11 thg 7, 2013

Thang thuốc tự chế giá 20 ngàn đồng trị bệnh gút hiệu quả?

ST
Thang thuốc tự chế giá 20 ngàn đồng trị bệnh gút hiệu quả?  02/12/2012
nguoiphattu.com - Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với nghiệp y dược đã giúp lương y Lê Hữu Chí (45 tuổi, ngụ phường Phú Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bào chế thành công bài thuốc chữa trị dứt điểm bệnh gút mãn tính. Vị lương y cho biết bài thuốc chữa trị bệnh gút được bào chế từ 12 loại thảo dược trong dân gian.
Bài thuốc “nghèo” trị dứt “bệnh nhà giàu”
Gọi là bài thuốc “nghèo” bởi thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Hơn nữa giá thành mỗi thang thuốc chỉ từ 15 đến 20 nghìn đồng. Lương y Chí trình bày bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.
Tác dụng chung của những vị thuốc này theo lời thầy Chí là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. “Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt”, ông Chí giải thích.
Cách thức sử dụng bài thuốc được ông Chí hướng dẫn cực kì đơn giản là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. “Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất”, ông hướng dẫn thêm.
Cũng theo lời thầy thuốc này, thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị bệnh gút bằng thuốc nam, ông Chí cho biết thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.
Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.
Ông Chí đang chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh gút
“Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm”, lời lương y Chí căn dặn bệnh nhân.
Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị “bệnh nhà giàu” bằng bài thuốc nam, lương y Chí khẳng định thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ.
Vị lương y xứ Huế thậm chí còn khẳng định bất kể bệnh nào đều có thể tự tìm thuốc để sắc uống chứ không nhất quyết phải tìm đến bác sĩ. “Đây toàn là những loại thảo dược dễ tìm ở nước ta, cách thức bào chế cũng hết sức đơn giản”, ông mở lòng chia sẻ.
Ba năm mày mò tự chế bài thuốc
Kể về nguồn gốc bài thuốc nam chữa trị bệnh gút, lương y Lê Hữu Chí “bật mí” cách đây khoảng 10 năm, trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân bị thấp khớp, ông mới biết nhiều người không phải đau khớp thông thường mà bị gút. Ở thời điểm đó nhiều người mắc bệnh gút nên căn bệnh này trở thành đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nghĩ vậy nên ông quyết tâm tìm tòi bằng được bài thuốc nam chữa trị căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”.
Trong Đông y bệnh gút được xác định do hai nguyên nhân chủ yếu: Ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân tức cơ thể bị những luồng tà khí thâm nhập dẫn đến phong hàn, tê thấp, kinh mạch tắc nghẽn. Còn nội nhân hay còn gọi “thất tình nội thương”, xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học hay ức chế tinh thần kéo dài khiến thân thể lâm bệnh. Đặc biệt bệnh gút nếu không được chữa trị kịp thời, không những khiến người bệnh khó vận động mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ bệnh tật khác như: Dị dạng khớp xương, suy thận, bị sạn thận.
Một số vị thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh gút
Nghiền ngẫm nhiều cuốn sách, hỏi ý kiến nhiều lương y khác, sau khoảng 3 năm thử nghiệm, ông đã tự chế ra bài thuốc trên. Thuyết phục về tính hiệu quả của bài thuốc nam, thầy thuốc Đông y cho biết đã đưa vào áp dụng bài thuốc hơn sáu năm nay và thu được kết quả khả quan. Ông nói: “Hàng trăm bệnh nhân gút đã được chữa trị bằng bài thuốc nam gồm 12 vị thảo dược trên. Thực tế nhiều trường hợp mắc chứng gút mãn tính đã khỏi hẳn bệnh sau một thời gian kiên trì uống thuốc”.
Anh Lương Văn Cầu (ngụ phường Phú Thuận, thành phố Huế), là bệnh nhân hiện đang điều trị bệnh gút bằng bài thuốc nêu trên chia sẻ: “Tuy mới uống thuốc vài tuần nhưng tôi cảm thấy cơ thể đỡ đau đớn hơn nhiều. Bây giờ tôi có thể cử động chân tay mà không đau nhói như trước đây. So với uống thuốc tây, thuốc nam vừa rẻ lại không gây cảm giác mất ăn, mất ngủ”.
Tâm sự chuyện nghề, lương y Chí cho biết rất lấy làm vui mừng bởi sau hai thập kỉ theo nghề y, bài thuốc chữa gút chính là thành quả lớn nhất đời mình. Ông trải lòng chính nhờ lòng yêu nghề đã giúp bản thân nghiên cứu, bào chế thành công bài thuốc nam nêu trên. Càng khâm phục hơn khi ông sẵn lòng chia sẻ bài quý cho tất cả những ai có nhu cầu mà không chút vụ lợi tơ hào. Quan niệm nghề của ông khá đơn giản: “Sống là cho chứ đâu chỉ nhận. Cứu một mạng người hơn xây toà tháp”.
Gút (Gout) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Việc uống nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh gút nên giảm cân, uống nhiều nước. Một trong những phương pháp điều trị gút phổ biến hiện nay là kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại.
Theo Quảng Thiên - PLVN

Gai đôi cột sống

ST



thuannghia | 07 December, 2010 06:43

Rất nhiều người, bị đau lưng, đau cổ gáy, khi đi khám bác sĩ chuyên khoa có chụp X-quang và chụp cắt lớp, kết quả chỉ định là bị "Gai Đôi Cột Sống", và tất nhiên Bác sĩ sẽ nói cho họ biết đó là bệnh nan y, chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu. Nhưng rất ít ai biết rằng Gai đôi cột sống không phải là một bệnh lý và bản thân nó rất ít khi tạo nên hội chứng đau nhức cột sống. Thực chất gai đôi cột sống chỉ là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển các loại bệnh lý về cột sống mà thôi.
  

Gai đôi cột sống là một hiện tượng bẩm sinh hoặc bị hình thành sau khi bị tổn thương
Gai đôi cột sống dịch từ chữ spina bifida tiếng latin nghĩa là cột sống bị tách đôi (split spine). Đây là dị tật bẩm sinh từ lúc sinh do trong qua trình hình thành từ bào thai ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn.
  
Bạn có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu: để hình thành phần dây sống (spinal cord) có 1 tấm thần kinh sẽ cuộn tròn lại và bọc kính lại, tuy nhiên vì điều kiện tố chất không đầy đủ của bào thai, việc cuốn kính bó thần kinh này sẽ bị hở, phần xương bao bên ngoài cũng bị cuốn hở như vậy nên cột sống không được đóng kín, điều này sẽ làm cho màng bao quanh dây sống lòi ra ngoài theo chỗ hở này khi đó gọi là thoát vị màng não (meningocele).
 

Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta) gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng, rất hiếm gặp ở vùng cổ gáy. Dạng gai đôi có nang là dạng đáng quan tâm nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.
 

Hiện nay, người ta cho rằng tỉ lệ bị gai đôi cột sống ở bào thai có thể giảm tới 70% khi người mẹ được cho uống acid folic bổ sung trước khi có thai.
  

Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.
  

Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.
  

Loại ẩn là loại nhẹ,  không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng hầu như không thấy triệu chứng bệnh lý gì cả.
  

Cũng có người bị triệu chứng bệnh lý thần kinh ở chân và bàng quang do dây sống bị kẹt bên dưới phần cột sống bị hở trong quá trình phát triển của cột sống. Nghiên cứu có hệ thống các nghiên cứu bằng X quang cho thấy không có sự liên quan giữa đau lưng và gai đôi cột sống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy gai đôi cột sống không phải là hoàn toàn vô hại.
  

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, một nghiên cứu khác cho thấy gai đôi có thúc đẩy chuyện bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng không phải cứ 100% người bị gai đôi là bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm đâu. Nó chỉ là điều kiện góp phần thúc đẩy trong các loại bệnh về cột sống do quá trình lão hóa mà thôi.
 
Gai đôi cột sống là khái niệm khác hoàn toàn với  Gai cột sống. Gai cột sống không phải là hội chứng bẫm sinh, mà nó là loại bệnh về cột sống, được hình thành trong quá trình phát triển và lão hóa của cơ thể.
 
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
  

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.
Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.
   

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi "cái gai" đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.
  

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga, khí công cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.
  

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.
  

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
 

Về cơ bản thì chưa có cách chữa trị tuyệt nộc bệnh này. Nhưng có rất nhiều phương pháp để hạn chế triệu chứng bệnh.
  

 Khi điều trị thì thường thường người ta tập trung ở 3 điểm chính: (1) nguyên nhân gây ra cái gai, (2) điều trị dấu hiệu tức là sự đau, (3) điều trị sự hiện diện của gai.
  

Với cái nguyên nhân thì chúng ta biết rằng việc giảm cân để giảm sức nặng lên cơ thể là điểm quan hệ mà chúng ta cần phải làm; thứ hai nữa là tránh những va chạm, những chấn thương mà nó có thể ảnh hưởng thêm lên tình trạng của cái gai.
  

Về điều trị dấu hiệu, tức về vấn đề đau nhức, thì khi cái gai bắt đầu hành tức là nó gây ra viêm - sưng thì trong thời gian ngắn này chúng ta cần phải nghỉ ngơi, tại vì nếu chúng ta hoạt động, nếu chúng ta cử động thì sự viêm - sự sưng đó càng nhiều hơn và nó sẽ càng làm đau hơn.
  

Thế thì chúng ta có thể dùng nước đá để làm giảm cái đau; ngoài ra có những loại thuốc chống viêm không có steroid là những thứ thuốc rất công hiệu làm giảm những cơn đau, thí dụ Ibuprofen hoặc là Paracetamol.
  
Ngoài ra vật lý trị liệu hoặc luyện tập cơ thể cũng giúp rất nhiều, giải toả những ảnh hưởng của gai. Trong một số trường hợp gọi là đau nhiều lắm thì bác sĩ có thể chích steroid tại chỗ để làm giảm viêm và giảm đau tại chỗ.
  

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại thuốc chống đau hoặc do nhập cảng hoặc được sản xuất tại chỗ, trong đó người ta có pha thêm steroid trong đó. Tất nhiên là khi pha thêm steroid vào đó thì cái tác dụng chống viêm sẽ rất mau, nhưng mà thuốc đó có thể gây ra một số những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho cơ thể.
  

Điểm thứ ba tức là điều trị chính cái gai, trong trường hợp này thì bác sĩ có thể nghĩ đến vấn đề giải phẫu để cắt bỏ cái gai. Hiện thời phương pháp vi phẫu thuật rất là chính xác. Sau khi cắt đi thì cái gai có thể mất đi, tuy nhiên, khi cắt đi rồi thì cái gai có thể mọc trở lại. Về điểm này cần lưu ý là không phải cái gai nào cũng cắt bỏ, mà chỉ cắt bỏ khi được chỉ định hoặc khi gai chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu như tê chân tay hoặc rối loạn đại tiểu tiện.
  
Như đã nói trên Gai đôi sống cổ không phải là bệnh lý nó chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hội chứng bệnh lý về cột sống, như thoái đốt cột sống cổ, thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm. Đây mới là những bệnh cơ bản của đốt sống cổ và gây nên tình trạng đau nhức

   
gai đốt sống và thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.
  

     1- Đốt cột sống.      2- Đĩa sụn (đĩa đệm)     3- Tủy sống và dây thần kinh
 

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc...
 
 
thoát vị đĩa đệm
 
 


thoái hóa đĩa đệm

Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
  

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, mới đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.Khi mắc bệnh, có thể một thời gian dài người bệnh không thấy có cảm giác khác thường, sau đó có các biểu hiện sau:
-Triệu chứng : đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đsu 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu...
- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh
- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.
- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường
- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, "tư thế vẹo cổ", tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.Thoái hóa đốt sống cổ ở đoạn C1-C2 có liên quan trực tiếp tới quay đầu cổ, tới sự nâng giữ đầu. Nếu thoái hóa ở đoạn C4 sẽ liên quan đến sự vận động của cơ hoành. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt...
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt
Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương. Để đề phòng hiện tượng gãy, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi, gây nguy cơ tử vong, tuyệt đối không được vặn cổ, ấn cổ bệnh nhân, người bệnh tránh nằm gối đầu quá
cao.
  
