19 thg 9, 2016

Phân tích cách tập khí công đúng sai để chữa bệnh áp huyết, đàm, đau chân...

https://sites.google.com/site/khicongydaovn/00-bai-moi/--phan-tich-cach-tap-khi-cong-dung-sai-de-chua-benh-ap-huyet-dam-dau-chan

Xin học khí công để chữa bệnh áp huyết, đàm, đau chân
Thưa thầy,

1-Tôi từ 5 năm nay đã bị áp huyết cao, cholesterol, đau khớp xương chân, tiểu nhiều, đàm trong cổ và được trị bằng thuốc tây; kết quả là áp huyết và cholesterol hạ xuống mức bình thường, chân vẫn thường hay đau nhức, nhưng tiểu nhiều (lượng nước bình thường nhưng nhiều lần) và đàm thì như củ.

2-Sau khi may mắn biết được phương pháp khí công của thầy, tôi đã tập đều đặn mỗi ngày 3 tuần nay những bài tập như: cào đầu và gáy, vuốt cổ, chà tai và mặt, thở làm hạ áp huyết, vổ tay 4 nhịp, dậm chân vổ tay phía trước và sau, dịch chân kinh, hạc tấn mỡ mắt, nạp khí trung tiêu, kéo gối.

3-Bây giờ thì áp huyết tay trái: 125/85/67, tay phải: 129/75/62, chân trái: 170/121/65, chân phải: 174/125/68; chân bớt đau nhưng không thể chạy hoặc khuân nặng, tiểu vẫn nhiều và đàm ( khoảng 1/2 - 1 muỗng cafe hơi đặc, vàng lợt, cứ mỗi 15 - 30 phút/lần ) như cũ làm đêm ngủ phải thức giấc nhiều lần để tiểu và nhổ hoặc ho đàm ra.

4-Thuốc đang dùng: Simvastatin 40 mg (cholesterol), Amlodipine Besylate 5 mg (áp huyết), Avodart 5 mg (ngừa prostate), và Glucosamine & Chondroitin Sulfate 1200 mg (Join).
5-Tôi cũng bị heart murmur (VSD) bẩm sinh cho tới nay và bác sĩ bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tôi rất mong thầy chỉ dạy thuốc chữa và cách tập cho đúng để chữa trị những chứng bệnh trên. 

Kính chào thầy và cầu chúc thầy cùng gia quyến bình an.

lam4lee@yahoo.com

Trả lời :

Tôi chia câu hỏi thành 5 phần để phân tích nguyên nhân và cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần đúng hay sai để biết tại sao bệnh không khỏi .

1-Nên nhớ những thức ăn cũng là vị thuốc chữa bệnh hay làm ra bệnh, bài tập khí công cũng có bài làm tăng thêm bệnh hoặc giảm thêm bệnh, và thuốc cũng làm tăng bệnh hay giảm bệnh. Nên phải tùy bệnh, tùy lúc, theo dõi áp huyết, đường và mỡ trong máu lúc nào cũng ổn định trong tiêu chuẩn tuổi như dưới đây .

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi) 

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi) 


110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi) 


120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi) 


130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) 


Lấy thí dụ như tuổi trung niên. Khi bụng đói, áp huyết thấp nhất là 120, sau khi ăn no, áp huyết cao nhất là 130. Áp huyết giao động trong khoảng 120-130 là đúng tiêu chuẩn. Đối với chân, áp huyết của đôi chân khỏe phải hơn tay 10mmHg, nên ở tuồi trung niên từ 130-140, lão niên 140-150mmHg, còn số thứ hai ở tay thì gọi là số giao động biên độ co bóp của van tim 70-80 là đúng tiêu chuẩn, dưới 70 là bệnh hẹp van tim, cao hơn 80 là bệnh hở van tim ở tuổi trung niên.


Số thứ hai ở tay thì gọi là tâm trương chỉ sự đàn hồi co bóp của van tim, nhưng ở chân thì gọi là sự co bóp của van tinh mạch chân để biết tính đàn hồi co giãn tĩnh mạch chân. 

Số thứ ba ở tay gọi là nhịp đập của tim, ở chân gọi là nhịp đập tuần hoàn của mạch máu. 


Cả hai số này ở tay và chân cũng giống nhau cần phải lọt vào tiêu chuẩn tuổi.


Trong phần 1, có 5 bệnh như cao áp huyết, cholesterol, đau khớp xương chân, tiểu nhiều, đàm trong cổ họng và đã giảm bớt được hai bệnh áp huyết và cholesterol.

2-Ở phần 2 có tập khí công những bài :

Cào đầu và gáy, vuốt cổ, chà tai và mặt, để chỉnh thần kinh bộ đầu.

Thở làm hạ áp huyết

Tập chưa đúng nơi huyệt Khí Hải, vì nếu đúng thì áp huyết hai bên tay không còn chênh lệch nhiều như tay trái: 125/85/67, tay phải: 129/75/62

Số thứ hai ở tay trái so với tiêu chuẩn là hở van tim (85) thay vì 75 do cholesterol kết tủa thành hạt mỡ như hạt gạo, nên thử mỡ trong máu không có, còn mỡ đóng ở quanh tim nơi vách thành mạch vẫn còn, đúng như thế thì khi đo máy bị nhồi 2 lần và thỉnh thoảng bị đau nhói thoáng qua giữa ngực, bệnh nhân đã không kể chi tiết này, đó cũng là nguyên nhân của bệnh van tim hai lá và ba lá bị hở. Muốn biết tại sao thì so sánh nhịp tim tiêu chuẩn 70-75, thì bệnh nhân có nhịp tim 62-67 đo ăn thức ăn nhiều chất bột, nhiều chất sữa, nhiều chất hàn lạnh, uống nhiều nước lạnh...theo đông y, nhịp mạch dưới 70 là mạch hàn, do đó mà đi tiểu nhiều làm chức năng thận hư..

Trong khi công dụng của bài tập Vổ Tay 4 Nhịp 200 lần liên tục không nghỉ, để điều chỉnh van tim và làm nhịp tim đập đều, tăng thân nhiệt, trong khi van tim vẫn hở, thân nhiệt vẫn hàn, chứng tỏ tập chưa đúng đủ và khi tập không hát theo.

Bài Dậm Chân vổ tay phía trước và sau. Bài này tập không đủ thời gian và tập không đúng, bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau và Chachacha đi chung với nhau mục đích làm thông khí huyết xuống chân, dậm mạnh chân để làm hẹp van tĩnh mạch đẩy máu về tim, không bị giãn phình tĩnh mạch chân khiến máu bị ứ đọng ở các khớp, nhất là khớp cổ chân. Bài Dậm Chân chỉ có vỗ tay phía trước mà không có vỗ tay phía sau.

Bài Dịch Cân Kinh, mục đích ép tĩnh mạch chân và chữa khớp cổ chân, gót chân làm thông máu ứ, chân vẫn đau là tập chưa đúng, vì khi tập lưng không thẳng và không nhấc cao gót chân.

Bài Hạc Tấn Mở Mắt là bài chữa đau khớp cổ chân cũng tập không đúng, phải đứng lâu không rớt chân xuống đất trong 1 phút mỗi bên chân.

Bài Nạp Khí Trung Tiêu và Kéo Gối Làm Mềm Bụng cũng tập chưa đúng, nếu đúng thì bài Nạp Khí Trung Tiêu có công dụng làm tăng thân nhiệt tan cholesterol, làm tăng nhịp mạch đập, cầm đi tiểu nhiều và chữa đưọc bệnh tuyến tiền liệt (prostate), còn bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng làm hạ áp huyết, thông khí huyết toàn thân, tan chất béo và đàm mỡ do hàn lạnh kết tủa nơi vách thành tim, chữa hở van 2 lá 3 lá (heart murmur= tiếng thổi tâm thu).

3-Áp huyết ở chân trái: 170/121/65, chân phải: 174/125/68; cho biết nguyên nhân số thứ nhât cao là do uống nhiều nước, do uống nhiều thuốc làm phình động mạch háng, bụng dưới nặng chèn ép làm tắc động mạch háng.

Số thứ hai như đã giải thích ở trên lớn hơn tiêu chuẩn (70-75), thực tế nó cho biết các tĩnh mạch chân là đường dẫn máu trở về tim bị giãn nở to (121-125), dưới chân hơi phù, nổi gân xanh nhằng nhịt gọi là bệnh varices (mạch lươn) do đó máu đen không về tim được do hở van tĩnh mạch, máu cũ xấu ứ đọng ở khớp cổ chân nên chạy hay đi bị đau, để lâu các xương khớp ở cổ chân sẽ bị thoái hóa trở thành chân voi. Số thứ 3 ở chân thấp hơn tiêu chuẩn chỉ cho biết hai chân bị hàn lạnh, chứng tỏ không tập bài Dậm Chân lâu và không tập đúng.

Uống nhiều nước và thận hư không chuyển hóa thì tiểu nhiều là đúng, ăn chất hàn lạnh thiếu tập nhiều, không làm tăng thân nhiệt để làm tan đàm thì chất hàn lạnh càng kết tủa nhiều thành đàm làm hở van tim thêm.

4-Thuốc đang dùng: Simvastatin 40 mg (cholesterol), Amlodipine Besylate 5 mg (áp huyết), Avodart 5 mg (ngừa prostate), và Glucosamine & Chondroitin Sulfate 1200 mg (Join).

Thuốc chữa cholesterol trong máu, chữa ngừa prostate và áp huyết là thừa, không có công hiệu chữa đàm và cholesterol đã kết tủa đóng dính nơi thành mạch máu, thay vào đó nấu 20 miếng Sơn Tra khô mua ở tiệm thuốc bắc, thay nước trà uống vào sau hai bữa ăn vừa làm tan mỡ bụng, vừa chữa cholesterol kết tủa, vừa hạ áp huyết.

Thuốc chữa khớp có chất Glucosamine không đúng bệnh nguyên nhân do phình tĩnh mạch chứ không phải nguyên nhân do khớp, nhưng thuốc này lại làm mòn xương mất chất nhờn, làm khô đâu khớp.

Chỉ cần nằm ngửa đưa thẳng một chân chỉ lên trời, dùng hai bàn tay, vừa hát one, two, three...vừa vỗ đập mạnh hai bên bắp chân từ dưới mát cá chân về dần đến háng 10 lần, rồi đổi chân, mục đich ép máu đen tụ trong các ống tĩnh mạch trở về tim và làm hẹp lại van tĩnh mạch và làm chân nhỏ chắc lại, sẽ hết bị sưng phù đau, sau đó đứng dậy tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha và tập vừa lên xuống bậc thang vừa hát one two three...là chân hết đau.
Ngoài ra còn ho có đàm, nghiên cứu cách chữa theo 2 bài hướng dẫn sau :

Bài 336: Ho có đờm vàng trong cổ họng, khó nuốt đau họng
Bài 54: Ho đàm trong cổ họng kinh niên
Thân
doducngoc

12 thg 9, 2016

BẤT NGỜ VỚI CÁCH CHỮA GAI CỘT SỐNG TỪ CÂY NGẢI CỨU

http://phucminhduong.com/bat-ngo-voi-cach-chua-gai-cot-song-tu-cay-ngai-cuu


Ngải cứu là món ăn hàng ngày đáp ứng đủ 3 tiêu chí: ngon, bổ và rẻ. Nhưng ít ai biết rằng thứ rau chúng ta thường dùng này lại chính là thần dược chữa gai cột sống đó! Có tên khoa học Artemisia vulgaris L, cây ngải cứu được dân gian gọi bằng nhiều cái tên quen thuộc như là cây thuốc cao, cây thuốc cứu, ngải điệp, nhả ngải…

Cùng tìm hiểu cách chữa chữa gai cột sống từ cây Ngải cứu


Ngải cứu thuộc loại cây thân thảo. Lá cây ngải cứu ở phần ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu là loài cây ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Cây ngải cứu cực kỳ ưa mưa, trồng ngải cứu bạn sẽ thấy rõ, sau mỗi cơn mưa chúng thường mọc la liệt như nấm vậy.
Cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng vào mùa đông, mùa mưa hoặc rất trong mùa hè. Ngoài công dụng là thứ rau ngon lành để chế biến các món ăn chúng còn có tác dụng như được một loại thuốc khi được sao khô hoặc dùng tươi.

chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Chữa chữa bệnh gai cột sống từ cây Ngải cứu

Bất kỳ dạng nào của ngải cứu đều có thể trở thành thứ thần dược bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là trong việc điều trị gai cột sống.
Từ ngàn xưa, ngải cứu đã được truyền tay nhau làm phương thuốc truyền thống quý báu chữa gai cột sống, đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt,…Đến ngày nay, khi nhiều loại thuốc điều trị bệnh gai cột sống được bày bán ở rất nhiều nơi, thì vẫn luôn có không ít người “trung thành” với bài thuốc dân gian này.
Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu được thực hiện như thế nào? Để chữa bệnh gai cột sống, bạn có thể dùng ngải cứu như loại thuốc uống hoặc dùng ngải cứu như một loại thuốc thoa ngoài da. Tuy cả 2 phương pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau nhưng hiệu quả điều trị gai cột sống mà ngải cứu mang lại thì không thể nào phủ nhận được. Trước khi tiến hành bạn không được quên 2 nguyên tắc vàng là dụng cụ sạch và nguyên liệu tươi đâu nhé!

1. Thuốc uống ngải cứu


cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Ngải cứu bài thuốc chữa bệnh gai cột sống vô cùng hiệu quả
Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 300gram
- Mật ong: 2 muỗng
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu và vắt lấy nước vào cốc thủy tinh
- Bạn hòa nước ngải cứu tinh khiết với 2 thìa mật ong đã chuẩn bị sẵn
Liều dùng:
Sauk hoàn thành khâu chuẩn bị, bạn đã có ngay 1 ly nước ngải cứu mật ong thơm nồng rồi. Hãy uống vào buổi trưa và buổi tối mỗi ngày nhé. Chỉ sau 2 tuần bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ đó. Chứng đau nhức sẽ nhanh chóng tan biến và bệnh gai cột sống cũng thuyên giảm hẳn.
Để thấy được nhanh chóng công dụng tuyệt vời của ngải cứu trong quá trình chữa gai cột sống bạn nên kết hợp với phương pháp bôi ngải cứu ngoài da nữa nhé!

2. Thuốc thoa ngoài da từ ngải cứu

Nguyên liệu:
- Ngải cứu
- Giấm nuôi
Bạn cũng cần chuẩn bị thêm dụng cụ là mảnh vải sợi cotton mềm và mỏng nhé!
Tiến hành:
- Đầu tiên, bạn hãy nhặt bỏ lá vàng, úa và sơ chế sạch với nước
- Bạn giã nát ngải cứu
- Bạn tiếp tục đun nóng giấm nuôi cho tới khi đủ nóng
- Bạn đổ 2 nguyên liệu đã tinh chế trên lại với nhau
Liều dùng:
Bạn bọc hỗn hợp vừa làm xong vào trong mảnh vải cotton và lăn dọc đều trên lưng, bạn xoa đều tay trong vòng 15 phút để hỗn hợp có thể ngấm đều vào da. Sau đó, bạn nên nằm nghỉ ngơi khoảng 10 phút, nếu được nên để lưng được massage sau khi lăn vải bọc ngải cứu để hiệu quả hơn nhé! Để hỗn hợp bọc trong vải luôn nóng sẽ tốt hơn cho người bệnh.
Bạn cần điều trị ít nhất 1 tháng và thường thì sau 3 tháng đa số người bệnh sẽ cảm thấy bệnh được thuyên giảm và thậm chí là chấm dứt hẳn.
Ngải cứu là phương pháp điều trị, chữa gai cột sống vô cùng hiệu nghiệm, giá thành rất rẻ và đảm bảo an toàn nữa. Nếu bạn đang bị gai cột sống tấn công, đừng quên thử nghiệm bằng thần dược ngải cứu nhé! Chúc bạn vui khỏe!

6 thg 6, 2016

Kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa



Đây là chia sẻ của bạn Thanh Vân đã chữa khỏi bệnh vảy nến bằng cây sài đất. Post lên đây để mọi người tham khảo. Cảm ơn bạn Thanh Vân!

Thanh Van has left a new comment on your post "Bài thuốc dân gian điều trị bệnh vảy nến":

"Minh cũng bị vẫy nến như các bạn. Xin đừng nghe lời đồn huyễn hãy thưc tế. Cây sài đất sắc uống và nấu nước tắm không mất gi hêt sau thơi gian ngăn kết quả ngay. Tìm đọc hướng dẫn cây thuôc nam trên Google kết quả tùy theo bệnh nặng nhẹ lâu hay mau Chúc may mắn."


"Mình là Thanh Vân xin chia sẻ bài thuốc dân gian trị vẫy nến ma mình đã sông chung hơn 10 năm giờ đã khỏi. Mong các bạn có cùng nổi khổ giờ sẽ vui vì không mât nhiều tiền và thơi gian nữa là cây Sài đất nấu nước uống thương xuyên và tắm. ĐT 01244729309 hướng dẫn tận tình miễn phí đươc tiêp các ban là niềm vui cuôc sông .  "

Mình sẽ hỏi lại liều lượng cách dùng rồi post lên đây sau!



Sài đất giải độc, chữa mụn nhọt


Sai dat giai doc chua mun nhot


























Để chữa viêm nhiễm phần mềm, đầu đinh, áp-xe, lấy sài đất tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương. Tuy nhiên, với viêm nhiễm đã hóa mủ, nếu chỉ đắp ngoài sẽ không có tác dụng.

Sài đất còn có tên là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc... thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc, có thể dùng đến 100 g dưới dạng thuốc sắc (nếu dùng khô, liều có thể tới 50 g).

Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. Theo kinh nghiệm trong nhân dân và một số bệnh viện ở nước ta, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau...

Một số bài thuốc nam thường dùng:

Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa nhọt: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.
(theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h


Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây đinh lăng và huyết dụ

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA HIỆU QUẢ


Sự kết hợp này cũng là một bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả. Với bài thuốc này, các bạn lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng 1/2 lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.

Chia sẻ của một người bệnh đã từng gặp rất nhiều khó khăn thì chắc hẳn là công dụng tuyệt vời. Đã được kiểm nghiệm từ lâu đời. Cần có một nắm lá đinh lăng + vài hạt muối, giã hoặc vò nát cho mềm lá. Đắp trực tiếp lên vùng viêm da, để như vậy trong khoảng 7-10 phút. Sau đó dùng bã đó, chà xát vừa phải trên chính chỗ da đang bị viêm. Nghiêm cấm không chà quá mạnh tay, tránh gây xước hay tổn thương da. Ngay lúc đó, ngứa sẽ giảm nhanh, da cũng không còn ửng đỏ như trước.