các loại.

Giống như các trạm phát thanh phi thương mại, các đài truyền hình phi thương mại được sự trợ giúp từ cá nhân quyên góp, được tài trợ từ các quỹ và các tổ chức tư nhân, cộng với nguồn tài chính từ liên bang, bang và thành phố.

Tất cả các đài phát thanh truyền hình ở Mỹ, công cộng hay tư nhân, giáo dục hay thương mại, lớn hay bé, đều phải có giấy phép thu phát sóng từ Uỷ ban thông tin lên bang (FCC), một tổ chức liên bang độc lập. Mỗi giấy phép có giá trị chỉ trong một vài năm. Và các giấy phép này không được bán đấu giá cho những nhà thầu trả giá cao nhất như ở một số nước khác. Nếu các đài phát thanh truyền hình không tuân thủ quy định của FCC, họ có thể bị thu hồi giấy phép. Có một số quy định cần phải lưu ý.

Mặc dầu FCC quản lý việc truyền thanh và truyền hình, cơ quan này không quản lý việc thu sóng. Vì thế, ở Mỹ sở hữu các máy thu thanh và thu hình hoặc tiếp nhận bất cứ gì được phát đi đều không mất cước phí, không bị khoản thu nào, không mất thuế. Điều này vẫn là sự khác biệt chủ yếu giữa Mỹ và các nước khác, ở những nước này, luật pháp buộc mọi người phải trả lệ phí giấy phép, thậm chí khi người ta không xem những chương trình mà vẫn phải trả lệ phí, và thậm chí khi những chương trình này có cả quảng cáo thương mại.

Luật pháp cấm bất cứ bang nào hoặc chính quyền liên bang nào được sở hữu hoặc điều hành các đài phát thanh và truyền hình. Cũng không có sự kiểm duyệt của nhà nước hoặc “duyệt lại” chương trình và nội dung. Không có ban sở nào của nhà nước hay các nhóm được chỉ định nào để kiểm soát bất cứ việc phát thanh và truyền hình nào. Thay vào đó, FCC bảo dảm rằng không có tình trạng độc quyền nào tồn tại và mỗi lĩnh vực phải có nhiều thể loại chương trình và nhiều đài phát.

FCC cũng quản lý quyền sở hữu thông tin: ví dụ, không một tào báo nào có thể đồng thời sở hữu đài phát thanh hoặc truyền hình ở chính khu vực của họ, hay một đài phát thanh đồng thời sở hữu đài truyền hình ở cùng một nơi. Các chính sách này và những chính sách khác của FCC có nhiều tác dụng ngăn chặn bất cứ một nhóm nào có quá nhiều ảnh hưởng ở bất kỳ lĩnh vực nào và bảo đảm cho mỗi đơn vị có những lựa chọn rộng rãi.

Với chính sách “mỗi người đều có một cái gì đó”, thậm chí ở những nơi chỉ có 10.000 hoặc khoảng từng đó dân cũng thường có hai đài phát thanh địa phương. Các đài này có thể phát các sự kiện của địa phương và các bài về nông nghiệp, thời tiết và tình trạng đường xá trong vùng, về các cuộc họp của hội đồng thành phố, hoạt động của nhà thờ, các sự kiện thể thao và những việc khác mà dân chúng địa phương quan tâm. Họ cũng phát tin tức trong nước và quốc tế lấy từ các đài hoặc mạng lưới các đài lớn hơn và nhấn mạnh bất kỳ cái gì có thể là “câu chuyện quan trọng” ở thị trấn nhỏ đó.

Ngược lại, các thành phố lớn có rất nhiều đài phát thanh địa phương phục vụ, thường là hơn 25 đài, người dân sống ở các thành phố, ví dụ nhu New York, Chicago, hoặc Los Angeles, được chọn đến 100 đài sóng AM và FM và rất nhều “dạng” khác nhau.

Hầu hết các đài phát thanh mang tính thương mại đều có các chương trình riêng, một loại chương trình thu hút đối tượng nghe nhất định. Một vài trong số các chương trình phát thanh phổ biến nhất được in dưới đây với số lượng gần chính xác các đài phát thanh ở Mỹ cho mỗi thể loại (một số đài có thể nhiều loại hơn). Để đổi từ thể loại này sang thẻ loại khác, các đài phát thanh phải được FCC cho phép.

Mặc dù có khoảng 2.700 đài phát thanh phát nhạc đồng quê, nhưng thị trường người nghe cho mỗi đài chỉ là 11% so với khoảng 15% cho các đài phát tin tức và đàm thoại. Thị trường người nghe của 1.200 đài tôn giáo chỉ là 2%.

Các đài truyền hình cũng rất đa dạng, mặc dù nhìn chung có ít đài truyền thanh. Các thành phố và khu vực nhỏ có một hoặc hai địa phương, và các thành phố lớn hơn có 10 hoặc hơn. Chín mươi phần trăm toàn bộ các gia đình Mỹ có thể tiếp nhận ít nhất sáu đài truyền hình khác nhau, và hơn 60% có thể tiếp nhận từ 10 đài trở lên không cần cáp, không cần phải trả cước phí hoặc bất cứ khoảng nộp nào.
Chính sách cho phép hầu như tất cả mọi người đều có chút quyền lợi đã dẫn đến nhiều vô cùng thể loại khác nhau. Ví dụ, chính sách này dẫn đến hàng trăm đài phát thanh bằng tiếng nước ngoài, trong đó có các đài phát bằng tiếng Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Ba Lan, Bồ Đào Nha. Trên 350 đài phát thanh trên toàn nước Mỹ phát bằng tiếng Tây Ban Nha, 75 trong số đó phát hơn 10 giờ một ngày.
Khoảng sáu đài phát thanh là của các nhóm và bộ tộc người thổ dân da đỏ Mỹ. Có khoảng 400 đài do sinh viên các trường đại học điều hành. Trong số này, nhiều đài là thành viên của hệ thống phát thanh của các trường đại học trong toàn quốc mà ở đó họ chia sẻ quan điểm và tin tức với nhau.

Hệ thống Đài phát thanh công cộng toàn quốc (NPR) là hiệp hội gồm các đài công cộng, có nghĩa là không mang tính thương mại và là những đài mang tính giáo dục. NPR đặc biệt nổi tiếng về tin tức có chất lượng và các chương trình thảo luận. Một hệ thống đài phát thanh công cộng khác, hệ thống Đài phát thanh cộng cộng Mỹ(APR), thì cung cấp chương trình giải trí và bình luận, chương trình Người bạn đồng hành của quê hương đồng cỏ đã trở thành chương trình quốc gia được hâm mộ. Những chương tình nghiêm túc khác như mọi điều suy ngẫm (của NPR) đã đem lại cho các đài địa phương của hệ thống này sự trung thành vững chắc của người nghe. Và nhiều người đã quyên góp tiền cho những đài này tiếp tục hoạt động.