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí kịp thời.
- Người bệnh cảm thấy cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau.
- Đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai
- Đau đầu không rõ nguyên nhân
-Trong một số trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt- Đau nhức mỏi từ bả vai lan xuống cánh tay hoặc như có kim châm tê tê suốt dọc phía trong cánh tay, khiến người bệnh khó khăn khi nâng tay lên hoặc hạ xuống. Nếu trầm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng phức tạp hơn như cảm giác khó nuốt, thấy vướng ở cổ, choáng váng...- Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp, làm cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI
 
Do vậy người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện và xử trí kịp thời.
Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.
Một số cách điều trị:
- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như alaphan, viatril-s nhằm làm tăng tái tạo sụn khớp, hạn chế quá trình thoái hóa. kết hợp với biện pháp trị liệu, xoa bóp vùng gáy, vùng mặt và vùng bụng. Nên dùng thêm vitamin E 400 UI, ngày một viên và uống đều đặn hằng ngày
1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:
- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac...trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,.
- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.
2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm: Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng loại thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn... Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic...
Sản phẩm mới Cartoxll : với những tính năng tối ưu và hiệu quả điều trị cao , Đặc hiệu với tất cả các dạng bệnh xương,Thoái hoá khớp ,thoái hoá đốt sống nguyên phát thứ phát như thoái hoá khơp cổ thoái hoá khớp vai cánh tay ,viêm quanh khớp ,thoái hoá cột sống,loãng xương, đau lưng,gãy xương ,loạn dưỡng xương khớp,viêm khớp mãn tính và cấp tính

Liều dùng :Người lớn uống từ 2 đến 4 viên/ngày *3 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 1 tháng tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh .Thông thường điều trị từ 2 đến 3 tháng thì đáp ứng điêu trị đáng kể .Bệnh nhân sẽ thấy thuyên giảm rõ rệt .Có thể kết hợp với Viartril-s hoăc Glumin 500 để đạt hiệu quả điều trị cao
    

Tóm lại mà nói khi bị đau lưng cổ đi khám bác sĩ, và bị chỉ định bệnh lý là Gai Đôi Đốt Sống Cổ, không có nghĩa là bạn đang bị đau nhức hoặc có các triệu chứng liên quan khác do nguyên nhân Gai Đôi Đốt Sống Cổ gây ra, mà chính là do các hệ quả bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra.
  
Chỉ định giải phẩu chỉ khi có tình trạng thoái hóa hoặc thoát vị đã chèn ép lên dây thần kinh, hoặc vẹo lệch cột sống, hoặc hoạt động quá khó khăn mà thôi.
 
Cho dù là y lý cổ truyền, ta hay tây y, biện pháp tối ưu nhất vẫn là Vật Lý trị liệu mà thôi. Châm cứu cũng chỉ là biện pháp giảm đau tức thời không có giá trị đào thải tuyệt nộc căn bệnh
  
Đặc biệt trong hội chứng gai đốt sống, thì giải phẫu, châm cứu hay thuốc uống cũng chỉ là những biện pháp dập tắt triệu chứng tạm thời.
  
Biện pháp mà nền y khoa nào (cổ truyền hay hiện đại) cũng cho là tối ưu nhất là xoa bóp, vận động thích hợp, tập luyện và thư giãn.
   
Trong đó Khí Công là một biện pháp mà hiện nay giới Tây Y đánh giá là liệu pháp an toàn, chắc chắn, và hiệu quả nhất
   
Sau đây là bộ Khí Công "Song Thủ Tứ Linh Công", một bộ khí công đặc trị có công hiệu cao cho hội chứng thoái hóa đốt sống cổ và gai đốt sống cổ:

(xem tiếp phần 2)
(Sưu tầm và biên soạn Thuận Nghĩa)

2 thg 7, 2013

Thập can chiết tự (chép trong Ngọc hạp chánh tông)

Thập can chiết tự (chép trong Ngọc hạp chánh tông)

1. Chữ Giáp
(Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ,Giáp Thìn, Giáp Dần)
Nhân sanh Giáp tự biến thành Điền
Phú quý vinh hoa thực lộc thiên
Phụ mẫu huynh đệ tha biệt sở
Phu thê nhị đại hậu song toàn
****
Chữ Giáp có số đất điền
Bằng khôngcũng hưởng lộc tài tự nhiên
Anh em nào có cậy trông
Tha hương lập nghiệp mà nên cửa nhà
Vợ chồng thay đổi nhiều lần
Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng
Cho hay duyên số ở trời
Khá làm âm đức, phước đành hậu lai
Số này tuổi nhỏ tay không
Lớn lên có của, vợ chồng làm ra

2. Chữ Ất
(Ất Hợi,Ất Dậu, Ất Mùi, Ất Tỵ, Ất Mẹo, Ất Sửu)
Nhân sanh Ất tự biến thành Vong
Gia thất, tiền tài tất thị không
Lục sức tị phiền du vong bại
Phu thê biến cải định nan phùng
****
Người sanh chữ Ất gian nan
Lắm khi dào dạt, lắm lần tay không
Nuôi vật, vật cũng tang thương
Ở cùng bầu bạn chẳng phần đặng yên
Vợ chồng thay đổi lương duyên
Trai thay đổi vợ, gái thay đổi chồng
Số này sớm cách quê hương
Ra ngoài lập nghiệp mới nên cửa nhà
Cho hay số ở Thiên Tào
Người hiền lận đận, tuổi già nhờ con

3. Chữ Bính
(Bính Dần, Bính Tý, Bính Thân, Bính Ngọ, Bính Thìn)
Nhân sanh Bính tự biến thành Tù
Lão thiểu vô an hạn bất chu
Sở hữu ngoại nhân y hữu định
Thân cư quan quý quá niên trường

****
Chữ Bính số cũng quạnh hiu
Người sanh chữ ấy trọn đời âu lo
Tuổi nhỏ bịnh hoạn ốm đau
Lớn tuổi cô quạnh một mình thảm thương
Số này lập nghiệp tha phương
Có chí tu niệm kính tin Phật Trời
Nếu mà giữ dạ hiền lương
Tuổi già sẽ được lộc tài tự nhiên
Những người có chí thiện nhân
Có khi lao khổ có ngày thảnh thơi.

