19 thg 7, 2014

Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm giúp khắc chế tiểu đường của lương y nức tiếng Sài thành


GiadinhNet - Hiện nay, tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y, rất khó để chữa trị dứt điểm. Y học hiện đại ví căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

Lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG
Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.

Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ

Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: “Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc”.
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG

Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. “Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh “khó nói” cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này”, lương y Quang cho biết.

Đối với chứng bệnh “khó nói” của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.

Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: “Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại “chỉ điểm” rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin”.
Bài thuốc đơn giản
Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG

Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh “thời đại” được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc “nam thất nữ cửu”, tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. “Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài”, lương y Quang cho biết.

Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. “Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này”, lương y Quang tâm sự.

Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.

Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. “Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay”, lương y Hứa Hiền Quang nói.
Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.
Khôi Nguyên

18 thg 7, 2014

Cách trị hôi nách bằng phèn chua hiệu quả

Hôi nách khiến bạn thiếu tự tin, gây nhiều phiền toái trong công việc, cuộc sống của bạn. Bạn có biết phèn chua có nhiều công dụng trong điều trị và khử mùi hôi nách?. Hãy áp dụng những cách trị hôi nách bằng phèn chua dưới đây sẽ giúp bạn thổi bay bệnh hôi nách, loại bỏ mùi mồ hôi nách một cách nhanh nhất.

chua hoi nach bang phen chua
Chữa hôi nách bằng phèn chua tiện dụng và tiết kiệm chi phí
Đối với một số người tuyến mồ hôi lớn hoạt động quá mạnh, tăng tiết. Cộng với việc tuyến mồ hôi này nằm ở vùng kín như nách, vùng sinh dục, là những nơi vi khuẩn, nấm thường hay xuất hiện. Do đó khi mồ hôi tiết ra các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân hủy các Acid béo tạo ra mùi rất khó ngửi. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh hôi nách.
Nếu bạn bị bệnh hôi nách nhẹ chỉ cần giữ vệ sinh vùng nách, tắm rửa thường xuyên và áp dụng một số cách đơn giản từ mẹo dân gian bằng các sản phẩm tự nhiên như: chanh tươi, gừng, lá trầu không, lá khổ qua ( mướp đắng ),…Bạn có thể tham khảo thêm bài viết : Top 5 cách tự nhiên chữa hôi nách hiệu quả để hiểu rõ hơn về các phương pháp này. Hay bạn có thể sử dụng cách chữa hôi nách bằng phèn là một trong những biện pháp tự nhiên giúp giảm bớt mùi hôi nách hiệu quả.
Ngoài công dụng chữa bệnh cao huyết áp, ho ra máu, sốt rét, viêm tai giữa mãn tính…Phèn chua còn có tác dụng chữa mồ hôi nách, khử mùi hôi nách giúp bạn thoải mái và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
cách trị hôi nách bằng phèn chua
Phèn chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đồng thời giúp trị hôi nách hiệu quả
Theo Đông y, phèn chua còn gọi là bạch phàn là chất có màu trắng, vị chua chát, hình thành do quá trình nướng ( phàn = nướng ). Theo kỹ thuật, phèn chua (còn gọi là alumen) thuộc loại phèn nhôm có thành phần chính là Nhôm Sunfat Al2(SO4)3. Alumen có tính hàn, công hiệu giả độc, sát trùng, làm hết ngứa, trừ nấm…
Các cách sử dụng phèn chua chữa hôi nách:
+ Cách 1: Chưng khoảng 50g phèn chua (phèn cục bình thường) đã giã nhỏ và cho vào nồi nung, tốt nhất là nung bằng nồi đất. Chưng nóng cho phèn rút hết nước, trở thành phèn xốp nở phồng ra gấp 2-3 lần chúng ta gọi là phèn phi hay bột phèn chua. Sau khi tắm rửa sạch sẽ bạn chà xát phèn chua lên nách và chân . Tuần bôi 3-4 lần.
Lưu ý: Phải chưng phèn chua thật kỹ thì phèn mới mịn. Khuyến khích cho phèn chua vào bọc vải và làm ấm lên mỗi khi chà xát vào nách nhằm làm co bớt lỗ chân lông và hút mồ hôi, mùi hôi ở nách.
cách trị hôi nách bằng phèn chua
Phèn chua giã nhỏ trước khi nung
+ Cách 2: Dùng 15 gr phèn chua, phụ tử, thanh mộc hương, vôi sống mỗi vị 30 gr. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với phấn thơm xoa vào hai bên nách.
+ Cách 3: Dùng nhũ hương, thanh mộc hương, đinh hương, phòng hương mỗi vị 60 gr, vôi sống 500 gr, phèn chua 120 gr, dương khởi thạch, quất bì mỗi vị 90 gr. Tất cả nghiền bột, lấy một lượng đủ dùng rải lên tấm vải, buộc cố định vào hai bên nách.
+ Cách 4: Nung phèn chua cho mất nước, giã mịn ra, trộn với 50% bột Talc, thoa vào nơi thường tiết ra mùi khó chịu (nách, các nếp gấp ở ngực…), hoặc mài phèn chua với nước hay cho phèn chua vào rượu thêm ít dầu thơm chà vào các vùng dễ đổ mồ hôi trước khi ra đường.
+ Cách 5: Khi tắm có thể thêm vào nước tắm một cục phèn chua có tác dụng khử mùi mồ hôi rất hiệu quả
Cách 6: Cho 50gr phèn chua vào trứng, dùng lửa nhỏ hơ đến khi phèn chảy nước, đợi phèn cứng lại, sau đó giã nhuyễn thành bột, ngày bôi 2 lần có tác dụng giảm nhẹ hôi nách, kiên trì điều trị sẽ có khỏi hoàn toàn.
Cách chữa hôi nách bằng phèn chua có thể chỉ phù hợp với một số trường hợp bị hôi nách khá nhẹ. Nếu bệnh hôi nách gây ảnh hưởng nhiều tới công việc và cuộc sống của bạn thì bạn nên áp dụng cách chữa hôi nách triệt để, vĩnh viễn tại đây.

