22 thg 2, 2012

Toa căn bản

GIỚI THIỆU VỀ THUỐC TOA CĂN BẢN

 

Xuất xứ của bài thuốc : Bài thuốc kinh nghiệm từ dân gian và các thầy thuốc Việt Nam, được BS. Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Y Tế nghiên cứu và dùng phổ biến cho nhân dân trong kháng chiến.

 

Toa Căn bản có thể được xem là bài thuốc cổ phương vì  được giới Y Học cổ truyền dùng từ lâu và được Bộ Y tế công nhận, in thành sách để phổ biến. Toa Căn bản  là công thức phối hợp những vị thuốc dễ trồng, dễ mọc, có sẵn quanh năm trong vườn nhà, các vị thuốc được khoa học nghiên cứu chứng minh về mặt hoá học cũng như tính chất trị liệu.

 

Công thức 1 thang Toa Căn bản :

-         Rễ tranh  : 8g  (có thể thay thế bằng: Râu ngô 8g hay Râu mèo, Mã đề, Rễ Thơm)

-         Rau má  :  8g (có thể thay bằng: Rau đắng lá lớn 8g hay Tinh Tre xanh, Trái khổ qua )

-         Lá muồng trâu : 4g (có thể thay bằng Vỏ cây Đại 8g, hay Dây Mơ 8g)

-         Cỏ mực 8g (có thể thay bằng: Rau Dền tía 8g hay củ Cà rốt)

-         Cỏ mn trầu 8g

-         Ké đầu ngựa 4g

-         Cam thảo đất 4g    (có thể thay bang:lá Dâu tằm 8g,Rau sam,Dây Kim ngân)        

-         Gừng khô 2g

-         Củ sả 4g

-         Trần bì 4g   (có thể thay bằng: Củ riềng 4g, Vỏ Bưởi 4g, vỏ Phật thủ 4g.

 

Tác dụng của các vị thuốc: 6 nhóm tác dụng chính:

Tác dụng

Vị thuốc chính

Lợi tiểu

Rễ tranh hay vị thuốc thay thế

Nhuận gan

Rau má

Nhuận trường

Lá muồng trâu

Nhuận huyết

Cỏ mực

Giải độc cơ thể

Cỏ Mần trầu, Ké đầu ngựa, Cam thảo đất

Kích thích tiêu hóa

Gừng, Củ Sả, Trần bì

 

Công dụng của toàn bài thuốc: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu, nhuận gan, nhuận trường, trợ tiêu hóa.

Nghiên cứu của Viện Y Dược học Dân tộc:

Để thuốc dễ uống, tiện bảo quản, tiện dụng …, chúng tôi cải tiến thuốc thành dạng nước giải khát, đóng chai 180 ml tiệt trùng như sau:

Công thức pha chế cho 1  chai 180 ml :

TT

Tên nguyên phụ liệu

Đơn vị

Số lượng

01

Rễ tranh         

Gam

2

02

Rau má

Gam

2

03

Lá muồng trâu

Gam

1

04

Cỏ mực      

Gam

2

 05

Cỏ mn trầu

Gam

2

06

Ké đầu ngựa

Gam

1

07

Cam thảo đất       

Gam

1

08

Gừng khô

Gam

0,5

09

Củ sả

Gam

1

10

Trần bì       

Gam

1

11

Đường tinh luyện

Gam

8

12

Nước uống được

ml

Vừa đủ 180 ml

 

Dạng bào chế: Nước giải khát đựng trong chai thủy tinh, tiệt trùng, không chứa chất bảo quản.                                                                                 

Công dụng & chỉ định: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu, nhuận gan, nhuận trường, trợ tiêu hóa.

Chống chỉ định: không có chống chỉ định.

Cách dùng và liều dùng: dùng như nước giải khát, uống trước, trong, hoặc sau bữa ăn, mỗi lần 1 chai đối với người lớn, trẻ em từ 6 đến 13 tuổi uống một lần 1/2 chai, trẻ từ 2 đến 5 tuổi uống mỗi lần 1/3 chai, mỗi ngày uống 3 - 4 lần. Có thể uống với nước đá hoặc ướp lạnh.

Quy cách đóng gói: chai 180 ml, mỗi thùng 25 chai.

Cách bảo quản: bảo quản trong kho khô ráo, thoáng mát, không cần giữ lạnh.

Hạn dùng: 18 tháng kể từ ngày sản xuất.


Thồm lồm


Bài thuốc trị mụn nhọt mẩn ngứa từ lá Thồm Lồm
Thứ 7, 19 Tháng 09 2015 08:55
Trong dân gian có một số bài thuốc chuyên chữa các chứng bệnh mụn nhọt mưng mủ, lở loét, chóc đầu chóc mép, da nhiễm khuẩn từ cây thuốc Đông y tên Thồm Lồm
Thồm lồm tên khoa học là Polygonum chinense L.. Đây là một loại cây thuộc họ rau Răm, mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, nó còn có tên gọi khác là: Đuôi tôm, là cây bụi, sống dai, thân tròn nhẵn, phân cành nhiều. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng, mặt trên lá thường có vết rám đen hình chữ V. Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành xim, các xim lại tụ họp thành chùy tròn. Hoa màu trắng hoặc hồng. Quả hình chóp, ba cạnh, khi chín có màu đen.
Toàn cây và lá được dùng làm thuốc, thành phần hóa học chính là Tinh dầu và flavonoid.
[IMG_8367.JPG]


Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây Thồm lồm:

Bài 1

Bài thuốc chữa chốc đầu, chốc mép, loét kẽ tai, viêm da nhiễm khuẩn
Dây thồm lồm 16g, Kim ngân hoa 16g, Cối xay 16g, Chỉ thiên 16g, Sài đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.
Kết hợp thuốc uống là thuốc bôi ngoài, dùng Thồm lồm 20g, Lá trầu không 10g, Lá mỏ quạ 10g, rửa sạch, thêm 5g muối, giã nát, đắp lên vết loét. 

Bài 2

Chữa mụn nhọt mưng mủ:
Lá Thồm lồm, hoa Dâm bụt lá Trầu không, (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ.

Bài 3

Chữa mụn nhọt, lở loét lâu ngày không liền miệng:
Lá Thồm lồm, Chó đẻ răng cưa và lá Mỏ quạ, mỗi thứ 50g giã nát, đắp lên.

Bài 4

Chữa mẩn ngứa:
Lá Thồm lồm 50g, lá Trầu không 30g, Ké hoa vàng 50g, tất cả dùng tươi, giã nát, xát nhẹ lên vết mẩn, ngày làm 1-2 lần sẽ khỏi.
Ngoài ra, nếu bị kiết lỵ hay viêm họng, có thể sử dụng bài thuốc sau:
Thồm lồm 12g khô, sao với mật cho vàng. Sắc uống.
Tinh chất từ Thồm Lồm sẽ giảm cơn đau hiệu quả.
Nguồn: dongythoxuanduong.com.vn

Phèn đen sát khuẩn, giải độc



 
Cây phèn đen.
Phèn đen còn gọi là tạo phàn diệp, co ranh (Thái), mạy tẻng đăm (Tày), chè nộc. Tên khoa học: Phyllanthus recticulatus Poir., họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây mọc tự nhiên ở bờ bụi, ven đường, ven rừng. Là loài cổ nhiệt đới nên có phân bố rất rộng, vùng Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Tây, Nam Phi…

Bộ phận dùng làm thuốc: rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa thu, lá thu hái vào mùa xuân, hạ.

Theo Đông y, phèn đen vị đắng chát, tính mát; có tác dụng làm se, giảm đau, sát khuẩn, giải độc. Chủ trị: Làm thuốc cầm máu, chữa đậu mùa, chữa viêm cầu thận, chữa lỵ tiêu chảy.

Phèn đen được dùng làm thuốc chữa:

- Chữa lỵ cấp tính: rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày uống 1 thang (Nam dược thần hiệu).

Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen, sắc đặc. Ngày uống 1 thang.

- Chữa lỵ, tiêu chảy: rễ phèn đen 20g, vỏ quả lựu 20g. Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày.

- Chữa đòn đánh ứ máu: lá phèn đen tươi 40g, giã nát, thêm 1 chén rượu, ép vắt lấy nước cho uống.

- Chữa nhọt độc mới phát: lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu; giã nát đắp chỗ đau.

- Chữa rắn độc cắn: lá phèn đen tươi nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã nặn bớt máu độc.

- Thuốc cầm máu dùng tại chỗ: lá phèn đen 300g, cành lá non cây sim 500g, ngũ bội tử 100g, xạ can 50g. Sắc với nước, cô thành cao đặc tỷ lệ 1:1. Làm thuốc cầm máu khi cắt amidan, đứt chân tay và các vết xước nhỏ có chảy máu. Nên đóng chai và hấp tiệt khuẩn trong 30 phút.

Cây phèn đen được người dân Lào, Campuchia dùng chữa đậu mùa, giang mai; ở Philippines dùng làm thuốc lợi tiểu, lọc máu, làm mát, chữa đau răng, nước sắc chữa lỵ và chữa hen; ở Malaysia dùng nước sắc trị viêm họng; ở Nam Phi dùng bột lá khô rắc lên vết thương giúp mau lành...  

(Theo SK&ĐS)