4. Chữ Đinh
(Đinh Mẹo, Đinh Sửu, Đinh Hợi, Đinh Dậu, Đinh Mùi,Đinh Tỵ)
Nhân sanh Đinh tự biến thành Du
Gia thất tiền tài thường đảo lộn
Thiếu niên lao khổ uổng công phu
Trung vận trùng lai phú đắc vinh
****
Chữ Đinh biến thành chữ Du
Số nhỏ bệnh tật ốm đau thường thường
Lắm lần tai nạn thảm thương
Nhờ có hồng phước Phật Trời chở che
Lớn lên thông tuệ khác thường
Có quyền có chức có tài tự nhiên
Có chí sáng tác mọi ngành
Có tài có đức cầm quyền điểm binh
Xét xem qua số nợ duyên
Trai đôi ba vợ, gái thì truân chuyên
Nết na đức hạnh dung hoà
Nhưng mà cũng chịu vui chiều buồn mai
Cho hay căn số tự Trời
Duyên đầu lỡ dở hiệp hoà duyên sau
Có căn tích thiện tu nhân
Tuổi già chung hưởng lộc tài ấm no

5. Chữ Mậu

(Mậu Thìn, Mậu Tý, Mậu Tuất, Mậu Thân, Mậu Ngọ, Mậu Dần)
Nhân sanh Mậu tự biến thành Quả
Phiêu phất tha phương định thất gia
Cô độc một thân không chỗ định
Hành thân phản mại lạc ngâm nga
****
Chữ Mậu cô quạnh tha phương
Lìa nhà xa xứ, lắm lần gian nan
Anh em ruột thịt chẳng hoà
Tha phương bầu bạn chỉ nhờ người dưng
Gái thì lận đận lương duyên
Khi thì vui vẻ khi tan nát lòng
Đôi lần mới đặng thành công
Tuổi trẻ lao khổ, tuổi già nhờ con
Tánh hay tích thiện từ hoà
Tin Trời, tưởng Phật lòng hàng ái tha
Những ai có chí tu nhơn
Tuy rằng hoạn nạn, phước còn hậu lai

6. Chữ Kỷ
(Kỷ Tỵ, Kỷ Mẹo, Kỷ Sửu, Kỷ Hợi, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi)
Nhân sanh Kỷ tự biến thành Ân
Gia thất tiền tài mạng giaù sang
Gia sự đa tài, sanh con thảo
Hữu thời tấn tới tợ phi vân
****
Chữ Kỷ biến thành chữ Ân
Tánh thì mau mắn làm ơn cho người
Tấm lòng trung trực vẹn bề
Làm ơn nên oán, nhiều lần tân toan
Của, con có sẵn tuổi già
Tuổi trẻ lao khổ tha phương lập thành
Nhiều khi tán tụ như sương
Khi ăn chẳng hết,khi thì tay không
Nợ duyên tan vỡ buồn lòng
Đôi lần ly hiệp mới nên gia đình
Khá nên tích thiện tu thân
Tuổi già sẽ thấy môn đình sum vinh

7. Chữ Canh

(Canh Ngọ, Canh Thìn, Canh Dần, Canh Tý, Canh Tuất, Canh Thân)
Nhân sanh Canh tự biến thành Cô
Số ấn công hầu lưu đất khách
Gia thất gầy nên thừa tổ đức
Phước tài tái tận mãn vinh hoa
****
Nhân sanh Canh tự biến thành Cô
Số ấn công hầu nên danh phận
Bằng không thì cũng lắm nghề khéo thay
Vợ chồng cách trở sơn xuyên
Đôi lần ly hiệp mới nên cửa nhà
Gái thì hiu quạnh muộn màng
Bằng không thì cũng đôi lần mới nên
Số này tu niệm thì hay
Hậu lai sẽ hưởng phước dày lộc cao
Có đâu thiên vị người nào
Số cao thì hưởng lộc tài tự nhiên

8. Chữ Tân
(Tân Mùi, Tân Tỵ,Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu)
Nhân sanh Tân tự biến thành Tan
Tánh khí hiền lương lập nghiệp nan
Phụ phụ nhất tâm lưỡng nhân thú
Bằng hữu cự tộc rất vinh quang
****
Chữ Tân biến thành chữ Tan
Gia đình dời đổi đắng cay muôn vàn
Một thân tự lập mà nên
Tha phương lắm độ phong sương hải tần
Lương duyên thay đổi đôi lần
Tuổi già phú túc miên miên cửu trường
Những người có chí thiện nhân
Trời dành hậu quả hưởng nhờ phước dư

9. Chữ Nhâm
(Nhâm Thân, Nhâm Ngọ,Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tý, Nhâm Tuất)
Nhân sanh Nhâm tự biến thành Vương
Thân thọ mạng trường thiên số chung
Tị hiềm hung đồ tha biệt sở
Thân cư quan quý hậu an khương
****
Chữ Nhâm biến thành chữ Vương
Thân thì thọ số, mạng thì vinh quang
Có lần cách trở gia hương
Xứ xa lập nghiệp, vinh quang ai bì
Số này nghiệp tổ không nhờ
Thân lưu đất khách lập nên cơ đồ
Trai thì vợ đôi,vợ ba
Gái thì số cũng đôi lần mới nên
Khá nên tích đức thiện nhơn
Hậu lai sẽ hưởng phước Trời ấm no


10. Chữ Quý
(Quý Dậu, Quý sửu, Quý Tỵ, Quý Hợi, Quý Mùi, Quý Mẹo)
Nhân sanh Quý tự biến thành Thiên
Tiền hậu phu thê y lộc nhiên
Chức phận văn chương đa phú quý
Trí tuệ vinh hoa hưởng thọ trường
****
Chữ Quý biến thành chữ Thiên
Trai thời chức phận, gái thời chính chuyên
Số này cũng có đất điền
Gia môn phú túc thọ trường bền lâu
Vợ chồng hoà thuận đủ điều
Khi ra phong nhã, khi vào hào hoa
Nếu mà tích thiện, tu thêm
Ngày sau con cháu miên miên cửu trường

Khám phá bài thuốc chữa bệnh xương khớp 1000 năm.

ST

Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm, gồm tập hợp các vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với tác dụng bổ can thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y, can chủ cân, thận chủ cốt tủy.


Bệnh xương khớp cần điều trị kịp thời tránh những biến chứng sau này
Tinh hoa Dưỡng Cốt được bào chế từ bài “Độc hoạt ký sinh thang”, hơn nữa Tinh Hoa Dưỡng Cốt còn kết hợp Cao ban long cùng với Canxi và Vitamin D3 - là những thành phần rất quan trọng cho sự điều hòa, cân đối của xương và tăng dịch nhờn cho khớp.