ABC,CBS,NBC,hoặc Fox không phải là hệ thống truyền hình lớn nhất. Những cơ sở này cũng không phải là một trong những hệ thống truyền hình tin tức và các chương trình liên quan đến tin như CNN (Hệ thống truyền tin cáp), không phải là ESPN, hệ thống truyền hình cáp về các loại thể thao, hoặc thậm chí MTVnổi tiếng về các băng video ca nhạc. Đúng hơn các đài này thuộc Hệ thống truyền hình công cộng.

PBS đặc biệt nổi tiếng nhờ chất lượng của nhiều chương trình truyền hình giáo dục của mình, đó là các chương trình chuyên vê dụng cụ giáo dục cho tất cả lứa tuổi khác nhau. Nova, những điều đặc biệt về Địa lý quốc gia, và Những hiểu biết về khoa học Mỹ, là cơ sở của một số chương trình này. Trên 95% các đài truyền hình công cộng này có các chương trình học từ xa, được trên .800 trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc chấp nhận và ủng hộ. Mỗi năm trên ¼ triệu sinh viên “theo các khóa học” kiểu này.

Các chương trinh mới cho trẻ em như Barney và các bạn kế tục tuyền thống của PBS là các chương trình truyền hình có chất lượng cho trẻ em chưa đến tuổi đi học, và có các chương trình dài kỳ như truyền hình trực tiếp từ trung tâm Lincoln, truyền những vở opera và các bản nhạc hay nhất, trực tếp và không mất tiền.

Phần đông người Mỹ xem các chương trình của đài truyền hình thương mại. Khoảng 70% chương trình của các đài này được lấy từ bốn hệ thống thương mại. Các tổ chức này có một số lợi thế nhờ lượng tài chính và những người làm công tác chuyên môn của mình.Quan trọng hơn cả, họ có thể duy trì các tổ chức thu thập tin tức lớn trong toàn quốc và trên thế giới. Họ cũng thu được khá nhiều tiền từ việc bán tin và băng video cho các đài truyền hình quốc tế khác.

Tất cả bốn tổ chức này đều có các chương trình tin toàn quốc trong đó cũng đưa chủ yếu các tin nổi bật vào cá buổi sáng trong suốt cả tuần. Tất cả đều có các chương trình tin cố định phát hành nhiều kỳ. Trong số các chương trình được nhiều người biết đến nhất có chương trình 60 phút của CBS và The MacNeil hay Lehrer Newshour của PBS (MacNeil thôi không làm chương trình này năm 1995). Chương trình chuyền hình tồn tại lâu nhất trên thế gới là chương trình Gặp gỡ với giới báo chí của NBC, được phát hàng tuần từ năm 1948.
Trên thực tế, các hệ thống truyền hình thương mại đã tăng số lượng các chương tình hay với giới báo chí và chuyền các chương trình này vào “thời điểm quan trọng”. Các truyền hình địa phương cũng có lực lượng đi săn tin, phóng viên, và đội ngũ làm phim của riêng họ.

Đã có nhiều sách và các bài nghiên cứu, và các bài viết mang tính quần chúng về truyền hình thương mại Mỹ và các chương trình của nó, về chất lượng và kém chất lượng của chương trình, tác động trên thực tế và tưởng tượng của các chương trình này, về biểu tượng, các câu chuyện huyền thoại và sức mạnh của truyền hình thương mại. Tuy nhiên, cũng có không ít các nhóm áp lực ở Mỹ như các nhóm tôn giáo, giáo dục, và các nhóm đại diện cho các công ty quảng cáo, nên chương trình truyền hình thương mại phải truyền những gì mà phần đông dân chúng muốn xem.

Dân chúng Mỹ thường xuyên kiểm tra các chương trình đại chúng như vậy để xem họ nói gì về truyền hình Mỹ, về người Mỹ, hoặc thậm chí về các chủ đề trừu tượng như “lối sống của người Mỹ”.

Nhưng hầu hết các chương trình thương mại dài kỳ và các chương trình nói chung đã thành công ở Mỹ cũng đều thành công trên thế giới. Các nước chỉ có hệ thống truyền hình do nhà nước kiểm soát hoặc cung cấp tài chính thường mua và chiếu các chương trình này. Không một hệ thống truyền hình thương mại nào ở Mỹ cho rằng các chương trình dài kỳ như Dallas là vở kịch hay. Nhưng họ thấy các công ty truyền hình ngoại quốc như BBC hoặc ITV tranh giành nhau quyền phát sóng và các công ty khác vội vã làm các chương trình tương tự, vì thế họ kết luận rằng các chương trình giải trí nhiều kỳ này trên thực tế được quần chúng yêu thích.

Đôi khi người phê bình quên rằng một số chương trình có nguồn gốc từ Mỹ, hoặc có “giấy phép” từ Mỹ, và điều này đã dẫn đến những kết quả thú vị. Ví dụ,một bài báo trên tờ The Times (của London) năm 1992 đã phê phán mạnh mẽ một chương trình về trò chơi của Đức rằng đã “phơi bày toàn bộ mọi mặt về đời sống vật chất của xã hội Đức”. Điều này cũng ngớ ngẩn tương tự như việc đánh giá người Mỹ như thế nào qua việc người Mỹ xem hinh mẫu của họ, Bánh xe vận mệnh. Cả hai trường hợp đều thể hiện sự thiển cận.

Ngày nay, việc những nơi muốn quảng cáo có ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc xây dựng chương trình truyền hình không còn được quan tâm nhiều như trước đây. Các quảng cáo thương mại đủ thế loại, từ những quảng cáo thú vị , hay thông minh đến những quảng cáo tẻ nhạt, chán ngắt và ngốc nghếch. Những nhà quảng cáo học dược một điều là trừ phi các quảng cáo của họ có một chút thú vị nếu không người xem sẽ chuyển sang kênh khác hoặc đứng lên làm việc khác khi có “nghỉ” quảng cáo. Năm 1990, Quốc hội thông qua luật giới hạn thời gian quảng cáo trong các chương trình truyền hình cho thiếu nhi là từ 10 đến 12 phút mỗi giờ. Không một chương trình nào khác bị giới hạn thơi gian quảng cáo như vậy.

Với các chương trình chuyền hình công cộng ngày càng được phổ biến rộng rãi và truyền hình cáp không mang tính thương mại, người xem nếu muốn có thể chuyển sang các kênh không có quảng cáo. Kinh nghiệm ở các nước dẫn đầu về số lượng chương trình truyền hình – theo thứ tự là Canada, Mỹ, và Nhật Bản – cho thấy, thậm chí với nhiều sự lựa chọn, các chương trình với mục đích thương mại vẫn được nhiều người ưa thích.

