10 thg 5, 2014

"Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" - Phần I: Tìm kiếm nước Mỹ

Nguồn:http://www.tuanvietnam.net/cuoc-song-va-cac-the-che-o-my

"Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ"

Bạn đọc có thể tìm thấy một bức tranh toàn cảnh về xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, thông tin, môi trường và văn hóa nước Mỹ trong cuốn "Cuộc sống và các thể chế của Mỹ" củanhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. sự kiện nóng
Cuốn sách này đã được các dịch giả: Lê Linh Lan, Nguyễn Thái Yên Hương, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Diệu Hương, Nguyễn Thu Hằng dịch từ phiên bản Tiếng Anh "American life and institutions" sang Tiiếng Việt với tiêu đề: "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000.
Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu về đất nước và con người Mỹ. Vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ, cuốn sách giới thiệu một cách nhìn mở rộng về xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị, thông tin và văn hóa của nước Mỹ. Nó thách thức những ý tưởng đã ăn sâu trong việc nhìn nhận nước Mỹ, nêu ra những khuynh hướng hiện có và cố gắng đặt trong bối cảnh những thông tin rời rạc về nước Mỹ vẫn được thấy trong nhiều giáo trình và được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông.

Nước Mỹ không phải là mảnh đất mà vàng có thể dễ dàng tìm thấy trên đường phố và cũng không phải là mảnh đất đầy những chuyện lộn xộn, vớ vẩn mà mọi người có thể chán chường bỏ đi.

Phần trích "Tìm kiếm nước Mỹ"  là một trong những nội dung chính của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Bạn đọc Lê Oanh gửi đến cho chuyên mục.
Mời bạn đọc Tuần Việt Nam cùng tham khảo và suy ngẫm. 
Phần I: Tìm kiếm nước Mỹ
Cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" phiên bản Tiếng Anh.
“Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và những gì nói ngược lại có lẽ cũng đúng không kém” (James T. Farrell)    
Khi bắt đầu mô tả nước Mỹ và người Mỹ, người ta cũng sẽ cần giả định Hoa Kỳ là một nước khác và cần phải giữ cách tiếp cận như vậy. Hoa Kỳ là một cường quốc, đó là điều không thể phủ nhận.

Đồng thời, đất nước này gồm có các trung tâm dân cư, những miền nhiệt độ cao thấp khác nhau,  các chỉ số kinh tế, hệ thống giáo dục, nền nghệ thuật vá các ngành nghề, chính trị và các vấn đề, các cuộc tranh luận như các nước khác.

Tuy nhiên cách tiếp cận này sẽ bỏ qua hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, chúng ta luôn có ấn tượng về một nước Mỹ, dù sâu sắc hay nhạt nhòa. Kết quả là, hầu hết bạn đọc, giống như các nhà du lịch, sẽ lao đi tìm một nước Mỹ mà họ  muốn tìm và sẽ không hài lòng với các hướng đi của họ nếu như không đạt được điều họ muốn tìm.

Thứ hai, tất cả chúng ta đều biết và cảm nhận chắc chắn rằng nước Mỹ - giấc mơ và lời hứa hẹn, những huyền thoại, truyền thuyết và những niềm hy vọng – phần nào khác với điều chúng ta nghĩ. Cái chủ đề về nước Mỹ từng thu hút những ý kiến và các lời đánh giá hoàn toàn khác với các nước khác. Vì vậy, khi tiếp cận nước Mỹ, trước hết chúng ta cần có sự nghiên cứu cẩn thận hơn những vấn đề đó nếu như chúng ta có ý muốn hiểu được rõ hơn câu hỏi chủ yếu nước Mỹ là gì và nước Mỹ có nghĩa gì.  
Mảnh đất này chính là đất của bạn ? 
“Mảnh đất này chính là đất của bạn” là một bài hát rất phổ thông. Đây là điệp khúc nổi tiếng và là một trong những giai điệu đầu tiên mà nhiều người từng chơi khi học ghi ta. Nhưng mảnh đất này, nước Mỹ, không phải là đất “ của chúng ta” (trừ phi và tất nhiên, chúng ta là công dân Mỹ). Mặc dù, lắm khi điều đó dường như lại như vậy.            
Tất cả những ai sinh ra vào nửa sau của thế kỷ XX, và những ai đã sinh sống trên mảnh đất có tất cả thông tin hiện đai – báo chí và tạp chí, các loại sách bìa cứng và phim ảnh, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, băng hình và các loại hình quảng cáo – thì đã tiếp xúc với hàng trăm, hàng nghìn hình ảnh của người Mỹ và cuộc sống Mỹ. Chính vì điều này mà hầu hết mọi người đều đã đế nước Mỹ, ngay cả khi họ chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất đó.            
Hãy nghĩ đến số lượng phim Mỹ bạn đã từng xem, dù đó là cũ hay mới. Và tất cả những bài hát theo “giọng” Mỹ bạn đã dược nghe. Chúng ta cũng không thể bỏ qua những bài viết xuất hiện hàng ngày trên các loại báo và tạp chí đề cập các tin tức, khuynh hướng và các vụ bê bối mới nhất trên nước Mỹ. Tiếp đó là các chương trình tư liệu đặc biệt trên vô tuyến về các vấn đề sảy ra trên đất Mỹ và về “cách sống Mỹ”.

Chúng ta không thể quên được các bộ phim truyền hình nhiều tập về những vị cảnh sát ở các thành phố lớn, những anh chàng cao bồi miên Tây, sự phong phú về đời tư và công việc của họ. Các cuốn tiểu thuyết dật gân và thậm chí các cuốn sách hài có tính chất hay đặc tính Mỹ cũng đều bán chạy ở nhiều nước. Ngoài ra chưa kể đến các biển quảng cáo, tranh biếm họa, các loại thiếp chúc mừng, áo phông và áo len cùng với các thông điệp và tranh biếm họa đầy tính cách Mỹ.            
Điều khó có thể quên rằng những hình ảnh và ấn tượng về nước Mỹ đều được nghe, được nhìn, được đọc và được nhận xét ở bên ngoài nước Mỹ. Để nghe nhạc Mỹ chúng ta không cần phải nghe đến chương trình của đài Mỹ. Một điều khá bình thường khi thấy các chương trình phim truyền hình Mỹ được các đài truyền hình trên thế giới sử dụng, và các tạp chí, báo, tiểu thuyết, các cửa hiệu hay các công ty quảng cáo ở nhiều nơi trên thế giới cũng xuất bản, xây dựng hay trình chiếu các hình tượng về nước Mỹ. Nói tóm lại, người Mỹ dường như ở mội nơi trên thế giới.            
Nhưng chắc chắn rằng không phải lúc nào hình tượng Mỹ và sản phẩm Mỹ cũng được hoan nghênh. Nhiều nước trên thế giới đã từng cố gắng ngăn cản những chiếc quần bò hay nhạc jazz, rock “ n” roll hoặc nhạc mạnh, các loại phim bạo lực, hay các trò trướt ván hay patanh nguy hiểm, đã từng ngăn cấm dòng chảy của những gì không mong đợi mang tính chất Mỹ.           
Một điều quan trọng là cần phải hiểu được mối liên hệ giữa những gì xảy ra hàng ngày bên ngoài Hoa Kỳ với những gì dường như có thể được coi là của Mỹ tác động thế nào đến hình ảnh thực sự về nước Mỹ. liệu có ai trong chúng ta lại chưa hề có dịp được xem một tấm hình về hình dáng trên nền trời của thành phố New York, về Cổng Vàng hay tượng Nữ thần Tự do không?

Hai chương trình phim truyền hình nhiều tập được nhiều người xem nhất trong đầu những năm 1980 là Dallas và…? Và chắc chắn rằng The Muppets đã làm cho chú chồn thân thiện có tên là Kermit trở nên nổi tiếng đối với trẻ em trên toàn thế giới hiện nay như chú chuột Mickey và chú chó Snoopy đã từng quen thuộc với cha mẹ chúng.

Bộ phim Những cô gái vàng đã từng thu được tiếng cười trên khắp hành tinh và  Cosby cùng đồng đội của ông vẫn được yêu chuộng từ nước này sang nước khác đến tận những năm 1990. Mặc dù nhiều người sống ở Anh, Pháp hay thậm chí Đức có thể không biết, chẳng hạn, thủ tướng hiện nay của Hà Lan là ai, nhưng họ có thể hiểu rằng J.R1 là không tốt, và E.T2 thì không tốt, Alf thì ăn mèo và Al Bundy sẽ ăn bất kỳ cái gì.

Họ hiểu rằng New York là thành phố bạo lực hơn bất kỳ nơi nào (thậm chí nó vẫn chưa là thành phố đứng đầu Mỹ về vấn đề này ), và rượu whisky sẽ là “rượu” được ưa chuộng nhất (xin lỗi, đấy là vodka !). Và mặc dù hiện nay loại nước sốt Heinz được mọi nhà trên đất Mỹ sử dụng, thì dường như từ Praha đến Bắc Kinh nó bị salsa lấn át. Những gì mà mọi người ở mọi nơi mới chỉ “biết” về nước Mỹ thật đáng kinh ngạc.

Hầu hết những học trò Mỹ nghiêm túc đều nhận thức được rằng do những hình tượng về nước Mỹ đã trở nên quá quen thuộc, bình thường với cuộc sống bên ngoài nước này, nên khó có thể phân biệt giữa hình tượng và thực tế, danh tiếng và thực tiễn.

Thậm chí trước ảnh hưởng to lớn của truyền hình, John Steinbeck đã nói rằng “ bức tranh về nước Mỹ và về người Mỹ mà người nước ngoài đã in sâu vào óc chủ yếu bắt nguồn từ các cuốn tiểu thuyết, các chuyện ngắn và đặc biệt là từ những bức tranh sống động của chúng ta”.

Và ông đã cảm thấy rằng trong khi ngay cả những “người Mỹ ít thông tin nhất” cũng có thể phân biệt được thực tế với những điều tưởng tượng, cuộc sống hàng ngày với bộ máy tạo nên giấc mơ của Hollywood, thì người nước ngoài không thể có khả năng đó.  
Từ California đến đảo New York  
Tạm thời gạt bỏ những vấn đề nêu trên sang một bên, mọi người đều có thể đồng ý với các cuốn sách và chuyên gia Mỹ rằng người nước ngoài khó có thể thâu tóm được độ lớn của nước Mỹ và sự đa dạng của cuộc sống đang diễn ra trên mảnh đất đó.

Thực tế, một trong những lời nhận xét phổ biến nhất của khách du lịch khi họ có điều kiện đi vòng quanh đất nước này là sự ngạc nhiên của họ về độ lớn của nó. Và họ cũng ngạc nhiên trước sự đa dạng hết sức to lớn khi họ ngỡ rằng ở Mỹ mọi thứ đều tương tự như nhau.            
Làm sao những người sống trên một đất nước có thể mất một hay hai ngày đi dọc đất nước lại có thể hiểu được độ rộng lớn của nước Mỹ, hay những nước “có những khoảng không rộng lớn”? một trong các cách tiếp cận phổ biến là đưa ra sự so sánh, ví dụ, có thể nói rằng San Francisco cách thành phố New York – khoảng 4500 Km – bằng khoảng cách từ Paris đến Baghdad.            
Tuy vậy, không giống như Paris và Baghdad cả hai thành phố này nằm trong một nước và có nền văn hóa chung. Vì vậy sẽ dễ dàng hơn nếu tưởng tượng rằng Paris và Marseilles cách xa nhau như San Francisco và New York.

Hãy nghĩ rằng chúng ta muốn vượt qua nước Anh, từ Liverpool sang London, nhưng phải đi qua bốn múi giờ khác nhau, đi qua ba dãy núi lục địa, đi qua gần như hàng trăm con sông, và phải mất nhiều ngày tại những vùng đất rộng lớn và đồng cỏ mênh mông.

Chúng ta sẽ phải lái xe qua hàng trăm cái hồ, cánh rừng, cánh đồng, và các thành phố lớn với hàng triệu dân cư và những làng quê nhỏ vốn chỉ là những chấm nhỏ trên bản đồ. Chúng ta sẽ đi qua các khu vực nông nghiệp năng suất cao nhất trên thế giới và các khu công nghiệp đông đúc.

Chúng ta vẫn có thể nhận thấy được những vùng đất hoang dã mà tại đó hầu như có ít các nhà khách và các trạm gác với khoảng cách không hề gần. Chúng ta cần tưởng tượng những thứ đó ở giữa Liverpool và London, nếu như chúng ta mong muốn có cảm giác về cái gì đã chia cắt Thế giới mới của bờ Tây với Thế giới mới của bờ Đông, và đồng thời cái gì đã gắn các vùng này lại với nhau.            
Còn có một cách khác để có thể cảm nhận được về độ lớn của nước Mỹ. Hãy nhìn vào bản đồ nước Mỹ. Nếu như bạn là người Nhật hay người Đức, hãy tìm Montana, nơi có diện tích gần bằng với Nhật Bản và Đức, và hãy so sánh một vài dữ kiện về bang đó với đất nước bạn. Nếu bạn là người Pháp thì Texas sẽ tương ứng, và nếu bạn là người Ba Lan thì New Mexico sẽ phù hợp. Và người Italia sẽ chọn độ rộng của Arizona. Đối với người Tây Ban Nha hay Thụy Điển thì California sẽ cung cấp sự so sánh. Đối với người Hà Lan thì chỉ cần một nửa diện tích của Maine sẽ là phù hợp.  
Trong khi khách du lịch thường ngạc nhiên về độ lớn thực tế của nước Mỹ thì hầu hết người Mỹ sẽ tính đến độ lớn và sự khác nhau của họ. Họ không hề coi là điều ngoại lệ khi cần phải lái xe hàng nghìn dặm và vẫn có khả năng nói cùng một thứ ngôn ngữ trên suốt cả một đoạn đường. Họ không cần phải có nhãn dán trên xe của họ với dòng chữ “Mỹ” : thì cái gì sẽ thay vào đó?            
Có rất nhiều người không phải là dân Mỹ nhận thức được độ lớn về địa lý của nước Mỹ. Nhưng sẽ khó hơn đối với việc tưởng tượng về sự phong phú tồn tại trong một quốc gia. Thường được mọi người cho rằng trên nước Mỹ không hề tồn tại sự thống nhất về văn hóa và chính trị.

Chính vì vậy câu hỏi về nước Mỹ không thể trả lời một cách đơn giản và ngắn gọn. Cũng không thể giải thích một cách đơn giản trong vài từ về độ tuổi được phép lái xe của người Mỹ ( từ 15 đến 21 tuổi  tùy theo từng bang ), hay là mức thuế thu nhập của họ. Ví dụ, công dân New York phải đóng cả thuế thu nhập liên bang, bang, thành phố trong khi những người dân may mắn của Concord, New Hampshyre thì chỉ phải trả thuế thu nhập liên bang.            
Các khía cạnh khác của nước Mỹ có thể là thách thức to lớn đối với những chuyên gia không sành. Ngay sau khi nhận thức được rằng “các đàn trâu đã mất đi” và cuộc sống hoang dã đã bị tàn phá, họ sẽ thấy khó tin được rằng, ví dụ, chỉ tại bang Pennsylvania đã có khoảng 6000 con gấu (không kể đến những con trong vườn thú) và hơn một triệu con hươu có đuôi trắng.

Hay có khoảng 50.000 con ngựa hoang vẫn chạy rong ở các bang miền Tây. Cũng tương tự như vậy, các chuyên gia của chúng ta có thể biết đến bốn chương trình truyền hình thương mại ở tại Mỹ, đó là ABC, CBS, NBC và Fox. Sau đó, liệu có thực tế không khi họ đặt ra câu hỏi là PBS (một chương trình phát thanh công cộng phi thương mại, phi lợi nhuận) có phải là chương trình lớn nhất ? Còn có hàng loạt các ví dụ tương tự như vậy và điểm cần nhấn mạnh nhiều lần ở đây là tất cả mọi điều tương phản và đa dạng đều có thể có trên đất nước Mỹ.            
Trong một thời gian dài điều phổ biến là mô tả đặc tính Mỹ điển hình hay thậm chí “lối sống Mỹ” như thể đó là cái duy nhất. Khi điều này được thực hiện đối với các quốc gia và dân tộc có tính đồng nhất hơn nhiều trên thế giới thì có thể sẽ tạo nên các luận điểm hay sự điển hình hóa tồi tệ nhất. Khi nó được thực hiện đối với nước Mỹ và người Mỹ thì kết quả sẽ là thảm họa, nếu như không nói là mang tính hài hước. 
Những khoảng cách khác  
Cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" phiên bản Tiếng Việt.
Có một nhân tố khác cần được tính đến khi muốn hiểu nước Mỹ một cách cơ bản. Xã hôi Mỹ là xã hội rộng mở nhất, đồng thời, là một xã hội liên tục tự chỉ trích mình trên thế giới. Truyền thống cởi mở và tự phê bình này có thể sẽ làm cho người nước ngoài nhầm lẫn, vì bản thân họ nghĩ rằng không ai tự bôi nhọ mình. Và chắc chắn rằng, những người bên ngoài càng dễ hiểu lầm khi họ không biết rằng với truyền thống và kinh nghiệm, người Mỹ vừa hay hoài nghi và vừa có lý tưởng.            
Bất kỳ nước nào được hình thành từ các tư tưởng, như trường hợp nước Mỹ, và tuyên bố một cách công khai về chúng và tự xác định mình thông qua các tư tưởng đó, sẽ không ngừng xem xét khoảng cách giữa điều cần phải làm với thực tế. Ví dụ, khi tuyên bố “tất cả mọi người được đối xử bình đẳng” thì quốc gia này đã nhận thức được rằng không phải tất cả công dân Mỹ được đối xử theo kiểu đó.            
Khoảng cách giữa thực tế cuộc sống và niềm hy vọng cho những gì tốt đẹp hơn cũng là cơ sở cho Giấc mơ Mỹ. Sự hứa hẹn của nước Mỹ đối với hàng triệu người nhập cư vẫn không phải ở nơi này tốt hơn, mà chỉ là có thể tốt hơn. Việc Giấc mơ Mỹ thực sự là gì không chỉ được người Mỹ tranh luận sôi nổi mà còn cả những người ở nơi khác trên thế giới.

Đồng thời, hầu như rât ít người nói đến “Giấc mơ Anh”, “Giấc mơ Canada” hay “Giấc mơ Nhật”. Cuộc tranh cãi này về nước Mỹ vẫn là tiêu điểm của vấn đề người Mỹ là ai, và sức mạnh của lập luận này phản ánh quan điểm cho rằng người Mỹ là khác và cần phải khác. Nỗi tức giận mà nhiều người Mỹ dành cho đất nước mình cũng xuất phát từ niềm tin này.

Nó giống như một cuộc nội chiến đang tiếp diễn hay là một cuộc đấu tranh lớn trong gia đình: “Chúng ta đã nói chúng ta cần làm điều đó ! Thế tại sao chúng ta lại không làm ?” Thường những người Mỹ yêu nước sẽ cũng là những người hay chỉ trích nhất đất nước họ.            
Tất nhiên, việc tiếp cận với hành động và theo dõi các lập luận đó sẽ không có vấn đề gì. Nước Mỹ chẳng che dấu điều gì ngay cả khi có mâu thuẫn và xung đột. Tin tức và hình ảnh về chiến tranh tại Việt Nam được truyền đi trên toàn thế giới thông qua hệ thống của Mỹ và các cơ quan thông tin do người Mỹ là chủ.

Vụ Watergate và Hòn đảo Ba dặm cũng là sản phẩm của nước Mỹ, tương tự là các cuốn băng chiếu việc đánh đập Rodney Kinh và cuộc bạo động ở Los Angeles năm 1992. Và CIA là cơ quan tình báo nổi tiếng, ít bí mật nhất trên thế giới.            
Có những đạo luật cụ thể yêu cầu nước Mỹ tiếp tục mở cửa với bên ngoài. Ví dụ, Đạo luật tự do thông tin (1966) có nghĩa là tất cả mọi người, không chỉ công dân Mỹ, có quyền biết những gì chính phủ đang làm – thông tin bị cấm hay bị coi là “không có sẵn” tại các nước khác.

Đồng thời Đạo luật về quyền cá nhân (1974) cho phép tất cả mọi công dân Mỹ có quyền xem xét mọi thông tin mà các cơ quan nhà nước, cơ quan liên bang, bang và địa phương có về họ.            
Người ta có thể tự do tiếp cận những phân tích phong phú hiện nay về mọi khía cạnh của cuộc sống Mỹ. Nghị sĩ quốc hội và quan chức công cộng khác, bao gồm cả tổng thống, theo luật pháp, đều phải công khai hóa mọi thông báo về thuế của họ. Lập tức ngay sau khi rời nhiệm sở, họ có thể bắt đầu viết hồi ký, đưa ra những cái tên và đặt ra các mẩu chuyện.

Không hề có luật nào quy định một thời hạn cụ thể nào sau khi rời nhiệm sở. Giới báo trí vốn nổi tiếng về tính chất tọc mạch cũng không hề nhẹ nhàng đối với những mâu thuẫn nội bộ gia đình. Quyền lực và ảnh hưởng to lớn, như các số liệu công khai đã nhiều lần phát hiện, không hề hâm dọa được giới báo trí Mỹ. Không có một nơi nào khác trên thế giới lại phát triển mạnh các báo cáo điều tra và cách tiếp cận “bới móc” như ở tại đất nước này.
Văn hóa Mỹ cũng thể hiện truyền thống tự phê bình này. Học sinh trung học của Mỹ thường phải đọc những cuốn sách như Rừng rậm (The Jungle), Bạch tuộc (The Octopus), Hiroshima, Người đàn ông vô hình (The Invisible Man), Babbitt, Phố chính  (Main Street), Những cơn tức giận (The Grapes of Wrath), hay Ngọn lửa lần tới ( The Fire Next Time).

Dù đó là Người Mỹ xấu xí (The Ugly American) hay Chôn vùi trái tim tôi (Bury My Heart at Wounded Knee) dù đó là Túp lều bác Tôm (Uncle Tom’s Cabin), Đứa con bản xứ (Native Son), hay Tâm hồn băng giá (Soul on Ice), dù đó là Vận mệnh trái đất (The Fate of the Earth), Catch-22 hay Kẻ săn nai (The Deer Hunter) thì tất cả đều là sự tiếp tục của truyền thống tự phê bình một cách gay gắt trong văn học Mỹ.

Tất cả những tiểu thuyết trên đều do người Mỹ viết, và đều là những cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ và rất nhiều trong số đó đã được dựng thành phim. Sau đó chúng được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới, tại đó chúng được đọc và thảo luận về những gì đề cập nước Mỹ.           
Rất nhiều người Mỹ cảm thấy rằng sự tiếp tục tự phê bình  - một chiều hướng đặc biệt thu hút sự chú ý của giới báo chí, việc công khai những bí mật thầm kín nhất, sự săn lùng các vụ xcăng đan – đã tiến quá xa. Ví dụ, họ chỉ ra rằng, trong hai thập kỷ qua chỉ duy nhất có Mỹ đã xuất bản những phân tích chính thức về nghèo khổ. Họ kết luận rằng, những thứ này có thể tạo nên một bức tranh hoàn toàn ngược lại về nước Mỹ.

