6 thg 5, 2020

Lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày, táo bón!

HIỆU QUẢ THẦN KÌ CỦA LÁ TRẦU KHÔNG CHỮA BỆNH DẠ DÀY


Nếu như các bạn chưa biết đến công dụng của lá trầu không chữa bệnh dạ dày thì thật tiếc, bởi đã có rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tức thì giúp các bạn giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu mà căn bệnh dạ dày gây ra cho sức khỏe. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá trầu không trong việc chữa bệnh dạ dày cũng như cách thực hiện bài thuốc này để các bạn có thể áp dụng ngay tại nhà .



hiệu quả thần kì của lá trầu không chữa bệnh dạ dày
Ảnh minh họa: Lá trầu không chữa bệnh dạ dày như thế nào tốt?

CÔNG DỤNG CỦA LÁ TRẦU KHÔNG CHỮA BỆNH DẠ DÀY

Theo Đông y thì lá trầu không có tính ấm, có tác dụng chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, kích thích tiêu hóa có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt virus rất tốt, chính vì thế vị thuốc này có hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Tác dụng chữa trị bệnh dạ dày có thể kể đến như giảm triệu chứng đau; giảm thiểu tình trạng khó tiêu; giảm triệu chứng đầy hơi; giảm táo bón hiệu quả:

Giúp người bệnh giảm triệu chứng đau

Lá trầu không có chứa chất oxy hóa chống lại các gốc tự do, cân bằng nồng độ pH trong dạ dày nên có thể giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên có thể giúp các bạn làm dịu và giảm nhanh cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.
Lá trầu không chữa bệnh dạ dày có thể dùng cho những bệnh nhân bị viêm loét, đau hang vị dạ dày hoặc đau do viêm rất hiệu quả.

Lá trầu không làm giảm triệu chứng đầy hơi

Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày thường gặp phải một số vấn đề tiêu hóa như ợ hơi, đầy hơi, ợ nóng, đau tức ngực, những biểu hiện thường thấy ở nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản khiến cho người bệnh luôn khó chịu . Chính vì thế việc dùng lá trầu không có thể giúp loại bỏ gốc tự do gây hại và cân bằng lượng axit trong dạ dày, kích thích khả năng co thắt, giãn nở của cơ vòng và hạn chế tình trạng trào ngược axit và hạn chế tình trạng đầy hơi.



hiệu quả thần kì của lá trầu không chữa bệnh dạ dày
Ảnh minh họa: Lá trầu không chữa bệnh dạ dày giúp giảm triệu chứng đầy hơi

Giảm triệu chứng khó tiêu

Dạ dày bị tổn thương hay bị vi khuẩn tấn công làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn kém đi, người bệnh thường bị cảm giác khó tiêu, bụng ì ạch khó chịu, triệu chứng đầy hơi, trướng bụng luôn hiện hữu nên việc dùng lá trầu không có thể tăng cường chuyển hóa các chất, kích thích tuần hoàn, đào thải các chất thải ở ruột dễ dàng và giảm triệu chứng bệnh.

Chữa táo bón

Người lớn hoặc trẻ em nếu như mắc chứng táo bón cũng có thể sử dụng lá trầu không chữa bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa rất hiệu quả, vì lá trầu không có chứa chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các tác nhân gây hại và cân bằng độ pH nên có thể kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả hơn.

DÙNG LÁ TRẦU KHÔNG CHỮA BỆNH DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG NHẤT?

Áp dụng bài thuốc này hoàn toàn đơn giản, tuy nhiên, các bạn cần phải kiên trì sử dụng mới có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Hàng ngày các bạn hái khoảng 10 lá trầu không loại bánh tẻ, rửa sạch, cho vào nồi đun với khoảng 1,5 lít nước sôi, đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút cho ra dầu của lá trầu không rồi vớt lá lấy nước uống thay nước mỗi ngày. Mỗi ngày uống sau bữa ăn.



hiệu quả thần kì của lá trầu không chữa bệnh dạ dày
Ảnh minh họa: Cách dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày

Hoặc các bạn cũng có thể đem vò nát rồi hãm với nước sôi uống như trà. Các bạn có thể thực hiện trong khoảng 10 ngày liên tục để theo dõi diễn biến bệnh và có thể thấy là những triệu chứng bệnh dạ dày giảm đi trông thấy.
Để thực hiện bài thuốc này hiệu quả thì các bạn đừng quên điều chỉnh thói quen sống, giờ giấc ăn uống cũng như khẩu phần ăn của bản thân mình, bên cạnh đó các bạn cũng nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng để hiệu quả đạt được như mong muốn. Thông thường bài thuốc này dùng nhiều cho những bệnh nhân mới mắc bệnh dạ dày, tuy nhiên, nếu như bệnh nặng thì có thể các bạn cần phải dùng kết hợp một số vị thuốc khác thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không chữa bệnh dạ dày là bài thuốc được lưu trữ trong y học cổ truyền từ bao đời nay, các bạn có thể tham khảo, vận dụng nó vào việc chữa bệnh dạ dày giúp các bạn giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Khi bị mắc bệnh thì các bạn cũng nên lưu ý thăm khám định kì để kiểm soát bệnh tốt nhất nhé.

30 thg 3, 2020

Chữa Bệnh Bằng Máy Sấy Tóc - BS Hùynh Hải

Thông thường khi nghe nói chữa bệnh bằng day ấn huyệt, bằng kim thì không ai ngạc nhiên. Vì kinh huyệt và châm cứu là một phần của nền y học Trung Quốc có từ xưa. Châm cứu là dùng kim và điếu ngải cứu tác động lên 12 chính kinh và 2 mạch lớn, đã được áp dụng ở Việt Nam từ lâu. Nhưng khi nghe máy sấy tóc, một dụng cụ làm đẹp, nay dùng để chữa bệnh chắc nhiều bạn ngạc nhiên. Những trường hợp bệnh sau đây dùng máy sấy tóc để chữa, có kết quả tốt, nhiều khi thật kỳ diệu. Lạnh giữa đêm: Nhiều người hay bị “phát lãnh” đột ngột nhất là vào ban đêm. Đang ngủ giật mình thức giấc lạnh run, lạnh như từ trong xương. Hãy cắm dây của máy sấy tóc vào ổ điện, có một dụng cụ chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể nhờ người khác hoặc tự mình hơ máy sấy tóc dọc cột sống từ trên xuống dưới (từ đốt sống ngực thứ nhất đến cột sống vùng cùng cụt, hay từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường). Hơ nóng như vậy khoảng 10 phút là đủ ấm người lên ngay. Có thể hơ nóng thêm vào tay và chân. Sau những lần giải quyết có tính cách “cấp cứu” các bạn nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân của tình trạng “phát lãnh” để chữa tận gốc. Sổ mũi: Sổ mũi là một triệu chứng hay gặp khi các bạn bị cảm cúm, viêm họng, sổ mũi do thời tiết, do dị ứng. Sổ mũi hay nghẹt mũi là do tình trạng niêm mạc mũi (lớp da mỏng lót bên trong mũi) bị viêm. Các mao mạch (mạch máu nhỏ) ở vùng mũi bị sưng, đỏ. Máu bị ứ lại, có thể gây nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Nước mũi có thể chảy ra phía trước hay chảy xuống họng. Các bạn muốn dừng ngay cơn chảy mũi không? Hãy dùng máy sấy tóc để ở một khoảng cách thích hợp (nóng vừa phải) và cho hơi nóng trực tiếp đến hai lỗ mũi. Tình trạng sổ mũi tạm thời dừng lại ngay. Nếu sổ mũi tái phát các bạn có thể hơ nóng tiếp tục. Tê bàn tay: Đây là triệu chứng của nhiều bệnh: suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng Raynaud (co động mạch đầu chi), hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid… Đồng thời cùng với việc điều trị đặc hiệu của từng bệnh, các bạn có thể dùng máy sấy tóc hơ nóng hai bàn tay và hai bàn chân để giãn mạch máu, tăng tuần hoàn đến đầu các chi. Triệu chứng tê tay cải thiện nhanh. “Trúng mưa”: Những người lớn tuổi dễ bị “trúng mưa”. Đi mắc mưa về cảm, sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, sốt. Chiếc máy sấy tóc lúc này cũng tỏ ra hữu ích. Sau khi đi mưa, ngay lúc vừa về đến nhà, các bạn nên lau cho khô tóc và cơ thể, thay quần áo. Tiếp theo là cắm dây máy sấy tóc vào ổ điện hơ nóng gáy, hai tai, vùng gáy và dọc cột sống. Chỉ cần hơ nóng 5-10 phút thôi là có hiệu quả. Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên 50 tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẫn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được. Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bệnh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thầy thuốc hay dùng Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Nhưng tác dụng phụ của Paracetamol thường ảnh hưởng đến dạ dày, còn thuốc kháng viêm có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bệnh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “bổ khớp” như vitamin E, Omega-3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin… Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, có một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần 5 đến 10 phút. Kế đến là xoa bóp, day ấn vùng khớp bệnh 15 phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pomade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel… BS Hùynh Hải