Cho dến cuối những năm 1980, người ta vẫn không biết chắc liệu các “giải pháp” về truyền hình mất tiền, truyên hình vệ tinh và truyền hình cáp như dự đoán có trở thành hiện thực hay không. Những người hoài nghi cho rằng các công ty truyền hình cáp sẽ phải có cái gì đó rất đặc biệt để làm cho người Mỹ phải trả tiền cho cái họ có thể xem, các chương trình thương mại thông thường và truyền hình công cộng không phải mất tiền.

Những nơi khác thì băn khoăn làm thế nào để bắt mọi người phải trả tiền cho cái mà người ta có thể có được với một đĩa về tinh. Đến nay thì rõ ràng những người hoài nghi này đã sai. Truyền hình cáp vệ tinh, và thể loại kết hợp cả hai hình thức đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành truyền hình video ở Mỹ. Kết quả là đã ra đời các chương trình mới, đa dạng hơn, thuộc đủ các thể loại.

Không giống như ở nhiều nướ khác, ở Mỹ không có một hệ thống truyền hình cáp duy nhất, một chính sách chung toàn quốc, và không có danh mục những gì có thể hoặc không thể được truyền hình cáp. Nói một cách khác, ở mỗi địa phương dân chúng được tự do chọn hệ thống truyền hình, với những chương trình và giá cả họ chấp nhận (nếu có)trong số nhiều công ty truyền hình cáp đang cạnh tranh nhau.

Có nhiều thể loại hệ thống và chương trình khác nhau. Một số giới thiều các phim hàng đầu mới nhất trên các hệ thống xem mất tiền, một số chiếu các vở opera và nhạc giao hưởng. Tất cả các hệ thống này đều sẵn sàng cung cấp các kêng truyền hình “công chúng tham gia” trong đó các cá nhân và nhóm dân chúng tự lập nền các chương trình của mình.

Ở Mỹ hiện có tất cả 11.600 hệ thống truyền hình cáp đang hoạt động phục vụ khoảng 33.000 khu vưc dan cư. Rất nhiều chương trình mới khác nhau theo ý thích của những nhóm nhỏ hoặc những ý thích đặc biệt cũng ra đời.

Nước Mỹ có truyền thống thận trọng trong việc ngăn chặn bất cứ hình thức độc quyền truyền hình (hoặc truyền thanh) hay một thể loại chương trình nào. Các hệ thống truyền hình không phải là các đài quốc gia, mặc dù nhiều chương trình được chiếu toàn quốc. Tuy nhiên, không có đài phát thanh hay truyền hình nào được phép phát sóng trên toàn quốc. Các đài phát vệ tinh và cáp kết hợp đã tăng thêm thể loại chương trình và sự lựa chọn cho khán giả

Trên thực tế có các kênh được khán giả trên toàn quốc và hơn thế nữa, trên thế giới chọn xem. Hai kênh nổi tiếng nhất trong số đó là MTV và CNN. MTV khởi đẩu là một kênh giới thiệu về truyền hình cáp, đã trở thành một kênh quốc tế 24 giờ trong ngày. Nhiều nước đã xem chương trình này ở các thể loại đa dạng dành cho từng khu vực.

CNN, mạng tin truyền hình cáp, cũng khởi đầu từ một ý tưởng mà ngược trở lại năm 1980 ít ai nghĩ có thể thành công. Đài này đã có đội ngũ lấy tin tức toàn thế giới, và các hệ thống truyền hình lớn, được cung cấp tài chính đầy đủ ở các nước khác, cũng đã cho mục tin tức là thế mạnh của họ.

Cần thêm một vài nhận xét về “một người Mỹ điển hình” xem truyền hình nhiều đến mức độ nào. Rõ ràng là có rất nhiều cái và nhiều thể loại để xem. Các sự kiện thể thao được truyền trực tiếp và đầy đủ, thu hút rất nhiều người xem. Các bộ phim mới ra không bị cắt bỏ được nhiều người ưa thích và luôn có ít nhất một đài truyền hình có “phim chiếu muộn”, thường là các phim rùng rợn của phương Tây hoặc Nhật Bản bắt đầu chiếu từ nửa đêm và kéo dài đến ba hoặc bốn giờ sáng.

Các báo thông thường thường không thận trọng khi đưa các số liệu về thời gian xem truyền hình. Các con số thống kê của Mỹ phát hành hàng năm cho thấy thời gian trung bình một gia đình Mỹ điển hinh bật máy truyền hình mỗi ngày (và đêm) chứ không phải thời gian thực tế họ xem truyền hình. Khác biệt này là điều quan trọng. Vậy là cái được tính là toàn bộ thời gian máy truyền hình được bật (nay là 7 giờ trong một ngày). Trên thực tế, số giờ một người Mỹ được gọi là bình thường xem không thay đổi trong ba năm qua khoảng 4,5 giờ một tuần.

Ở Mỹ, máy truyền hình được bật lên theo cách và với cùng lý do như việc bật đài, đó là tiếng động và nhạc nền. Trong cả hai trường hợp mọi sinh hoạt vấn tiếp tục. Nhiều chương trình buổi sáng và ban ngày chỉ được xem ngắt quãng, trong khi các việc khác vẫn tiếp diễn và chỉ thỉnh thoảng đựơc để mắt tới.

Liên lạc điện tử

Đã trở thành điều thông thường, thậm chí lỗi thời khi chỉ ra rằng sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông, hai lĩnh vực một thời hòan toàn biệt lập, sẽ làm thế giới “như thế giới chúng ta đã biết” thay đổi. Hoặc, rằng sẽ có những thay đổi to lớn trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, cung cách và trình tự sống và làm việc. Những nhận xét như thế không chỉ ngày càng lỗi thời mà còn không nắm bắt được một điểm là ở Mỹ ngày nay, cái gì là hiện tại và cái gì là tương lai, có thể nói, là cái đang diễn ra hiện nay.

Các hệ thống máy tính và đường truyền cáp, điện thoại và vệ tinh và các nhà xuất bản hiện được lên kết và hòa quyện với nhau. Qua chính sách xóa bỏ các quy chế của nhà nước đối với một số lĩnh vực cơ bản có thể “thay thế” được cho nhau.

Nhiều trường hợp mà thường chỉ một vài năm trước, có vẻ như không thể xảy ra thì giờ đã trở thành hiện thực hoặc thậm chí một vấn đề đã lùi vào quá khứ. Năm 1992, hệ thống cáp quang 150 kênh đầu tiên trên thế giới đã đi vào hoạt động ở khu các hoàng hậu ở thành phố New York. Năm mươi trong số các kênh này là kênh phim với khả năng phối hợp được với nhau, người xem có thể “gọi điện đến” và đặt chương trình muốn xem riêng của mình.