Độc hoạt Radix Angelicae pubescentis
Nhục quế Cortex Cinnamomi
Phòng phong Radix Ledebouriellae seseloidis
Đương quy Radix Angelicae sinensis
Tế tân Herba Asari
Xuyên khung Rhizoma Ligustici wallichii
Tần giao Radix Gentianae macrophyllae
Tang ký sinh Herba Loranthi
Can địa hoàng Radix Rehmanniae glutinosae
Đỗ trọng Cortex Eucommiae
Nhân sâm Radix Ginseng
Ngưu tất Radix Achyranthis bidentatae
Phục linh Poria
Cam thảo Radix Glycyrrhiza
Hãy xem tâm sự của anh Trần Văn Hà ở tổ 41, phường 12, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Anh cho biết, anh và gia đình rất vui vì cụ thân sinh của anh năm nay trên 80 tuổi, một thời gian dài không đi lại được do thoát vị đĩa đệm cột sống và loãng xương nặng, sau khi sử dụng sản phẩm Tinh Hoa 6 tháng cụ đã đi lại bình thường. Anh Hà cho biết, con cháu rất quan tâm đến cụ, đưa cụ đi khám và điều trị nhiều nơi, tốn khá nhiều tiền mà không khỏi, vô tình anh đọc được thông tin về Y Dược Tinh Hoa, ở đây anh nhận thấy các thông tin có tính chuyên môn cao, những bệnh nhân khỏi bệnh đều là người thực việc thực, nên anh đã quyết định mua thuốc Tinh Hoa điều trị cho cụ. Anh Hà cho biết thêm, anh cũng muốn giúp đỡ những bệnh nhân khác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm điều trị của cụ cho mọi người qua số điện thoại 01665165274, bởi từ thực tế của cụ nhà anh, để có được nơi tin cậy chữa bệnh là điều rất quan trọng.

Công ty Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt sử dụng công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang nên việc sử dụng “Tinh hoa Dưỡng cốt” rất dễ dàng. Mua “Tinh hoa Dưỡng cốt” cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Xem địa chỉ mua “Tinh hoa Dưỡng cốt” tại đây .
Hoặc tại website: yduoctinhhoa.com

Bài thuốc chữa bệnh đau lưng, giải độc từ đậu đen

ST


Từ rất lâu, đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng với người dân Việt Nam qua các món ăn ngon, dân dã như xôi, chè... Với nhiều người, đậu đen không chỉ  là thực phẩm mà còn có nhiều công dụng phòng, chữa bệnh rất hiệu quả.
Theo y học hiện đại, đậu đen có glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe… Theo y học cổ truyền, đậu đen là một loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Nguồn cung cấp dinh dưỡng và vitamin đa dạng

Thực phẩm giàu chất xơ: trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Chất xơ và một số chất khác có trong đậu đen ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường. Do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Đậu đen chữa đau lưng, giải độc 1


Giàu chất chống oxy hóa: đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, isoflavone, anthocyanidin giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… nhưng cao gấp 10 lần.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: người ta nhận thấy những người ăn nhiều đậu đen, rau xanh, ngũ cốc là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể: đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Mangan, có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu mangan cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn protein: một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.

Nguồn cung cấp vitamin đa dạng cho cơ thể:

- Vitamin A: được dùng cho trẻ em chậm lớn, mắt bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt, bệnh vảy cá, bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng tay, móng chân bị biến đổi, hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ, chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai, nhiễm khuẩn tiêu hóa, có lợi cho người thiếu hụt viatmin A như người vừa ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp…

- Vitamin B1: có lợi cho người bị tê phù, viêm đau dây thần kinh, suy nhược cơ thể…

- Vitamin B2: có lợi trong rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, thiếu máu, viêm loét da, niêm mạc như loét lưỡi, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc...

- Vitamin C: phòng ngừa bệnh Scorbut. Phòng ngừa thiếu hụt vitamin C do chế độ ăn mất cân bằng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm thời kỳ dưỡng bệnh…

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen

Chữa đau bụng dữ dội, chưa rõ nguyên nhân: đậu đen 100g, sao cháy, sắc lấy nước đặc cho thêm rượu, uống nóng 1 lần. Cơn đau giảm nhanh, nhưng cũng cần đưa bệnh nhân đi khám ngay lập tức ở bệnh viện để có chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Chữa lưng đau ê ẩm, cứng đờ, cử động khó: đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm.

Chữa đái rắt, đái buốt, tiểu ít: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Uống 5 - 7 ngày.

Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày: lấy một quả dừa xiêm, vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tuần chỉ cần ăn 1 lần hoặc ăn 1 - 2 lần trong tháng.

Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. cách chế biến: lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã. gạo tẻ và đậu đen loại bỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày. có thể ăn thường xuyên trong mùa hè. thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa, suy nhược cơ thể…



BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Thuốc nam trị thấp khớp

ST

Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là "chứng tý" hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, biểu hiện chủ yếu của bệnh này là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có thể kèm tê dại nặng nề, bệnh tình thường liên miên dai dẳng, khi khí hậu thay đổi thường phát nặng hơn.
 Viêm khớp gối.
Bệnh thấp khớp cấp tính nhiều khi có biến chứng tim, cần kết hợp với y học hiện đại để theo dõi và điều trị. Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của bệnh thấp khớp là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành một bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như:
- Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong tý (hành tý).
- Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý).
- Đau cố định một chỗ kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý).
Lâu ngày, phong hàn thấp hoá nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể "nhiệt tý" là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh.
Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:
Loại cấp tính:
Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt, hoặc phát sốt, hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn.
- Nếu phong nhiều, thêm: Vòi voi 16g, kinh giới 12g. Hàn nhiều, thêm: Tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.

 Rễ cà gai leo
Loại mạn tính: Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi hoặc trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc: Nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g. Ăn kém thêm: ý dĩ 20g; Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính:
Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy. Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.
Lương y Vũ Quốc Trung

Hai bài thuốc “cứu tinh” của bệnh đau thần kinh toạ

ST


Trong lúc y học hiện đại còn đang “vò đầu bứt tai” tìm cách chữa chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Lương Minh Trí (45 tuổi, ngụ khu vực chợ Bồ Bản, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện Triệu Phong lại cho biết mình sở hữu đến hai bài thuốc cùng có thể giúp bệnh nhân bị thần kinh toạ giải trừ nỗi âu lo bệnh tật.
“Bảo bối” đông y từ 17 vị dược liệu

Chứng bệnh thần kinh toạ hay còn gọi toạ cốt phong, như lời lương y Trí cho hay, thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên (40 - 60 tuổi). Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng thần kinh toạ như lao động nặng nhọc, nhiễm phong hàn.

Nguyên nhân phổ biến nhất xuất phát từ quá trình chuyển hoá can xi theo độ tuổi bên trong cơ thể người. Triệu chứng “đặc trưng” của bệnh nhân mắc chứng thần kinh toạ được ông Trí khái quát như sau: “Người bệnh thường bị đau ở vùng lưng, vùng chân hoặc đau nhức râm ran toàn cơ thể. Có một kinh nghiệm rằng bệnh nhân nữ thường đau nhức ở chân phải, còn nam đau ở chân trái. Thần kinh toạ khiến người mắc phải chịu cảm giác đau buốt đến tận xương tuỷ, việc đi lại rất khó khăn. Nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bại liệt”.

Về nguyên tắc chữa trị, ông Trí cho biết trước tiên phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể chọn lựa từng vị thuốc sao cho phù hợp. 

Bài thuốc đông y ông thường sử dụng gồm tất cả 17 vị với liều lượng cụ thể như sau: 


Độc hoạt (12g), 
phòng phong (12g), 
tế tân (5g), 
tần giao (12g), 
tang kí sinh (15g), 
đỗ trọng (15g), 
ngưu tất (15g), 
xuyên quy (15g), 
 xuyên khung (12g), 
thục địa (12g), 
bạch thược (15g), 
cam thảo (8g), 
bạch linh (12g), 
đẳng sâm (15g), 
nhục quế (4g), 
oai linh tiên (15g) 
thiên niên kiện (15g).

Về cách thức sử dụng thuốc, ông Trí cho biết chỉ cần trộn đều các vị đem sắc nước uống mỗi ngày chia thành 3 bữa sau khi ăn cơm. Ngoài ra tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều lượng những vị thuốc có thể tăng giảm khác nhau. Bởi vậy mỗi thang thuốc có thể uống một ngày hoặc chia thành các phần nhỏ uống nhiều ngày.

Thời gian uống thuốc trị bệnh thông thường kéo dài trên dưới 10 ngày. Đối với trường hợp bệnh nặng thời gian trị liệu thậm chí kéo dài hơn tháng. Công dụng của bài thuốc trên theo lời lương y Trí giải thích, sẽ giúp bệnh nhân giảm đau dần, khôi phục phần nào sự mềm mại của các khớp xương.

“Thuốc có chức năng bồi bổ khí huyết, tăng cường thể lực. Đối với người mắc bệnh do thoái hoá cột sống sinh gai thuốc sẽ tạo nên vỏ bọc bọc lấy chiếc gai này. Có thể hiểu đơn giản rằng khi được bọc kín gai sẽ không phát triển thêm và không tác động trực tiếp vào hệ thần kinh gây nên những cơn đau nhói nữa”, ông Trí giải thích.
Bốn vị cốt yếu trong bài thuốc đông y mà ông Trí cho biết có thể chữa khỏi bệnh thần kinh toạ.
Vị lương y bổ sung, bên cạnh việc uống thuốc trị liệu, người bị thần kinh toạ nên kết hợp song song phương pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm tăng tác dụng của thuốc.

Bài cao thuốc nam trị chứng thần kinh toạ


Thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc chữa trị chứng bệnh thần kinh toạ, lương y Trí cho hay bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc nam nấu cao trị liệu. So với bài thuốc bắc, bài thuốc nam sau đây giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhưng tác dụng không hề thua kém.

Theo đó người bệnh sử dụng sáu loại thảo dược cơ bản để chế biến cao gồm: 


+ Gốc rễ cỏ xước, 
+ gốc rễ cây xấu hổ, 
+ rau má (mỗi loại ở dạng phơi khô 20g), 
+ lá lốt, 1 kg
+ cây hoa xích đồng nam 1 kg
+ bạch đồng nữ  1kg (ở dạng tươi). 

“Tất cả thảo dược trên có thể sử dụng ở cả hai dạng tươi hoặc khô, nếu dùng tươi thì hàm lượng tăng gấp đôi so với thuốc khô. Đem thảo dược rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ”, lương y Trí hướng dẫn cách chế biến nguyên liệu thảo dược.

Đến bước này người bệnh có thể bào chế thuốc theo nhiều cách khác nhau để sử dụng. Thức nhất đem thuốc nấu lấy nước uống hằng ngày hoặc cô cạn thành cao. Đối với phương pháp bào chế dạng cao, đòi hỏi liều lượng thuốc phải nhiều gấp 3 – 4 lần và bổ sung thêm mật ong. Cao càng đậm đặc, càng tăng công hiệu trị bệnh. “Riêng nấu cao cũng có đến hai dạng là lỏng hoặc dạng bánh. Chế biến dạng cao rất tiện sử dụng”, lương y Trí chỉ dẫn.

Về liều lượng sử dụng thuốc, ông Trí hướng dẫn tỉ mỉ tuỳ theo dạng thuốc như sau: 

“Nếu sắc nước, mỗi ngày uống một thang, uống trong vòng 10 - 15 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Ở dạng cao lỏng mỗi ngày chỉ cần uống 1 - 2 tách nhỏ; còn cao bánh, mỗi lần ăn chú ý hấp mềm. Ngoài ra cũng có thể dùng cao thuốc ngâm rượu uống đều độ trước mỗi bữa ăn”.

Thú vị hơn, ông Trí cho rằng công dụng của loại cao thảo dược trên không chỉ đặc trị bệnh thần kinh toạ mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác.

Từ bệnh nhân trở thành thầy thuốc


Bất ngờ khi nghe lương y Trí tự thuật về cuộc đời mình. Ngày trước vốn ông không biết gì về thuốc thang, châm cứu. Chàng thanh niên lúc đó vẫn ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo: “Tôi may mắn đỗ vào ngành sư phạm nhưng bất ngờ bị bệnh thần kinh toạ. Bệnh ngày một nặng đến nỗi chân teo nhỏ bé tí nhấc đi không nổi. Dẫu gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng ai cũng lắc đầu bó tay, thế là tôi đành nghỉ học nằm liệt giường ở nhà gác lại mọi hoài bão”, ông Trí nhớ lại quãng thời gian giông tố trong đời.

Nhưng rồi số phận đã mỉm cười khi ông may mắn được người quen giới thiệu đến chữa bệnh tại một vị sư đồng thời là thầy thuốc. Sau sáu tháng trị liệu, bệnh tình ông Trí thuyên giảm đến bất ngờ: “Thật kì diệu, chỉ bằng châm cứu và uống thuốc đông y mà tôi đã đi lại như trước. Kể từ đó tôi xin thầy theo học nghề y luôn”.

Không chỉ học ở vị thầy cũng là ân nhân của mình, ông quyết tâm khổ luyện đèn sách để rồi vinh dự đứng trong hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp trường trung cấp y Huế năm 1988. Quãng thời sau đó ông hồ hởi mang kiến thức nghề y học được trên ghế nhà trường bôn ba vào tận Đồng Nai cứu người.

Đến năm 1991 lương y Trí trở về sinh hoạt tại hội đông y Quảng Trị và nay trở thành phó chủ tịch hội đông y huyện Triệu Phong: “Tôi đem chính bài thuốc sư phụ đã chữa khỏi cho mình để chữa trị cho người khác. Tuy chỉ là cỏ cây hoa lá đơn giản nhưng tác dụng thật kì diệu. Bản thân tôi từng là bệnh nhân nên rất thấu hiểu tâm trạng người bệnh. Tôi muốn mọi người sẽ được tận hưởng niềm hạnh phúc đến bất ngờ như tôi năm xưa”.

Thêm câu chuyện khá thú vị nữa liên quan giữa nghề y và đời tư thầy Trí chính là chuyện tình của ông : “Vợ tôi lúc trước cũng là bệnh nhân đến nhà nhờ tôi chữa bệnh, sau vì cảm mến nhau nên gắn bó thành vợ chồng. Hay có thể nói nhờ nghề thuốc tôi đã lấy được vợ”.
Hơn 25 năm hành nghề y, ông Trí khẳng định nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi bệnh thần kinh toạ nhờ hai bài thuốc mình đang chỉ dẫn. “Tôi không dám cam đoan chắc chắn nhưng tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Đặc biệt bài thuốc cao từ thảo dược ai cũng có thể tự chế để áp dụng”, ông khiêm tốn chia sẻ.

Để phòng trừ bệnh đau thần kinh tọa, cần tập luyện thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực. Nên áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khoẻ mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương gây nên cho cột sống, người có dấu hiệu đau thắt lưng tuyệt đối tránh các trò thể thao hoặc vận động quá mức. Không nên nằm nệm quá dày, mềm và giường lò xo. Đối với những người lao động chân tay cần chú ý không mang vác vật quá nặng so với trọng lượng cơ thể.
Theo Mai Long - PLVN

"Bảo bối" gia truyền cực dễ kiếm trị dứt viêm dạ dày, đại tràng

ST

Lương y Hoàng Thiên Vân (74 tuổi, ngụ làng Trúc Lâm, phường Hương Long, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết hàng chục năm nay đã áp dụng bài thuốc nam gia truyền chuyên trị bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thành công với hàng trăm người bệnh.
 
Bài thuốc tác dụng đúp
Lương y Vân trình bày bệnh nhân bị viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính thường có những triệu chứng như: Hay ựa chua, tức bụng, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân lỏng.  Kèm theo đó, thể trạng người bệnh thường gầy yếu, da dẻ xanh xao.
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh thường gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng và khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Nếu không điều trị tốt, người bệnh sẽ gầy yếu, ăn kém, có thể dẫn tới suy kiệt và tử vong.
Viêm dạ dày mãn tính là một biến chứng của viêm mạc dạ dày do bị kích thích gây tổn thương hoặc bị tổn thương do cọ xát, ăn uống không điều độ, tinh thần không ổn định gây nên.
Theo kiến thức đông y, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh nhân viêm dạ dày, đại tràng có thể bị biến chứng sang nhiều bệnh khác, nặng có thể dẫn đến ung thư: “Thông thường người bị viêm dạ dày thường kéo theo đau đại tràng, nếu chỉ chữa trị cho dạ dày hoặc đại tràng thôi thì bộ phận còn lại vẫn bị đau. Bởi vậy tôi giới thiệu bài thuốc này để mọi người có thể áp dụng chữa một lúc hai bệnh”, ông Vân nói.
Giới thiệu cụ thể về bài thuốc nam gia truyền đang sở hữu, lương y Vân cho hay bài thuốc gồm bốn vị chính là: Thương truật (dạng củ, 20g), trần bì (tức vỏ quýt, 10g), hậu phát (một loại vỏ cây thuốc, 15g) và cam thảo (10g). Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng đi đại tiện ra phân lỏng, cần bổ sung thêm hai vị thuốc khác nữa là sa nhân và mộc hương, mỗi vị 10g.
Ông Vân chỉ dẫn thêm cách thức bào chế thuốc như sau: “Ngoại trừ mộc hương, đem tất cả các vị thuốc phơi khô, sao vàng hạ thổ. Riêng cam thảo cần sao kĩ đến khi cháy sém các cạnh xung quanh là được. Để thuốc phát huy công dụng hơn, có thể tẩm thêm nước gừng tươi vào vị thuốc hậu phát trong lúc sao thuốc”.
Về cách dùng, theo ông Vân, có thể sử dụng bài thuốc theo hai cách: Sắc lấy nước uống; hoặc tán bột sau đó hoà với nước để uống. “Mỗi thang thuốc đem sắc nước hai lần, lần đầu 3,5 chén nước lấy 2/3 chén thuốc, lần sau 2,5 chén nước lấy 1/3 chén thuốc. Tiếp tục trộn đều nước thuốc thu được, chia uống thành 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn. Nếu thuốc dạng bột thì đem hoà với nước chia uống tương tự. Thông thường thuốc phải uống khi bụng no, tuy nhiên đối với bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng, uống thuốc lúc đói sẽ cho công dụng tốt hơn”, ông Vân căn dặn kĩ lưỡng.

Ngoài ra tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, thể trạng sức khoẻ bệnh nhân mà có thể tăng hoặc giảm hàm lượng các vị thuốc nhất định. Tất nhiên vị lương y không quên lưu ý người bệnh cần kiêng tránh thức ăn cứng, dai, các loại mắm, thực phẩm cay, nóng trong quá trình trị liệu.
Giải thích công dụng của bài thuốc, ông Vân cho biết các vị thuốc sẽ giúp tái tạo men, trám lấp những vị trí hỏng men ở dạ dày, đại tràng gây viêm đau. Ngoài ra nếu bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng kèm theo những bệnh khác, vẫn có thể bổ sung thêm vị thuốc để kết hợp điều trị tuỳ theo từng bệnh lý. “Thông thường chỉ cần kiên trì uống thuốc trong vòng nửa tháng, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Những người bị viêm ở vị trí đáy bao giờ cũng nhanh khỏi hơn so với bị viêm ở thành dạ dày hoặc thành đại tràng”, ông Vân nói thêm.
“Bảo bối” gia truyền
Theo lời thầy thuốc Vân, bài thuốc nêu trên được ông nội của ông, vốn là một thầy lang ghi chép, truyền lại. Sau khi ông nội qua đời, bài thuốc quý dần chìm vào quên lãng. Mãi đến đời mình, ông Vân mới tìm tòi, mò mẫm thu thập các tài liệu cổ để bào chế lại bài thuốc gia truyền xưa kia. Ông kể: “Từ nhỏ tôi đã thường giúp ông nội sao chế thuốc nên yêu nghề và quyết tâm sau này sẽ nối nghiệp tổ tiên. Sau thời gian thống nhất đất nước, tôi chính thức hành nghề bốc thuốc cho đến tận bây giờ, tính sơ sơ đã gần 40 năm làm nghề”.
Nói thêm về bài thuốc gia truyền, lương y Vân cho hay trước đây do thiếu thốn, các thầy lang thường sử dụng hạt cau khô hoặc lá măng cụt để thay thế cho vị thuốc thường truật. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu ông Vân đã hoàn chỉnh bài thuốc như bây giờ. Ưu điểm lớn nhất của bài thuốc như lời ông Vân nói là cực kì dễ kiếm, dễ bào chế nhưng mang lại hiệu quả cao trong chữa trị bệnh đau dạ dày, đại tràng.

Mặt khác bài thuốc gồm toàn những vị thuốc nam nên người bệnh không phải lo lắng chuyện xảy ra tác dụng phụ, ngay cả người không bệnh tật gì vẫn thi thoảng có thể sắc thuốc uống nhằm phòng bệnh. Bất ngờ hơn khi ông Vân nhẩm tính luôn giá mỗi thang thuốc nêu trên chỉ trên dưới 20 ngàn đồng, tùy vào giá cả của mỗi vùng miền.
Dẫu đã cao tuổi nhưng ông Vân vẫn nhiệt tình, xông xáo tham gia những hoạt động từ thiện như về vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh giúp người nghèo, quyên góp thuốc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mang bệnh tật. Ở làng Trúc Lâm, ông Vân còn được “vinh danh” là vị lương y duy nhất của làng.
“Thầy Vân tốt bụng lắm, ai đau gì ông đều khám chữa nhiệt tình, ai khó khăn ông đã miễn phí tiền công, còn cho thêm thuốc”, một dân làng nhận xét. Điều đáng nể nữa, chưa bao giờ ông lão này tính toán đến chuyện bán buôn, kinh doanh thuốc thang. Điều ông bận lòng giờ đây là liệu mình còn sống được bao lâu để đem nghề giúp người, giúp đời?.
Theo Khoa học & Đời sống, người bị viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc sử dụng thuốc, còn nên: 1. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc; 2. Ăn những đồ dễ tiêu hóa. Kỵ ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá;
3. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi, đúng giờ;
4. Viêm dạ dày dạng co bóp, vị toan tiết ra giảm, nên người bệnh có thể ăn thêm hoa quả chua, sữa chua, canh thịt để tăng thêm dịch vị;
5. Nếu vị toan tăng nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy…;
6. Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt;
7. Hạn chế dùng một số thuốc có corticoit, thuốc giảm đau…;
8. Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công.
Theo Quảng Thiên - PLVN

Bài thuốc 6 vị thảo dược diệt tận gốc bệnh thoái hóa cột sống


Bệnh thoái vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và rất khó chữa trị. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 40 năm theo nghề y, lương y Nguyễn Vinh Quang (SN 1963, ngụ xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho rằng có thể chữa khỏi căn bệnh trên bằng cây thuốc nam.
Lương y Nguyễn Vinh Quang cho biết bài thuốc chữa bệnh thoái vị đĩa đệm gồm sáu loại thảo dược, trong đó cây chìa vôi giữ vai trò chủ đạo. Theo lời thầy thuốc Quang mô tả, đây là một giống cây thân leo thường mọc gần bờ suối hoặc những nơi ẩm ướt, rất dễ kiếm.
Theo ông, tác dụng chữa bệnh của cây chìa vôi từ xa xưa các tài liệu y học cổ từng nhắc đến, là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh phổ biến như phong thấp, đau xương, thoái hoá cột sống.
Cách thức sử dụng cây chìa vôi làm thuốc như lời ông Quang hướng dẫn khá đơn giản: “Hái cây về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày”. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
Lương y Quang cho hay mỗi vị thảo dược đều có tác dụng đặc trưng. Tuy nhiên tác dụng chung của chúng là thu phong, giảm đau, điều trị xương khớp từ đó bổ trợ điều trị đĩa đệm bị thoái vị.
Theo ông Quang, cây chìa vôi có tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm
“Sau khi phơi khô, mỗi vị dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, hễ khát lúc nào cứ uống lúc đó chứ không cần phải băn khoăn liều lượng, bởi thuốc không hề gây ra tác dụng phụ nào. Người bệnh cũng không cần kiêng cữ bất cứ điều gì. Nếu kiên trì uống thuốc đều đặn, sau vài tháng sẽ cho kết quả rõ rệt. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ”, lương y Quang chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài cách dùng phơi khô đun lấy nước uống, ông Quang cho biết thêm có thể kết hợp sử dụng lá cây chìa vôi trị bệnh thoái vị đĩa đệm ở dạng tươi như sau: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.
Ông không quên căn dặn tỉ mỉ: “Chú ý sử dụng lá tươi phải rửa thật kĩ, bởi trên bề mặt lá chìa vôi có lớp bột phấn gây ngứa. Muối sống sẽ có tác dụng khử chất ngứa này. Nếu trong quá trình đắp thuốc mà bị ngứa quá, người bệnh chỉ cần giảm lượng hỗn hợp lại là xong. So với sắc nước uống, sử dụng lá tươi cho kết quả nhanh hơn, thường đắp thuốc chỉ vài hôm sẽ giảm đau ngay”.
Bài thuốc từ sáu loại thảo dược phơi khô của ông Quang
Ngoài tác dụng chữa trị bệnh thoái vị đĩa đệm, ông Quang tiết lộ thêm bài thuốc gồm sáu vị thảo dược trên còn có tác dụng trị chứng thấp khớp, đau nhức xương và giúp “ăn ngon ngủ ngon”.
Thoái vị đĩa đệm là một căn bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống với tỉ lệ thoái vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%. Nguyên nhân gây thoái hoá đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc đĩa đệm yếu đi theo tuổi tác. Bệnh nhân thoái vị đĩa đệm thường cảm thấy tê nhức và đau toàn thân. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm hiệu quả nhất là thay đĩa đệm cột sống bằng vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu này khá tốn kém và không phải bệnh nhân nào đều có điều kiện để thực hiện.
Theo Mai Long - PLVN