12 thg 7, 2014

Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490




Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh kiểm tra công tác SSCĐ và chụp ảnh với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn
Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục sau đây “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.
Hồi tháng 5, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi tạp chí quân sự có tên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (xem bức hình bên phải và các bức ảnh bên dưới).

Tháng sau, báo Đất Việt, một tờ báo tiếng Việt (số ra ngày 11 tháng 6 năm 2012) đã đăng bức ảnh giống như hình phía trên bên phải và xác định tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Tờ báo này cũng đưa tin Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud. Bảo Đất Việt đã xác định đơn vị sản xuất là Lữ đoàn B90 .
Trong thập niên 1980, tin cho biết rằng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số tên lửa Scud B (xem tin trong khung bên dưới). Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.
Lực lượng chiến lược
Có lẽ vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg). Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn cách đáng tin cậy đối với Quân đội Trung Quốc (PLA) đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam. Trong tháng sau đó (ND: tháng 6-1994), Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên. Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm như một khách mời, để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng. Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.
Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam. Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km. Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.
Nguồn: Carlyle A. Thayer, Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phát triển và hiện đại hóa. Loạt bài giảng về Lực lượng Vũ trang. Tài liệu số 4, Bandar Seri Begawan: Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Vua Haji Hassanal Bolkiah, năm 2009.
Trùng hợp với những phát triển này, báo United Daily News đưa tin hôm 2 tháng 7, Trung Quốc đã thiết lập một lữ đoàn tên lửa mới, Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827, ở thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông. Báo Đài Loan đưa tin với suy đoán rằng, Lữ đoàn Tên lửa này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21 và Đông Phong 16, loại lửa đạn đạo mới hơn, có tầm hoạt động xa hơn. DF-21 có tầm hoạt động từ 2.000-3.000 km và tin tức cho biết, khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển với độ chính xác cao. DF-16 có tầm hoạt động 1.200 km và do đó có khả năng bắn trúng Hà Nội.
Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở đảo Hải Nam, gồm căn cứ hải quân Du Lâm, gần Tam Á, và các thành phố nằm trong bán kính 500 km ở miền nam Trung Quốc như Nam Ninh.
Nguồn: Thayer Consultancy
Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
Nguồn: Anh Ba Sàm


Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud. Các năm tiếp đó không có số liệu.

Lưu ý về cái tên Scud, đây là định danh của NATO dành cho hai dòng tên lửa đạn đạo R-11 và R-17 của Liên Xô (R-11 được NATO định danh là Scud A còn R-17 được gọi là Scud B). Trong đó, loại R-11 ra đời vào đầu những năm 1950, còn R-17 là thế hệ cải tiến thay thế R-11 ra đời năm 1958.

Loại tên lửa đạn đạo mà Việt Nam nhận viện trợ là loại R-17 (Scud B). Nhưng R-17 chỉ là một thành phần trong cả hệ thống tên lửa mà nước ta nhận. Tên đầy đủ của hệ thống này là “hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật 9K72 Elbrus”. Đây là tên rất ít khi được biết đến trên các phương tiện truyền thông phương Tây, hầu như người ta chỉ gọi chung nó là Scud.

Tên lửa đạn đạo R-17 (Scud B) trên bệ phóng di động 9P117 của Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Nguồn: Quân đội Nhân dân

Tên lửa R-17 (Scud B) có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02).

Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).

R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.

Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km.

Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm.

Đạn tên lửa R-17 (Scud B) được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu). 


Hiện nay, theo một số hình ảnh của báo Quân đội Nhân dân, R-17 (Scud B) cùng xe phóng được biên chế trong Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Mặc dù đã qua hàng chục năm sử dụng, nhưng tên lửa vẫn được bảo quản tốt, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.