Xa lộ thông tin rộng lớn của Mỹ (hay còn gọi là “infobahn”) vẫn đang được thiết kế và xây dựng “từng byte một”. Đồng thời, hệ thống máy vi tính và dịch vụ thương mại trên mạng thường được coi là “những đường dẫn nối” tới đường cao tốc – đã rất bận rộn và đông đúc. Sự phát triển nhanh chóng này thể hiện rõ nhất trong hệ thống Internet. Hệ thống này bắt nguồn từ một hệ thống mạng khá hạn chế của Chính phủ Mỹ nhưng nhanh chóng phát triển thành hệ thống ban đầu là của quốc gia, sau đó trở thành hệ thống của thế giới, hệ thống trung tâm của các hệ thống.

Không ai biết có bao nhiêu người trên khắp thế giới sử dụng mạng Net. Vào giữa những năm 1990, có thể thấy những dự đoán chuyên môn về số người sử dụng mạng Net là từ khoảng 20 đến 50 triệu người. Và nếu dự đoán chung là khoảng 60 đến 70% số người sử dụng vẫn ở Mỹ không thôi, thì tốc độ sử dụng Internet này lan tràn tới những nước khác cũng đã rất chú ý rồi.

Chỉ riêng việc hệ thống Internet được biết đến nhanh chóng như thế nào trên khắp thế giới, và đặc biệt đối với công chúng nói chung, cũng có thể dễ dạng nhận thấy. Nhìn vào tốc độ nhanh chóng mà hệ thống Internet và thông tin về nó đã lan tỏa, thì sẽ là không khôn ngoan chút nào nếu dự đoán về tương lai của một cuộc cách mạng thay đổi thông tin nhanh chóng biết nhường nào và hiện đang lan rộng.

Tất nhiên, còn có rất nhiều câu hỏi cơ bản về cuộc cách mạng này mà chắc chắn sẽ tiếp tục được đặt ra vượt qua cuộc tranh cãi hiện nay. Một lần nữa, lấy Internet làm ví dụ, những câu hỏi như vậy gồm ai, nếu có, sẽ hoặc nên “kiểm soát” hay “chỉ đạo” Internet. Hiện nay không ai và không chính phủ nào làm những công việc đó, và thậm chí câu hỏi này có thể gây ra một sự tức giận lớn đối với những người cảm thấy rằng Internet không nên (hoặc nói cách khác, không thể) bị kiểm soát.

Những vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ là những vấn đề rõ ràng đáng quan tâm. Một số người hêt sức lo lắng rằng những lĩnh vực có thể bị các phương tiện thông tin đại chúng “truyền thống” hạn chế về mặt luật pháp với, chẳng hạn, phim ảnh khiêu dâm, hay văn học mang tính phân biệt chủng tộc, lại có thể di chuyển một cách hữu hiệu khắp mọi nơi. Các cơ quan cảnh sát đang phải giải quyết một thực tế là tội phạm có tổ chức đã không hề chậm trễ trong việc thích nghi với những công nghệ truyền thông mới (và việc “bắt giữ máy tính cá nhân” chẳng giúp ích được gì).

Có những lo lắng thường trực của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo rằng điều đó sẽ có nghĩa là một “sự mù chữ mới”, còn những người khác lại thấy rằng thư điện tử đối với bạn bè qua thư từ, rốt cuộc, chỉ là viết và đọc.

Tại Mỹ, có một sự chú ý đặc biệt đối với những cuộc tranh luận này, điều này làm chậm đáng kể ngày tháng của các cuộc tranh luận và sẽ (chúng tôi tin tưởng dự đoán như vậy) làm cho các cuộc tranh luận đó tiếp tục diễn ra.

Tất cả những câu hỏi như vậy và tương tự như vậy sẽ được giải quyết bằng quyền tập trung hàng đầu tới những khái niệm như “quyền tự do ngôn luận”, và “quyền tự do hội họp”. Một số nhà quan sát hiện nay đã nhận thấy một sự nhất trí trên khắp cả nước về “quyền phát triển thông tin”. Nhưng chúng tôi cảm thấy đây là một vấn đề đối với tương lai.
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội)

cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần IV: Chính phủ Mỹ


Phần IV: Chính phủ Mỹ

“Người Mỹ hình thành quốc gia từ một ý tưởng; không phải mảnh đất mà chính là ý tưởng đó đã tạo ra Chính phủ Hoa Kỳ”.
Bạn đọc Lê Oanh tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Tuần Việt Nam về nền Chính trị Mỹ - một trong những nội dung của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi và bình luận. 

Một dân tộc mới ra đời

Vào năm 1776, 13 thuộc địa nhỏ yếu của Anh ở châu Mỹ đã tập hợp nhau lại, vùng lên và tuyên bố với cường quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc đó là nước Anh rằng từ nay trở đi họ sẽ là những quốc gia tự do và độc lập. Chính quyền Anh không thấy thế làm buồn và cũng không lấy gì làm vui và rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh quyết liệt kéo dài hơn bảy năm, cuộc chiến tranh cách mạng.

Ngày nay khó mà đánh giá được, sau hai thế kỷ, cuộc cách mạng đó như thế nào. Một nước cộng hòa mới được thành lập, biến những ước mơ và lý tưởng của không ít triết gia chính trị thành hiện thực.
Những người Mỹ đã phá vỡ một truyền thống lâu đời, và đem những làn sóng vượt qua đại dương bất ngờ tấn công vượt trở lại: họ cho rằng họ có quyền lựa chọn hình thức chính phủ của riêng họ.
Vào thời điểm đó, ý tưởng cho rằng chính phủ phải đón nhận quyền lực chỉ từ “sự đồng ý của những kẻ thống trị” là rất mạnh mẽ. Thế nhưng một điều mới mẻ đã ló ra dưới ánh mặt trời – đó là hệ thống chính quyền, theo lời nói của Lincoln, “của dân, do dân và vì dân”.

Hiến pháp và bộ luật dân quyền

Các nước thuộc địa trước đây, và bây giờ là “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, lúc đầu vận hành theo một thỏa thuận được gọi là Điều lệ liên bang” (1781). Chẳng bao lâu sau, một điều rõ ràng là thỏa thuận lỏng lẻo này giữa các bang vận hành không tốt. Chính phủ liên bang trung ương quá yếu vì có quá ít về quyền lực quốc phòng, thương mại và thuế quan.
Chính vì vậy, vào năm 1787 đại diện các bang đã gặp nhau ở Philadelphia. Họ muốn sửa đổi điều lệ liên bang, nhưng họ đã làm được nhiều hơn thế. Họ đã viết nên một bản văn hoàn toàn mới là Hiến pháp mà phải sau rất nhiều bàn cãi, tranh luận và thỏa hiệp mới được hoàn tất vào năm đó và được chính thức thông qua vào năm 1789.
Hiến pháp Mỹ, một văn bản lâu đời nhất cho đến nay vẫn có hiệu lực, quy định hình chức chính quyền cơ bản: ba nhánh quyền lực riêng biệt, mỗi nhánh có những quyền của mình (“kiểm soát và cân bằng quyền lực”) đối với các nhánh còn lại. Hiến pháp cụ thể hóa những quyền và nghĩa vụ của mỗi nhánh quyền lực chính quyền liên bang cùng với tất cả những quyền và nghĩa vụ khác thuộc về các bang.
Cho đến nay, Hiến pháp đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của quốc gia, nhưng đó vẫn là “bộ luật tối cao của mảnh đất này”. Tất cả các chính quyền và các nhóm chính quyền thuộc chính phủ liên bang, bang và địa phương đều phải hoạt động trong khuôn khổ những đường hướng chỉ đạo của Hiến pháp.
Quyền lực tối cao theo quy định của Hiến pháp không được trao cho Tổng thống (nhánh hành pháp), Quốc hội (nhánh lập pháp), hay Tòa án tối cao (nhánh tư pháp). Như nhiều quốc gia khác, quyền lực đó không thuộc một thiết chế chính trị nào cả - hay thậm chí một đảng phái chính trị nào. Quyền lực tối cac thuộc về “chúng ta, những người dân” cả trên thực tế lẫn tinh thần.
Theo cách thức này, người Mỹ tự dành cho họ sự tự do và những đặc quyền mà ở những nơi khác chỉ thuộc về những đặc quyền đặc lợi của số ít người. Người Mỹ cố giải quyết những vấn đề của riêng họ dựa trên những lợi ích của chính họ. Họ bầu ra những người đại diện cho mình và viết nên luật pháp của chính họ.
Và dĩ nhiên, họ cũng tự mắc phải những sai lầm. Họ tuyên bố trong 10 văn bản sửa đổi Hiến pháp đầu tiên, tức Bộ luật dân quyền (1791), điều mà họ cho là cơ bản đối với bất kỳ người Mỹ nào.
Những quyền đó – hầu hết đã được nói đến trong Bộ luật dân quyền Virginia (1776) và Massachusetts (1780) – bao gồm quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, quyền tụ tập hòa bình và quyền kiến nghị chính phủ sửa chữa những sai sót.
Những quyền khác bảo vệ các công dân trước những điều tra, bắt người và tịch thu tài sản vô căn cứ và thiết lập nên một hệ thống tư pháp để bảo đảm các hoạt động pháp luật diễn ra hợp pháp. Điều này là bao gồm quyền được một bồi thẩm đoàn phán xét, tức là được những công dân của chính mình xét sử.
Điều tự hào lớn lao của người Mỹ về Hiến pháp của họ, tương tự như sự tôn trọng mang tính chất tôn giáo, bắt nguồn từ nhận thức rằng những lý tưởng, tự do và quyền đó không phải do một nhóm nhỏ giai cấp thống trị tạo ra. Hơn thế những lý tưởng, tự do và quyền đó được xem như những quyền tự nhiên “không thể tách rời” của mọi người Mỹ, mà họ đã phải chiến đấu vì nó và đã chiến thắng.
Họ không thể bị bất kỳ chính phủ, tòa án, hay luật pháp nào tước đoạt mất những quyền này. Chính phủ liên bang và chính phủ các bang được hình thành theo Hiến pháp, do đó phải phục vụ nhân dân và thực hiện những mong muốn của đại đa số những người dân.
Trong suốt hai thế kỷ qua, Hiến pháp Mỹ vẫn luôn có ảnh hưởng đáng kể ở bên ngoài nước Mỹ. Một số các quốc gia khác đã sao chép Hiến pháp Mỹ để hình thành nên hình thức chính phủ của họ. Và cũng đã có những lời ngợi ca Hiến pháp Mỹ trong hiến chương của Liên hợp quốc.
Có một sự mỉa mai trong thực tế là hai thế kỷ sau cách mạng Mỹ, một số chính trị gia người Anh đang đòi hỏi có một cuộc cải cách cơ bản trong chính phủ của họ bao gồm “một hiến pháp thành văn, một quốc hội thứ hai do dân bầu, và một bộ luật dân quyền”.

Hệ thống chính quyền Mỹ

Các hệ thống thuộc chính phủ ở Mỹ - liên bang, bang , hạt và địa phương – khá dễ hiểu. Dễ hiểu vì bạn đã cùng lớn lên với nó và đã học nó ở trường. Tuy nhiên có một số nguyên tắc cơ bản có thể thấy ở tất cả các cấp độ chính quyền Mỹ. Một trong những nguyên tắc đó là “một cử tri, một phiếu bầu”, tức là các nghị sĩ được các cử tri bầu trực tiếp từ các khu vực địa lý. Theo nguyên tắc này, tất cả các đơn vị bầu cử phải có xấp xỉ một số lượng dân cư nhất định.
Một nguyên tắc căn bản khác của chính quyền Mỹ là, do hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực, thỏa hiệp trong chính trị là một vấn đề tất yếu chứ không phải là sự lựa chọn. Trong các vấn đề đối ngoại, tổng thống cũng bị hạn chế hết sức. Bất kỳ hiệp ước nào trước hết cũng phải được Thượng nghị viện thông qua. Nếu không được thông qua thì sẽ không có hiệp ước. Nguyên tắc này là “Tổng thống đề nghị còn Quốc hội thì bác bỏ”.
Quốc hội

Quốc hội, nhánh lập pháp của chính phủ liên bang, bao gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Có 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có hai người. Một phần ba số thượng nghị sĩ được bầu lại hai năm một lần trong nhiệm kỳ sáu năm. Các thượng nghị sĩ đại diện cho tất cả nhân dân của một bang và những lợi ích của họ.
Hạ nghị viện có 435 đại biểu, các hạ nghị sĩ được bầu hai năm một lần cho nhiệm kỳ hai năm. Họ đại diện cho dân cư của “các đơn vị thuộc quốc hội” phân chia cho mỗi bang. Số đại biểu của mỗi bang dựa theo dân cư của bang đó. Ví dụ, California là bang có số dân đông nhất có tới 52 hạ nghị sĩ, trong khi đó Delawere chỉ có một hạ nghị sĩ.
Hầu hết các cuộc bầu cử ở Mỹ đều theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”: ứng cử viên giành được số phiếu bầu lớn nhất trong một đơn vị thuộc quốc hội là người thắng cuộc.
Quốc hội ban hành tất cả các loại luật, và mỗi viện của Quốc hội đều có quyền đưa ra các văn bản pháp luật. Mỗi viện cũng có thể bỏ phiếu chống lại văn bản pháp luật do viện kia thông qua. Vì văn bản pháp luật chỉ có thể trở thành luật nếu cả hai viện đồng ý nên sự thỏa hiệp giữa hai viện là điều rất cần thiết. Quốc hội quyết định các loại thuế và số tiền được phép chi tiêu.
Ngoài ra, Quốc hội cũng quy định thương mại giữa các bang và với các quốc gia khác. Thêm vào đó, cơ quan quyền lực này còn đặt ra các luật lệ để các công dân nước ngoài nhập quốc tịch trở thành công dân Mỹ.

Hệ thống tư pháp liên bang

Nhánh chính quyền thứ ba, bên cạnh nhánh lập pháp (Quốc hội) và hành pháp (Tổng thống) là bộ máy tư pháp liên bang. Công cụ chính của hệ thống tư pháp liên bang là tòa án tối cao, giám sát hai cơ quan quyền lực kia.
Tòa án tối cao có quyền tài phán trực tiếp chỉ trong hai loại trường hợp: loại các trường hợp liên quan đến các nhà ngoại giao nước ngoài và loại trường hợp mà một bên liên quan là một bang. Tất cả các trường hợp khác lên tới Tòa án tối cao là những trường hợp phúc thẩm từ các toàn án cấp dưới.
Tòa án tối cao lựa chọn những trường hợp họ sẽ xử phúc thẩm, phần lớn những trường hợp này liên quan đến việc giải thích Hiến pháp. Tòa án tối cao cũng có “quyền xem xét tài phán”, tức là có quyền tuyên bố luật pháp, hành động của các chính quyền liên bang, bang, và địa phương là không hợp hiến. Cho dù không được quy định rõ trong Hiến pháp, quyền lực này đã dược hình thành cùng với thời gian.

Kiểm soát và cân bằng

Hiến pháp quy định sao cho ba nhánh quyền lực chính riêng rẽ và khác biệt nhau. Quyền lực của mỗi nhánh được cân bằng một cách thận trọng bởi quyền lực của hai nhánh kia. Mỗi nhánh là một bộ máy kiểm soát đối với hai nhánh kia. Hệ thống cân bằng quyền lực này là để không cho bất kỳ một nhánh quyền lực nào giành được quá nhiều quỳen lực hoặc sử dụng không đúng quyền lực của mình.
Quốc hội có quyền làm luật, nhưng Tổng thống có quyền phủ quyết bất kỳ đạo luật nào của Quốc hội.
Về phần mình, Quốc hội có thể bác bỏ quyền phủ quyết bằng hai phần ba số phiếu ở mỗi viện. Quốc hội cũng có thể từ chối cung cấp khoản tiền do Tổng thống yêu cầu. Tổng thống có thể bổ nhiệm các quan chức chính phủ quan trọng trong chính quyền của mình, nhưng các quan chức này phải được Thượng nghị viện thông qua.

Tòa án có quyền quyết định tính hợp hiến của tất cả các đạo luật của quốc hội và các hoạt động của Tổng thống, và phế truất những ai mà họ thấy là vi phạm Hiến pháp.
Hệ thống kiểm soát và cân bằng tạo ra những thỏa hiệp và nhất trí cần thiết
Thỏa hiệp cũng là một khía cạnh quan trọng của các cấp độ chính quyền khác ở Mỹ. Hệ thống này chống lại những nhân tố cực đoan. Điều này có nghĩa là, chẳng hạn, các Tổng thống mới không thể thay đổi quá cấp tiến các chính sách của chính phủ chỉ vì họ muốn làm vậy. Vì vậy, ở Mỹ khi người dân nghĩ đến “Chính phủ”, họ thường bao hàm toàn bộ hệ thống, tức là, bộ máy hành pháp hay Tổng thống, Quốc hội và Tòa án. Do đó, cả trên lý thuyết và trong thực tế, Tổng thống không có nhiều quyền lực như nhiều người bên ngoài nước Mỹ thường nghĩ. So sánh với những nhà lãnh đạo khác trong hệ thống mà đảng chiếm đa số thành lập nên “chính phủ”, Tổng thống Mỹ có ít quyền lực hơn.
 
  • Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội)
Phần V: Chính phủ Mỹ (tiếp)

28/06/2007 09:18 (GMT + 7)

Liệu tất cả mọi người ở Mỹ có bình đẳng với nhau không nếu trong Tuyên ngôn độc lập của họ tuyên bố rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”?

Các đảng phái chính trị

Hiến pháp không nói gì đến các đảng phái chính trị, nhưng cùng với thời gian, trên thực tế ở Mỹ đã phát triển một hệ thống hai đảng. Hai đảng dẫn đầu là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Bên cạnh hai đảng này còn có các đảng khác và nhiều nhà quan sát nước ngoài thường ngạc nhiên khi biết rằng trong số các đảng đó cũng có cả Đảng Công sản và một số Đảng Xã hội.
Các đảng thiểu số đôi khi cũng giành được các chức vụ trong chính quyền cấp dưới, nhưng các đảng này không có vai trò trong nền chính trị quốc gia. Một người không nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái chính trị để tham gia tranh cử ở bất kỳ cấp chính quyền nào.

Khi đăng ký bầu cử, người dân chỉ có thể đơn giản tuyên bố mình la thành viên của một trong hai đảng chính. Điều này, được coi như một nguyên tắc, cho phép họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên tổng thống của đảng.
Đôi lúc, khi nghĩ đến những người Dân chủ người ta thường gắn liền với lao động và những người Cộng hòa thường đi cùng với kinh doanh và công nghiệp. những người Cộng hòa cũng thường phản đối sự can thiệp nhiều hơn của chính phủ liên bang vào một số lĩnh vực của đời sống công chúng mà họ cho là thuộc trách nhiệm của các bang và cộng đồng. Trái lại, những người Dân chủ thường ủng hộ việc chính phủ trung ương có một vai trò tích cực hơn trong các vấn dề xã hội.
Tuy nhiên, phân biệt giữa hai đảng là một điều rất khó. Hơn thế, những khái niệm truyền thống của Châu Âu như “tả”và “”hữu, hay “bảo thủ” và “tự do” không hoàn toàn giống như hệ thống của Mỹ. Chẳng hạn, một người ở “cánh hữu bảo thủ” có thể chống lại chính quyền trung ương hùng mạnh.
Một người dân chủ ở một nơi nào đó của đát nước có thể rất “tự do”, còn một người Dân chủ ở một nơi khác của đất nước lại có thể khá “bảo thủ”. Ngay cả là họ đã được bầu là nghị sĩ cũng không hoàn toàn tuân theo tất cả các chương trình của đảng cũng như không hoàn toàn chấp hành mọi nguyên tắc khi họ không nhất trí với đảng của mình.
Nói cách khác, trong khi một số tham gia “bỏ phiếu thẳng” cho tất cả các ứng cử viên Đảng Cộng hòa hay Dân chủ trong một cuộc bầu cử, một số khác lại không tham gia. Họ bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng vào một vị trí và ứng cử viên khác vào một vị trí khác. Do đó, các đảng phái chính trị của Mỹ ít có quyền lực thực sự hơn nhiều so với các đảng phái chính trị ở các quốc gia khác.
Tại Mỹ các đảng phái không thể tự ý dành các ghế cho những thành viên của đảng do họ chọn. Thay vào đó, cả các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đều được bầu trên tư cách cá nhân nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và các khu vực mà họ đại diện, tức là “các khu vực cử tri” của họ.
Trong khoảng 70% các quyết định của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu theo những mong muốn cụ thể của các cử tri của họ ngay cả khi điều đó đi ngược lại điều mà đảng của họ có thể muốn thành như chính sách quốc gia. Thực ra, việc các Đảng viên Dân chủ trong Quốc hội bỏ phiếu cho luật của Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ trong khi một số đảng viên Cộng hòa lại bỏ phiếu chống lại, v.v., là điều khá phổ biến.

