10 thg 5, 2014

cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần II: Kinh tế nước Mỹ

Phần II: Kinh tế nước Mỹ

Với năng suất và khả năng cạnh tranh tăng lên, Mỹ vẫn tồn tại những “mặt xấu” đáng lo ngại. Đây là vấn đề hầu hết các nước công nghiệp lớn khác cũng đang gặp phải, đó là các vấn đề việc làm, tiền lương và chế độ phúc lợi xã hội khác...
Mt khu rng ca M. nh ly t Internet.
Bạn đọc Lê Oanh giới thiệu phần nội dung tiếp theo cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson đến quý bạn đọc Tuần Việt Nam về diễn biến kinh tế nước Mỹ. Mời quý bạn đọc tiếp tục tham khảo và bình luận.
Công nghiệp và nông nghiệp

Cùng với thời gian, bức tranh mô tả khái quát nền kinh tế Mỹ với những nét đậm nhạt vẫn còn nguyên giá trị qua từng thời kỳ. Người ta vẫn nói, nền kinh tế Mỹ phải được xây dựng từ gốc đến ngọn. Với những người nhập cư không có tinh thần làm việc cần cù – hay không chịu lao động chân tay cũng như trí óc – họ rất ít khi gặt hái thành công ở thế giới mới này.
Tất nhiên, lúc đầu đơn giản là không có nông trại, nhà cửa hay xưởng máy và chính bản thân những người định cư phải tự mình làm ra những thứ họ cần. Hoặc là họ phải nhập từ bên ngoài vào với giá rất cao.
Sự thông minh và tinh thần sáng tạo cao độ của người Mỹ bắt nguồn từ tinh thần và thời kỳ khai phá này. Nếu thế thì “hãy tự mình làm lấy” khó có thể coi là xu hướng hiện nay hay là sở thích của giai cấp trung lưu ở Mỹ. Những thợ thủ công khéo léo không có nhiều và không có một lớp học nào cho các công nhân công nghiệp hoặc nông dân tồn tại. Vì vậy, nếu không tìm ra cách làm việc mới thì không thể làm được việc gì.
Những gì đạt được trong 100 năm đầu kể từ sau ngày độc lập thạt là kỳ diệu. Năm 1890, Mỹ đã sản xuất nhiều sắt và thép hơn cả Anh và Đức cộng lại. Đến năm 1900, theo một số tiêu chuẩn, Mỹ đã trở thành nước công nghiệp lớn nhất và công dân Mỹ được hưởng mức sống cao nhất thế giới. Năm 1913, nước Mỹ chiếm hơn 1/3 sản lượng công nghiệp thế giới. Đến thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ sản xuất ra 50% “tổng sản phẩm thế giới”.
Ngày nay, nền kinh tế Mỹ không còn thống soái trên thế giới như trước đây, nhưng chỉ với khoảng 5% số dân và 6% đất đai thế giới, Mỹ vẫn sản xuất khoảng 25% sản lượng cộng nghiệp, hàng hóa nông nghiệp và dịch vụ thế giới, và tỷ lệ này đã được duy trì suốt 15 năm qua. Mỹ đã không tụt lùi so với các nước khác. Tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ đã tăng hơn 3 lần kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đúng hơn là các nước khác đã đuổi kịp hoặc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên, một thế kỷ sau khi Mỹ giành vị trí cường quốc kinh tế duy nhất thế giới, tổng sản lượng của Mỹ vẫn gấp hơn hai lần những đối thủ liền kề là Trung Quốc và Nhật Bản. Và kinh tế Mỹ gấp hơn 4 lần các nền kinh tế mạnh sau mình là Đức, Ấn Độ,Pháp và Italia.
Mặc dù Mỹ thường lo ngại là mình không còn đứng đầu trong hầu như mọi lĩnh vực, song Mỹ vẫn là nước đi đầu thế giới trong rất nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực này bao gồm, ví dụ, hóa sinh và công nghệ gien, nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ, thông tin liên lạc, máy tính và dịch vụ thông tin và những lĩnh vực kỹ thuật cao .Trong những lĩnh vực này các công ty Mỹ bị cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới, đôi khi đó là các công ty ngoại quốc được hậu thuẫn của một nhóm các quốc gia và chính phủ của họ. Tuy thế các ngành công nghiệp tư nhân Mỹ vẫn hoạt động khá tốt.
Các công ty Mỹ bán máy bay chở khách hoặc máy vi tính vẫn chiếm phần lớn thị trường thế giới. Tương tự, nhiều nước hiện có các thụng lũng Silicon của riêng họ, nhưng khu vực nghiên cứu và sản xuất máy tính đầu tiên và lớn nhất vẫn là Thung lũng Silicon gần San Fransisco, nơi có khoảng 4.000 công ty kỹ thuật cao.Trong ván bài pôkê kinh tế quốc tế1,người nước ngoài vẫn chọn Mỹ làm nơi đổ tiền vào trước tiên. Đầu tư nước ngoài ở Mỹ năm 1990 lên đến khoảng 403 tỷ USD, trong đó những nước đầu tư hàng đầu là Anh 108 tỷ USD, Nhật Bản 83 tỷ USD, Hà Lan 64 tỷ USD, Canada và Đức môic nước 28 tỷ USD.
Trong khi Mỹ nổi tiếng về trình độ công nghiệp và kỹ thuật, điều mà nhiều người, kể cả những người Mỹ, không biết đến là Mỹ cũng là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới. Mỹ là nước cung cấp ngũ cốc lớn nhất, vượt xa các nước khác, trồng khoảng 12% tổng số lúa mì trên thế giới, 45% ngô, 18% bông và 10% yến mạch và lúa miến. Tương tự, các chủ nông trại và trang trại chăn nuôi Mỹ sản xuất khoảng 14% sản phẩm sữa thế giới, 17% các loại thịt, 27% các loại dầu mỡ thực vật và 53% đậu tương.
Điều này thật đáng ngạc nhiên vì đất có thể dược dùng để canh tác ở Mỹ chỉ chiếm chưa đầy 8% đất canh tác thế giới và chỉ có một phần rất nhỏ số dân Mỹ (dưới 2%) làm nông nghiệp. Mỹ không chỉ nuôi sống dân mình – là một trong số ít các nước công nghiệp làm được như vậy – mà còn nuôi sống nhiều người dân khác trên thế giới. Đây là sự thực, mặc dù các nước khác như Trung Quốc và Nga có nhiều đất nông nghiệp hơn. Xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 1/10 tổng sản phẩm quốc dân nhưng nông nghiệp đóng góp gần như 1/5 con số này.
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao Mỹ có thể đi từ một nền kinh tế nhỏ nhiều khó khăn tới một nước công nông nghiệp hàng đầu trong một thời gian ngắn như vậy. Một lý do hiển nhiên là diện tích và tài nguyên thiên nhiên, nhưng chỉ điều này thôi không giải thích được sự tiến bộ của Mỹ.
Cái gọi là tinh thần táo bạo và óc sáng tạo đã đóng một vai trò quan trọng cho sức sống của nước Mỹ.Bên cạnh đó là tinh thần liên tục thử nghiệm kết hợp với mong muốn tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề cũ. Tính linh hoạt về địa lý và xã hội cũng góp phần cho sự phát triển này. Ngành công nghiệp và kinh doanh Mỹ đã thu được nhiều lợi nhuận từ những nghiên cứu cơ bản của các trường đại học chủ chốt và từ chính sách giúp đỡ nhân tài của họ.
Một điều quan trọng nữa là “tinh thần giám làm”, hay nói cách khác là dám tận dụng con người và sáng kiến để cho những người mong muốn làm việc thử làm một điều gì đó. Thường thì các cách thức, mong muốn tạo ra được cái gì đó mới và tốt hơn chứ không phải các kết quả vật chất là động lực thúc đẩy con người Mỹ.
Nhiều người Mỹ muốn là ông chủ của chính họ và họ sẵn sàng đánh đổi cuộc sống bình an để có cơ hội “làm điều đó”.Tuy tự cho mình là thị trường “làm ăn tự do” nhưng không phải vậy. Bất cứ ai muốn khởi đầu sự nghiệp đều phải gặp rất nhiều quy tắc, hạn chế và luật lệ ở mọi cấp chính quyền.
Ở Mỹ, công nhân cổ Xanh được xếp trong số được hưởng mức lương cao nhất trên thế giới và có nhiều ưu đãi nhất. Một công nhân ở Mỹ trung bình thu nhập khoảng 10,5 đến 12,5 USD một giờ (1990). Thêm vào đó, nhiều công ty Mỹ đã có kế hoạch chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên của họ. Gần đây, một xu hướng mới xuất hiện nhằm làm cho nhân viên và chủ có mức thu nhập gần tương đương nhau.
Ở một số công ty, tất cả công nhân viên làm chủ sở hữu một phần công ty và làm tất cả các loại công việc và hình thức này dường như có tính khuyến khích cao đối với nhân viên.
Xu hướng sản xuất các sản phẩm mới dồi dào và cho tất cả mọi người có thể mua được là một lý do rõ rệt giải thích tại sao doanh nghiệp Mỹ thường được những người trung lưu Mỹ ủng hộ.Thêm vào đó, việc doanh nghiệp Mỹ còn được ủng hộ rộng rãi là do một nguyên nhân khác nữa, đó là những người “rất giàu” ở Mỹ thường có khuynh hướng từ bỏ phẩn lớn số tiền họ có trước khi qua đời.Họ thường trao tài sản cho các nhà tế bần, bệnh viện, trường học, thư viện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật và các quỹ giáo dục, công trình nghiên cứu…
Ở Mỹ ít người “thích các doanh nghiệp lớn”, bắt đầu từ năm 1890 chính quyền các cấp đã có chính sách xé lẻ các công ty lớn và các công ty độc quyền. Những công ty đầu tiên chịu ảnh hưởng của chính sách này là các công ty thép lớn, đường sắt và các công ty thép thống trị toàn bộ ngành công nghiệp này thông qua kiểm soát tập trung đối với nhiều công ty lẻ.
Quá trình xé lẻ này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay mặc dù trọng điểm giờ đây nhằm vào “phá bỏ những quy chế của Nhà nước” đối với các lĩnh vực như ngân hàng và liên lạc. Vấn đề là liệu một công ty, bằng thành công trong công việc của chính mình, có thể được phép thống trị lĩnh vực mình kinh doanh hay ngành công nghiệp mình tham gia hay không?
Từ cuối năm 1970, qua những năm 1980 cho đến những năm 1990 nước Mỹ trải qua nhiều biến đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mình. Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này hiện cũng đã nổi rõ ở những nước công nghiệp chủ yếu khác. Thay đổi xuất hiện rõ nhất ở các ngành công nghiệp nặng truyền thống như ngành sản xuất thép, thị trường ôtô rộng lớn và một số ngành kỹ thuật cao. Gần như cùng một lúc nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên rất nhiều.
Tiếp đó, cán cân thương mại với Nhật Bản và Châu Âu cũng bị thâm hụt.Tất cả những chỉ số này làm cho nhiều người Mỹ công khai bàn luận, liệu có phải Mỹ đang xuống dốc ở “giai đoạn cuối” hay vẫn “không thể đảo ngược” một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ? Tuy nhiên, một điều rõ ràng là hơn bất cứ nơi nào Mỹ đã sớm nhận ra những thay đổi sâu sắc này.
Một trong những khó khăn chính của việc đánh giá xu thế phát triển kinh tế Mỹ - và các xu hướng trong toàn xã hội Mỹ - là việc Mỹ được cho là một dân tộc có truyền thống “lạc quan” chỉ đúng có một nửa.
Chính xác hơn, trạng thái tinh thần của người Mỹ dương như bị cuốn theo những thay đổi lớn và định kỳ, lên hoặc xuống và thường đều thái quá như nhau.Ví như, ngành công nghiệp thép của Mỹ - trong một thời gian dài là biểu tượng của sự “đồi bại” của ngành công nghiệp Mỹ - trong thập kỷ qua đã trải qua sự biến đổi ghê gớm. Năng suất lao động và chất lượng tăng lên đã làm cho các nhà sản xuất thép của Mỹ họat động có hiệu quả hơn so với các đối thủ nước ngoài, năm 1985 xuất khẩu 1 triệu tấn, đến năm 1991 đã tăng lên trên 6 triệu tấn.Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra ở các lĩnh vực xe hơi, bán dẫn…
Do hiệu suất lao động của Mỹ luôn tăng từ năm 1982 đã làm cho Mỹ trở thành nước xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới về tổng thể và ngang hàng với Nhật và Đức về mặt hàng chế tạo. Thâm hụt buôn bán của Mỹ đã đạt mức kỷ lục năm 1987, vào khoảng 146 tỷ USD.
Năm 1990, con số này đã giảm đi một nửa còn khoảng 70 tỷ USD. Một năm sau, tổng thâm hụt buôn bán chỉ là 7 tỷ USD – trong một nền kinh tế 6 ngàn tỷ USD. Nếu như những chỉ số trên cho thấy kinh tế Mỹ khó có thể bị coi là đang xuống dốc không phanh, chúng ta phải một lần nữa xem xét các quan điểm của Mỹ.
Với năng suất và khả năng cạnh tranh tăng lên, ở Mỹ vẫn tồn tại “mặt xấu” đáng lo ngại, đây là vấn đề hầu hết các nước công nghiệp lớn khác cũng gặp phải, đó là vấn đề về việc làm, tiền lương và các chế độ phúc lợi xã hội khác.
Trong mảng tối này thì vẫn còn có những điểm sáng đó là Mỹ đã rất thành công trong việc tạo ra công ăn việc làm mới. Theo số liệu của EU năm 1993, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1990 Mỹ đã tạo ra 28,8 triệu việc làm mới so với có 8,8 triệu được tạo ra ở châu Âu. Có thể đi đến một kết luận là đa số người Mỹ, lúc thịnh vượng hay khó khăn, vẫn tin rằng con đường từ “nghèo khổ đến giàu có”, mặc dù gập ghềnh khó khăn, vẫn không phải hoàn toàn chỉ là hoang đường. Hoặc là, thậm chí khi bi quan, người Mỹ vẫn có thiên hướng lạc quan như vậy.

Nhân công

Luật lao động, quan hệ lao động và công đoàn ở Mỹ có lịch sử khác một chút so với các nước công nghiệp phương Tây khác. Lý do chủ yếu của sự khác nhau này là ở Mỹ quan dệ chủ thợ không Mấy giống cuộc đấu tranh giữa các giai cấp và các triết lý chính trị xã hội ở các nước khác.
Công nhân Mỹ thường đấu tranh để có “phần to hơn trong toàn bộ cái bánh”, điều kiện làm việc và các phúc lợi xã hôi khác tốt hơn.Ông chủ của họ thường có nguồn gốc không khác gì mấy so với họ. Sự khác nhau chủ yếu giữa chủ và thợ không phải ở âm điệu giọng nói, giai cấp xã hội…mà ở đồng tiền và đồng tiền đó có thể mua được gì ?.
Những biến đổi có tính chất đặc biệt đối với lịch sử nước Mỹ cũng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đền nhân công.Trong một thời gian dài Mỹ đã thiếu nhân công do sự phát trển vượt bậc của các ngành kinh tế, đặc biệt nhân công có tay nghề, có trình độ kỹ thuật. Vì thế, lương ở Mỹ thường cao hơn nhiều so với châu Âu và các nước khác.
Khi thành thị phát triển và nhu cầu về hàng chế tạo tăng lên nhanh chóng chủ các xưởng sản xuất bắt đầu thuê ngươi phụ giúp để tăng sản xuất. Giữa thế kỷ thứ XIX các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ đã sử dụng hàng trăm ngàn công nhân nhập cư đang đổ về các thành phố.
Từ đây tình hình đã có sự thay đổi theo chiều hướng xấu, các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra do nhiểu công nhân đã phải làm bất cứ việc gì họ tìm được với bất kỳ mức lương nào, điều kiện sinh hoạt chật chội và ngày càng có nhiều sự phản đối và đối kháng giữa chủ và người làm thuê, giữa công nhân và cảnh sát.
Trong 10 năm từ 1880 đến 1890 có tất cả 10.000 cuộc đình công, trong số đó có rất nhiều cuộc đình công mang tính bạo lực từ cả hai phía trong đó lực lượng của nhà nước thường đứng về phía các doanh nghiệp.Đến năm 1930, các đạo luật cơ bản đã đem lại nhiều quyền lợi cho công nhân Mỹ mà trong một thời gian dài họ đã không được hưởng như: Đạo luật bảo hiểm sã hội, Đạo luật chuẩn mực lao động….
Năm 1886, một số công đoàn của các công nhân lành nghề đã cùng nhau lập nên công đoàn trung ương là Liên đoàn lao động Mỹ (AFL). Bốn năm sau, liên đoàn có số thành viên khoảng 500.000 và đến 1904 là 1,75 triệu. Khi công nhân châu Âu đang tham gia các phong trào cách mạng, hầu hết công nhân Mỹ không hứng thú gì việc phá vỡ hệ thống cơ bản mà chỉ quan tâm đến việc tạo dựng hệ thống này vì lợi ích của họ. Quan điểm lúc này của Liên đoàn lao động Mỹ là “bánh mỳ và bơ”. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất Liên đoàn đã có 5 triệu thành viên.
Đến năm 1955, khi Liên đoàn lao động Mỹ sát nhập với CIO (Đại hội các tổ chức công nghiệp) thì hội viên tích cực lên tới 15 triệu người.Các công đoàn công nghệp mạnh nhất là vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các lĩnh vực công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ yếu ở Mỹ cần phải có thẻ hội viên công đoàn. Tuy nhiên, ngày nay do có sự “xáo trộn”lớn trong các ngành công nghiệp nặng truyền thống và một số công ty chuyển đến vùng có nhân công rẻ và thuế thấp nên thế lực của các công đoàn này đã bị suy yếu.
Hai mươi hay ba mươi năm trước, công nhân viên chức đình công với những yêu sách của họ là điều đáng kinh ngạc. Ngày nay, người Mỹ cũng đã chịu học cách chịu đựng chững cuộc đình công này.Một số công đoàn đã chủ chương bảo đảm việc làm là quan trọng hơn tăng lương để tránh bị sa thải hàng loạt và giúp công ty lại sản xuất có lợi nhuận.Tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được tình trạng các nhà máy lỗi thời bị đóng cửa và công nhân vẫn bị sa thải.
Dù vậy, ở các lĩnh vực kinh doanh khác các công ty lại lo các nhân viên chạy sang các hãng đối thủ của mình, đây đặc biệt là một vấn đề ở nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nhiều doanh nghiệp mà vì vậy họ luôn có những chính sách đãi ngộ nhân viên một cách tốt nhất.

Phúc lợi

Ở Mỹ, hình ảnh quá khứ phản ánh tình trạng sức khỏe và các mối quan tâm về phúc lợi được thể hiện qua hai hình ảnh: Thứ nhất là người lính biên giới được trang bị một cái rìu, một khẩu súng trường, một cuốn Kinh thánh và một ý chí mãnh liệt; Hình ảnh lich sử thứ hai là về một nhóm người thủy tổ đoàn kết, gắn bó và chia sẻ.Trong cả hai hình ảnh đều có phần sự thật lịch sử.
Vấn đề phúc lợi xã hội của Mỹ luôn bị giằng co giữa quan niệm về cá nhân tự chủ, độc lập và sự phụ thuộc và quan tâm lẫn nhau trong cộng đồng. Rộng rãi với các dân tộc khác nhưng người Mỹ ít thực hiện việc từ thiện trong nước.Dường như có một phần sự thật trong nhận xét là người Mỹ thường quá tự cao để có thể hạ mình yêu cầu giúp đỡ và hưởng phúc lợi.
Tình hình chăm sóc phúc lợi đã được cải thiện nhiều qua bộ luật về phúc lợi xã hội của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào giữa những năm 1930.Ngày nay, không phải chỉ có một hệ thống phúc lợi đơn nhất, mà nó là một tổng thể các biện pháp được tạo ra nhằm giúp đỡ cho những người cần được giúp đỡ.
Chính phủ liên bang đã đặt ra tiêu chuẩn cho mức lương tối thiểu mỗi giờ trong toàn quốc, hoặc mức chính thức được coi là nghèo túng.Chính phủ liên bang tài trợ và các chương trình quốc gia như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp cho người lao động, Chăm sóc sức khỏe….Năm 1989, hơn 560 tỷ USD được chính phủ liên bang chi cho phúc lợi xã hội.
Các chương trình và số lượng trợ giúp rất khác nhau giữa các bang và tùy theo tình hình kinh tế xã hội của mỗi cá nhân trợ giúp mà có các chính sách khác nhau. Ví dụ: năm 1990 chi phí y tế cho khoảng 23 triệu người đã được Quỹ trợ giúp y tế chi trả, và hơn 21 triệu người được nhận mua tem lương thực. Giữa các bang có những khác biệt lớn về số người sống dưới mức nghèo khổ và có những khác biệt rất lớn về mức độ mỗi bang cho công dân mình được hưởng phúc lợi. Năm 1991, Massachsetts và New York chi trên 940 USD một đầu người cho phúc lợi công cộng, trong khi các bang như Nevada, Idaho, Arizona chi chưa đến 200 USD một đầu người.
Kể từ những năm 1970, một số bang bắt đầu thực hiện chương trình “lao động phúc lợi” (lao động cộng với phúc lợi) trong đó người nhận phúc lợi phải làm việc hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo nghề nghiệp. Trong khoảng hơn một nửa số bang, các chương trình này đang được thực hiện với cố gắng đưa người nhận phúc lợi vào các công việc phục vụ công cộng.
Các gia đình có con em chưa đến tuổi đi học được miễn không phải làm việc, đã có một số luật mới ở các bang như luật phúc lợi cải cách mới của California quy định thời gian tối đa hai năm đào tạo với những nghề có khả năng xin việc cho người nhận phúc lợi và gửi trẻ không mất tiền để giúp người thất nghiệp không phải nhận trợ cấp nữa mà có việc làm lâu dài.
Theo luật liên bang, phúc lợi chăm sóc y tế là để cho những người không có tiền hoặc bảo hiểm. Các bang, các hạt và các thành phố đều xây dựng hoặc ủng hộ các bệnh viện, viện tâm thần…và chất lượng của các dịch vụ này cũng khác nhau giữa các bang.
Điều làm cho nước Mỹ khác với nhiều quốc gia khác là ở mức đóng góp khu vực tư nhân cho các chi phí về y tế, hưu trí và thậm chí cả nhà ở.Các công ty và chủ công ty thường trả phần lớn các phúc lợi trên. Nhiều công đoàn cho những người thất nghiệp hưởng phúc lợi thêm vào phần nhà nước cung cấp. Một số công đoàn còn có các chương trình hưu trí riêng của họ và một số thậm chí còn là chủ hoặc quản lý các hội hưu trí.
Ở Mỹ vẫn có nhiều người chưa bao giờ đi làm hoặc chưa bao giờ có khả năng làm việc, hoặc ở trong tình trạng thất nghiệp đã lâu. Những người này buộc phải dựa vào các chương trình phúc lợi cơ bản của nhà nước và không một ai trong hoàn cảnh này lại có cuộc sống đàng hoàng.
Tuy nhiên, hai hình ảnh cuộc sống vẫn tồn tại, và những người đã thành đạt thấy khó có thể hiểu hoặc để tâm đến những khó khăn mà những người không thành đạt gặp phải. Trong bản báo cáo năm 1995 của mình, Liên hợp quốc đã xếp loại 174 nước theo chỉ số phát triển con người (HDI), Mỹ được xếp thứ hai sau Canada. Hai mặt cuộc sống Mỹ đều có gia trị như nhau và không mặt nào nhấn mạnh hơn mặt nào.Tuy nhiên, điều đáng được quan tâm nhất chính là khoảng cách giữa hai mặt này.

Y tế và cải cách

Năm 1990, 86,4% người Mỹ được hưởng bảo hiểm y tế của tư nhân hoặc nhà nước, 61%(trên 150 triệu người Mỹ) hưởng bảo hiểm y tế do có việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn 33,6 triệu người Mỹ không được hưởng bảo hiểm y tế. Vì thế, nhiều người Mỹ được hưởng hai hệ thống bảo hiểm, đó là những người làm việc thất thường hoặc không làm gì cả.
Điều đáng lo ngại là mặc dù đã tiến hành điều tra, ngiên cứu nhưng không ai đảm bảo chính xác có bao nhiêu người Mỹ sống trong các khu ổ chuột, hoặc trong các công viên công cộng…Theo một báo cáo điều tra, “dự đoán quốc gia đáng tin cậy nhất là ít nhất 300.000 người không có nhà cửa mỗi tối” ở Mỹ và con số đó “có khả năng là 400.000 cho đến 500.000”.
Những người khác không có bảo hiểm y tế là những người làm cho các công ty nhỏ chỉ có ít nhân viên – theo luật họ không phải cung cấp bảo hiểm y tế - hoặc nhân viên làm việc ở đây chính là chủ sở hữu các công ty này.Tuy nhiên, năm 1988, khoảng 40% những người không có bảo hiểm y tế có mức thu nhập hàng năm hơn 20.000 USD; 22% có mức thu nhập 30.000 USD hoặc cao hơn và 13% có mức thu nhập cả gia đình 40.000 USD hoặc hơn – nhưng không mua một loại bảo hiểm y tế nào.
Vấn đề không phải ở số tiền Mỹ chi cho sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, mà ở hiệu quả của khoản chi này và việc phân phối nó. Phần đông người Mỹ tin rằng “chăm sóc sức khỏe tốt nhất” là một quyền họ được hưởng – và không một ai đáng bị từ chối quyền này vì mức thu nhập của họ. Việc chi phí y tế tăng mạnh – trong khi lại không co dấu hiệu rõ rệt cải thiện tổng thể việc chăm sóc y tế cho toàn bộ dân chúng – cũng bị coi là mối hiểm họa cho sức mạnh kinh tế quốc gia.
Đến đầu những năm 1990, rõ ràng cần có một hình thức bảo hiểm trung ương, phổ thông nào đó để cho cả những người hiện không được hưởng bảo hiểm y tế cũng được hưởng và để giảm tổng chi phí. Trong khi điều này là “càn thiết cả về mặt đạo đức và kinh tế”, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc làm thế nào để điều chỉnh hệ thống chăm sóc y tế “chắp vá” giữa nhà nước và tư nhân hoặc thâm chí thay đổi hoàn toàn.
Bạn đọc: Lê Thị Oanh (Hà Nội)


Không có nhận xét nào: