Hiển thị các bài đăng có nhãn cao huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 9, 2016

Phân tích cách tập khí công đúng sai để chữa bệnh áp huyết, đàm, đau chân...

https://sites.google.com/site/khicongydaovn/00-bai-moi/--phan-tich-cach-tap-khi-cong-dung-sai-de-chua-benh-ap-huyet-dam-dau-chan

Xin học khí công để chữa bệnh áp huyết, đàm, đau chân
Thưa thầy,

1-Tôi từ 5 năm nay đã bị áp huyết cao, cholesterol, đau khớp xương chân, tiểu nhiều, đàm trong cổ và được trị bằng thuốc tây; kết quả là áp huyết và cholesterol hạ xuống mức bình thường, chân vẫn thường hay đau nhức, nhưng tiểu nhiều (lượng nước bình thường nhưng nhiều lần) và đàm thì như củ.

2-Sau khi may mắn biết được phương pháp khí công của thầy, tôi đã tập đều đặn mỗi ngày 3 tuần nay những bài tập như: cào đầu và gáy, vuốt cổ, chà tai và mặt, thở làm hạ áp huyết, vổ tay 4 nhịp, dậm chân vổ tay phía trước và sau, dịch chân kinh, hạc tấn mỡ mắt, nạp khí trung tiêu, kéo gối.

3-Bây giờ thì áp huyết tay trái: 125/85/67, tay phải: 129/75/62, chân trái: 170/121/65, chân phải: 174/125/68; chân bớt đau nhưng không thể chạy hoặc khuân nặng, tiểu vẫn nhiều và đàm ( khoảng 1/2 - 1 muỗng cafe hơi đặc, vàng lợt, cứ mỗi 15 - 30 phút/lần ) như cũ làm đêm ngủ phải thức giấc nhiều lần để tiểu và nhổ hoặc ho đàm ra.

4-Thuốc đang dùng: Simvastatin 40 mg (cholesterol), Amlodipine Besylate 5 mg (áp huyết), Avodart 5 mg (ngừa prostate), và Glucosamine & Chondroitin Sulfate 1200 mg (Join).
5-Tôi cũng bị heart murmur (VSD) bẩm sinh cho tới nay và bác sĩ bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tôi rất mong thầy chỉ dạy thuốc chữa và cách tập cho đúng để chữa trị những chứng bệnh trên. 

Kính chào thầy và cầu chúc thầy cùng gia quyến bình an.

lam4lee@yahoo.com

Trả lời :

Tôi chia câu hỏi thành 5 phần để phân tích nguyên nhân và cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần đúng hay sai để biết tại sao bệnh không khỏi .

1-Nên nhớ những thức ăn cũng là vị thuốc chữa bệnh hay làm ra bệnh, bài tập khí công cũng có bài làm tăng thêm bệnh hoặc giảm thêm bệnh, và thuốc cũng làm tăng bệnh hay giảm bệnh. Nên phải tùy bệnh, tùy lúc, theo dõi áp huyết, đường và mỡ trong máu lúc nào cũng ổn định trong tiêu chuẩn tuổi như dưới đây .

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi) 

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi) 


110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi) 


120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi) 


130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) 


Lấy thí dụ như tuổi trung niên. Khi bụng đói, áp huyết thấp nhất là 120, sau khi ăn no, áp huyết cao nhất là 130. Áp huyết giao động trong khoảng 120-130 là đúng tiêu chuẩn. Đối với chân, áp huyết của đôi chân khỏe phải hơn tay 10mmHg, nên ở tuồi trung niên từ 130-140, lão niên 140-150mmHg, còn số thứ hai ở tay thì gọi là số giao động biên độ co bóp của van tim 70-80 là đúng tiêu chuẩn, dưới 70 là bệnh hẹp van tim, cao hơn 80 là bệnh hở van tim ở tuổi trung niên.


Số thứ hai ở tay thì gọi là tâm trương chỉ sự đàn hồi co bóp của van tim, nhưng ở chân thì gọi là sự co bóp của van tinh mạch chân để biết tính đàn hồi co giãn tĩnh mạch chân. 