Bầu cử

Các công dân Mỹ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. Tuy nhiên, họ phải đăng ký bầu cử thì mới có thể thực hiện quyền bầu cử của mình. Mỗi bang đều có quyền quyết định thủ tục đăng ký. Nhiều tổ chức dân sự như Hiệp hội cử tri nữ giới đang cố gắng tích cực lôi kéo thêm nhiều người tham gia vào quá trình bầu cử và có càng nhiều đợt vận động người đăng ký bầu cử càng tốt.
Tuy nhiên, lại có mối lo ngại về số lượng công dân có quyền tham gia bầu cử nhưng không tham gia. Có 50 luật đăng ký khác nhau ở Mỹ - mỗi luật dành cho một bang. Tại miền Nam, các cử tri phải đăng ký không chỉ ở địa phương mà cả ở địa hạt.
Một yếu tố quan trọng khác là ở Mỹ có nhiều cuộc bầu cử ở cấp nhà nước và địa phương hơn phần lớn các nước khác. Tất nhiên, người Mỹ quan tâm nhiều đến chính trị địa phương hơn những người làm việc ở cấp liên bang. Nhiều quyết định quan trọng nhất, chẳng hạn như, những quyết định liên quan đến giáo dục, nhà ở, thuế, v.v.đều được đưa ra ở các cấp gần với người dân, tai bang hoặc hạt.
Bầu cử Tổng thống thực ra gồm hai chiến dịch bầu cử riêng biệt.Chiến dịch thứ nhất là để chỉ định các ứng cử viên tại các hội nghị đảng quốc gia. Chiến dịch thứ hai mới là để tranh cử tổng thống thật sự. Cuộc chạy đua để được chỉ định là một cuộc cạnh tranh giữa các thành viên của cùng một đảng. Họ phải chạy đua liên tiếp trong các cuộc bầu cử cơ sở chọn ứng cử viên tổng thống ở các bang và các cuộc họp kính trong đảng .
Họ hy vọng dành được đa số phiếu bầu của các đại biểu cho các cuộc họp của đảng của họ. Sau đó, hội nghị của đảng bỏ phiếu để bầu ứng cử viên tổng thống chính thức của đảng. Vài tháng sau đó là các chiến dịch chạy đua giành chức tổng thống của các ứng cử viên.
Các cuộc bầu cử cơ sở chọn ứng cử viên tổng thống này kéo dài trong cả quá trình bầu cử. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử này có một số ưu điểm, tất cả đều có ý nghĩa hêt sức quan trọng đối với nền dân chủ ở Mỹ.
Thứ nhất, các cuộc bầu cử giúp ngăn không để một số những nhà lãnh đạo chọn các ứng cử viên. Tất cả mọi thành viên đều có thể tranh cử trong các cuộc bầu cử địa phương, bất kỳ ai muốn được đảng mình lựa chọn ra ứng cử đều phải chạy đua.
Thứ hai, do ưu điểm trên, “một nguồn sinh lực mới” có thể tham gia vào cuộc chạy đua và đôi khi , như điều mà Clinton dã làm được vào năm 1992, giành được sự đề cử trong đảng của ông. Và cuối cùng, khi các ứng cử viên trong một đảng tranh luận với nhau công khai tất cả mọi người đều có thể dễ dàng nhìn thấy những ưu điểm và nhược điểm. Vì những lý do này, một số đảng ở một số quốc gia giờ đây đang thử nghiệm các hệ thống cơ sở riêng của họ.
Vào tháng Mười một của năm bầu cử - cư bốn năm một lần- các cử tri trên khắp đất nước đi bỏ phiếu. Nếu đa số phiếu bầu của nhân dân trong một bang ủng hộ ứng cử viên tổng thống (phó tổng thống) của một đảng thì người đó được coi là giành được toàn bộ “phiếu bầu” của bang đó. Các phiếu bầu này tương đương với số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của mỗi bang trong quốc hội.
Ứng cử viên giành được số phiếu bầu nhiều nhất sẽ giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử. Kết quả bỏ phiếu của mỗi bang thông thường sẽ do “cử tri đoàn” thông báo chính thức. Vào tháng Một năm tiếp theo, trong một kỳ họp hỗn hợp của Quốc hội, tổng thống và phó tổng thống mới sẽ chính thức được thông báo.

Chủ nghĩa liên bang: chính phủ bang và chính quyền địa phương

Năm mươi bang rất khác nhau về diện tích, dân số, khí hậu, kinh tế, lịch sử và quyền lợi.
Chính phủ của 50 bang thường cũng rất khác nhau. Bởi lẽ các chính phủ của các bang thường tiếp cận các vấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị khác nhau nên các bang được gọi là “các phòng thí nghiệm dân chủ”. Tuy nhiên, chính phủ các bang lại có chung những cơ cấu căn bản giống nhau nhất định. Từng bang riêng lẻ có các hình thức chính quyền cộng hòa với một thượng nghị viện và một hạ nghị viện.
Tất cả các bang đều có cơ quan hành pháp do thống đốc bang đứng đầu và hệ thống tòa án độc lập. Mỗi bang cũng có hiến pháp riêng của mình. Tuy nhiên, tất cả các bang đều phải tôn trọng luật pháp liên bang và không được ban hành pháp luật trái với luật pháp của các bang khác. Cũng tương tự như vậy, các thành phố và các nhà chức trách địa phương phải ban hành pháp luật và quy định của mình sao cho phù hợp với hiến pháp của bang mà họ trực thuộc.
Hiến pháp của Mỹ hạn chế chính phủ liên bang chỉ trong những quyền hạn rất cụ thể, nhưng những hướng dẫn thực thi Hiến pháp ngày nay đã mở rộng trách nhiệm của chính phủ liên bang. Tất cả những quyền còn lại đương nhiên thuộc về các bang và các khu vực địa phương.
Điều này có nghĩa rằng luôn luôn có một cuộc chiến giữa những quyền lợi của chính phủ liên bang và của từng bang. Sự bất tín nhiệm có tính truyền thống trước một chính quyền trung ương quá hùng mạnh của người Mỹ đã giữ cho cuộc chiến này diễn ra tương đối ổn định trong nhiều nặm. Các bang và địa phương nước Mỹ có những quyền mà ở các nước khác nhìn chung thuộc về chính phủ trung ương.
Có nhiều lĩnh vực khác cũng thuộc mối quan tâm của các thành phố, thị trấn, làng mạc. Trong số đó có giờ mở của và đóng cửa của các cửa hiệu, việc sửa chữa đường xá, xa lộ, những quy định về kiến trúc và những quy định khác.
Đồng thời, một địa phương có thể quyết định rằng một tạp chí nào đó là có tính chất khiêu dâm và cấm tạp chí đó được phát hành, hay ban giám hiệu của một trường địa phương có thể quyết định rằng một cuốn tiểu thuyết nào đó không được có mặt trong thư viện của trường.
Nhưng một làng khác, chỉ cách địa phương và trường học đó có vài dặm đường bộ, lại có thể chấp nhận cả tờ tạp chí lẫn cuốn tiểu thuyết đó. Không giống với ở nhiều nước khác, việc kiểm duyệt sách báo hay phim ảnh quốc gia không tồn tại trên đất nước Mỹ.
Phần lớn các bang và một số các thành phố có các loại thuế thu nhập riêng. Nhiều thành phố và hạt cũng có những luật riêng quy định những ai có thể và không thể sở hữu súng. Nhiều sân bay, một số trong số đó là sân bay quốc tế, thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của các thành phố và hạt và có một lực lượng cảnh sát sân bay riêng.
Cuối cùng, rất nhiều những vấn đề gây tranh cãi gay gắt nhất do cấp trung ương quyết định ở các quốc gia khác thì ở Mỹ lại do từng bang và địa phương quyết định.
Sợi chỉ xuyên suốt nối tất cả các chính quyền các bang ở Mỹ là “trách nhiệm giải trình” của các chính trị gia, các quan chức, các cơ quan và các tổ chức trực thuộc chính phủ. Điều này có nghĩa là các thông tin và hồ sơ về tội phạm, hỏa hoạn, hôn nhân và ly hôn, các vụ án, thuế tài sản, v.v đều là những thông tin công khai.
Hơn thế nữa, có vô số loại cơ quan khác nhau trực thuộc Chính phủ Mỹ. Hệ thống các cơ quan này cố gắng đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của nhân dân taị các địa phương, đồng thời với việc Hiến pháp bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho bất kỳ ai và bất cứ nơi đâu trên đất Mỹ.

Các nhóm đặc quyền đặc lợi

Người Mỹ luôn quan tâm đến việc các chính trị gia đại diện cho lợi ích của họ thường lập nên các “nhóm áp lực”, vận động hành lang chính trị, ủy ban hành động công chúng (PACs), hay các nhóm lợi ích đặc biệt (SIGs).Các nhóm này tìm cách cố gắng gây ảnh hưởng đối với các chính trị gia về hầu hêt mọi vấn đề.
Một nhóm có thể vận động cho luật kiểm soát vũ khí liên bang trên toàn quốc, trong khi nhóm khác lại phản đối luật này. Và không có gì đáng ngạc nhiên là một số nhóm áp lực muốn các nhóm áp lực bị ngừng hoạt động và vận động hành lang chống lại các nhà vận động hành lang.
Các nhóm công dân như vậy cũng góp phần làm suy yếu các đảng phái chính trị. Từng chính trị gia phải hết sức chú ý tới những mối lo ngại đặc biệt và động cơ của các cử tri của họ. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều tổ chức chính phủ, với rất nhiều các lợi ích về sắc tộc, văn hóa, kinh doanh và địa lý, lại dường như có thể giải quyết rất tốt các vấn đề của những người mà các tổ chức đó được lựa chọn để đại diện.
Nhưng rất nhiều các chính quyền địa phương, vùng và bang thực sự góp phần thực hiện mong muốn của rất nhiều các nhóm cử tri khác. Nếu người New York muốn trường đại học của thành phố họ mở cửa đối với bất kỳ cư dân thành phố nào thì đó là chuyện của họ.
Nếu một thành phố nhỏ ở vùng núi thuộc bang Colorado quyết định rằng các loại xe chạy bằng máy đi trên tuyết và băng lại có quyền đi trên đường bộ của thành phố thì là quyết định của họ.

Thái độ chính trị

Người ta thường nói và điều đó có vẻ như cũng đúng: người Mỹ dường như chủ yếu theo bản năng không thích chính quyền và các chính trị gia. Đặc biệt, họ có xu hướng không thích “những kẻ ngớ ngẩn ở Washington”, những kẻ chi tiêu số tiền đóng thuế của họ và luôn tìm cách “can thiệp” vào các vấn đề cá nhân và địa phương họ. Rất nhiều người có lẽ sẽ không ngại ngần nhất trí với ý kiến cho rằng chính phủ tốt nhất là một chính phủ điều hành ít nhất.
Các cuộc thăm dò cho thấy chỉ có một phần tư những người được hỏi muốn chính phủ liên bang làm nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề của đất nước. Các vùng lân cận, các cộng đồng và các bang có một niềm tự hào mạnh mẽ vì khả năng của mình trong việc tự giải quyết các vấn đề của chính địa phương họ và niềm tin này mạnh mẽ nhất là ở miền Tây.
Các quan chức hiếm khi gây ấn tượng đối với người Mỹ. Họ không tin vào những người tự gọi mình là chuyên gia. Họ không thích bị gia lệnh phải làm bất kỳ cái gì .Như hàng nghìn nhà quan sát nước ngoài đã nhận xét, đơn giản là người Mỹ không thích giới lãnh đạo.
Nhiều khách du lịch tới Mỹ vẫn còn hết sức ngạc nhiên bởi những xu hướng bình đẳng mạnh mẽ mà họ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Người Mỹ thuộc tất cả các tầng lớp khác nhau, với xuất thân về giáo dục và xã hội khác nhau thường sẽ bắt đầu câu chuyện với nhau “như là họ hoàn toàn bình dẳng với nhau” vậy.
Liệu tất cả mọi người ở Mỹ có bình đẳng với nhau không nếu trong Tuyên ngôn độc lập của họ tuyên bố rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng”? Không, tất nhiên là không – ngoại trừ cách hiểu theo khía cạnh có những quyền bình đẳng như nhau.
Tóm lại, người Mỹ nghĩ gì về hệ thống chính quyền của họ? “Các công dân chúng ta” ngày nay có thể quyết định điều gì? Một người Mỹ đạt giải thưởng Nobel về văn học đã nói: “Chúng ta có thể tin rằng chính phủ của chúng ta yếu ớt, ngu ngốc, không đáng tin cậy, và không hiệu quả và đồng thời chúng ta cũng lại hết sức tin tưởng rằng đó là chính phủ tốt nhất trên thế giới, và chúng ta muốn áp đặt nó đối với bất kỳ ai khác”.
Tất nhiên, rất nhiều người trong số 250 triệu dân Mỹ ngày nay có thể không đồng ý phần nào hoặc tất cả với quan điểm nói trên. Họ có thể hỏi rằng người Mỹ này là ai mà lại có thể nói hộ cho tất cả chúng ta?
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội)