10 thg 5, 2014

cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần II: Kinh tế nước Mỹ

Phần II: Kinh tế nước Mỹ

Với năng suất và khả năng cạnh tranh tăng lên, Mỹ vẫn tồn tại những “mặt xấu” đáng lo ngại. Đây là vấn đề hầu hết các nước công nghiệp lớn khác cũng đang gặp phải, đó là các vấn đề việc làm, tiền lương và chế độ phúc lợi xã hội khác...
Mt khu rng ca M. nh ly t Internet.
Bạn đọc Lê Oanh giới thiệu phần nội dung tiếp theo cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson đến quý bạn đọc Tuần Việt Nam về diễn biến kinh tế nước Mỹ. Mời quý bạn đọc tiếp tục tham khảo và bình luận.
Công nghiệp và nông nghiệp

Cùng với thời gian, bức tranh mô tả khái quát nền kinh tế Mỹ với những nét đậm nhạt vẫn còn nguyên giá trị qua từng thời kỳ. Người ta vẫn nói, nền kinh tế Mỹ phải được xây dựng từ gốc đến ngọn. Với những người nhập cư không có tinh thần làm việc cần cù – hay không chịu lao động chân tay cũng như trí óc – họ rất ít khi gặt hái thành công ở thế giới mới này.
Tất nhiên, lúc đầu đơn giản là không có nông trại, nhà cửa hay xưởng máy và chính bản thân những người định cư phải tự mình làm ra những thứ họ cần. Hoặc là họ phải nhập từ bên ngoài vào với giá rất cao.
Sự thông minh và tinh thần sáng tạo cao độ của người Mỹ bắt nguồn từ tinh thần và thời kỳ khai phá này. Nếu thế thì “hãy tự mình làm lấy” khó có thể coi là xu hướng hiện nay hay là sở thích của giai cấp trung lưu ở Mỹ. Những thợ thủ công khéo léo không có nhiều và không có một lớp học nào cho các công nhân công nghiệp hoặc nông dân tồn tại. Vì vậy, nếu không tìm ra cách làm việc mới thì không thể làm được việc gì.
Những gì đạt được trong 100 năm đầu kể từ sau ngày độc lập thạt là kỳ diệu. Năm 1890, Mỹ đã sản xuất nhiều sắt và thép hơn cả Anh và Đức cộng lại. Đến năm 1900, theo một số tiêu chuẩn, Mỹ đã trở thành nước công nghiệp lớn nhất và công dân Mỹ được hưởng mức sống cao nhất thế giới. Năm 1913, nước Mỹ chiếm hơn 1/3 sản lượng công nghiệp thế giới. Đến thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ sản xuất ra 50% “tổng sản phẩm thế giới”.
Ngày nay, nền kinh tế Mỹ không còn thống soái trên thế giới như trước đây, nhưng chỉ với khoảng 5% số dân và 6% đất đai thế giới, Mỹ vẫn sản xuất khoảng 25% sản lượng cộng nghiệp, hàng hóa nông nghiệp và dịch vụ thế giới, và tỷ lệ này đã được duy trì suốt 15 năm qua. Mỹ đã không tụt lùi so với các nước khác. Tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ đã tăng hơn 3 lần kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đúng hơn là các nước khác đã đuổi kịp hoặc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, một thế kỷ sau khi Mỹ giành vị trí cường quốc kinh tế duy nhất thế giới, tổng sản lượng của Mỹ vẫn gấp hơn hai lần những đối thủ liền kề là Trung Quốc và Nhật Bản. Và kinh tế Mỹ gấp hơn 4 lần các nền kinh tế mạnh sau mình là Đức, Ấn Độ,Pháp và Italia.
Mặc dù Mỹ thường lo ngại là mình không còn đứng đầu trong hầu như mọi lĩnh vực, song Mỹ vẫn là nước đi đầu thế giới trong rất nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực này bao gồm, ví dụ, hóa sinh và công nghệ gien, nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ, thông tin liên lạc, máy tính và dịch vụ thông tin và những lĩnh vực kỹ thuật cao .Trong những lĩnh vực này các công ty Mỹ bị cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới, đôi khi đó là các công ty ngoại quốc được hậu thuẫn của một nhóm các quốc gia và chính phủ của họ. Tuy thế các ngành công nghiệp tư nhân Mỹ vẫn hoạt động khá tốt.
Các công ty Mỹ bán máy bay chở khách hoặc máy vi tính vẫn chiếm phần lớn thị trường thế giới. Tương tự, nhiều nước hiện có các thụng lũng Silicon của riêng họ, nhưng khu vực nghiên cứu và sản xuất máy tính đầu tiên và lớn nhất vẫn là Thung lũng Silicon gần San Fransisco, nơi có khoảng 4.000 công ty kỹ thuật cao.Trong ván bài pôkê kinh tế quốc tế1,người nước ngoài vẫn chọn Mỹ làm nơi đổ tiền vào trước tiên. Đầu tư nước ngoài ở Mỹ năm 1990 lên đến khoảng 403 tỷ USD, trong đó những nước đầu tư hàng đầu là Anh 108 tỷ USD, Nhật Bản 83 tỷ USD, Hà Lan 64 tỷ USD, Canada và Đức môic nước 28 tỷ USD.
Trong khi Mỹ nổi tiếng về trình độ công nghiệp và kỹ thuật, điều mà nhiều người, kể cả những người Mỹ, không biết đến là Mỹ cũng là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới. Mỹ là nước cung cấp ngũ cốc lớn nhất, vượt xa các nước khác, trồng khoảng 12% tổng số lúa mì trên thế giới, 45% ngô, 18% bông và 10% yến mạch và lúa miến. Tương tự, các chủ nông trại và trang trại chăn nuôi Mỹ sản xuất khoảng 14% sản phẩm sữa thế giới, 17% các loại thịt, 27% các loại dầu mỡ thực vật và 53% đậu tương.
Điều này thật đáng ngạc nhiên vì đất có thể dược dùng để canh tác ở Mỹ chỉ chiếm chưa đầy 8% đất canh tác thế giới và chỉ có một phần rất nhỏ số dân Mỹ (dưới 2%) làm nông nghiệp. Mỹ không chỉ nuôi sống dân mình – là một trong số ít các nước công nghiệp làm được như vậy – mà còn nuôi sống nhiều người dân khác trên thế giới. Đây là sự thực, mặc dù các nước khác như Trung Quốc và Nga có nhiều đất nông nghiệp hơn. Xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 1/10 tổng sản phẩm quốc dân nhưng nông nghiệp đóng góp gần như 1/5 con số này.
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao Mỹ có thể đi từ một nền kinh tế nhỏ nhiều khó khăn tới một nước công nông nghiệp hàng đầu trong một thời gian ngắn như vậy. Một lý do hiển nhiên là diện tích và tài nguyên thiên nhiên, nhưng chỉ điều này thôi không giải thích được sự tiến bộ của Mỹ.
Cái gọi là tinh thần táo bạo và óc sáng tạo đã đóng một vai trò quan trọng cho sức sống của nước Mỹ.Bên cạnh đó là tinh thần liên tục thử nghiệm kết hợp với mong muốn tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề cũ. Tính linh hoạt về địa lý và xã hội cũng góp phần cho sự phát triển này. Ngành công nghiệp và kinh doanh Mỹ đã thu được nhiều lợi nhuận từ những nghiên cứu cơ bản của các trường đại học chủ chốt và từ chính sách giúp đỡ nhân tài của họ.
Một điều quan trọng nữa là “tinh thần giám làm”, hay nói cách khác là dám tận dụng con người và sáng kiến để cho những người mong muốn làm việc thử làm một điều gì đó. Thường thì các cách thức, mong muốn tạo ra được cái gì đó mới và tốt hơn chứ không phải các kết quả vật chất là động lực thúc đẩy con người Mỹ.
Nhiều người Mỹ muốn là ông chủ của chính họ và họ sẵn sàng đánh đổi cuộc sống bình an để có cơ hội “làm điều đó”.Tuy tự cho mình là thị trường “làm ăn tự do” nhưng không phải vậy. Bất cứ ai muốn khởi đầu sự nghiệp đều phải gặp rất nhiều quy tắc, hạn chế và luật lệ ở mọi cấp chính quyền.
Ở Mỹ, công nhân cổ Xanh được xếp trong số được hưởng mức lương cao nhất trên thế giới và có nhiều ưu đãi nhất. Một công nhân ở Mỹ trung bình thu nhập khoảng 10,5 đến 12,5 USD một giờ (1990). Thêm vào đó, nhiều công ty Mỹ đã có kế hoạch chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên của họ. Gần đây, một xu hướng mới xuất hiện nhằm làm cho nhân viên và chủ có mức thu nhập gần tương đương nhau.
Ở một số công ty, tất cả công nhân viên làm chủ sở hữu một phần công ty và làm tất cả các loại công việc và hình thức này dường như có tính khuyến khích cao đối với nhân viên.
Xu hướng sản xuất các sản phẩm mới dồi dào và cho tất cả mọi người có thể mua được là một lý do rõ rệt giải thích tại sao doanh nghiệp Mỹ thường được những người trung lưu Mỹ ủng hộ.Thêm vào đó, việc doanh nghiệp Mỹ còn được ủng hộ rộng rãi là do một nguyên nhân khác nữa, đó là những người “rất giàu” ở Mỹ thường có khuynh hướng từ bỏ phẩn lớn số tiền họ có trước khi qua đời.Họ thường trao tài sản cho các nhà tế bần, bệnh viện, trường học, thư viện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật và các quỹ giáo dục, công trình nghiên cứu…
Ở Mỹ ít người “thích các doanh nghiệp lớn”, bắt đầu từ năm 1890 chính quyền các cấp đã có chính sách xé lẻ các công ty lớn và các công ty độc quyền. Những công ty đầu tiên chịu ảnh hưởng của chính sách này là các công ty thép lớn, đường sắt và các công ty thép thống trị toàn bộ ngành công nghiệp này thông qua kiểm soát tập trung đối với nhiều công ty lẻ.
Quá trình xé lẻ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay mặc dù trọng điểm giờ đây nhằm vào “phá bỏ những quy chế của Nhà nước” đối với các lĩnh vực như ngân hàng và liên lạc. Vấn đề là liệu một công ty, bằng thành công trong công việc của chính mình, có thể được phép thống trị lĩnh vực mình kinh doanh hay ngành công nghiệp mình tham gia hay không?
Từ cuối năm 1970, qua những năm 1980 cho đến những năm 1990 nước Mỹ trải qua nhiều biến đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mình. Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này hiện cũng đã nổi rõ ở những nước công nghiệp chủ yếu khác. Thay đổi xuất hiện rõ nhất ở các ngành công nghiệp nặng truyền thống như ngành sản xuất thép, thị trường ôtô rộng lớn và một số ngành kỹ thuật cao. Gần như cùng một lúc nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên rất nhiều.
Tiếp đó, cán cân thương mại với Nhật Bản và Châu Âu cũng bị thâm hụt.Tất cả những chỉ số này làm cho nhiều người Mỹ công khai bàn luận, liệu có phải Mỹ đang xuống dốc ở “giai đoạn cuối” hay vẫn “không thể đảo ngược” một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ? Tuy nhiên, một điều rõ ràng là hơn bất cứ nơi nào Mỹ đã sớm nhận ra những thay đổi sâu sắc này.
Một trong những khó khăn chính của việc đánh giá xu thế phát triển kinh tế Mỹ - và các xu hướng trong toàn xã hội Mỹ - là việc Mỹ được cho là một dân tộc có truyền thống “lạc quan” chỉ đúng có một nửa.
Chính xác hơn, trạng thái tinh thần của người Mỹ dương như bị cuốn theo những thay đổi lớn và định kỳ, lên hoặc xuống và thường đều thái quá như nhau.Ví như, ngành công nghiệp thép của Mỹ - trong một thời gian dài là biểu tượng của sự “đồi bại” của ngành công nghiệp Mỹ - trong thập kỷ qua đã trải qua sự biến đổi ghê gớm. Năng suất lao động và chất lượng tăng lên đã làm cho các nhà sản xuất thép của Mỹ họat động có hiệu quả hơn so với các đối thủ nước ngoài, năm 1985 xuất khẩu 1 triệu tấn, đến năm 1991 đã tăng lên trên 6 triệu tấn.Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra ở các lĩnh vực xe hơi, bán dẫn…
Do hiệu suất lao động của Mỹ luôn tăng từ năm 1982 đã làm cho Mỹ trở thành nước xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới về tổng thể và ngang hàng với Nhật và Đức về mặt hàng chế tạo. Thâm hụt buôn bán của Mỹ đã đạt mức kỷ lục năm 1987, vào khoảng 146 tỷ USD.
Năm 1990, con số này đã giảm đi một nửa còn khoảng 70 tỷ USD. Một năm sau, tổng thâm hụt buôn bán chỉ là 7 tỷ USD – trong một nền kinh tế 6 ngàn tỷ USD. Nếu như những chỉ số trên cho thấy kinh tế Mỹ khó có thể bị coi là đang xuống dốc không phanh, chúng ta phải một lần nữa xem xét các quan điểm của Mỹ.
Với năng suất và khả năng cạnh tranh tăng lên, ở Mỹ vẫn tồn tại “mặt xấu” đáng lo ngại, đây là vấn đề hầu hết các nước công nghiệp lớn khác cũng gặp phải, đó là vấn đề về việc làm, tiền lương và các chế độ phúc lợi xã hội khác.
Trong mảng tối này thì vẫn còn có những điểm sáng đó là Mỹ đã rất thành công trong việc tạo ra công ăn việc làm mới. Theo số liệu của EU năm 1993, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1990 Mỹ đã tạo ra 28,8 triệu việc làm mới so với có 8,8 triệu được tạo ra ở châu Âu. Có thể đi đến một kết luận là đa số người Mỹ, lúc thịnh vượng hay khó khăn, vẫn tin rằng con đường từ “nghèo khổ đến giàu có”, mặc dù gập ghềnh khó khăn, vẫn không phải hoàn toàn chỉ là hoang đường. Hoặc là, thậm chí khi bi quan, người Mỹ vẫn có thiên hướng lạc quan như vậy.

Nhân công

Luật lao động, quan hệ lao động và công đoàn ở Mỹ có lịch sử khác một chút so với các nước công nghiệp phương Tây khác. Lý do chủ yếu của sự khác nhau này là ở Mỹ quan dệ chủ thợ không Mấy giống cuộc đấu tranh giữa các giai cấp và các triết lý chính trị xã hội ở các nước khác.
Công nhân Mỹ thường đấu tranh để có “phần to hơn trong toàn bộ cái bánh”, điều kiện làm việc và các phúc lợi xã hôi khác tốt hơn.Ông chủ của họ thường có nguồn gốc không khác gì mấy so với họ. Sự khác nhau chủ yếu giữa chủ và thợ không phải ở âm điệu giọng nói, giai cấp xã hội…mà ở đồng tiền và đồng tiền đó có thể mua được gì ?.
Những biến đổi có tính chất đặc biệt đối với lịch sử nước Mỹ cũng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đền nhân công.Trong một thời gian dài Mỹ đã thiếu nhân công do sự phát trển vượt bậc của các ngành kinh tế, đặc biệt nhân công có tay nghề, có trình độ kỹ thuật. Vì thế, lương ở Mỹ thường cao hơn nhiều so với châu Âu và các nước khác.
Khi thành thị phát triển và nhu cầu về hàng chế tạo tăng lên nhanh chóng chủ các xưởng sản xuất bắt đầu thuê ngươi phụ giúp để tăng sản xuất. Giữa thế kỷ thứ XIX các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ đã sử dụng hàng trăm ngàn công nhân nhập cư đang đổ về các thành phố.
Từ đây tình hình đã có sự thay đổi theo chiều hướng xấu, các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra do nhiểu công nhân đã phải làm bất cứ việc gì họ tìm được với bất kỳ mức lương nào, điều kiện sinh hoạt chật chội và ngày càng có nhiều sự phản đối và đối kháng giữa chủ và người làm thuê, giữa công nhân và cảnh sát.
Trong 10 năm từ 1880 đến 1890 có tất cả 10.000 cuộc đình công, trong số đó có rất nhiều cuộc đình công mang tính bạo lực từ cả hai phía trong đó lực lượng của nhà nước thường đứng về phía các doanh nghiệp.Đến năm 1930, các đạo luật cơ bản đã đem lại nhiều quyền lợi cho công nhân Mỹ mà trong một thời gian dài họ đã không được hưởng như: Đạo luật bảo hiểm sã hội, Đạo luật chuẩn mực lao động….
Năm 1886, một số công đoàn của các công nhân lành nghề đã cùng nhau lập nên công đoàn trung ương là Liên đoàn lao động Mỹ (AFL). Bốn năm sau, liên đoàn có số thành viên khoảng 500.000 và đến 1904 là 1,75 triệu. Khi công nhân châu Âu đang tham gia các phong trào cách mạng, hầu hết công nhân Mỹ không hứng thú gì việc phá vỡ hệ thống cơ bản mà chỉ quan tâm đến việc tạo dựng hệ thống này vì lợi ích của họ. Quan điểm lúc này của Liên đoàn lao động Mỹ là “bánh mỳ và bơ”. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất Liên đoàn đã có 5 triệu thành viên.
Đến năm 1955, khi Liên đoàn lao động Mỹ sát nhập với CIO (Đại hội các tổ chức công nghiệp) thì hội viên tích cực lên tới 15 triệu người.Các công đoàn công nghệp mạnh nhất là vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các lĩnh vực công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ yếu ở Mỹ cần phải có thẻ hội viên công đoàn. Tuy nhiên, ngày nay do có sự “xáo trộn”lớn trong các ngành công nghiệp nặng truyền thống và một số công ty chuyển đến vùng có nhân công rẻ và thuế thấp nên thế lực của các công đoàn này đã bị suy yếu.
Hai mươi hay ba mươi năm trước, công nhân viên chức đình công với những yêu sách của họ là điều đáng kinh ngạc. Ngày nay, người Mỹ cũng đã chịu học cách chịu đựng chững cuộc đình công này.Một số công đoàn đã chủ chương bảo đảm việc làm là quan trọng hơn tăng lương để tránh bị sa thải hàng loạt và giúp công ty lại sản xuất có lợi nhuận.Tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được tình trạng các nhà máy lỗi thời bị đóng cửa và công nhân vẫn bị sa thải.
Dù vậy, ở các lĩnh vực kinh doanh khác các công ty lại lo các nhân viên chạy sang các hãng đối thủ của mình, đây đặc biệt là một vấn đề ở nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nhiều doanh nghiệp mà vì vậy họ luôn có những chính sách đãi ngộ nhân viên một cách tốt nhất.

Phúc lợi

Ở Mỹ, hình ảnh quá khứ phản ánh tình trạng sức khỏe và các mối quan tâm về phúc lợi được thể hiện qua hai hình ảnh: Thứ nhất là người lính biên giới được trang bị một cái rìu, một khẩu súng trường, một cuốn Kinh thánh và một ý chí mãnh liệt; Hình ảnh lich sử thứ hai là về một nhóm người thủy tổ đoàn kết, gắn bó và chia sẻ.Trong cả hai hình ảnh đều có phần sự thật lịch sử.
Vấn đề phúc lợi xã hội của Mỹ luôn bị giằng co giữa quan niệm về cá nhân tự chủ, độc lập và sự phụ thuộc và quan tâm lẫn nhau trong cộng đồng. Rộng rãi với các dân tộc khác nhưng người Mỹ ít thực hiện việc từ thiện trong nước.Dường như có một phần sự thật trong nhận xét là người Mỹ thường quá tự cao để có thể hạ mình yêu cầu giúp đỡ và hưởng phúc lợi.
Tình hình chăm sóc phúc lợi đã được cải thiện nhiều qua bộ luật về phúc lợi xã hội của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào giữa những năm 1930.Ngày nay, không phải chỉ có một hệ thống phúc lợi đơn nhất, mà nó là một tổng thể các biện pháp được tạo ra nhằm giúp đỡ cho những người cần được giúp đỡ.
Chính phủ liên bang đã đặt ra tiêu chuẩn cho mức lương tối thiểu mỗi giờ trong toàn quốc, hoặc mức chính thức được coi là nghèo túng.Chính phủ liên bang tài trợ và các chương trình quốc gia như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp cho người lao động, Chăm sóc sức khỏe….Năm 1989, hơn 560 tỷ USD được chính phủ liên bang chi cho phúc lợi xã hội.
Các chương trình và số lượng trợ giúp rất khác nhau giữa các bang và tùy theo tình hình kinh tế xã hội của mỗi cá nhân trợ giúp mà có các chính sách khác nhau. Ví dụ: năm 1990 chi phí y tế cho khoảng 23 triệu người đã được Quỹ trợ giúp y tế chi trả, và hơn 21 triệu người được nhận mua tem lương thực. Giữa các bang có những khác biệt lớn về số người sống dưới mức nghèo khổ và có những khác biệt rất lớn về mức độ mỗi bang cho công dân mình được hưởng phúc lợi. Năm 1991, Massachsetts và New York chi trên 940 USD một đầu người cho phúc lợi công cộng, trong khi các bang như Nevada, Idaho, Arizona chi chưa đến 200 USD một đầu người.
Kể từ những năm 1970, một số bang bắt đầu thực hiện chương trình “lao động phúc lợi” (lao động cộng với phúc lợi) trong đó người nhận phúc lợi phải làm việc hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo nghề nghiệp. Trong khoảng hơn một nửa số bang, các chương trình này đang được thực hiện với cố gắng đưa người nhận phúc lợi vào các công việc phục vụ công cộng.
Các gia đình có con em chưa đến tuổi đi học được miễn không phải làm việc, đã có một số luật mới ở các bang như luật phúc lợi cải cách mới của California quy định thời gian tối đa hai năm đào tạo với những nghề có khả năng xin việc cho người nhận phúc lợi và gửi trẻ không mất tiền để giúp người thất nghiệp không phải nhận trợ cấp nữa mà có việc làm lâu dài.
Theo luật liên bang, phúc lợi chăm sóc y tế là để cho những người không có tiền hoặc bảo hiểm. Các bang, các hạt và các thành phố đều xây dựng hoặc ủng hộ các bệnh viện, viện tâm thần…và chất lượng của các dịch vụ này cũng khác nhau giữa các bang.
Điều làm cho nước Mỹ khác với nhiều quốc gia khác là ở mức đóng góp khu vực tư nhân cho các chi phí về y tế, hưu trí và thậm chí cả nhà ở.Các công ty và chủ công ty thường trả phần lớn các phúc lợi trên. Nhiều công đoàn cho những người thất nghiệp hưởng phúc lợi thêm vào phần nhà nước cung cấp. Một số công đoàn còn có các chương trình hưu trí riêng của họ và một số thậm chí còn là chủ hoặc quản lý các hội hưu trí.
Ở Mỹ vẫn có nhiều người chưa bao giờ đi làm hoặc chưa bao giờ có khả năng làm việc, hoặc ở trong tình trạng thất nghiệp đã lâu. Những người này buộc phải dựa vào các chương trình phúc lợi cơ bản của nhà nước và không một ai trong hoàn cảnh này lại có cuộc sống đàng hoàng.
Tuy nhiên, hai hình ảnh cuộc sống vẫn tồn tại, và những người đã thành đạt thấy khó có thể hiểu hoặc để tâm đến những khó khăn mà những người không thành đạt gặp phải. Trong bản báo cáo năm 1995 của mình, Liên hợp quốc đã xếp loại 174 nước theo chỉ số phát triển con người (HDI), Mỹ được xếp thứ hai sau Canada. Hai mặt cuộc sống Mỹ đều có gia trị như nhau và không mặt nào nhấn mạnh hơn mặt nào.Tuy nhiên, điều đáng được quan tâm nhất chính là khoảng cách giữa hai mặt này.

Y tế và cải cách

Năm 1990, 86,4% người Mỹ được hưởng bảo hiểm y tế của tư nhân hoặc nhà nước, 61%(trên 150 triệu người Mỹ) hưởng bảo hiểm y tế do có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn 33,6 triệu người Mỹ không được hưởng bảo hiểm y tế. Vì thế, nhiều người Mỹ được hưởng hai hệ thống bảo hiểm, đó là những người làm việc thất thường hoặc không làm gì cả.
Điều đáng lo ngại là mặc dù đã tiến hành điều tra, ngiên cứu nhưng không ai đảm bảo chính xác có bao nhiêu người Mỹ sống trong các khu ổ chuột, hoặc trong các công viên công cộng…Theo một báo cáo điều tra, “dự đoán quốc gia đáng tin cậy nhất là ít nhất 300.000 người không có nhà cửa mỗi tối” ở Mỹ và con số đó “có khả năng là 400.000 cho đến 500.000”.
Những người khác không có bảo hiểm y tế là những người làm cho các công ty nhỏ chỉ có ít nhân viên – theo luật họ không phải cung cấp bảo hiểm y tế - hoặc nhân viên làm việc ở đây chính là chủ sở hữu các công ty này.Tuy nhiên, năm 1988, khoảng 40% những người không có bảo hiểm y tế có mức thu nhập hàng năm hơn 20.000 USD; 22% có mức thu nhập 30.000 USD hoặc cao hơn và 13% có mức thu nhập cả gia đình 40.000 USD hoặc hơn – nhưng không mua một loại bảo hiểm y tế nào.
Vấn đề không phải ở số tiền Mỹ chi cho sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, mà ở hiệu quả của khoản chi này và việc phân phối nó. Phần đông người Mỹ tin rằng “chăm sóc sức khỏe tốt nhất” là một quyền họ được hưởng – và không một ai đáng bị từ chối quyền này vì mức thu nhập của họ. Việc chi phí y tế tăng mạnh – trong khi lại không co dấu hiệu rõ rệt cải thiện tổng thể việc chăm sóc y tế cho toàn bộ dân chúng – cũng bị coi là mối hiểm họa cho sức mạnh kinh tế quốc gia.
Đến đầu những năm 1990, rõ ràng cần có một hình thức bảo hiểm trung ương, phổ thông nào đó để cho cả những người hiện không được hưởng bảo hiểm y tế cũng được hưởng và để giảm tổng chi phí. Trong khi điều này là “càn thiết cả về mặt đạo đức và kinh tế”, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc làm thế nào để điều chỉnh hệ thống chăm sóc y tế “chắp vá” giữa nhà nước và tư nhân hoặc thâm chí thay đổi hoàn toàn.
Bạn đọc: Lê Thị Oanh (Hà Nội)


"Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" - Phần I: Tìm kiếm nước Mỹ

Nguồn:http://www.tuanvietnam.net/cuoc-song-va-cac-the-che-o-my

"Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ"

Bạn đọc có thể tìm thấy một bức tranh toàn cảnh về xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, thông tin, môi trường và văn hóa nước Mỹ trong cuốn "Cuộc sống và các thể chế của Mỹ" củanhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. sự kiện nóng
Cuốn sách này đã được các dịch giả: Lê Linh Lan, Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Diệu Hương, Nguyễn Thu Hằng dịch từ phiên bản Tiếng Anh "American life and institutions" sang Tiiếng Việt với tiêu đề: "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000.
Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu về đất nước và con người Mỹ. Vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ, cuốn sách giới thiệu một cách nhìn mở rộng về xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, thông tin và văn hóa của nước Mỹ. Nó thách thức những ý tưởng đã ăn sâu trong việc nhìn nhận nước Mỹ, nêu ra những khuynh hướng hiện có và cố gắng đặt trong bối cảnh những thông tin rời rạc về nước Mỹ vẫn được thấy trong nhiều giáo trình và được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông.

Nước Mỹ không phải là mảnh đất mà vàng có thể dễ dàng tìm thấy trên đường phố và cũng không phải là mảnh đất đầy những chuyện lộn xộn, vớ vẩn mà mọi người có thể chán chường bỏ đi.

Phần trích "Tìm kiếm nước Mỹ"  là một trong những nội dung chính của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Bạn đọc Lê Oanh gửi đến cho chuyên mục.
Mời bạn đọc Tuần Việt Nam cùng tham khảo và suy ngẫm. 
Phần I: Tìm kiếm nước Mỹ
Cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" phiên bản Tiếng Anh.
“Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và những gì nói ngược lại có lẽ cũng đúng không kém” (James T. Farrell)    
Khi bắt đầu mô tả nước Mỹ và người Mỹ, người ta cũng sẽ cần giả định Hoa Kỳ là một nước khác và cần phải giữ cách tiếp cận như vậy. Hoa Kỳ là một cường quốc, đó là điều không thể phủ nhận.

Đồng thời, đất nước này gồm có các trung tâm dân cư, những miền nhiệt độ cao thấp khác nhau,  các chỉ số kinh tế, hệ thống giáo dục, nền nghệ thuật vá các ngành nghề, chính trị và các vấn đề, các cuộc tranh luận như các nước khác.

Tuy nhiên cách tiếp cận này sẽ bỏ qua hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, chúng ta luôn có ấn tượng về một nước Mỹ, dù sâu sắc hay nhạt nhòa. Kết quả là, hầu hết bạn đọc, giống như các nhà du lịch, sẽ lao đi tìm một nước Mỹ mà họ  muốn tìm và sẽ không hài lòng với các hướng đi của họ nếu như không đạt được điều họ muốn tìm.

Thứ hai, tất cả chúng ta đều biết và cảm nhận chắc chắn rằng nước Mỹ - giấc mơ và lời hứa hẹn, những huyền thoại, truyền thuyết và những niềm hy vọng – phần nào khác với điều chúng ta nghĩ. Cái chủ đề về nước Mỹ từng thu hút những ý kiến và các lời đánh giá hoàn toàn khác với các nước khác. Vì vậy, khi tiếp cận nước Mỹ, trước hết chúng ta cần có sự nghiên cứu cẩn thận hơn những vấn đề đó nếu như chúng ta có ý muốn hiểu được rõ hơn câu hỏi chủ yếu nước Mỹ là gì và nước Mỹ có nghĩa gì.  
Mảnh đất này chính là đất của bạn ? 
“Mảnh đất này chính là đất của bạn” là một bài hát rất phổ thông. Đây là điệp khúc nổi tiếng và là một trong những giai điệu đầu tiên mà nhiều người từng chơi khi học ghi ta. Nhưng mảnh đất này, nước Mỹ, không phải là đất “ của chúng ta” (trừ phi và tất nhiên, chúng ta là công dân Mỹ). Mặc dù, lắm khi điều đó dường như lại như vậy.            
Tất cả những ai sinh ra vào nửa sau của thế kỷ XX, và những ai đã sinh sống trên mảnh đất có tất cả thông tin hiện đai – báo chí và tạp chí, các loại sách bìa cứng và phim ảnh, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, băng hình và các loại hình quảng cáo – thì đã tiếp xúc với hàng trăm, hàng nghìn hình ảnh của người Mỹ và cuộc sống Mỹ. Chính vì điều này mà hầu hết mọi người đều đã đế nước Mỹ, ngay cả khi họ chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất đó.            
Hãy nghĩ đến số lượng phim Mỹ bạn đã từng xem, dù đó là cũ hay mới. Và tất cả những bài hát theo “giọng” Mỹ bạn đã dược nghe. Chúng ta cũng không thể bỏ qua những bài viết xuất hiện hàng ngày trên các loại báo và tạp chí đề cập các tin tức, khuynh hướng và các vụ bê bối mới nhất trên nước Mỹ. Tiếp đó là các chương trình tư liệu đặc biệt trên vô tuyến về các vấn đề sảy ra trên đất Mỹ và về “cách sống Mỹ”.

Chúng ta không thể quên được các bộ phim truyền hình nhiều tập về những vị cảnh sát ở các thành phố lớn, những anh chàng cao bồi miên Tây, sự phong phú về đời tư và công việc của họ. Các cuốn tiểu thuyết dật gân và thậm chí các cuốn sách hài có tính chất hay đặc tính Mỹ cũng đều bán chạy ở nhiều nước. Ngoài ra chưa kể đến các biển quảng cáo, tranh biếm họa, các loại thiếp chúc mừng, áo phông và áo len cùng với các thông điệp và tranh biếm họa đầy tính cách Mỹ.            
Điều khó có thể quên rằng những hình ảnh và ấn tượng về nước Mỹ đều được nghe, được nhìn, được đọc và được nhận xét ở bên ngoài nước Mỹ. Để nghe nhạc Mỹ chúng ta không cần phải nghe đến chương trình của đài Mỹ. Một điều khá bình thường khi thấy các chương trình phim truyền hình Mỹ được các đài truyền hình trên thế giới sử dụng, và các tạp chí, báo, tiểu thuyết, các cửa hiệu hay các công ty quảng cáo ở nhiều nơi trên thế giới cũng xuất bản, xây dựng hay trình chiếu các hình tượng về nước Mỹ. Nói tóm lại, người Mỹ dường như ở mội nơi trên thế giới.            
Nhưng chắc chắn rằng không phải lúc nào hình tượng Mỹ và sản phẩm Mỹ cũng được hoan nghênh. Nhiều nước trên thế giới đã từng cố gắng ngăn cản những chiếc quần bò hay nhạc jazz, rock “ n” roll hoặc nhạc mạnh, các loại phim bạo lực, hay các trò trướt ván hay patanh nguy hiểm, đã từng ngăn cấm dòng chảy của những gì không mong đợi mang tính chất Mỹ.           
Một điều quan trọng là cần phải hiểu được mối liên hệ giữa những gì xảy ra hàng ngày bên ngoài Hoa Kỳ với những gì dường như có thể được coi là của Mỹ tác động thế nào đến hình ảnh thực sự về nước Mỹ. liệu có ai trong chúng ta lại chưa hề có dịp được xem một tấm hình về hình dáng trên nền trời của thành phố New York, về Cổng Vàng hay tượng Nữ thần Tự do không?

Hai chương trình phim truyền hình nhiều tập được nhiều người xem nhất trong đầu những năm 1980 là Dallas và…? Và chắc chắn rằng The Muppets đã làm cho chú chồn thân thiện có tên là Kermit trở nên nổi tiếng đối với trẻ em trên toàn thế giới hiện nay như chú chuột Mickey và chú chó Snoopy đã từng quen thuộc với cha mẹ chúng.

Bộ phim Những cô gái vàng đã từng thu được tiếng cười trên khắp hành tinh và  Cosby cùng đồng đội của ông vẫn được yêu chuộng từ nước này sang nước khác đến tận những năm 1990. Mặc dù nhiều người sống ở Anh, Pháp hay thậm chí Đức có thể không biết, chẳng hạn, thủ tướng hiện nay của Hà Lan là ai, nhưng họ có thể hiểu rằng J.R1 là không tốt, và E.T2 thì không tốt, Alf thì ăn mèo và Al Bundy sẽ ăn bất kỳ cái gì.

Họ hiểu rằng New York là thành phố bạo lực hơn bất kỳ nơi nào (thậm chí nó vẫn chưa là thành phố đứng đầu Mỹ về vấn đề này ), và rượu whisky sẽ là “rượu” được ưa chuộng nhất (xin lỗi, đấy là vodka !). Và mặc dù hiện nay loại nước sốt Heinz được mọi nhà trên đất Mỹ sử dụng, thì dường như từ Praha đến Bắc Kinh nó bị salsa lấn át. Những gì mà mọi người ở mọi nơi mới chỉ “biết” về nước Mỹ thật đáng kinh ngạc.

Hầu hết những học trò Mỹ nghiêm túc đều nhận thức được rằng do những hình tượng về nước Mỹ đã trở nên quá quen thuộc, bình thường với cuộc sống bên ngoài nước này, nên khó có thể phân biệt giữa hình tượng và thực tế, danh tiếng và thực tiễn.

Thậm chí trước ảnh hưởng to lớn của truyền hình, John Steinbeck đã nói rằng “ bức tranh về nước Mỹ và về người Mỹ mà người nước ngoài đã in sâu vào óc chủ yếu bắt nguồn từ các cuốn tiểu thuyết, các chuyện ngắn và đặc biệt là từ những bức tranh sống động của chúng ta”.

Và ông đã cảm thấy rằng trong khi ngay cả những “người Mỹ ít thông tin nhất” cũng có thể phân biệt được thực tế với những điều tưởng tượng, cuộc sống hàng ngày với bộ máy tạo nên giấc mơ của Hollywood, thì người nước ngoài không thể có khả năng đó.  
Từ California đến đảo New York  
Tạm thời gạt bỏ những vấn đề nêu trên sang một bên, mọi người đều có thể đồng ý với các cuốn sách và chuyên gia Mỹ rằng người nước ngoài khó có thể thâu tóm được độ lớn của nước Mỹ và sự đa dạng của cuộc sống đang diễn ra trên mảnh đất đó.

Thực tế, một trong những lời nhận xét phổ biến nhất của khách du lịch khi họ có điều kiện đi vòng quanh đất nước này là sự ngạc nhiên của họ về độ lớn của nó. Và họ cũng ngạc nhiên trước sự đa dạng hết sức to lớn khi họ ngỡ rằng ở Mỹ mọi thứ đều tương tự như nhau.            
Làm sao những người sống trên một đất nước có thể mất một hay hai ngày đi dọc đất nước lại có thể hiểu được độ rộng lớn của nước Mỹ, hay những nước “có những khoảng không rộng lớn”? một trong các cách tiếp cận phổ biến là đưa ra sự so sánh, ví dụ, có thể nói rằng San Francisco cách thành phố New York – khoảng 4500 Km – bằng khoảng cách từ Paris đến Baghdad.            
Tuy vậy, không giống như Paris và Baghdad cả hai thành phố này nằm trong một nước và có nền văn hóa chung. Vì vậy sẽ dễ dàng hơn nếu tưởng tượng rằng Paris và Marseilles cách xa nhau như San Francisco và New York.

Hãy nghĩ rằng chúng ta muốn vượt qua nước Anh, từ Liverpool sang London, nhưng phải đi qua bốn múi giờ khác nhau, đi qua ba dãy núi lục địa, đi qua gần như hàng trăm con sông, và phải mất nhiều ngày tại những vùng đất rộng lớn và đồng cỏ mênh mông.

Chúng ta sẽ phải lái xe qua hàng trăm cái hồ, cánh rừng, cánh đồng, và các thành phố lớn với hàng triệu dân cư và những làng quê nhỏ vốn chỉ là những chấm nhỏ trên bản đồ. Chúng ta sẽ đi qua các khu vực nông nghiệp năng suất cao nhất trên thế giới và các khu công nghiệp đông đúc.

Chúng ta vẫn có thể nhận thấy được những vùng đất hoang dã mà tại đó hầu như có ít các nhà khách và các trạm gác với khoảng cách không hề gần. Chúng ta cần tưởng tượng những thứ đó ở giữa Liverpool và London, nếu như chúng ta mong muốn có cảm giác về cái gì đã chia cắt Thế giới mới của bờ Tây với Thế giới mới của bờ Đông, và đồng thời cái gì đã gắn các vùng này lại với nhau.            
Còn có một cách khác để có thể cảm nhận được về độ lớn của nước Mỹ. Hãy nhìn vào bản đồ nước Mỹ. Nếu như bạn là người Nhật hay người Đức, hãy tìm Montana, nơi có diện tích gần bằng với Nhật Bản và Đức, và hãy so sánh một vài dữ kiện về bang đó với đất nước bạn. Nếu bạn là người Pháp thì Texas sẽ tương ứng, và nếu bạn là người Ba Lan thì New Mexico sẽ phù hợp. Và người Italia sẽ chọn độ rộng của Arizona. Đối với người Tây Ban Nha hay Thụy Điển thì California sẽ cung cấp sự so sánh. Đối với người Hà Lan thì chỉ cần một nửa diện tích của Maine sẽ là phù hợp.  
Trong khi khách du lịch thường ngạc nhiên về độ lớn thực tế của nước Mỹ thì hầu hết người Mỹ sẽ tính đến độ lớn và sự khác nhau của họ. Họ không hề coi là điều ngoại lệ khi cần phải lái xe hàng nghìn dặm và vẫn có khả năng nói cùng một thứ ngôn ngữ trên suốt cả một đoạn đường. Họ không cần phải có nhãn dán trên xe của họ với dòng chữ “Mỹ” : thì cái gì sẽ thay vào đó?            
Có rất nhiều người không phải là dân Mỹ nhận thức được độ lớn về địa lý của nước Mỹ. Nhưng sẽ khó hơn đối với việc tưởng tượng về sự phong phú tồn tại trong một quốc gia. Thường được mọi người cho rằng trên nước Mỹ không hề tồn tại sự thống nhất về văn hóa và chính trị.

Chính vì vậy câu hỏi về nước Mỹ không thể trả lời một cách đơn giản và ngắn gọn. Cũng không thể giải thích một cách đơn giản trong vài từ về độ tuổi được phép lái xe của người Mỹ ( từ 15 đến 21 tuổi  tùy theo từng bang ), hay là mức thuế thu nhập của họ. Ví dụ, công dân New York phải đóng cả thuế thu nhập liên bang, bang, thành phố trong khi những người dân may mắn của Concord, New Hampshyre thì chỉ phải trả thuế thu nhập liên bang.            
Các khía cạnh khác của nước Mỹ có thể là thách thức to lớn đối với những chuyên gia không sành. Ngay sau khi nhận thức được rằng “các đàn trâu đã mất đi” và cuộc sống hoang dã đã bị tàn phá, họ sẽ thấy khó tin được rằng, ví dụ, chỉ tại bang Pennsylvania đã có khoảng 6000 con gấu (không kể đến những con trong vườn thú) và hơn một triệu con hươu có đuôi trắng.

Hay có khoảng 50.000 con ngựa hoang vẫn chạy rong ở các bang miền Tây. Cũng tương tự như vậy, các chuyên gia của chúng ta có thể biết đến bốn chương trình truyền hình thương mại ở tại Mỹ, đó là ABC, CBS, NBC và Fox. Sau đó, liệu có thực tế không khi họ đặt ra câu hỏi là PBS (một chương trình phát thanh công cộng phi thương mại, phi lợi nhuận) có phải là chương trình lớn nhất ? Còn có hàng loạt các ví dụ tương tự như vậy và điểm cần nhấn mạnh nhiều lần ở đây là tất cả mọi điều tương phản và đa dạng đều có thể có trên đất nước Mỹ.            
Trong một thời gian dài điều phổ biến là mô tả đặc tính Mỹ điển hình hay thậm chí “lối sống Mỹ” như thể đó là cái duy nhất. Khi điều này được thực hiện đối với các quốc gia và dân tộc có tính đồng nhất hơn nhiều trên thế giới thì có thể sẽ tạo nên các luận điểm hay sự điển hình hóa tồi tệ nhất. Khi nó được thực hiện đối với nước Mỹ và người Mỹ thì kết quả sẽ là thảm họa, nếu như không nói là mang tính hài hước. 
Những khoảng cách khác  
Cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" phiên bản Tiếng Việt.
Có một nhân tố khác cần được tính đến khi muốn hiểu nước Mỹ một cách cơ bản. Xã hôi Mỹ là xã hội rộng mở nhất, đồng thời, là một xã hội liên tục tự chỉ trích mình trên thế giới. Truyền thống cởi mở và tự phê bình này có thể sẽ làm cho người nước ngoài nhầm lẫn, vì bản thân họ nghĩ rằng không ai tự bôi nhọ mình. Và chắc chắn rằng, những người bên ngoài càng dễ hiểu lầm khi họ không biết rằng với truyền thống và kinh nghiệm, người Mỹ vừa hay hoài nghi và vừa có lý tưởng.            
Bất kỳ nước nào được hình thành từ các tư tưởng, như trường hợp nước Mỹ, và tuyên bố một cách công khai về chúng và tự xác định mình thông qua các tư tưởng đó, sẽ không ngừng xem xét khoảng cách giữa điều cần phải làm với thực tế. Ví dụ, khi tuyên bố “tất cả mọi người được đối xử bình đẳng” thì quốc gia này đã nhận thức được rằng không phải tất cả công dân Mỹ được đối xử theo kiểu đó.            
Khoảng cách giữa thực tế cuộc sống và niềm hy vọng cho những gì tốt đẹp hơn cũng là cơ sở cho Giấc mơ Mỹ. Sự hứa hẹn của nước Mỹ đối với hàng triệu người nhập cư vẫn không phải ở nơi này tốt hơn, mà chỉ là có thể tốt hơn. Việc Giấc mơ Mỹ thực sự là gì không chỉ được người Mỹ tranh luận sôi nổi mà còn cả những người ở nơi khác trên thế giới.

Đồng thời, hầu như rât ít người nói đến “Giấc mơ Anh”, “Giấc mơ Canada” hay “Giấc mơ Nhật”. Cuộc tranh cãi này về nước Mỹ vẫn là tiêu điểm của vấn đề người Mỹ là ai, và sức mạnh của lập luận này phản ánh quan điểm cho rằng người Mỹ là khác và cần phải khác. Nỗi tức giận mà nhiều người Mỹ dành cho đất nước mình cũng xuất phát từ niềm tin này.

Nó giống như một cuộc nội chiến đang tiếp diễn hay là một cuộc đấu tranh lớn trong gia đình: “Chúng ta đã nói chúng ta cần làm điều đó ! Thế tại sao chúng ta lại không làm ?” Thường những người Mỹ yêu nước sẽ cũng là những người hay chỉ trích nhất đất nước họ.            
Tất nhiên, việc tiếp cận với hành động và theo dõi các lập luận đó sẽ không có vấn đề gì. Nước Mỹ chẳng che dấu điều gì ngay cả khi có mâu thuẫn và xung đột. Tin tức và hình ảnh về chiến tranh tại Việt Nam được truyền đi trên toàn thế giới thông qua hệ thống của Mỹ và các cơ quan thông tin do người Mỹ là chủ.

Vụ Watergate và Hòn đảo Ba dặm cũng là sản phẩm của nước Mỹ, tương tự là các cuốn băng chiếu việc đánh đập Rodney Kinh và cuộc bạo động ở Los Angeles năm 1992. Và CIA là cơ quan tình báo nổi tiếng, ít bí mật nhất trên thế giới.            
Có những đạo luật cụ thể yêu cầu nước Mỹ tiếp tục mở cửa với bên ngoài. Ví dụ, Đạo luật tự do thông tin (1966) có nghĩa là tất cả mọi người, không chỉ công dân Mỹ, có quyền biết những gì chính phủ đang làm – thông tin bị cấm hay bị coi là “không có sẵn” tại các nước khác.

Đồng thời Đạo luật về quyền cá nhân (1974) cho phép tất cả mọi công dân Mỹ có quyền xem xét mọi thông tin mà các cơ quan nhà nước, cơ quan liên bang, bang và địa phương có về họ.            
Người ta có thể tự do tiếp cận những phân tích phong phú hiện nay về mọi khía cạnh của cuộc sống Mỹ. Nghị sĩ quốc hội và quan chức công cộng khác, bao gồm cả tổng thống, theo luật pháp, đều phải công khai hóa mọi thông báo về thuế của họ. Lập tức ngay sau khi rời nhiệm sở, họ có thể bắt đầu viết hồi ký, đưa ra những cái tên và đặt ra các mẩu chuyện.

Không hề có luật nào quy định một thời hạn cụ thể nào sau khi rời nhiệm sở. Giới báo trí vốn nổi tiếng về tính chất tọc mạch cũng không hề nhẹ nhàng đối với những mâu thuẫn nội bộ gia đình. Quyền lực và ảnh hưởng to lớn, như các số liệu công khai đã nhiều lần phát hiện, không hề hâm dọa được giới báo trí Mỹ. Không có một nơi nào khác trên thế giới lại phát triển mạnh các báo cáo điều tra và cách tiếp cận “bới móc” như ở tại đất nước này.
Văn hóa Mỹ cũng thể hiện truyền thống tự phê bình này. Học sinh trung học của Mỹ thường phải đọc những cuốn sách như Rừng rậm (The Jungle), Bạch tuộc (The Octopus), Hiroshima, Người đàn ông vô hình (The Invisible Man), Babbitt, Phố chính  (Main Street), Những cơn tức giận (The Grapes of Wrath), hay Ngọn lửa lần tới ( The Fire Next Time).

Dù đó là Người Mỹ xấu xí (The Ugly American) hay Chôn vùi trái tim tôi (Bury My Heart at Wounded Knee) dù đó là Túp lều bác Tôm (Uncle Tom’s Cabin), Đứa con bản xứ (Native Son), hay Tâm hồn băng giá (Soul on Ice), dù đó là Vận mệnh trái đất (The Fate of the Earth), Catch-22 hay Kẻ săn nai (The Deer Hunter) thì tất cả đều là sự tiếp tục của truyền thống tự phê bình một cách gay gắt trong văn học Mỹ.

Tất cả những tiểu thuyết trên đều do người Mỹ viết, và đều là những cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ và rất nhiều trong số đó đã được dựng thành phim. Sau đó chúng được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới, tại đó chúng được đọc và thảo luận về những gì đề cập nước Mỹ.           
Rất nhiều người Mỹ cảm thấy rằng sự tiếp tục tự phê bình  - một chiều hướng đặc biệt thu hút sự chú ý của giới báo chí, việc công khai những bí mật thầm kín nhất, sự săn lùng các vụ xcăng đan – đã tiến quá xa. Ví dụ, họ chỉ ra rằng, trong hai thập kỷ qua chỉ duy nhất có Mỹ đã xuất bản những phân tích chính thức về nghèo khổ. Họ kết luận rằng, những thứ này có thể tạo nên một bức tranh hoàn toàn ngược lại về nước Mỹ.

Nhưng chính bản thân những người Mỹ này liền sau đó đã rơi vào cuộc đấu tranh gia đình Mỹ. Chừng nào còn có sự khác biệt giữa ý tưởng và cuộc sỗng ở Mỹ, thì cuộc dấu tranh gia đình này còn tiếp tục diễn ra tại nước Mỹ, để cho mọi người được nhìn thấy và nghe thấy và một số người có thể bị hiểu lầm.  
Họ đến để tìm hiểu nước Mỹ  
Phần này sẽ đưa chúng ta tới nhân tố cuối cùng cần nhớ nếu như chúng ta không muốn hiểu nước Mỹ một cách vội vàng. Nói cách khác, đây là sự tóm tắt của những điểm khác. Nhưng nó vẫn là nhân tố có ảnh hưởng lâu nhất, mạnh nhất đối với nước Mỹ và đối với việc nó được nhìn nhận khái quát như thế nào. Nó đưa ta quay lại thời kỳ Columbus.

Nó cũng đưa chúng ta tới hôm nay, và hàng triệu khách du lịch đã và đang đến, như trong những lời bài hát của Paul Simon, để “khám phá nước Mỹ”, dù là thông qua các trang viết hay cuốn sách, hoặc đi bằng thuyền hay máy bay.            
Có một chuyện cười khá nổi tiếng về Columbus. Ông ta không hề biết mình đi đến đâu. Ông ta cũng không biết mình đang ở đâu khi đã đến nơi. Và ông ta thực ra cũng không biết mình đã đến đâu khi trở lại quê hương. Nhưng ông ta đã đem theo một số người Inđiô trở về nhà với ông để chứng minh rằng ông chưa đến Mỹ.

Câu chuyện cười này đã được kể đi kể lại nhiều lần, cho dù đó là nhà sử học chuyên nghiệp hay một khách du lịch mới đến, nghe nó lần đầu tiên, và nghĩ là mới mẻ. Tuy vậy, đây là một mẩu chuyện cũ về những người Mỹ đầu tiên, những người Inđiô.            
Kể từ sau Columbus, hết loạt chuyên gia này đến chuyên gia khác đã đi tìm nước Mỹ, hầu hết với những ý tưởng tôt mà họ đã có sẵn trong đầu. Những người khác đi tìm nước Mỹ từ sự êm ái trong các thư viện của bản thân họ, tại đó họ sẽ học hỏi các chuyên gia tiền bối.            
Đôi khi, một nhóm nào đó sẽ xuất hiện và nói với người Inđiô rằng họ được đặt dưới sự bảo chợ của một nhà vua phương xa hay một hoàng hậu nhân từ. Thỉnh thoảng người ta nói với họ rằng họ là một bộ lạc bị mất tích của của Israen. Họ được ca ngợi là những con người đơn giản và tuyệt đẹp, dòng dõi và thân ái. Vào thời điểm khác, họ bị hành hạ và tàn sát, như thể họ là con vật hoang dã khát máu và xấu xa.

Thậm chí Dickens, người từng thông cảm với những người nghèo khổ ở nước Anh, đã nói về người Inđiô như sau : “Tôi gọi hắn là động vật hoang dã, và tôi coi động vật hoang dã là những gì có mong muốn cao độ được khai hóa ra khỏi tình trạng hoang xơ”.            
Khuôn mẫu do Columbus đặt ra, đó là, hiểu được gì ông ta muốn tìm, tìm những gì ông biết là có thể làm được và sau đó chứng minh rằng ông đã làm, dường như đã chở thành mô hình cho những người tiếp bước ông. Nếu như họ bị thuyết phục là họ sai (và Columbus thì chưa bao giờ), là những gì họ muốn tìm thì không có ở đó, thì họ thường tuyên bố rằng họ bị lừa.

Có một câu khá nổi tiếng của J.Martin Evans, và nó đáng được nhắc lại : “Trong suốt thời kỳ lịch sử của mình, một nước có thể nêu lên những điều không quá phóng đại, Mỹ đã được đề cập những vấn đề mà không phải của nước Mỹ (Châu Á, miền đất lý tưởng, thiên đường trên trái đất, là trường hợp đáng được đặt tên) và khi bản chất thực sự của mình cuối cùng xuất hiện thì bị buộc tội lừa dối”.            
Ví dụ, những kẻ sâm chiếm người Tây Ban Nha đã mang theo mình các truyền thuyết về các thành phố vàng. Đến khi họ chỉ tìm thấy những ngôi nhà của người Inđiô được làm bằng loại gạch nung nhờ ánh nắng mặt trời thì họ tức giận và người Inđiô cũng cảm nhận được sự tức giận của họ. Nói theo cách khác, mẩu chuyện cổ của người Inđiô về Columbus không bao giờ buồn cười đối với những người bản xứ.            
Nước Mỹ một mặt có thể  - và đã từng – được miêu tả như một mảnh đất bị ô nhiễm, kẻ tàn phá vùng hoang dã rộng lớn, người phát minh ra nền văn hóa hoang phí. Mặt khác, Mỹ là quốc gia đầu tiên đã lập ra các vườn quốc gia, là một trong những nước đầu tiên cấm DDT, đất nước đã tạo ra từ “tái sử dụng”.

Nước Mỹ có thể được miêu tả là một quốc gia của sự không khoan dung và thù ghét, hay là nơi cư chú cuối cùng của hàng triệu con người, nơi mà tất cả các hình thức tôn giáo đều được chấp nhận.

Các chuyên gia đều có thể được chích dẫn. Sigmund Freud đã từng phân tích về nước Mỹ như sau : ”Nước Mỹ là một lỗi lầm. Một lỗi lầm lớn”. Bertrand Russell đã ca ngợi nước Mỹ : “Một điều rõ ràng là tương lai của nền văn minh và khả năng đem lại niềm hy vong lớn cho nhân loại có thể tìm thấy ở nước Mỹ ”.
Các cuộc chiến tranh của đất nước này có thể bị lên án, hay tình cảm và sự cảm thông của nó cũng được nhấn mạnh. Chúng ta có thể đưa ra những bức ảnh về những vụ bạo loạn trên đường phố hay các cuốn băng về những buổi hòa nhạc ngoài trời với sự tham dự của 500.000 người tại Công viên Trung tâm (Central Park) (“Nơi” mà như Simon và Garfunkel đã từng hát, “người ta nói với bạn rằng bạn không nên đi dạo lúc tối trời”).

Nếu như bạn mong muốn, chúng tôi có thể dễ dàng chứng minh cho bạn rằng thành phố New York vừa là nơi đông đúc lộn xộn, vừa là thủ đô của nền nghệ thuật thế giới. Người Mỹ có thể được coi là những kỹ thuật viên thô bạo chỉ chạy theo đồng đôla đầy quyền lực hay là những người đầu tiên nghĩ ra tàu buồm chạy bằng sức gió và điện thoại di động Calder.            
Rõ ràng là hai cách đề cập đó đều gắn liền với chúng ta trong bối cảnh hôm nay như nó đã từng trong thời gian trước đây. Và nước Mỹ không phải là mảnh đất mà vàng có thể dễ dàng tìm thấy trên đường phố và cũng không phải là mảnh đất đầy những chuyện lộn xộn, vớ vẩn mà mọi người có thể chán chường bỏ đi.

Cũng giống như Columbus, nếu như bất kỳ ai đó hôm nay quyết định giong thuyền bắt đầu đi tìm nước Mỹ mà trong đầu đã định được điều cần tìm thì họ sẽ tìm thấy, cho dù đó là những điều phong phú hay nghèo nàn. Nhưng, nếu như một ai đó sẵn sàng tạo cho người Mỹ cơ hội giới thiệu về bản thân họ, thì người đó sẽ có cơ hội để phát hiện được về nước Mỹ và về con người Mỹ...

Phần sau: Kinh tế nước Mỹ           
Bạn đọc: Lê Thị Oanh (Hà Nội)

6 thg 5, 2014

The 12th Planet - Hành tinh thứ Mười hai - Trích đoạn

26 Tháng 6 2012 lúc 10:25
Qua nhiều năm, những bằng chứng kinh hoàng, những quan niệm tồn tại từ lâu đời đầy thách thức về nguồn gốc sự sống trên Trái đất của chúng ta dần dần dược hé mở. Những bằng chứng này đồng hành cùng người đọc trên hành trình khám phá sự tồn tại của một nhóm người ngoài hành tinh đã từng sinh sống trên thế giới.

Cuốn sách đầu tiên trong tuyển tập Earth Chronicles (Biên niên sử Trái đất) đã đưa ra những bằng chứng xác thực về sự tồn tại của một hành tinh huyền bí, Nibiru và giải thích lý do tại sao những “du hành đoàn” của hành tinh này lại đến trái đất hàng tỷ năm trước đây để định hình nên cuộc sống của loài người đương đại. 

Cuốn sách dựa trên hàng loạt những nghiên cứu tỉ mỉ. “Hành tinh thứ 12” giúp cho người đọc có cơ hội biết đến hàng loạt những “sự thật” chứ không chỉ là sự hư cấu, một câu chuyện về Tạo hóa, trận Đại Hồng thủy, Tháp Babel, và những người Nefilim kết hôn với các con gái của loài người sinh ra các vị á thần vĩ đại. Bằng cách thêu dệt nên những câu chuyện dựa trên ngôn ngữ Kinh thánh, cuốn sách thực sự là “thách thức” đối với những quan điểm trước đây về nguồn gốc và đưa ra những những thông tin đáng giá về các giai đoạn lịch sử và tiền lịch sử của Trái đất và loài người. 

Mời các bạn đọc thử một đoạn trích trong cuốn sách đầy hấp dẫn này nhé:

-----------------------




SỰ KHỞI ĐẦU BẤT TẬN 


Trong số những bằng chứng chúng tôi tích lũy để làm cơsở cho kết luận của mình, bằng chứng số  một chính là Con người. Nói theo nhiều cách khác nhau, Người Hiện đại - Homo sapiens – là một kẻ xa lạ trên Trái đất. 

Ngay từ khi Charles Darwin khiến các chuyên gia và các nhà thần học đương thời choáng váng về  bằng chứng của sựtiến hóa, sự  sống trên Trái đất được lần theo qua Con người và các loài linh trưởng, động vật có vú, động vật có xương sống và tiếp sau là đến các dạng sống thấp hơn cho đến thời điểm hàng tỉ  năm về trước, khi sự  sống được cho là đã khởi đầu. 

Nhưng khi đạt được kết luận về  sự khởi đầu này và bắt đầu dự tính những khả  năng tồn tại sự  sống ở  nơi nào khác trong hệ  Mặt trời và xa hơn nữa, các chuyên gia lại trăn trởvề  sự sống trên Trái đất: Vì một lý do nào đó, sự  sống không thuộc về  nơi đây. Nếu sự  sống bắt đầu bằng một chuỗi các phản ứng hóa học tự phát, tại sao sự sống trên Trái đất chỉ có một khởi nguồn duy nhất mà không có vô số những khởi nguồn tình cờ khác? Và tại sao tất cả dạng sống trên Trái đất chứa quá ít những nguyên tố hóa học đầy rẫy trên Trái đất và quá nhiều những nguyên tố  dạng hiếm trên hành tinh của chúng ta? 

Vậy có phải sự sống đến với Trái đất từ một nơi nào khác? 

Vị trí của Con người trong chuỗi tiến hóa này đã tạo nên câu hỏi  đó. Với một mảnh sọ tìm thấy  ở đây, một chiếc xương hàm ở kia, ban đầu các chuyên gia tin rằng Con người có nguồn gốc từ châu Á khoảng 500.000 năm trước. Nhưng khi các hóa thạch cổ  xưa hơn được phát hiện, người ta thấy rõ là cỗ máy tiến hóa quay chậm hơn rất nhiều. Giờ đây thời điểm khởi đầu của loài khỉ không đuôi tổ tiên của Con người được  đưa về 25.000.000 năm trước, một con số gây sửng sốt. Những phát hiện ở khu vực Đông Phi đã cho thấy có sựchuyển tiếp sang khỉ giống người (Hominids) khoảng 14.000.000 năm trước. Khoảng 11.000.000 năm sau, loài khỉ hình người  đầu tiên xứng  đáng  được xếp vào chủng Homo xuất hiện tại khu vực này.

 Loài đầu tiên được coi là thực sự giống con người - "Loài Advanced Australopithecus” (Vượn người Phương nam Tiến bộ) – tồn tại  ở  một số khu vực tại châu Phi khoảng 2.000.000 năm về trước. Mất thêm 1.000.000 năm nữa loài Homo erectus (Người vượn Đứng thẳng) mới xuất hiện. Cuối cùng, sau 900.000 năm nữa, Người Nguyên thủy  đầu tiên xuất hiện và được gọi là Neanderthal theo tên địa danh nơi hài cốt của họ lần đầu tiên được phát hiện. 

Tuy trải qua thời gian hơn 2.000.000 năm từ Người Vượn Phương nam Tiến bộ đến người  Neanderthal  nhưng công cụ của hai nhóm người này – những hòn đá có cạnh sắc – lại gần như giống nhau; và hình dáng bề ngoài của chính hai nhóm người này (như  chúng  ta  hình  dung)  cũng khó có thể phân biệt được.

Rồi sau đó, khoảng 35.000 năm trước, một chủng Người mới -  Homo sapiens (Người Tinh khôn) – xuất hiện một cách  đột ngột, không thể lý giải nổi như  từ trên trời rơi xuống  và quét  sạch người Neanderthal khỏi bề mặt Trái đất. Chủng Người mới có tên là Cro-Magnon này có hình dáng giống với chúng ta đến mức nếu họ cũng mặc những bộ quần áo như chúng ta, thì họ có thể mất hút trong các đám đông ởbất kỳ thành phố châu Âu hay châu Mỹ nào. Vì những bức tranh hang động kỳ vĩ mà họ tạo ra, nên ban đầu họ được gọi là “Người Hang  động”. Trong thực tế, họ  tự  do  lang  thang khắp địa cầu nhờ biết cách xây dựng chỗ trú ẩn và nhà cửa bằng đá và da thú ở bất kỳ nơi nào họ đặt chân đến. 22 Hành tinh thứ 12Trong hàng triệu năm, công cụ  của Loài người chỉ đơn giản là những hòn đá với những hình dáng hữu dụng. Còn người Cro-Magnon  lại biết làm ra những công cụ đặc biệt và vũ khí bằng gỗ và xương thú. Người  Cro-Magnon  cũng không còn là “loài khỉ trần truồng” nữa, vì họ đã biết dùng da thú làm quần áo. Xã hội của họ  là  xã  hội có tổ chức; họsống trong các thị  tộc theo chế độ phụ  hệ. Những bức họa hang động của họ thể hiện tính nghệ thuật và chiều sâu cảm xúc, những bức họa và điêu khắc của họ minh chứng cho một số  dạng “tôn giáo”, thể hiện qua việc thờ cúng Nữ thần Mẹ, vị thần có những lúc được mô tả qua hình lưỡi liềm của Mặt trăng. Họ chôn cất người chết, vì thế chắc rằng họ có một sốtriết lý về sự sống, cái chết và thậm chí là sự luân hồi nữa.  

Với sự xuất hiện bí ẩn và không lý giải nổi của người CroMagnon, câu hỏi trên càng trở nên phức tạp hơn. Vì qua những bộ hài cốt khác của Người Hiện đại được phát hiện (tại các  địa  điểm như Swanscombe, Steinheim và Montmaria), người ta thấy rõ là Người  Cro-Magnon có nguồn gốc thậm chí còn sớm hơn cả Người Homo sapienssinh sống  ở Tây Á và Bắc Phi khoảng 250.000 năm trước thời của Người Cro-Magnon. Sự xuất hiện của Người Hiện  đại chỉ 700.000 năm sau người Homo erectus và khoảng 200.000 năm trước Người Neanderthal là hoàn toàn bất hợp lý. Người ta cũng thấy rõ rằng Người Homo sapiens đã có sự ly khai cực lớn khỏi quá trình tiến hóa chậm chạp  đến mức nhiều  đặc trưng của Sự khởi đầu bất tận 23chúng ta, chẳng hạn như khả năng nói, hoàn toàn không liên quan gì đến các loài linh trưởng trướng trước đó.

Giáo sư Theodosius Dobzhansky2(Mandkind evolving –tạm dịch: Quá trình Tiến hóa của Nhân loại), một chuyên gia nổi tiếng về đề tài này cũng đặc biệt lúng túng với thực tế là sự phát triển này diễn ra trong thời kỳ Trái đất đang trong Kỷ  Băng hà, thời kỳ không thuận lợi nhất cho quá trình tiến hóa. Với việc chỉ ra rằng ở Người Homo sapiens hoàn toàn thiếu vắng những nét riêng biệt của các chủng người trước mà chúng ta đã biết và có một số đặc điểm chưa từng xuất hiện trước đây, ông rút ra kết luận rằng: “Người Hiện đại có nhiều họ  hàng  thân  cận hóa thạch nhưng không có tổ tiên; thế nên nguồn gốc của Người Homo sapiens trở thành một câu hỏi lớn.” Vậy làm thế nào mà tổ tiên của Người Hiện đại xuất hiện vào khoảng 300.000 năm trước, thay vì 2.000.000 hay 3.000.000 năm trong tương lai theo  đúng quy trình phát triển tiến hóa tiếp theo? Có phải chúng ta đến với Trái đất từmột nơi nào khác, hay theo như Kinh Cựu ước và các nguồn thông tin cổ đại khác, chúng ta được tạo ra bởi các vị thần?

Chúng ta không biết nơi khởi đầu của nền văn minh và cách thức phát triển của nó trong trường hợp nó có sự khởi đầu. Câu hỏi “Tại sao nền văn minh lại diễn ra?” vẫn chưa có lời đáp bởi vì như đa số các chuyên gia thừa nhận trong thất vọng rằng với tất cả  dữ liệu cho thấy Loài người đáng lẽ  vẫn chưa có nền văn minh. Không có lý do rõ ràng nào cho thấy chúng ta phải văn minh hơn những bộ lạc nguyên thủy trong các khu rừng rậm Amazon hay những khu vực hẻo lánh của New Guinea. 

Nhưng như chúng ta thường được nghe, những bộ lạc này vẫn sinh sống như thời kỳ Đồ đá bởi vì họ  bị cô lập. Nhưng cô lập khỏi cái gì? Nếu như  họ  cũng sinh sống trên Trái đất như chúng ta, tại sao họ không tự mình đạt đến những tri thức về khoa học và công nghệ  mà  chúng  ta  vẫn coi là mình đạt được.

Tuy nhiên vấn đề  rắc rối thực sự ở đây không phải là sựlạc hậu của bộ  lạc Bushman3  mà  là  sự tiến bộ  của chúng ta, bởi hiện nay người ta thừa nhận rằng  điển hình cho quá trình tiến hóa bình thường của Con người vẫn phải là bộ  lạc Bushman chứ không phải là chúng ta ngày nay. Con người mất khoảng 2.000.000 năm  để đạt  đến “nền công nghiệp công cụ” từ việc sử  dụng những hòn đá nhặt được cho đến việc nhận ra rằng họ có thể đẽo gọt và tạo hình những hòn đá đó cho phù hợp hơn với mục đích sử dụng của mình. Vậy tại sao không phải là 2.000.000 năm nữa  để biết cách sửdụng các vật liệu khác và thêm 10.000.000 năm nữa để tinh thông toán học, cơ khí và thiên văn học? Vậy mà chúng ta chỉ  mất chưa  đầy 50.000 năm tính từ thời NgườiNeanderthal để đưa người lên Mặt Trăng.

Vậy, có phải chúng ta và những tổ tiên Địa Trung Hải của mình thực sự tự đạt được nền văn minh tiến bộ này? 

Tuy Người Cro-Magnon không xây dựng những tòa nhà chọc trời, cũng không sử dụng kim loại, nhưng hiển nhiên sựxuất hiện của họ là một sự tiến hóa đột ngột và mang tính cách mạng. Khả  năng cơ động, khả  năng xây dựng nhà cửa, mong muốn mặc quần áo, những công cụ  tự  sản xuất, nền nghệ thuật của họ – tất cả  tạo nên một nền văn minh phát triển cao bất ngờ phá vỡ sự khởi đầu bất tận của nền văn hóa Nhân loại đã trải qua hàng triệu năm và đi lên với một tốc độchậm chạp đầy khó khăn.  

Tuy các chuyên gia không thể lý giải  được sự xuất hiện của Người Homo sapiens và nền văn minh của Người CroMagnon, nhưng  đến nay không ai hoài nghi về  nơi khởi nguồn của nền văn minh này: vùng Cận Đông. Những khu vực cao nguyên và đồi núi trải dài theo hình bán nguyệt từDãy Zagros ở phía Đông (khu vực biên giới giữa Iran và Iraq ngày nay) tới các dãy Ararat và Taurus  ở phía Bắc, rồi  đi xuống, hướng về  phía  Tây  và  phía  Nam,  tới vùng đồi thuộc Syria, Lebanon và Israel đầy rẫy những hang động nơi lưu giữ những bằng chứng về Người Hiện đại thời tiền sử. 

Shanidar, một trong những hang  động như  vậy, nằm  ởphía đông bắc hình bán nguyệt của nền văn minh. Ngày nay, những thổ dân người Cuốc (Kurd) hoang dã vẫn lấy các hang động ở khu vực này làm nơi trú ẩn trong cho mình và gia súc trong mùa đông lạnh giá. Vậy là vào một đêm đông lạnh giá 44.000 năm trước, một gia đình 7 thành viên (trong số đó có 1 em bé) đã trú ẩn trong hang Shanidar. 

Năm 1957, hài cốt của họ - có bằng chứng cho thấy họ  bịđè chết bởi một trận lở đá -  được Ralph Solecki4  bất ngờphát hiện ra trong khi tới khu vực này  để tìm kiếm bằng chứng về Người tiền sử.5 Khám phá này còn hơn những gì mà ông mong đợi. Khi các lớp trầm tích được gạt đi cho thấy chiếc hang này đã lưu giữ một hồ sơ rõ ràng về nơi ở của Con người ở khu vực này trong khoảng 100.000 tới 13.000 năm trước. 

Những bằng chứng thể hiện trong bộ  hồ  sơ này cũng gây ngạc nhiên như chính nó vậy. Nó cho thấy rằng nền văn hóa của Nhân loại không hề đi lên mà còn đi xuống. Bắt đầu từmột tiêu chuẩn nhất định, những thế hệ tiếp theo không cho thấy sự tiến bộ thêm nào thay vì những tiêu chuẩn ít tiến bộhơn về đời sống văn minh. Và khoảng từ  năm 27000 TCN tới năm 11000 TCN, sự suy thoái này xuống đến mức Con người gần như hoàn toàn không còn thói quen  định cư. Người ta cho rằng do nguyên nhân khí hậu nên Con người gần như biến mất khỏi toàn bộ khu vực trên trong khoảng 16.000 năm.

3 thg 5, 2014

Thơ thiền của Nguyễn Bảo Sinh

ST
 
SANG VỀ
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang

TẠI SAO?
Trẻ thơ mở trí nhìn đời
Cho nên luôn hỏi những lời: Tại sao?
Người lớn nhắm mắt ra vào,
Nhờ người dắt hộ, “Tại sao” không cần!

NHÂN DUYÊN
Nhân duyên đến nhân duyên đi
Chúng mình ngoài cuộc, hẹn gì với nhau
Lá trầu chẳng đợi quả cau
Tự nhiên tan hợp thành màu nhân duyên

ĐỘC THÂN
Những người quyết chẳng lấy ai
Là người chỉ quyết một hai lấy mình
Tương tư trong mọi mối tình
Là tương tư chính bóng hình của ta.

NGHĨ VÀ LO
Nghĩ về con kiến nó bò
Chẳng lo về nỗi con bò trắng răng
Nghĩ về cái đẹp ánh trăng
Đừng lo thằng Cuội, ả Hằng với nhau

CHÚC NHAU
Mời nhau ăn tiệc ăn nằm
Mấy ai khao bạn bữa ăn khí trơi
Chúc nhau chúc đủ mọi lời
Mấy ai chúc bạn thành người tốt hơn.

DANH
Trăng qua cửa sổ trăng vuông
Gió dẹt mình xuống để luồn mái tranh
Con người muốn lọt vào danh
Thì mình phải tự ép thành cái tên.

NHÂN CẢNH
Ngồi nhìn non bộ đứng im,
Ngắm cá trong chậu, xem chim trong lồng.
Cây si bẻ quặt uốn cong,
Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời.

KHÔNG ĐỀ (1)
((1) Do tôi tự đặt để dễ nhớ)

I
Làm thơ nuôi chó chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!

II
Dù ngồi ở bất cứ đâu
Chỉ đít đổi chỗ chứ đầu thì không
Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên

III
Sởi lởi được lộc trời cho
Anh còn mặc cả tiền bo làm gì
Đôi ta mở lượng từ bi
Ngàn vàng chẳng tiếc, tiếc gì tiền bo

IV
Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng
Thiên tài cùng với thằng điên
Cách nhau chỉ một đường biên mơ hồ

V
Chỗ cứng nhất của đàn ông
Là chỗ mềm nhất ta đừng hở ra
Chỗ mềm nhất của đàn bà
Là chỗ rắn nhất đụng vào là toi

VI
Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên bao kẻ lom khom định bò.

VII
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!

VIII
Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!

Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!

Muốn bịt hết miệng trần ai
Hãy bịt ngay chính lỗ tai của mình.

IX
Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hàng mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi…

X
Nợ tiền trả hết là xong,
Nợ tình càng trả càng phong lưu tình.

XI
Ngồi nhìn non bộ đứng im,
Ngắm cá trong chậu, xem chim trong lồng.
Cây si bẻ quặt uốn cong,
Còn mình tự nhốt vào trong lẽ đời.

XII
Vì yêu tha thiết con người,
Cho nên mới lánh về nơi không người.
Quạnh hiu ngay giữa đất trời,
Còn hơn hiu quạnh giữa người thân thương.

XIII
Tình nào cũng mối tình đầu,
Không ai đến được nơi đâu hai lần.
Không gì cũ như mùa xuân,
Mỗi khi xuân đến vẫn lần đầu tiên.

XIV
Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.

XV
“Vợ là cửa cái,
Bạn gái là cửa sổ.
Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng.”

XVI
Khi mê Người chỉ là người
Ngộ rồi mới biết trong người có Ta
Khi mê Ta chỉ là ta,
Ngộ rồi mới biết trong ta có Người!

XVII
Vô tư như nắng giữa trời
Cũng làm cho đổ mồ hôi bao người
Có thân có tội trên đời
Đẹp xinh làm tủi nhiều người xấu hơn.

Co kéo nên bị kéo co
Buông ra không kéo, ai co được mình.
Ngẫm nhìn mặt nước bèo sen
Cùng lên thì nổi,chậm lên thì chìm.

Yêu sao giây phút hình như
Cho nhau những cái còn chưa của mình.
Buồn sao hình chạm vào hình
Đôi bong bóng đụng hồn mình chợt say.

XVIII
Không mong đến, chẳng cầu đi
Không phân khôn dại, còn chi để buồn.
Tâm như nước chảy trên nguồn
Soi hình tạo hoá mà không lưu hình.

30 thg 4, 2014

Boston và không chỉ Boston

copy tu BEO


Cái nôi tri thức, nhưng sao? 
Tôi vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu đến Boston vào năm 2007 để dự một khóa học ngắn hạn khi đi qua hầm ngầm dưới eo biển trong dự án Big Dig rất nổi tiếng mà được dịch ra tiếng Việt là Đường hầm lớn.
Dự án này được xem như một kỳ quan cả về mặt kỹ thuật lẫn chính trị của Hoa Kỳ khi nó kéo dài từ cuối thập kỷ 1970 đến đầu những năm 2000 và được thi công trong những điều kiện và địa hình kết sức phức tạp với kinh phí tăng từ hơn 1 tỷ lên 22 tỷ đô-la cho hơn chục cây số công trình giao thông.
Tất cả những gì tinh vi nhất, phức tạp nhất của nền chính trị Hoa Kỳ được phản ảnh rất rõ trong dự án này. Những công nghệ xây dựng tiên tiến và kỹ thuật quản lý hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ đã được áp dụng.
Tuy nhiên, dự án đã gặp vô số rắc rối cả về kỹ thuật và quản lý ở nơi có Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), luôn xếp số 1 thế giới về các ngành kỹ thuật và Đại học Harvard luôn xếp số 1 thế giới về các ngành quản lý.
Khó có nơi nào trên thế giới có thể sánh được với Boston về những thành tựu của giáo dục và khoa học, nhưng những Big Dig vẫn luôn là một phần tất yếu của cuộc sống.
Người Boston thừa nhận vấn đề của mình để họ đạt được những điều tốt hơn, lớn hơn đang ở phía trước chứ họ không có thói quen đổ lỗi.
Vì cách mạng hay chân lý?
Hầu như không ai phản bác Boston là cái nôi của cách mạng Mỹ. Những sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra ở đây. Thảm sát Boston (Boston Massacre) và Tiệc trà Boston (Boston Tea Party) mà nó có liên quan mật thiết đến Những đứa con của tự do (Sons of Liberty) là hai sự kiện nổi bật nhất.
Lực lượng quan trọng nhất dẫn đến cuộc cách mạng giải phóng 13 thuộc địa bắc Mỹ chính là Những đứa con của tự do mà nhiều người cho rằng, nếu không có họ thì sẽ không có cuộc cách mạng Mỹ.
Có nhiều giả thuyết về nơi họ bắt nguồn (Boston, New York hay Connecticut), nhưng đóng vai trò quan trọng nhất có lẽ là Những đứa con của tự do ở Boston do John Adams, người sau này trở thành một trong những cha đẻ và tổng thống thứ 2 của Mỹ lãnh đạo cho dù ông không có tên chính thức trong đó do phải hoạt động công khai.
Những đứa con của tự do được ra đời để chống lại chính sách thuế khóa hà khắc của chính quyền thuộc địa của người Anh. Thực chất đây là một hội kín đã tổ chức hàng loạt các hoạt động gây bất ổn hay dựa vào một số sự kiện xảy ra để tạo thanh thế và uy tín của mình, trong đó phải kể đến Thảm sát Boston và Tiệc trà Boston.
Ngày 3/05/1770, trong một vụ đụng độ ở thành Boston, quân đội Anh xả súng làm chết 5 người và làm bị thương 6 người. Mạng người là quan trọng, nhưng với mức thiệt hại này, nhiều người cho rằng đó chỉ là đổ máu của một vụ nổi loạn thông thường.
Tuy nhiên, Những đứa con của tự do đã phóng đại nó thành một vụ thảm sát để dấy lên lòng căm thù với quân đội thuộc địa và tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.
Các binh lính Anh dính líu đã bị bắt. Lúc bấy giờ, hầu hết mọi người đều tin rằng những binh lính này là có tội và họ đã không tìm được luật sư bảo vệ cho mình. Cuối cùng họ đã nhờ Luật sư Jonh Adams.
Tuy rất sợ việc bào chữa cho những người đã xả súng vào dân chúng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình, nhất là ở vị trí của người lãnh đạo cách mạng, nhưng với lương tâm và nghề nghiệp của mình, luật sư John Adams cùng với Josiah Quincy đưa ra các chứng cứ xác đáng để chứng minh rằng 6 binh lính Anh vô tội, kể cả đồn trưởng Preston. Chỉ có hai người bị kết tội ngộ sát.
John Adams đã có phát biểu nổi tiếng trong vụ này rằng: “Thực tế là những thứ cứng đầu; và cho dù những điều chúng ta mong muốn, những khuynh hướng của chúng ta và những tiếng gọi từ cảm xúc của chúng ta là gì, chúng không thể thay đổi sự thực và chứng cứ.”
Tuy vụ thảm sát có kết cục như vậy, nhưng nó đã dấy lên lòng căm thù của dân chúng thuộc địa để sau đó ba năm xảy ra Tiệc Trà Boston. Ngày 16/12/1773, Những đứa con của tự do đã tổ chức bạo loạn để đổ trà của Công ty Đông Ấn thuộc chính quyền thuộc địa xuống biển ở cảng Boston.
Về vật chất, cuộc nổi loạn này chỉ làm thiệt hại một ít tài sản của các doanh nhân (chưa đến 1 triệu đô-la quy về giá trị hiện nay). Tuy nhiên, nó đánh dấu con đường bạo động để dành độc lập của Mỹ. Một loạt sự kiện đã được kích hoạt sau đó để đến ngày 04/07/1976, nước Mỹ chính thức tuyên bố độc lập.
Thắng đúng, thua sai?
Những đứa con của tự do đã đóng vài trò rất lớn trong Cách mạng Mỹ và hầu hết những người tham gia tổ chức này được coi như những anh hùng, những nhà yêu nước. Tuy nhiên, dưới góc độ khách quan của lịch sử, nhiều người cho rằng trong suốt quá trình hoạt động của mình, nhất là giai đoạn ban đầu, họ chỉ là những người nổi loạn.
Thậm chí, trang USHistory.org viết rằng họ chỉ là những kẻ du thủ du thực. Nếu lịch sử nước Mỹ không sang trang hay theo một chiều hướng khác thì những người này sẽ được viết khác đi.
Trang này cũng viết, trong cuộc cách mạng Mỹ, chỉ có khoảng một phần ba dân số Mỹ là ủng hộ và đi theo cách mạng, một phần ba đi theo chính quyền thuộc địa và một phần ba chẳng theo bên nào cả.
Khi cuộc cách mạng Mỹ thành công thì những người ở bên thắng cuộc được xem là anh hùng còn những người ở phía bên kia bị cho là những kẻ phản bội. Ngược lại, khi chính quyền thuộc địa còn thì những người làm việc cho họ được tôn vinh.
Nhiều người, nhiều gia đình đã phải li hương. Bi kịch nhất là đối với những gia đình có cả người ở cả hai phía. 
Cần phải có thời gian để những vấn đề nêu trên trong cuộc cách mạng Mỹ cũng như cuộc chiến Nam - Bắc sau này nhòa dần đi trong tâm trí người Mỹ. Những thế hệ sau đó đã không còn bận tâm nhiều và họ đã cùng nhau tạo dựng lên nước Mỹ ngày nay.
Lời kết
Nhắc đến Boston những ngày gần đây không thể không nhắc đến vụ đánh bom khủng bố vào ngày 15/04/2013 trong Cuộc thi Marathon được tổ chức ngày Ngày yêu nước (Patriot’s day) của Mỹ từ năm 1897.
Cuộc thi này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Boston nói riêng, nước Mỹ nói chung. Vụ đánh bom xảy ra vào lúc và ở nơi mọi người không ngờ nhất bởi những phần tử cực đoan với động cơ bắt nguồn từ việc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Có rất nhiều điều để nói qua sự kiện này.
Về khía cạnh ứng phó, người dân  Boston nhìn nhận vấn đề rất thực tế và bình tĩnh giải quyết nó. Nhiều người đã tham gia hay hỗ trợ nhà chức tránh việc giải quyết hậu quả, trong khí hầu hết người dân Boston vẫn tập trung vào những công việc hàng ngày của mình.
Rất khó tìm được những ánh mắt tò mò theo dõi sự kiện làm phiền hay gây khó khăn cho việc khi thực thi nhiệm vụ của các nhà chức trách.
Boston với chiến tranh và hòa bình cũng là một vấn đề đáng được mổ xẻ. Nơi tập trung không ít những đỉnh cao tri thức của nhân loại đang kiến tạo hòa bình hay gây ra bất ổn và chiến tranh ở nơi này nơi khác trên thế giới là câu hỏi không dễ trả lời.
Ví dụ, Harvard là ngôi trường danh tiếng vào loại bậc nhất thế giới và rất nhiều người Việt Nam muốn học, nhưng đây là nơi sản sinh ra bom Napal và hình thành tư tưởng diều hâu của Henry Kissinger - những thứ đã gây không ít khổ đau cho dân tộc Việt Nam.  
Qua hành trình đến Boston, đến nước Mỹ, tôi đã hiểu rõ hơn rằng Boston, nước Mỹ hay bất kỳ một nơi nào đó - ở đâu cũng vậy đều có những điều tốt đẹp đi kèm với những thứ bốc mùi.  Mức độ tốt đẹp của cuộc sống tùy thuộc vào sự tương quan của hai nhóm này.
Nếu nhìn theo thuyết âm - dương thì mỗi sự vật, hiện tượng hay mỗi con người đều có phần trắng và phần đen hay nói cách khác vừa như thế này vừa như thế kia. Gần như không thể tìm ra những thứ chỉ trắng hoặc chỉ đen, hoặc chỉ tốt hoặc chỉ xấu.
Ở đâu cũng thế, tâm lý và hành vi của con người là như nhau. Nếu sự việc được nhìn dưới lăng kính tích cực với tinh thần xây dựng muốn cải thiện mọi thứ thì mọi chuyện sẽ tốt lên. Nếu ai nhìn vấn đề dưới lăng kính theo chiều ngược lại thì là người đầu tiên phải chịu sự khổ đau hay chí ít là sự khó chịu cho bản thân mà chúng sẽ bào mòn năng lượng và ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi chọn cách nhìn bằng nửa ly nước đầy.
Copy từ facebook Huỳnh Thế Du