12 thg 9, 2016

BẤT NGỜ VỚI CÁCH CHỮA GAI CỘT SỐNG TỪ CÂY NGẢI CỨU

http://phucminhduong.com/bat-ngo-voi-cach-chua-gai-cot-song-tu-cay-ngai-cuu


Ngải cứu là món ăn hàng ngày đáp ứng đủ 3 tiêu chí: ngon, bổ và rẻ. Nhưng ít ai biết rằng thứ rau chúng ta thường dùng này lại chính là thần dược chữa gai cột sống đó! Có tên khoa học Artemisia vulgaris L, cây ngải cứu được dân gian gọi bằng nhiều cái tên quen thuộc như là cây thuốc cao, cây thuốc cứu, ngải điệp, nhả ngải…

Cùng tìm hiểu cách chữa chữa gai cột sống từ cây Ngải cứu


Ngải cứu thuộc loại cây thân thảo. Lá cây ngải cứu ở phần ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu là loài cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Cây ngải cứu cực kỳ ưa mưa, trồng ngải cứu bạn sẽ thấy rõ, sau mỗi cơn mưa chúng thường mọc la liệt như nấm vậy.
Cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng vào mùa đông, mùa mưa hoặc rất trong mùa hè. Ngoài công dụng là thứ rau ngon lành để chế biến các món ăn chúng còn có tác dụng như được một loại thuốc khi được sao khô hoặc dùng tươi.

chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Chữa chữa bệnh gai cột sống từ cây Ngải cứu

Bất kỳ dạng nào của ngải cứu đều có thể trở thành thứ thần dược bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong việc điều trị gai cột sống.
Từ ngàn xưa, ngải cứu đã được truyền tay nhau làm phương thuốc truyền thống quý báu chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt,…Đến ngày nay, khi nhiều loại thuốc điều trị bệnh gai cột sống được bày bán ở rất nhiều nơi, thì vẫn luôn có không ít người “trung thành” với bài thuốc dân gian này.
Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu được thực hiện như thế nào? Để chữa bệnh gai cột sống, bạn có thể dùng ngải cứu như loại thuốc uống hoặc dùng ngải cứu như một loại thuốc thoa ngoài da. Tuy cả 2 phương pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau nhưng hiệu quả điều trị gai cột sống mà ngải cứu mang lại thì không thể nào phủ nhận được. Trước khi tiến hành bạn không được quên 2 nguyên tắc vàng là dụng cụ sạch và nguyên liệu tươi đâu nhé!

1. Thuốc uống ngải cứu


cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Ngải cứu bài thuốc chữa bệnh gai cột sống vô cùng hiệu quả
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300gram
- Mật ong: 2 muỗng
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu và vắt lấy nước vào cốc thủy tinh
- Bạn hòa nước ngải cứu tinh khiết với 2 thìa mật ong đã chuẩn bị sẵn
Liều dùng:
Sauk hoàn thành khâu chuẩn bị, bạn đã có ngay 1 ly nước ngải cứu mật ong thơm nồng rồi. Hãy uống vào buổi trưa và buổi tối mỗi ngày nhé. Chỉ sau 2 tuần bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ đó. Chứng đau nhức sẽ nhanh chóng tan biến và bệnh gai cột sống cũng thuyên giảm hẳn.
Để thấy được nhanh chóng công dụng tuyệt vời của ngải cứu trong quá trình chữa gai cột sống bạn nên kết hợp với phương pháp bôi ngải cứu ngoài da nữa nhé!

2. Thuốc thoa ngoài da từ ngải cứu

Nguyên liệu:
- Ngải cứu
- Giấm nuôi
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm dụng cụ là mảnh vải sợi cotton mềm và mỏng nhé!
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu
- Bạn tiếp tục đun nóng giấm nuôi cho tới khi đủ nóng
- Bạn đổ 2 nguyên liệu đã tinh chế trên lại với nhau
Liều dùng:
Bạn bọc hỗn hợp vừa làm xong vào trong mảnh vải cotton và lăn dọc đều trên lưng, bạn xoa đều tay trong vòng 15 phút để hỗn hợp có thể ngấm đều vào da. Sau đó, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 10 phút, nếu được nên để lưng được massage sau khi lăn vải bọc ngải cứu để hiệu quả hơn nhé! Để hỗn hợp bọc trong vải luôn nóng sẽ tốt hơn cho người bệnh.
Bạn cần điều trị ít nhất 1 tháng và thường thì sau 3 tháng đa số người bệnh sẽ cảm thấy bệnh được thuyên giảm và thậm chí là chấm dứt hẳn.
Ngải cứu là phương pháp điều trị, chữa gai cột sống vô cùng hiệu nghiệm, giá thành rất rẻ và đảm bảo an toàn nữa. Nếu bạn đang bị gai cột sống tấn công, đừng quên thử nghiệm bằng thần dược ngải cứu nhé! Chúc bạn vui khỏe!