Nhưng chính bản thân những người Mỹ này liền sau đó đã rơi vào cuộc đấu tranh gia đình Mỹ. Chừng nào còn có sự khác biệt giữa ý tưởng và cuộc sỗng ở Mỹ, thì cuộc dấu tranh gia đình này còn tiếp tục diễn ra tại nước Mỹ, để cho mọi người được nhìn thấy và nghe thấy và một số người có thể bị hiểu lầm.  
Họ đến để tìm hiểu nước Mỹ  
Phần này sẽ đưa chúng ta tới nhân tố cuối cùng cần nhớ nếu như chúng ta không muốn hiểu nước Mỹ một cách vội vàng. Nói cách khác, đây là sự tóm tắt của những điểm khác. Nhưng nó vẫn là nhân tố có ảnh hưởng lâu nhất, mạnh nhất đối với nước Mỹ và đối với việc nó được nhìn nhận khái quát như thế nào. Nó đưa ta quay lại thời kỳ Columbus.

Nó cũng đưa chúng ta tới hôm nay, và hàng triệu khách du lịch đã và đang đến, như trong những lời bài hát của Paul Simon, để “khám phá nước Mỹ”, dù là thông qua các trang viết hay cuốn sách, hoặc đi bằng thuyền hay máy bay.            
Có một chuyện cười khá nổi tiếng về Columbus. Ông ta không hề biết mình đi đến đâu. Ông ta cũng không biết mình đang ở đâu khi đã đến nơi. Và ông ta thực ra cũng không biết mình đã đến đâu khi trở lại quê hương. Nhưng ông ta đã đem theo một số người Inđiô trở về nhà với ông để chứng minh rằng ông chưa đến Mỹ.

Câu chuyện cười này đã được kể đi kể lại nhiều lần, cho dù đó là nhà sử học chuyên nghiệp hay một khách du lịch mới đến, nghe nó lần đầu tiên, và nghĩ là mới mẻ. Tuy vậy, đây là một mẩu chuyện cũ về những người Mỹ đầu tiên, những người Inđiô.            
Kể từ sau Columbus, hết loạt chuyên gia này đến chuyên gia khác đã đi tìm nước Mỹ, hầu hết với những ý tưởng tôt mà họ đã có sẵn trong đầu. Những người khác đi tìm nước Mỹ từ sự êm ái trong các thư viện của bản thân họ, tại đó họ sẽ học hỏi các chuyên gia tiền bối.            
Đôi khi, một nhóm nào đó sẽ xuất hiện và nói với người Inđiô rằng họ được đặt dưới sự bảo chợ của một nhà vua phương xa hay một hoàng hậu nhân từ. Thỉnh thoảng người ta nói với họ rằng họ là một bộ lạc bị mất tích của của Israen. Họ được ca ngợi là những con người đơn giản và tuyệt đẹp, dòng dõi và thân ái. Vào thời điểm khác, họ bị hành hạ và tàn sát, như thể họ là con vật hoang dã khát máu và xấu xa.

Thậm chí Dickens, người từng thông cảm với những người nghèo khổ ở nước Anh, đã nói về người Inđiô như sau : “Tôi gọi hắn là động vật hoang dã, và tôi coi động vật hoang dã là những gì có mong muốn cao độ được khai hóa ra khỏi tình trạng hoang xơ”.            
Khuôn mẫu do Columbus đặt ra, đó là, hiểu được gì ông ta muốn tìm, tìm những gì ông biết là có thể làm được và sau đó chứng minh rằng ông đã làm, dường như đã chở thành mô hình cho những người tiếp bước ông. Nếu như họ bị thuyết phục là họ sai (và Columbus thì chưa bao giờ), là những gì họ muốn tìm thì không có ở đó, thì họ thường tuyên bố rằng họ bị lừa.

Có một câu khá nổi tiếng của J.Martin Evans, và nó đáng được nhắc lại : “Trong suốt thời kỳ lịch sử của mình, một nước có thể nêu lên những điều không quá phóng đại, Mỹ đã được đề cập những vấn đề mà không phải của nước Mỹ (Châu Á, miền đất lý tưởng, thiên đường trên trái đất, là trường hợp đáng được đặt tên) và khi bản chất thực sự của mình cuối cùng xuất hiện thì bị buộc tội lừa dối”.            
Ví dụ, những kẻ sâm chiếm người Tây Ban Nha đã mang theo mình các truyền thuyết về các thành phố vàng. Đến khi họ chỉ tìm thấy những ngôi nhà của người Inđiô được làm bằng loại gạch nung nhờ ánh nắng mặt trời thì họ tức giận và người Inđiô cũng cảm nhận được sự tức giận của họ. Nói theo cách khác, mẩu chuyện cổ của người Inđiô về Columbus không bao giờ buồn cười đối với những người bản xứ.            
Nước Mỹ một mặt có thể  - và đã từng – được miêu tả như một mảnh đất bị ô nhiễm, kẻ tàn phá vùng hoang dã rộng lớn, người phát minh ra nền văn hóa hoang phí. Mặt khác, Mỹ là quốc gia đầu tiên đã lập ra các vườn quốc gia, là một trong những nước đầu tiên cấm DDT, đất nước đã tạo ra từ “tái sử dụng”.

Nước Mỹ có thể được miêu tả là một quốc gia của sự không khoan dung và thù ghét, hay là nơi cư chú cuối cùng của hàng triệu con người, nơi mà tất cả các hình thức tôn giáo đều được chấp nhận.

Các chuyên gia đều có thể được chích dẫn. Sigmund Freud đã từng phân tích về nước Mỹ như sau : ”Nước Mỹ là một lỗi lầm. Một lỗi lầm lớn”. Bertrand Russell đã ca ngợi nước Mỹ : “Một điều rõ ràng là tương lai của nền văn minh và khả năng đem lại niềm hy vong lớn cho nhân loại có thể tìm thấy ở nước Mỹ ”.
Các cuộc chiến tranh của đất nước này có thể bị lên án, hay tình cảm và sự cảm thông của nó cũng được nhấn mạnh. Chúng ta có thể đưa ra những bức ảnh về những vụ bạo loạn trên đường phố hay các cuốn băng về những buổi hòa nhạc ngoài trời với sự tham dự của 500.000 người tại Công viên Trung tâm (Central Park) (“Nơi” mà như Simon và Garfunkel đã từng hát, “người ta nói với bạn rằng bạn không nên đi dạo lúc tối trời”).

Nếu như bạn mong muốn, chúng tôi có thể dễ dàng chứng minh cho bạn rằng thành phố New York vừa là nơi đông đúc lộn xộn, vừa là thủ đô của nền nghệ thuật thế giới. Người Mỹ có thể được coi là những kỹ thuật viên thô bạo chỉ chạy theo đồng đôla đầy quyền lực hay là những người đầu tiên nghĩ ra tàu buồm chạy bằng sức gió và điện thoại di động Calder.            
Rõ ràng là hai cách đề cập đó đều gắn liền với chúng ta trong bối cảnh hôm nay như nó đã từng trong thời gian trước đây. Và nước Mỹ không phải là mảnh đất mà vàng có thể dễ dàng tìm thấy trên đường phố và cũng không phải là mảnh đất đầy những chuyện lộn xộn, vớ vẩn mà mọi người có thể chán chường bỏ đi.

Cũng giống như Columbus, nếu như bất kỳ ai đó hôm nay quyết định giong thuyền bắt đầu đi tìm nước Mỹ mà trong đầu đã định được điều cần tìm thì họ sẽ tìm thấy, cho dù đó là những điều phong phú hay nghèo nàn. Nhưng, nếu như một ai đó sẵn sàng tạo cho người Mỹ cơ hội giới thiệu về bản thân họ, thì người đó sẽ có cơ hội để phát hiện được về nước Mỹ và về con người Mỹ...

Phần sau: Kinh tế nước Mỹ           
Bạn đọc: Lê Thị Oanh (Hà Nội)

Không có nhận xét nào: