5 thg 6, 2018

Kinh nghiệm chữa dị ứng mề đay

Phuc Toan Anh đến Y HỌC CỔ TRUYỀN KHO BÁU DÂN TỘC
Chữa dị ứng, mề đay:

Nguyên nhân: do phong nhiệt ( thường do bị cảm nhiễm cái nắng nóng mùa hè, hoặc giao mùa giữa hạ sang thu, hoặc môi trường nóng bức..), ăn nhiều đồ cay nóng.. hoặc do thiếu máu , bị mất máu nhiều, phụ nữ sau sinh âm huyết bị hư tổn.. khiến cho " can phong nội đông"

Cách chữa: trừ phong nhiệt, giải độc, mát gan, bổ máu

Bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm, an toàn lành tính

- Kinh giới ( giúp trừ phong nhiệt, chữa dị ứng)
- Lá đinh lăng ( giúp giải độc mát gan, chữa dị ứng)
- Diếp cá ( giúp mát , dưỡng gan, hạ sốt, là kháng sinh tự nhiên..)
- Rau má ( giúp giải độc, mát gan,chữa dị ứng, bổ máu..)
mỗi thứ 50g tươi hoặc 30g khô say sinh tố, hoặc sắc lấy nước uống

Kiêng nắng,gió, nóng, đồ cay nóng, nhộng, tôm cá nhỏ, vận động khiến mồ hôi ra nhiều làm hao tổn chân âm..

P/S: thấy nhiều người bị bênh này, mình chia sẻ lại, bài này trước kia đã hướng dẫn giúp rất nhiều người đã khỏi

31 thg 5, 2018

Một kinh nghiệm chữa viêm da, vẩy nến

CHỮA VẨY NẾN•••••••••
 
✔️Mẹo chữa vẩy nến:
 
✔️Thuốc Lào+lá trầu không.giã nát bôi
 
Chú em bị vẩy nến 20 năm nay rồi chữa đủ thứ thuốc.Đi từ Nam ra Bắc cũng k khỏi.Mà giờ có mẹo này người ta bày.
Em thử giã cho chú bôi mới được 3 ngày thôi mà đét hẳn,đỡ hẳn luôn mọi người ạ
Mẹo này người ta bày cho e bảo bị 15 năm rồi tìm đủ thứ thuốc,mà kiên trì bôi cái này 6 tháng là khỏi hẳn luôn rồi
••Em chia sẻ cho mn.ai bị thì thử nhé.Có bệnh vái tứ phương!
Chúc mn sớm khỏi bệnh.bệnh này khổ lắm

4 thg 4, 2018

Bài thuốc kỳ diệu chữa bệnh thận, suy thận, thận hư nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.
songkhoe.net