6 thg 6, 2016

Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa



Đây là chia sẻ của bạn Thanh Vân đã chữa khỏi bệnh vảy nến bằng cây sài đất. Post lên đây để mọi người tham khảo. Cảm ơn bạn Thanh Vân!

Thanh Van has left a new comment on your post "Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến":

"Minh cũng bị vẫy nến như các bạn. Xin đừng nghe lời đồn huyễn hãy thưc tế. Cây sài đất sắc uống và nấu nước tắm không mất gi hêt sau thơi gian ngăn kết quả ngay. Tìm đọc hướng dẫn cây thuôc nam trên Google kết quả tùy theo bệnh nặng nhẹ lâu hay mau Chúc may mắn."


"Mình là Thanh Vân xin chia sẻ bài thuốc dân gian trị vẫy nến ma mình đã sông chung hơn 10 năm giờ đã khỏi. Mong các bạn có cùng nổi khổ giờ sẽ vui vì không mât nhiều tiền và thơi gian nữa là cây Sài đất nấu nước uống thương xuyên và tắm. ĐT 01244729309 hướng dẫn tận tình miễn phí đươc tiêp các ban là niềm vui cuôc sông .  "

Mình sẽ hỏi lại liều lượng cách dùng rồi post lên đây sau!



Sài đất giải độc, chữa mụn nhọt


Sai dat giai doc chua mun nhot


























Để chữa viêm nhiễm phần mềm, đầu đinh, áp-xe, lấy sài đất tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương. Tuy nhiên, với viêm nhiễm đã hóa mủ, nếu chỉ đắp ngoài sẽ không có tác dụng.

Sài đất còn có tên là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc... thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể tới 50 g).

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau...

Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.
(theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h


Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây đinh lăng và huyết dụ

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆU QUẢ


Sự kết hợp này cũng là một bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả. Với bài thuốc này, các bạn lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng 1/2 lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.

Chia sẻ của một người bệnh đã từng gặp rất nhiều khó khăn thì chắc hẳn là công dụng tuyệt vời. Đã được kiểm nghiệm từ lâu đời. Cần có một nắm lá đinh lăng + vài hạt muối, giã hoặc vò nát cho mềm lá. Đắp trực tiếp lên vùng viêm da, để như vậy trong khoảng 7-10 phút. Sau đó dùng bã đó, chà xát vừa phải trên chính chỗ da đang bị viêm. Nghiêm cấm không chà quá mạnh tay, tránh gây xước hay tổn thương da. Ngay lúc đó, ngứa sẽ giảm nhanh, da cũng không còn ửng đỏ như trước.


17 thg 5, 2016

Tác dụng của quả dâu tằm

Tác dụng của quả dâu tằm Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí… Sau đây là một số cách chữa bệnh từ quả dâu. Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, đen râu tóc, lợi xương khớp – Rượu tang thầm (Tang thầm tửu). Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: Quả dâu chín tươi 5.000g, gạo nếp 6.000g, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày. Các tài liệu về đông y về sau nói nếu ngâm rượu dâu, nên thêm mật ong rượu sẽ ngon bổ hơn. Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc: (Trung y mỹ dung) quả dâu tươi chín 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Cách này thông dụng trong nhân dân. Do không có đường phèn họ đã dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng. Tóc khô gẫy, rụng, chóng bạc: Quả dâu chín 100g, rượu 1/2 lít ngâm 3 ngày. Uống vào bữa cơm. Mỗi lần 20ml. Quả dâu chín, sinh địa, mỗi thứ 30g, đường trắng 15g. Giã nát sắc uống, chia 10 lần. Chống lão hoá: Nhức mỏi cơ xương khớp đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lú lẫn. Sách cổ gọi quả dâu là quả trường thọ. Cháo quả dâu chín: quả dâu chín 40g, gạo 50g, đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy. Bánh mè quả dâu chín: Quả dâu 30g, vừng đen 60, bột nếp 700g, bột gạo tẻ, hạt đay 10g, đường trắng 30g. Làm bánh hấp chín. Ích thận điền tinh: Chỉ định tình dục quá độ thân khí hư hao, tinh trùng yếu gây vô sinh, xuất tinh yếu, thờ ơ tình dục, lưng gối nhức mỏi: nhau thai 1 bộ, quả dâu, phúc bồn tử, câu kỷ tử, ngũ vị tử, thổ tỳ tử mỗi vị 10g. Nhau thai làm sạch thái miếng cho cùng các vị thuốc nấu với nước vừa đủ, lúc đầu lửa nhỏ cho sôi sau hạ lửa 2 giờ, cho gia vị, ăn cách 1-2 ngày một lần, 10-15 lần trong 1 tháng. Bổ thận âm hư: Với chứng trạng như bài trên lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng. Bổ thận ích tinh: Chữa thận tinh hư nhược, tinh dịch ít, tinh trùng hoạt động yếu gây vô sinh nam, ù tai, lưng gối mỏi. Đậu đen 500g, các vị sau mỗi vị 10g: quả dâu, ngũ vị tử, câu kỷ tử, thỏ ti tử, thục địa, sơn thù, phục linh, đương quy, bổ cốt chỉ, hạn liên thảo, vừng đen, địa cốt bì. Đậu đen ngâm nước. Cho các vị thuốc vào nước đun sôi, cứ nửa giờ chắt nước ra cho nước mới vào 4 lần gộp lại nấu với thuốc và đậu đen cho cạn, đậu đen phơi khô cho vào lọ. Dùng trong 1 tháng. Mất ngủ cấp tính: Quả dâu chín tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối. Mất ngủ kinh niên: Quả dâu chín 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g sắc uống. Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả dâu chín 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần. Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu chín 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, thêm 500g đường, cô thành cao lỏng. Uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g (1 thìa con). Chảy nước mắt sống (nước mắt tự nhiên chảy ra): Quả dâu chín 20g, cà chua một quả. Đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngay 1-2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày. Ăn không tiêu, trướng bụng, óc ách, tức thở: Quả dâu chín 10g, bạch truật 6g, sắc uống. Bệnh mạch vành: Quả dâu chín 30g, câu kỷ tử 30g, gạo dính 15g. Nấu uống ngày 2 lần. Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu chín 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống. Viêm gan mạn, ung thư gan: Quả dâu chín tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón. Tràng nhạc: Trái dâu tươi chín 500g, thục địa 200g (thái nhỏ) cho vào túi vắt lấy nước cô thành cao dùng mỗi lần một thìa với nước đun sôi, để nguội. Ngày 3 lần. Các chứng bệnh sau đẻ (hậu sản do âm huyết kém, ho, sốt): quả dâu chín, long nhãn, đảng sâm. Mỗi thứ 30g, nghiền nát ba thứ. Uống mỗi lần 2-3g với nước đun sôi để nguội ngày 3 lần. Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh – chữa bế kinh do huyết ứ: Quả dâu chín 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5-7 ngày. Đau họng: Quả dâu chín ăn khoảng 20g quả để bổ dưỡng. Ép nước súc miệng chữa các chứng đau ở miệng, họng. Phù thũng: Một nắm cành dâu băm nhỏ, đổ ngập nước đun còn một nửa bỏ bã – một lượng quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hoà nước cơm uống trước bữa ăn. Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu chín, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn 1/2 – Uống ngày 1 lần. Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g,rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống. Quả dâu dùng ngoài Tóc khô gãy rụng nhiều: Quả dâu chín tươi đen giã nhuyễn, lấy cả nước và cái xoa xát lên đầu tóc. Bỏng, vết thương chảy máu: Quả dâu chín tươi rửa sạch, ép lấy nước, bôi, rửa, đắp. Nấm, hắc lào: Quả dâu chín tươi 60g. Giã nát lấy bôi xoa xát lên chỗ tổn thương. Một số món ăn có quả dâu Quả dâu tươi chín, đậu đen, rau cần, lượng bằng nhau ninh nhừ ăn nóng, chữa rụng tóc, huyết áp cao. Dâu hấp trứng: mứt dâu 25g, trứng gà 2 quả, cùi đào 30g, mì chính, xì dầu, mỡ lợn. Tất cả đánh trộn đều hấp chín. Dâu xào thịt: Dâu tươi 200g, thịt thăn lợn 300g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Bột ướt, rượu, muối, mì chính, dầu lạc, gừng, hành, tỏi. Cách làm như sau: Dâu bỏ cuống, thịt thái miếng nhỏ, ướp muối, lòng trắng trứng đánh bột, tỏi băm bắc chảo, cho dầu, hành, tỏi cho thơm, cho các thứ vào xào. Khi thịt trắng thì cho dâu vào cùng mì chính, rượu, muối đảo chín.