Số thứ ba ở tay gọi là nhịp đập của tim, ở chân gọi là nhịp đập tuần hoàn của mạch máu. 


Cả hai số này ở tay và chân cũng giống nhau cần phải lọt vào tiêu chuẩn tuổi.


Trong phần 1, có 5 bệnh như cao áp huyết, cholesterol, đau khớp xương chân, tiểu nhiều, đàm trong cổ họng và đã giảm bớt được hai bệnh áp huyết và cholesterol.

2-Ở phần 2 có tập khí công những bài :

Cào đầu và gáy, vuốt cổ, chà tai và mặt, để chỉnh thần kinh bộ đầu.

Thở làm hạ áp huyết

Tập chưa đúng nơi huyệt Khí Hải, vì nếu đúng thì áp huyết hai bên tay không còn chênh lệch nhiều như tay trái: 125/85/67, tay phải: 129/75/62

Số thứ hai ở tay trái so với tiêu chuẩn là hở van tim (85) thay vì 75 do cholesterol kết tủa thành hạt mỡ như hạt gạo, nên thử mỡ trong máu không có, còn mỡ đóng ở quanh tim nơi vách thành mạch vẫn còn, đúng như thế thì khi đo máy bị nhồi 2 lần và thỉnh thoảng bị đau nhói thoáng qua giữa ngực, bệnh nhân đã không kể chi tiết này, đó cũng là nguyên nhân của bệnh van tim hai lá và ba lá bị hở. Muốn biết tại sao thì so sánh nhịp tim tiêu chuẩn 70-75, thì bệnh nhân có nhịp tim 62-67 đo ăn thức ăn nhiều chất bột, nhiều chất sữa, nhiều chất hàn lạnh, uống nhiều nước lạnh...theo đông y, nhịp mạch dưới 70 là mạch hàn, do đó mà đi tiểu nhiều làm chức năng thận hư..

Trong khi công dụng của bài tập Vổ Tay 4 Nhịp 200 lần liên tục không nghỉ, để điều chỉnh van tim và làm nhịp tim đập đều, tăng thân nhiệt, trong khi van tim vẫn hở, thân nhiệt vẫn hàn, chứng tỏ tập chưa đúng đủ và khi tập không hát theo.

Bài Dậm Chân vổ tay phía trước và sau. Bài này tập không đủ thời gian và tập không đúng, bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau và Chachacha đi chung với nhau mục đích làm thông khí huyết xuống chân, dậm mạnh chân để làm hẹp van tĩnh mạch đẩy máu về tim, không bị giãn phình tĩnh mạch chân khiến máu bị ứ đọng ở các khớp, nhất là khớp cổ chân. Bài Dậm Chân chỉ có vỗ tay phía trước mà không có vỗ tay phía sau.

Bài Dịch Cân Kinh, mục đích ép tĩnh mạch chân và chữa khớp cổ chân, gót chân làm thông máu ứ, chân vẫn đau là tập chưa đúng, vì khi tập lưng không thẳng và không nhấc cao gót chân.

Bài Hạc Tấn Mở Mắt là bài chữa đau khớp cổ chân cũng tập không đúng, phải đứng lâu không rớt chân xuống đất trong 1 phút mỗi bên chân.

Bài Nạp Khí Trung Tiêu và Kéo Gối Làm Mềm Bụng cũng tập chưa đúng, nếu đúng thì bài Nạp Khí Trung Tiêu có công dụng làm tăng thân nhiệt tan cholesterol, làm tăng nhịp mạch đập, cầm đi tiểu nhiều và chữa đưọc bệnh tuyến tiền liệt (prostate), còn bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng làm hạ áp huyết, thông khí huyết toàn thân, tan chất béo và đàm mỡ do hàn lạnh kết tủa nơi vách thành tim, chữa hở van 2 lá 3 lá (heart murmur= tiếng thổi tâm thu).

3-Áp huyết ở chân trái: 170/121/65, chân phải: 174/125/68; cho biết nguyên nhân số thứ nhât cao là do uống nhiều nước, do uống nhiều thuốc làm phình động mạch háng, bụng dưới nặng chèn ép làm tắc động mạch háng.

Số thứ hai như đã giải thích ở trên lớn hơn tiêu chuẩn (70-75), thực tế nó cho biết các tĩnh mạch chân là đường dẫn máu trở về tim bị giãn nở to (121-125), dưới chân hơi phù, nổi gân xanh nhằng nhịt gọi là bệnh varices (mạch lươn) do đó máu đen không về tim được do hở van tĩnh mạch, máu cũ xấu ứ đọng ở khớp cổ chân nên chạy hay đi bị đau, để lâu các xương khớp ở cổ chân sẽ bị thoái hóa trở thành chân voi. Số thứ 3 ở chân thấp hơn tiêu chuẩn chỉ cho biết hai chân bị hàn lạnh, chứng tỏ không tập bài Dậm Chân lâu và không tập đúng.

Uống nhiều nước và thận hư không chuyển hóa thì tiểu nhiều là đúng, ăn chất hàn lạnh thiếu tập nhiều, không làm tăng thân nhiệt để làm tan đàm thì chất hàn lạnh càng kết tủa nhiều thành đàm làm hở van tim thêm.

4-Thuốc đang dùng: Simvastatin 40 mg (cholesterol), Amlodipine Besylate 5 mg (áp huyết), Avodart 5 mg (ngừa prostate), và Glucosamine & Chondroitin Sulfate 1200 mg (Join).

Thuốc chữa cholesterol trong máu, chữa ngừa prostate và áp huyết là thừa, không có công hiệu chữa đàm và cholesterol đã kết tủa đóng dính nơi thành mạch máu, thay vào đó nấu 20 miếng Sơn Tra khô mua ở tiệm thuốc bắc, thay nước trà uống vào sau hai bữa ăn vừa làm tan mỡ bụng, vừa chữa cholesterol kết tủa, vừa hạ áp huyết.

Thuốc chữa khớp có chất Glucosamine không đúng bệnh nguyên nhân do phình tĩnh mạch chứ không phải nguyên nhân do khớp, nhưng thuốc này lại làm mòn xương mất chất nhờn, làm khô đâu khớp.

Chỉ cần nằm ngửa đưa thẳng một chân chỉ lên trời, dùng hai bàn tay, vừa hát one, two, three...vừa vỗ đập mạnh hai bên bắp chân từ dưới mát cá chân về dần đến háng 10 lần, rồi đổi chân, mục đich ép máu đen tụ trong các ống tĩnh mạch trở về tim và làm hẹp lại van tĩnh mạch và làm chân nhỏ chắc lại, sẽ hết bị sưng phù đau, sau đó đứng dậy tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha và tập vừa lên xuống bậc thang vừa hát one two three...là chân hết đau.
Ngoài ra còn ho có đàm, nghiên cứu cách chữa theo 2 bài hướng dẫn sau :

Bài 336: Ho có đờm vàng trong cổ họng, khó nuốt đau họng
Bài 54: Ho đàm trong cổ họng kinh niên
Thân
doducngoc

23 thg 11, 2013

Trà thuốc cho người cao huyết áp

Rau ngót 90%, chè xanh 10%, tán bột thô. Mỗi ngày dùng 50g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày. Thuốc có công dụng tiêu mỡ thừa, hạ áp.

- Sơn tra 80%, lá sen 20%, tán bột thô, ngày dùng 30g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, dùng cho người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp.

- Hoa cúc 40%, hoa hoè 30%, chè xanh 30%, tán bột thô. Ngày dùng 30g, hãm với một lít nước sôi, công dụng mát huyết, hạ áp, dành cho người xơ mỡ động mạch, huyết áp tăng.

- Chi tử 50%, chè xanh 50%, tán bột thô, ngày dùng 60g, hãm với 1 lít nước sôi, có công dụng mát huyết, hạ áp; chữa cao huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Cúc hoa 6g, hoa hoè 6g, chè xanh 6g, long đởm thảo 10g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ áp, giảm cholesterol huyết.
(theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)


9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp


Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát.


Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả.

Bài 1: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Cúc hoa: 30g 
  • kim ngân hoa: 30g 
cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà.

Bài 2: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu.
  • Mạn kinh tử 9g, 
  • cúc hoa 9g, 
  • bạc hà 6g, 
  • bạch chỉ 6g, 
  • cân đằng 12g 
  • sắc uống. 
Bài 3: Đan bì dã cúc thang.

Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch:
  • đan bì 9g, 
  • dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 
  • bội lan 9g, 
  • thạch quyết minh 30g, 
  • nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, 
  • kê huyết đằng 18g sắc uống. 
Bài 4: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đại kế, 
  • xa tiền thảo ( lá mã đề ), 
  • hoè hoa pha trà uống. 
Bài 5: Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận.
  • Bột sừng linh dương 3g, 
  • thiên ma 5g, 
  • cân đằng 15g, 
  • hạ khô thảo 15g, 
  • địa long 9g sắc uống. 
Bài 6: Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp.
  • Sinh chư thạch 24g, 
  • sinh long cốt 18g, 
  • sinh mẫu lệ 18g, 
  • sinh địa 18g, 
  • bạch thược 12g, 
  • bá tử nhân 12g, 
  • hoài ngưu tất 30g 
sắc uống.

Bài 7: Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt.
  • Thạch quyết minh 30g, 
  • đan sâm 30g, 
  • thích tật lê 30g, 
  • hạ khô thảo 30g, 
  • xa tiền tử 30g 
sắc uống.
Bài 8: Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ.
  • Bạch tật lê 15g, 
  • nguyên sâm 15g, 
  • đan sâm 15g, 
  • xa tiền tử 15g, 
  • hạnh nhân 12g, 
  • binh lang 6g, 
  • bột hổ phách 1g 
sắc uống.

Bài 9: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đỗ trọng 9g, 
  • hoàng cầm 6g, 
  • hạ khô thảo 6g, 
  • hoài ngưu tất 6g 
sắc uống.

** Các bài thuốc trị cao huyết áp trên được rút ra từ cuốn " Thực dụng Tụ chân Trung dược tự điển " của tác giả Quách Quốc Hoa do tỉnh Hồ Nam Trung Quốc xuất bản.

( KTGĐ) HKỳ typing.

10 thg 11, 2013

Thuốc Nam chữa huyết áp cao - thấp

  ST - Cảm ơn Ma Đình Tú




  HUYẾT ÁP CAO

  NGUYÊN NHÂN:

 
- Người bị huyết áp cao thường hay cảm thấy: Chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, nhức đầu, tai lùng bùng, tim đập mạnh, có khi cảm thấy chân, tay tê buốt như kiến bò.

- Có nhiều nguyên nhân, nhưng thường thấy ở những người ăn uống quá độ, ăn nhiều chất béo mập, nhất là những người đã mập sẵn còn ăn nhiều thịt, bơ sữa, lại không chịu tập thể thao, đi bộ, làm phát sinh nhiều lớp cholesterol bám vào mạch máu làm cho mạch máu cứng lại, khi máu bơm qua, không dãn ra được, nên áp lực máu phải tăng cao lên.

- Những người quá bận suy nghĩ, tính toán trong cuộc sống hằng ngày ...v...v… Khiến đầu óc quá căng thẳng cũng làm huyết áp cao, nguy hiểm.

- Hút thuốc lá, làm cho bệnh càng tăng thêm.

- Bệnh tiểu đường và thận viêm cũng là nguyên nhân áp huyết cao.

- Nếu áp huyết quá cao có thể dẫn đến tử vong vì đứt mạch máu, trường hợp này phải cấp cứu rút  bớt máu ra, cho áp huyết hạ xuống nhanh.


Có trường hợp vì phải làm việc quá sức, bận tâm suy nghĩ khiến tim ngừng đập

 
MUỐN CHỮA TRỊ, TRƯỚC HẾT PHẢI:

 
- Giảm khẩu phần ăn, nhất là chất béo, làm sao cho xuống cân.

- Phải đi bộ, tập thể dục đúng cách hằng ngày.

- Bỏ hay giảm ăn mặn. Không ăn các đồ ngọt, cay nóng, bỏ hay giảm uống rượu hay đồ kích thích.

- Ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc đều hòa, đừng làm quá sức. Khi bệnh nặng, phải nghỉ hoàn toàn, không bận tâm suy nghĩ, kẻo gây đột quỵ

- Nên ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá vì có nhiều chất potassium, giúp làm giảm độ máu.
- Đo áp huyết thường xuyên, khi có bệnh, nhất là khi thấy có triệu chứng huyết áp cao, phải đo để biết tình trạng bệnh, để ngăn ngừa kịp thời, nhằm tránh khỏi bị đứt mạch máu

CÁCH CHỮA TRỊ:

 
  Sau đây là một số cách chữa trị thông thường đã mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh cao huyết áp.:

1. Lấy 7 tổ kén con tằm (còn cả con nhộng bên trong), sao thật vàng_ hơi cháy, hạ thổ, sắc nước uống.Bao giờ thấy huyết áp xuống bình thường thì thôi. Cách này rất thần hiệu. Thông thường chỉ trong một tuần là trở lại bình thường.

2. Tỏi 3 củ - Năng Tàu 3 củ - Hành hương 2 củ - Cà chua 2 quả – Rau cần Tàu 200g . Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Uống sáng 1 thang, chiều 1 thang. Nghỉ 15 ngày nếu thấy chưa xuống mới uống lại 2 thang như trước, rồi nghỉ 15 ngày, nếu chưa khỏi lại uống tiếp tới khỏi.

 3. Cần ta (sao vàng hạ thổ), chanh 1 quả, hành, tỏi đều 1 củ. Đổ 3 bát nước sắc uống thay trà.

4.  Huyết áp cao, nhức đầu, hoa mắt ù tai, liệt ½ người: Thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, đều 20g – Câu đằng, dạ giao đằng, tang ký sinh, phục linh đều 40g – Ngưu tất, ích mẫu đều 30g – Thạch quyết minh 50g. Mỗi ngày dùng một thang, đến khi nào đường huyết trở về bình thường thì thôi.

 * Ngoài ra có thể sắc nước lá cây vú sữa hoặc hoa hòe uống thay nước hàng ngày cũng làm hạ huyết áp.


*) HUYẾT ÁP THẤP


_ Những người bị huyết áp thấp thường do yếu tim và thiếu máu.Cách điều trị đơn giản hơn:

1,_   Mỗi tối ăn 2 quả trứng vịt lộn hấp cách thủy với lá ngải cứu (cây thuốc cứu), ăn trong 1 tuần. Sáng uống 1 ly cafe sữa, trưa uống 1 ly trà gừng


2,_ Hạt sen 30g, táo tàu 5 quả, gừng tươi 9 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.


MA ĐÌNH TÚ ( A TÚ )

19 thg 10, 2013

Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp


 
Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp
Khám phá nguyên nhân chính gây cao huyết áp
Các nhà khoa học Úc cuối cùng đã khám phá một bí mật vốn là nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp sau 40 năm nỗ lực tìm kiếm, theo trang tin Top News.
Giáo sư Brian Morris và các cộng sự tại Đại học Sydney đã tìm ra vai trò bí ẩn của enzyme renin trong việc kích hoạt căn bệnh này.
Đây là nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này sử dụng thận của con người. Nó mở đường cho những loại thuốc mang tính nhắm đích nhiều hơn, vốn có thể biến đổi việc điều trị cao huyết áp, một tác nhân rủi ro lớn gây đau tim và đột quỵ.
Ông Morris, một trong những nhà khoa học di truyền hàng đầu của Úc, bắt đầu nghiên cứu renin khi còn là một sinh viên trẻ đầu những năm 70 của thế kỷ trước.
Hiện một nhà khoa học trẻ khác, nghiên cứu sinh tiến sĩ Francine Marques đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm dưới sự giám sát của ông Morris và đã phát hiện ra những vấn đề mới có tầm quan trọng quốc tế này.
Trong khi renin được cho là đóng vai trò đáng kể trong bệnh cao huyết áp nhưng nó hoạt dộng như thế nào để đạt được vai trò này là điều vượt quá tầm hiểu biết của giới nghiên cứu trong nhiều năm.
Nhóm nghiên cứu của ông Morris đã xác định được vai trò quyết định của 2 micro-RNA, vật liệu di truyền mới có tác dụng làm mất ổn định sự sản sinh renin từ gien của nó.
Nghiên cứu của họ cho thấy trong thận của người bị cao huyết áp, renin hoạt động nhiều hơn gấp 6 lần trong khi các micro-RNA lại hoạt động ít hơn 6 lần.
“Đó chính là mấu chốt. Hai micro-RNA thấp hơn rất nhiều ở những người cao huyết áp. Vì vậy, nếu bạn mất chúng thì renin tăng lên, khiến huyết áp tăng theo”, ông Morris giải thích.
“Đây là một khái niệm hoàn toàn mới và rất thú vị. Chưa người nào tìm ra được bất cứ điều gì như thế về renin”, ông nhận xét.
Việc phát hiện vai trò của 2 micro-RNA có thể mở đường cho việc bào chế các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp, vốn được thiết kế theo kiểu “hạ gục sự biểu hiện của renin ngay tại nguồn của nó”.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
(Theo TNO)

10 thg 8, 2013

Rau sam với bệnh cao huyết áp, những nghiên cứu mới về cây rau sam

Rau sam với bệnh cao huyết áp


Rau Sam là cây cỏ, sống hằng năm, thân có nhiều cành nhẵn, màu đỏ nhạt, dài 10 – 30cm. Lá hình bầu dục, không cuống. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt đen bóng.



Rau Sam mọc hoang ở các nơi ẩm ướt. Nước ta và một số nước  khác đều dùng rau Sam làm rau ăn, nhất là ở đảo Crêt (Hy Lạp), người dân dùng rau Sam ăn sống, mọi người đều thấy rau Sam ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ, đặc biệt là người dân ở đây ít bị bệnh tim mạch.

Rau Sam có nhiều dinh dưỡng. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ: Rau Sam có 1,4% protit, 3% gluxit, 1,3% tro, 85mg% canxi, 56mg% P, 1,5mg% Fe, 26mg% Vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% Vitamin B1, 0,11mg% Vitamin B2 và 0,7mg% Vitamin PP. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy: trong rau Sam tươi có 1% muối kali, trong rau khô có 10%.

Các nhà Dược học Pháp phát hiện trong rau Sam có nhiều axit béo đa dạng không no Omega 3 nhất là axit alpha-linolenic. Các axit béo Omega 3 cải thiện trạng thái lỏng các màng tế bào -  yếu tố chủ yếu của sức sống trong cơ thể. Vai trò của các axit béo Omega 3 trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh rộng rãi, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng khác như: ngăn ngừa hay điều trị bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thống thần kinh, các bệnh chức năng… Trong lá rau Sam có nhiều chất chống oxy hoá. Các chất này tăng cường tác dụng bảo vệ các axit béo Omega 3 ở tế bào bằng cách tách các gốc tự do. Các nhà Dược học Pháp đã nghiền cả cây rau Sam khô trong môi trường khí trơ lạnh, bột nghiền được đóng thành viên nhộng, mỗi viên có 400mg bột nghiền để phòng trị bệnh cao huyết áp. Cách dùng: uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, 2 tháng nhắc lại.

Theo Đông y, rau Sam vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tì, trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương. Người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng. Các lương y có nhiều bài thuốc dùng rau Sam chữa bệnh:

- Chữa trẻ đi lỵ, đau bụng mót rặn:
Rau Sam giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, chế thêm một thìa đường cho uống.

- Đại tiện ra máu tươi:
Lá rau Sam 300g; Lá Đậu ván 200g. Giã nát, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.

