7 thg 3, 2012

Hai bài thuốc chữa suy thận mạn

- Kết hợp kinh nghiệm của nhiều lương y và những bài thuốc theo cổ phương của hai danh y Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông cùng hai bài cổ phương nổi tiếng còn truyền lại là bài "Lục vị" và "Bát vị", GS.TSKH Hoàng Tuấn, nguyên giám đốc Bệnh viện 19/8 đã giúp nhiều người phục hồi chức năng thận. 


GS Lâm Quang Thiệp (số nhà 121 Chung cư đường sắt, 35 Láng Hạ, Hà Nội) cho biết: Tôi bị bệnh gút, uống nhiều thuốc chứa corticoid dẫn tới suy thận độ 2 với chỉ số Creatinin trong máu đã lên tới 230mg. Sau 2 tháng uống "bổ thận dưỡng vinh" chỉ số Creatinin trong máu của tôi đã xuống 100mg gần như bình thường. Tôi tiếp tục uống mỗi năm một vài đợt, đến nay sau 14 năm, thận của tôi vẫn ổn định bình thường. Đặc biệt, nhờ uống thuốc Đông y tôi cũng không phải dùng thuốc gút của Tây y nữa mà bệnh cũng giảm nhiều, không còn các cơn đau nặng nữa". Ông Thiệp cho hay, nếu bài thuốc của GS.TS Hoàng Tuấn không được truyền lại thì thật tiếc cho bệnh nhân.

f
GS.TSKH Hoàng Tuấn đang nói về âm dương ngũ hành chữa bệnh tại Trung tâm Unesco.


Theo GS.TSKH Hoàng Tuấn, người bị suy thận là người còn nguyên hai thận nhưng những đơn vị trong thận đã bị hỏng đến 2/3 (hai quả thận gồm 2,5 triệu đơn vị thận), còn nếu thận bình thường thì kể cả khi "cho" một quả thận, chỉ còn một quả, thận bù trừ vẫn hoạt động bình thường. Chữa suy thận là chữa nội thận (thận bên trong) chứ không phải ngoại thận (tinh hoàn) vì quan niệm thận trong Đông y thường được hiểu là gồm cả cơ quan sinh dục của nam giới.
Điều trị suy thận mạn bằng Đông y là sử dụng các bài thuốc nuôi dưỡng cơ thể, giải độc lợi tiểu nhằm chống viêm và phục hồi các tế bào sắp chết vì xơ hóa. Tuyệt đối không được dùng các thuốc cả Đông và Tây y sẽ có hại cho thận. Đối với các bệnh nhân suy thận mạn, ông phối hợp theo quan niệm về âm dương, thủy hỏa... của người xưa, dùng cả hai bài thuốc "Lục vị" và "Bát vị", tùy từng bệnh nhân mà gia giảm các liều lượng cho thích hợp.

Thông thường, một bài thuốc của ông có từ 30 - 35 vị, nhiều vị có  tính "thực phẩm", tự tay ông phải đi chọn thuốc và bào chế cho bảo đảm vì cùng một vị thuốc chỉ cần lấy đoạn khác nhau giữa thân, rễ và cành, kết quả cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị của mình, ông đã nghiên cứu trên 28 bệnh nhân bị suy thận mạn, có 5 người suy thận có mức urê từ 350 - 370mg% dùng thuốc đến nay hơn 3 năm vẫn còn sống. Trong khi 3 người khác có mức urê như thế cho đi chạy thận nhân tạo đều tử vong không quá được 6 tháng.


Thúy Nga

Thuốc Nam cứu sống người hấp hối vì suy thận

Đây là bài thuốc Nam gồm 4 loại cây thuốc: Cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ  mà chị Đoàn Thị Dung ở xóm 4, thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ, Bình Định dùng để chữa những căn bệnh về thận cho người dân.

Con bị hấp hối, tìm được cuốn sách mối ăn
Chị Đoàn Thị Dung kể rằng: Thật ra chị chẳng tài giỏi gì. Biết bài thuốc Nam cứu người đó cũng là sự tình cờ. Số là 13 năm trước, khi bé  Trần Thị Thanh Tuyền, con chị được 4 tuổi, tự nhiên mắc chứng bệnh kì lạ.
Toàn thân cứ sưng phù lên, ngày một nặng, cháu phải nằm một chỗ, không sao đi lại được.
Con bị như thế, vợ chồng chị đau xót ruột gan, hễ ai nói bệnh gì, dùng thuốc điều trị nào thì chị cũng đều không từ bỏ. Vậy mà bệnh tình không thuyên giảm chút nào. Vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, biết cháu bị hư thận, bệnh viện trả về, con bé chỉ chờ chết.
"Buổi tối nó hấp hối, mình hoảng quá, biết nó không qua khỏi nên mò mẫm trong bóng đèn dầu tìm trong cái lẫm đựng lúa những vật dụng cần thiết để liệm cho con nhỏ. Ai dè, mình mò làm sao lại bóc trúng cuốn sách mục bị mối ăn, có tên là "Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc", mình giũ sách cuốn sách thì thấy mối, đất đổ ra.
Thật ra cuốn sách này là của ông nội mình (Trần Liệu) để lại, khi xưa ông là thầy thuốc mà. Tiếc là cuốn sách bị rách hơn một nửa. Mình lật ra thấy trong sách có bài thuốc chữa bệnh thận, trong đó có thận ứ nước, thận sỏi... Con bé Tuyền bị thận ứ nước. Mừng quá. Như sách hướng dẫn, mình tìm hiểu thì biết 4 loại cây này ở địa phương mình thường có tên gọi là: Cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ", chị Dung nói.

Mô tả ảnh.
CHị Dung và con gái
Sáng sớm hôm sau chị Dung bắt đầu đi tìm lá, đến 4 giờ chiều mới đủ thuốc. Bẻ cả cành và lá mỗi cây mỗi thứ một ít, chị đem sao, sấy khô tất cả. Sau đó cho vào ấm đất, sắc 6 chén chỉ còn một chén cho cháu uống. Không ngờ cháu đi tiểu liên tục ngay trong đêm đầu tiên sau khi uống chén thuốc đó. Cứ thế da xẹp xuống hẳn và sau đó cháu đã đi cầu. Chị còn phát hiện khi cháu đi cầu, trong phân có rất nhiều viên trắng giống như hạt sạn to nhỏ như mắt cá. Mà hồi đó chị không biết đó là hạt sạn, cứ thấy nó cứng ngắt.
Chị Dung nhớ lại: Lúc uống xong lần đầu, một ngày sau, mình thấy cháu cựa mình được, nhắm mở mắt bình thường. Mình mừng quá, cho cháu uống thuốc liền tù tì trong vòng nửa tháng. Về sau, ngày nào cũng nấu thuốc thành nước cho cháu uống trong vòng 3 tháng, cháu khoẻ hẳn cho tới bây giờ. Mà nói thiệt, hồi cháu đỡ bệnh khoảng 6 tháng thì mình có đưa cháu vào Quy Nhơn cho bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định khám lại cho chắc ăn.
Ông bác sĩ đó ngạc nhiên, không ngờ khi gặp lại thấy nó khoẻ mạnh... Mình nói bé về uống thuốc Nam. Bác sĩ khám lại và bảo bé đã khỏi... Sau đó, nhiều người bệnh hay tin cứ tìm tới nhà mình hỏi thăm. Cũng bởi con bé Tuyền bệnh nặng nên cả làng cứ tới thăm thường xuyên, nên khi nó hết bệnh, thông tin mới lan truyền thật nhanh. Cũng từ đó, mình làm phước cứu người nhờ bài thuốc này luôn.

Bệnh nhân đến từ nhiều nơi
Hôm chúng tôi tìm đến nhà chị Dung, bé Tuyền giờ đã thành cô thiếu nữ 17 tuổi, trông khoẻ mạnh và luôn quấn quýt bên mẹ để phụ làm thuốc cứu người. Giờ đây, những người mắc bệnh thận không riêng gì ở trong tỉnh mà các tỉnh khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Gia Lai... cũng tìm đến nhà chị Dung.
Để tiện giúp đỡ mọi người, chị Dung đã lên núi hái các loại cây thuốc trong bài thuốc kì diệu này về nhà phơi hai nắng, rồi chở đi ra xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ) nhờ máy sấy điện của người ta sấy khô giùm. Khi bệnh nhân tìm đến, chị đưa thuốc, hoặc gửi thuốc cho người ta, cứ thế người nhà bệnh nhân sắc thuốc cho uống mà thôi.
Chị Dung cho biết: Bài thuốc Nam này cũng lạ lắm! Với những căn bệnh về thận mà bệnh viện trả về, nhất là ung thư thận, nó chữa rất nhanh, trong vòng 4 tháng bệnh nhân hết bệnh luôn, không trở đi trở lại gì cả. Còn thận khô, thận nhiễm mỡ chữa lâu hơn một chút, trong vòng 5 - 6 tháng là hết bệnh.
"Mình cũng đã tìm ra thêm một vị thuốc giúp bệnh nhân bị bệnh thận ăn cơm được ngon hơn là cây thuốc hồng đơn. Loại này cũng uống kèm với 4 vị thuốc kia rất tốt. Mình thực sự mong muốn khi có điều kiện, sẽ sắm một chiếc máy sấy để sấy thuốc vì số lượng thuốc làm rất nhiều, chở đi sấy nơi khác thì lại quá tốn kém, hơn nữa mùa mưa thì không thể nào phơi khô trước khi đem sấy được", chị Dung nói.

Gặp người thoát khỏi "lưỡi hái tử thần"
Để kiểm nghiệm lời chị Dung nói, chúng tôi tìm đến nhà bà Đinh Thị Giàu (74 tuổi) ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa, một bệnh nhân hư thận tưởng chừng không thể cứu chữa được, đã trở lại đời sống bình thường.
Một buổi tối mùa hè 12 năm về trước, bà phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Đi tiểu không được, cơ thể bị phù ứ. Các bác sĩ Quân y viện 13 đã xác định 1 quả thận bị suy độ 3, không còn tác dụng. Để cứu lấy sinh mạng bệnh nhân, bác sĩ quyết định mổ và cắt bỏ quả thận bị hư. Nhưng đến giữa tháng 11/2002 thì bệnh cũ lại tái phát, cơ thể bà bị phù nặng hơn.
Chịu không nổi, bà Giàu lại tiếp tục nhập viện lần thứ 2. Đợt cứu chữa này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đành phải bó tay bởi quả thận còn sót lại được thể hiện trên phim X-quang cũng đã suy. Gia đình bà không còn cách gì khác ngoài việc đưa bà về nhà và chờ...
Chị Kim Anh - con gái của bà Giàu cho hay: "Sau khi chúng tôi đưa má về nhà thì được chị Dung ở thôn Hội Khánh bày cách chữa thận và hái cho gia đình một bài thuốc Nam, gồm 4 loại cây. Thú thật, bây giờ nói 4 loại cây thuốc đó tên gì tui cũng không nhớ rõ. Chúng tôi chỉ nghĩ, cứ coi đây như một cuộc "thử nghiệm", biết đâu ông trời thương thì má tui qua khỏi.
Vậy là chúng tôi đem thuốc về nhà sắc rồi cho má tui uống như kiểu uống trà. Sau một canh giờ dùng thuốc đã có tác dụng, bà cảm thấy mắc tiểu và đi liên tục nửa tiếng một lần. Những chỗ phù trướng trên cơ thể đã chuyển về trạng thái ban đầu và xẹp xuống hoàn toàn. Để chắc ăn, mấy ngày sau, tui tiếp tục sắc một ít lá cây thuốc Nam còn lại cho bà uống thêm.
Được một tháng bà đã tự ngồi dậy được và cũng tự mình đi lại, làm vệ sinh cá nhân mà không cần người phụ giúp. Sức khoẻ bà ngày càng khá lên dù những ngày sau bà không dùng thuốc nữa. Ăn uống cũng bình thường trở lại và bây giờ bà thực sự khoẻ mạnh".
Còn bà Giàu tâm sự: "Đúng là uống thuốc được sắc 4 loại cây thuốc Nam này, tui đã khoẻ lên rất nhiều, không còn cảm giác mệt mỏi vì bệnh nữa. Dù hiện thời không biết mình có thể sống được bao lâu nữa, nhưng sau lần "trở về" này, tui vui lắm! Hy vọng bài thuốc chữa thận đầy hiệu quả này không chỉ có ích cho tui mà nó sẽ được phổ biến để có thể chữa trị cho những người có chứng bệnh này!".
Lương y Đinh Công Bảy,  (tổng thư kí Hội dược liệu TPHCM):
Tốt nhưng phải có lương y tư vấn
4 loại cây thuốc Nam: Cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực chữa bệnh thận tốt. Cây quýt gai có vị cay, tính ấm, thường được dùng chữa các chứng bệnh phong thấp, ho hen, cảm sốt, đau bụng, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, thận, rắn cắn. Cây mực có vị ngọt, chua, tính mát dùng chữa các bệnh âm hư, sốt cao, xuất huyết, có tác dụng bổ thận. Cây muối có vị mặn, mùi thơm, điều hòa các khí... Ưu điểm của các loại thuốc cỏ cây là ít gây dị ứng và giá thành lại không cao. Tuy nhiên không nên dùng quá liều, và muốn đạt hiệu quả chữa bệnh cao, người bệnh cần được lương y tư vấn.


  • Thu Hiền

5 thg 3, 2012

Các bài thuốc trị quai bị


Hằng năm vào khoảng thời gian giao mùa (thu - đông hoặc đông-xuân) thường xuất hiện bệnh quai bị, Đông y gọi quai bị là “xạ tai”, ‘hà mô ôn” hoặc “tháp tai thũng”.

Bệnh do viêm nhiễm tuyến nước bọt cấp tính, thường do virut gây nên, mang tính dịch tễ, lây truyền nhanh và thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, nhiều nhất là 5-8 tuổi.

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ hơi sốt, có cảm giác đau nhức vùng dưới mang tai, sau 4-5 ngày tự khỏi. Khi bị nặng, bệnh nhân sốt cao, gai gai rét, đau đầu, mang tai sưng to, có thể bị một hoặc cả hai bên, cảm giác đau nhức, nhai hoặc nuốt khó khăn, người bệnh bứt rứt khó chịu, mệt mỏi.

Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, để phòng bệnh cần cách ly, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt khi bị bệnh nên để trẻ nghỉ ngơi, không nên cho trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm hoặc ra mưa, gió để đề phòng các biến chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng có thể gây vô sinh.

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp trong bệnh quai bị.
Xin giới thiệu các bài thuốc thường dùng để chữa trị bệnh này.

Bài 1: hạ khô thảo 12g; tam lăng, nga truật, hồng hoa, đào nhân, long đởm thảo, sài hồ mỗi thứ 6g; đương quy, cát cánh, lệ chi hạch, xuyên luyện tử, huyền hồ mỗi thứ 10g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 2: sài hồ 8g, ngưu bàng tử 8g; hoàng cầm 8g; bạch cương tàm 8g; thăng ma, cát cánh, thuyền thoái mỗi thứ 6g; cát căn 16g; thiên hoa phấn 10g; thạch cao sống 20g; cam thảo 3g. Sắc uống. 

Bài 3:

Dùng phương Sài hồ cầm bối thang gồm: sài hồ, bán hạ, mẫu đơn bì, hoàng cầm, chi tử mỗi thứ 10g; bối mẫu 6g; liên kiều, huyền sâm, mẫu lệ mỗi thứ 15g. Sắc uống.

Bài 4:  kinh giới 10g, cỏ sữa 10g, rau má 10g, sài đất 10g, kim ngân hoa 12g, sâm đại hành 12g, tang bạch bì 10g, huyền sâm 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo dây 6g, sinh địa 10g. Sắc  uống.

Bài 5: đậu đỏ 15g, rễ chàm mèo 15g, thanh bì 6g, kim ngân hoa 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống 3-4 thang liên tục.

Bài 6: Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 12g, cát căn 16g, thạch cao 24g, thiên hoa phấn 10g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, ngưu bàng 10g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, thăng ma 10g. Sắc uống.

 Má phải bị sưng nề do quai bị.

Bài 7:

bản lam căn 10g, đại thanh diệp 10g, liên kiều 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bài 8: cát căn 6g, xích thược 9g, qua lâu 9g, thiên hoa phấn 9g, liên kiều 9g, đại thanh diệp 9g, kim ngân hoa 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3-6 ngày.

Bài 9: Phương Tứ thuận thanh lương ẩm: phòng phong 10g, sơn chi 12g, liên kiều 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, xích thược 10g, khương hoạt 10g, đại hoàng 8g, đăng tâm thảo 10g. Sắc uống.