- Giun kim: Rau Sam 1 nắm lớn. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống lúc đói. Có thể thêm ít muối, giấm thì tốt hơn hoặc ăn canh rau sam nhiều ngày.

- Lỵ ra máu mủ: Rau Sam 100g, Cỏ sữa 100g. Dùng nước sắc uống. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì thêm: Rau Má 24g, Cỏ nhọ nồi 20g. Dùng 4 – 5 ngày.

- Sán xơ mít nhỏ: Rau Sam 1 nắm, nấu lấy 1 bát nước, hoà thêm giấm uống lúc đói, ăn cả xác.

- Sản hậu đi lỵ ra máu, bụng đau, tiểu tiện bí: Rau Sam rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, thêm mật uống.

- Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh rốn, nóng như lửa đốt (sốt phát ban): Rau Sam rửa sạch,giã sống, vắt nước cốt cho uống, bã thì xoa đắp.

- Lậu đái buốt: Rau Sam rửa sạch, vắt lấy nước uống.

- Tích tụ trong bụng: Rau Sam 1 nắm to, cho vào 1 nhúm muối và 1 bát nước giấm, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Uống nhiều lần thì tiêu.

- Đái ra máu: Rau Sam nấu canh ăn liên tục 3 – 7 ngày là khỏi.

- Mụn nhọt: Rau Sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

- Trẻ em chốc đầu: Giã nát rau Sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với mỡ lợn, bôi.

- Xích bạch đới: Giã nát rau Sam, vắt lấy nước hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100g rau Sam tươi.

Caythuocquy.info.vn

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM

Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN THÔNG (Tổng hợp từ Internet)

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến.


Rau sam có tên khoa học là Portulacea oleracea, thuộc họ Portulacea. Portulaca có gốc từ tiếng Hy Lạp, Porta là mang và laca là sữa vì cây có chất nhựa trắng đục như sữa.

MÔ TẢ

Rau sam thuộc loại thảo, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:
- Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
- Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.
- Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng (tỷ lệ thay đổi tùy theo nơi trồng và mùa thu hái), trong đó nhiều nhất là các vitamin.
Rau sam còn chứa: Các acid hữu cơ như acid malic, acid glutamic, acid nicotinic, acid asparagic; Các acid béo, đặc biệt là acid omega-3 với tỷ lệ cao nhất trong các loại thực vật; Các chất Dopamine, l-noradrenalin (nhất là trong lá tươi), flavonoid, coumadin.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau sam gồm:
- Calori: 16 Cal; Chất đạm: 1,3g; Chất béo: 0,1g; Chất xơ: 0,8g; Calcium: 65mg; Sắt: 1,99mg; Magiê: 68mg; Phốt pho: 44mg; Kali: 494mg; Natri: 45mg; Vitamin A: 1320 IU; Vitamin B1: 0,047mg; Riboflavin (B2): 0,112mg; Niacin: 0,480mg; Vitamin C: 21mg.

RAU SAM TRONG ĐÔNG DƯỢC

Rau sam được xem có vị toan, tính hàn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tâm và đại trường với những đặc tính:
- Hóa giải tình trạng nhiễm độc do “hỏa vượng” và làm mát được huyết dịch, trị kiết lỵ, mụn nhọt, khai thông được sự ứ tắc nơi đường tiểu gây ra tình trạng đau tức.
- Để trị kiết lỵ do “tà nhiệt” với phân có máu, nên uống nước sắc rau sam hoặc ép lấy nước cốt tươi và uống với mật ong.
- Để trị mụn nhọt ngoài da, có thể đắp nước ép rau sam trực tiếp lên vết thương.
- Rau sam được dùng phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh.

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM

1. Rau sam không độc: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Viện Nghiên cứu Dược thảo Nonthaburi, Thái Lan. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, 3 nhóm thử nghiệm và nhóm hồi phục. Nhóm chứng được cho uống 5ml nước cất /kg/ngày. Nhóm thử nghiệm được cho uống chất chiết xuất từ Portulaca grandiflora với các liều 10, 100 và 1.000mg/kg/ngày. Nhóm hồi phục được uống 1000mg/kg/ngày trong 6 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày không uống thuốc. Kết quả cho thấy không có sự biến đổi đáng kể nào về máu, sinh hóa hay tế bào trong tất cả các nhóm.
2. Tác dụng làm lành vết thương: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương.
3. Tác dụng chống lão hóa: Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: 100g lá tươi P. Oleracea chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
4. Tác dụng diệt khuẩn: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung: Thử nghiệm trên chó và thỏ, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng.
6. Tác dụng diệt giun móc: Thuốc nước hoặc thuốc viên bào chế từ chiết xuất P. Oleracea rất hiệu nghiệm trong việc trừ giun móc. Thử nghiệm trên 192 bệnh nhân, sau 1 tháng trị liệu 80% không còn trứng giun móc trong phân.
7. Rau sam và bệnh đường tiểu: Trong Dược thư cổ của Anh, còn lưu phương thuốc chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu như sau: đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. Gạn lấy nước, uống thay trà trong ngày.
8. Điều trị bệnh Goute: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
9. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định. 

21 thg 3, 2013

Tác dụng kì diệu của củ cải đường


Thứ năm, 21/03/2013, 04:55 (GMT+7)
Kết quả của các nhà khoa học từ nhiều trường đại học danh tiếng cho biết, củ cải đường có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức chịu đựng và làm giảm huyết áp.
 
Với hương vị ngọt ngào và vẻ ngoài bắt mắt, củ cải đường là một nguyên liệu yêu thích trong giới ẩm thực, nhưng các nhà khoa học khám phá ra loại thực vật này ẩn chứa nhiều điều hơn thế nữa.
Phần lớn tác dụng của củ cải đường xuất phát lượng nitrat cao gấp khoảng 20 lần so với hầu hết các loại rau khác. Trước đây, nitrat “mang tiếng xấu” vì được sử dụng như một phụ gia thực phẩm. Nhưng theo các nghiên cứu được đại học Queen Mary công bố vào năm 2010 cho thấy, nếu uống 250ml nước ép củ cải đường mỗi ngày, huyết áp cao có thể giảm xuống trong vài giờ. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy với người bị huyết áp rất cao.

 - 1
Củ cải đường chữa bệnh huyết áp cao
Khả quan hơn là viện nghiên cứu tim mạch tại thành phố Melbourne - Úc công bố kết quả cho thấy, uống 500ml nước ép của loại củ này, huyết áp sẽ giảm đáng kể 6 giờ sau đó. Nếu được sử dụng rộng rãi, các nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch có thể giảm tới 10%. Điều này được lí giải bởi khuẩn trong miệng và ruột hấp thụ nitrat và chuyển đổi thành khí oxit nitric cho phép các mạch máu lưu thông dễ hơn.

Bên cạnh đó, củ cải đường còn góp phần tăng cường sức chịu đựng- đặc biệt có tác dụng với các vận động viên. Giáo sư Stephen Bailey cho biết, vận động viên khuyết tật David Weir đoạt huy chương vàng tại Paralympic London mùa hè 2012, bởi anh thường xuyên sử dụng nước ép củ cải đường và có thể theo sát chương trình huấn luyện. Lí do được đưa ra là nitrat làm giảm lượng ô-xy cần thiết cho cơ bắp giúp các vận động viên tăng cường sức dẻo dai tới 16% khi áp dụng các chương trình luyện tập.

Một tác dụng hữu hiệu nữa không thể bỏ qua đó là tăng hiệu quả hoạt động của trí não. Năm 2011, Đại học Wake Forest -Bắc Carolina công bố kết quả cho thấy củ cải đường có thể làm chậm sự phát triển của chứng mất trí. Họ cho rằng điều này là bởi nitric oxide làm tăng lưu lượng máu đến não. Chỉ cần ăn 2 đến 3 lát củ cải đường mỗi ngày cũng được xem là kẻ thù cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Theo Trang Hà (Người lao động)