10 thg 12, 2017

CHỮA CHỨNG TRẺ EM KHÓC ĐÊM (DẠ ĐỀ)


Ngày xưa có câu: “Cha mẹ nuôi con, công bằng trời, bằng bể.” Câu nói ấy chỉ về nỗi vất vả của tất cả các bậc cha mẹ đối với việc nuôi dạy con cái của mình. Nó càng đúng hơn, khi các bậc cha mẹ có những đứa con ốm yếu, hay bị các chứng sài đẹn... Đối với các cặp vợ chồng muộn mằn, hiếm hoi, khi sinh được một đứa con, đó vừa là nỗi mừng khôn tả xiết, nhưng cũng là nỗi niềm ước mong, lo lắng thường trực trong lòng. Mong sao ơn trời, con mình hay ăn, chóng lớn. Lo lắng cho con mỗi khi trái gió, trở trời. Chăm cho con từ thìa bột, miếng cơm, để con ăn được ngon miệng. Rồi đến tấm tã lót khô, sạch, thơm tho, đồ chơi đẹp đẽ,vui mắt cho con nhìn. Ngày nay, các bậc làm cha mẹ còn rất trẻ, họ chưa được hướng dẫn đầy đủ những kiến thức cơ bản, cần thiết để chăm lo cho con cái mình. Cho nên, phần lớn trách nhiệm ấy thường được ông bà nội, ngoại mở rộng vòng tay ra đón lấy, như một sự tự nguyện thiêng liêng.

Vợ chồng vị đại tá, phó giáo sư, tiến sỹ Tr. Tr. B. là một cặp ông bà nội của thời đại mới như trên. Bởi vì, ông bà vừa mới có cháu đích tôn cách đây chưa lâu. Ông bà Tr. Tr. B. ở hoàn cảnh đã muộn, lại hiếm. Đến tuổi ngót bốn mươi, ông bà mới sinh được một cậu con trai. Với truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bà đặt tên cho cậu là Tr. M. H.. Cậu M. H. lớn lên trong sự chăm lo, dạy dỗ hết lòng của cha mẹ. Đáp lại tấm lòng của cha mẹ, cậu đã học hành ngoan ngoãn. Hết cấp phổ thông, cậu thi đỗ đại học, rồi đến tốt nghiệp đại học. ở cấp học nào, cậu cũng đều đạt mức điểm cao. Trước tết năm ngoái, cậu được ông bà giáo sư cho cậu xây dựng hạnh phúc. Tháng chạp vừa qua, vợ chồng cậu đã sinh cho ông bà nội một cháu bé trai, cháu đích tôn của ông bà. Hồi 8 giờ tối ngày 14- 1 - 2006 vừa qua, tôi được ông B. nói qua điện thoại, ông báo tin mừng về việc ông bà đã có cháu trai nội. Đồng thời ông hỏi tôi về chứng khóc đêm của cháu ông. Qua điện thoại, tôi nói với ông mấy cách chữa bệnh đó. Cuối câu chuyện, tôi khuyên ông nên dùng điếu ngải hơ trên huyệt Bách hội cho cháu. 

Cách cứu bằng điếu ngải, tôi đã giới thiệu kỹ từ những ngày tôi cộng tác với đơn vị ông, cùng nhau làm đề tài cấp nhà nước, ông còn nhớ rất rõ. Ông cẩn thận nhắc lại cách cứu điếu ngải để tôi nghe xem ông nhớ còn đúng không. Ông nói : 
Đốt điếu ngải, phải đợi cho mồi lửa cháy hồng khắp đầu điếu ngải. Tay cầm điếu ngải, cần có hai ngón tay 4-5 để lên đầu cháu bé làm cữ, sao cho mồi ngải cách huyệt khoảng 2-3 cm. Sức nóng từ điếu ngải xông xuống huyệt, làm cho da đầu cháu dần dần ửng hồng lên. Không được hơ gần qúa, sợ gây bỏng da đầu bé. Hơ khoảng 5-7 phút, da xung quanh huyệt ửng hồng lên là được.” 

Tôi khen ông B : “Ông nhớ giỏi lắm.” Ông nói: “Thỉnh thoảng em vẫn tự cứu cho mình và người nhà để chữa những bệnh vặt, nên em còn nhớ chứ.” Gần 10 giờ đêm 17-1- 2006, ông gọi điện thoại đến cảm ơn tôi, và ông nói: “Đêm đầu tiên, em hơ cho cháu, cháu đỡ khóc hơn một ít. Đêm thứ hai, em hơ xong, cháu khóc ít hẳn đi. Sau lần hơ đêm thứ ba, cháu không khóc nữa. May quá, cả nhà em thoát được nỗi khổ mất ngủ, mệt mỏi, vì phải thức theo cháu. Nhất là mẹ cháu và bà nội cháu.” Ông cảm ơn tôi xong, ông lại hẹn với tôi, chừng ít ngày nữa ông sẽ đến chơi thăm tôi. Ông tuy đã nghỉ hưu, nhưng không chịu nghỉ yên. Với khả năng ngoại ngữ thành thạo, ông luôn cộng tác với các đơn vị cần đến vốn liếng tiếng Nga của mình để ông phục vụ. Mỗi khi có điều kiện, ông lại ghé qua thăm tôi. Nhờ đó, tuy đã cách xa những ngày cộng tác ở Học viện Quân y hơn 20 năm, nhưng tình cảm giữa ông và tôi vẫn đằm thắm và tôn trọng lẫn nhau. Tôi quý nhất ở ông là, lúc nào ông cũng tìm hiểu vấn đề một cách khoa học. Vì thế, chắc chắn buổi gặp sắp tới đây, ông sẽ hỏi tôi về nguyên nhân bệnh dạ đề của cháu nội ông. Cho nên tôi chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho ông như sau:

Sách Đông y nhi khoa viết: Dạ đề, nghĩa chữ là “kêu đêm”, một loại khóc không có nước mắt. Trẻ em ban ngày thì yên tĩnh, ban đêm thì kêu khóc không yên. Đêm nào cũng thế, giống như có quy luật, cho nên gọi là “dạ đề.”Nếu như bởi có mụn ở miệng, do sữa làm hại; do phát sốt; hoặc trẻ mới được cai sữa; cho tới ban đêm có tập quán ưa nhìn đèn; hoặc bởi có sự thay đổi hoàn cảnh đã dẫn đến khóc đêm, đều không phụ thuộc phạm vi bài này, nên phân biệt để xử lý cho đúng.
Nguyên nhân bệnh:
Có ba nguyên nhân là : Tâm nhiệt, tỳ hàn và sợ hãi.
- Tâm nhiệt : Trẻ em mới sinh, do bẩm thụ nhiệt ẩn náu từ trong thai, tâm hoả tích thịnh, thao nhiễu không yên, đưa đến khóc đêm.
- Tỳ hàn : Trẻ em mới sinh, bẩm phú bất túc, tỳ tạng hư hàn, ban đêm đến âm thịnh, khí trệ, tỳ không vận hoá, đến nỗi uất tích không thư. Hoặc do đau bụng kéo dài, kêu khóc không dứt.
- Sợ hãi : Trẻ em mới sinh, bởi thần khí non nớt, cảm xúc về tiếng động lạ, vật lạ, sợ hãi quá mức làm cho giấc ngủ không yên, khi phát sợ hãi thì khóc...”
Theo thời sinh học cổ Phương Đông, trẻ em sinh ra phạm giờ dạ đề, chúng đều có chứng khóc đêm. Cách tính trẻ sinh phạm giờ dạ đề như sau:
Mùa đông sinh giờ mão. Mùa xuân sinh giờ ngọ. Mùa hạ sinh giờ dậu. Mùa thu sinh giờ tý.
Ngoài phương pháp chữa dạ đề bằng cứu ngải ở huyệt Bách hội ra, còn có bài thuốc khác dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên nghành như cứu ngải. Sách “Y tông kim giám” chép tên bài thuốc là: “Thiền hoa tán.” Dược vật và cách chế như sau :

Xác ve sầu (Thiền y), bỏ đầu, bỏ chân. Đem nghiền thuốc thành bột nhỏ mịn. Lấy 3 phân Bạc hà (khoảng 1gr) sắc nước. Ngoáy với bột xác ve sầu đã làm mịn, từ 1 đến 3 phân (khoảng 0,5 đến 1 gr), đổ cho trẻ uống. Hy vọng ông B. có thể đem kinh nghiệm của bản thân đã chữa cho cháu mình, ông sẽ phổ biến cho nhiều người biết. Các bạn đồng nghiệp trẻ cũng như mọi bậc ông bà, cha mẹ trẻ, nếu đọc được bài viết này sẽ có một kinh nghiệm quý cho gia đình mình.
Nguồn: sách cẩm nang chẩn trị đông y

28 thg 11, 2017

Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen

Hiện nay, bệnh suy thận đang là nỗi lo lắng của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây thuốc chữa suy thận hiệu quả có thể tìm được ở quanh nhà, vườn như bài thuốc từ cây nhọ nồi và đỗ đen.
Theo số liệu thống kê, ở nước ta hiện có khoảng 6 triệu người bị bệnh thận mạn chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000 bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Khi bị suy thận cấp không chữa trị kịp thời, để bệnh chuyển sang mãn tính sẽ rất khó chữa trị. Ngược lại, nếu kịp thời xử lí, bệnh nhân có thể phục hồi được chức năng thận hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.
Vị thuốc đơn giản, dễ tìm
Cỏ mực là một loại cây mọc hoang trên các bờ ruộng, ruộng cao trồng hoa màu hoặc vườn nhà. Trong dân gian, cây cỏ mực dùng để chữa nhiều bệnh cho cả người và động vật nuôi. Cỏ mực giúp cầm máu, chữa bệnh đi tiểu ra máu, kiết lị... ở người. Theo Đông y, cỏ mực có tính lạnh, vị ngọt chua, không độc cũng có tác dụng tốt trong chữa bệnh thận.
Đỗ đen là một loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Theo Đông y, đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy bổ thận, giải độc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 1
Cây cỏ mực có thể tìm quanh vườn, nhà
Bài thuốc chữa suy thận từ cây nhọ nồi và đỗ đen là bài thuốc mà khi bị bệnh ở giai đoạn đầu mà bạn có thể tham khảo. Cả 2 loại thảo dược này đều có dược tính chữa suy thận rất tốt và rất dễ tìm.
Bên cạnh đó, bài thuốc này tương đối lành tính và phù hợp với tất cả cơ địa cũng như thể trạng người bênh. Tác dụng của bài thuốc này là loại bỏ tình trạng tiểu đêm, hay mộng mị khi ngủ, hạn chế đau nhức lưng...
Khi áp dụng bài thuốc này một cách đều đặn trong vòng vài tháng người bệnh sẽ thấy giảm bớt những triệu chứng suy thận, có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, do cơ địa và thể trạng của mỗi người không giống nhau nên hiệu quả của bài thuốc này với từng người bệnh cũng khác nhau.
Bài thuốc kết hợp cỏ mực, đỗ đen
Đầu tiên, bạn hãy tìm hái cây nhọ nồi ở quanh vườn nhà, ngoài ruộng.Trong quá trình hái thuốc, bạn cần chú ý để tránh hái nhầm với loại cây khác vì có nhiều cây nhìn bề ngoài tương đối giống cây thuốc cỏ mực. Tiếp đến, bạn đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sao màng để cất dùng dần.
Sau đó mỗi ngày dùng 30g cây nhọ nồi đã được sao vàng nấu cùng 40g đỗ đen rang cháy và 2 lít nước, nấu cho đến khi sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống cả ngày. Sau khi uống hết nước đầu tiên, bạn hãy đổ thêm nước và đun tiếp thêm vài ba lần rồi thay thang thuốc mới.
Khi đã sử dụng bài thuốc này, người bệnh cần thực sự kiên trì thực hiện trong thời gian dài và khi đã sử dụng thời gian dài mà bệnh không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu suy thận khác lạ thì nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Bài thuốc chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen - Ảnh 2
Đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, chứa nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh suy thận
Dược tính của hai loại thảo dược này dùng để chữa suy thận, giải rượu rất tốt, tuy nhiên người bệnh cần áp dụng ngay từ giai đoạn đầu, nếu để đến giai đoạn nặng hơn thì chỉ có thể đi lọc máu, chạy thận… chứ không có thuốc gì chữa khỏi.
Chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam tuy không gây ra tác dụng phụ nhưng những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Về cơ bản, những phương thuốc chữa suy thận trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ ở giai đoạn đầu. Muốn đạt được hiệu quả chữa suy thận, ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ trị liệu thích hợp.
Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu suy thận nếu có từ đó có hướng xử trí kịp thời khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu bạn muốn chữa bệnh suy thận bằng thuốc nam, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.
Hữu Lan (TH)


6 thg 11, 2017

Chữa cảm


Diện Chẩn điều trị cảm nóng, cảm lạnh và cảm nước

Nguyên nhân cảm

Hoặc do tiếp xúc lâu với điều kiện bất lợi cao độ, hoặc tuy không lâu không cao độ nhưng vì cơ thể suy yếu mà bị cảm.
cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước
Cơ thể suy yếu dễ bị cảm
Triệu chứng chính, chẩn đoán nhanh: mệt mỏi lừ đừ, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Triệu chứng phụ (có thể có, có thể không): đau đầu,đau họng ,ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc cả hai,mắt mờ mỏi muốn nhắm lại.
 Có 3 loại cảm
  1. Cảm nóng: do ở môi trường nóng lâu, đi nắng lâu. Khát nước, sợ nóng, ưa mát. Sờ trán và bàn chân thấy ấm như nhau.
  2. Cảm lạnh: do bị nhiễm lạnh, không khát nước, sợ lạnh, ưa ấm. Trán ấm, bàn chân lạnh.
  3. Cảm nước: do tiếp xúc với nước nhiều, không khát, hơi sợ lạnh,không sợ nóng. Sờ trán và bàn chân mát hoặc ấm như nhau.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  1. Cảm nóng: dùng một cục nước đá áp vào các huyệt Diện Chẩn theo thứ tự 26,173,3,87. Mỗi huyệt 2 phút, luân phiên nhau cho đến khi thấy người mát mẻ, hết các triệu chứng chính : mỏi mệt lừ đừ, sốt.
  2. Cảm lạnh: dùng máy sấy tóc sấy lòng bàn chân cho nóng lên (nóng như phỏng…như đạp trúng cục than đang cháy đỏ), nghỉ 5 giây, sấy lại cho nóng. Như vậy 3 lần liên tiếp. Mang vớ cho ấm bàn chân, giữ ấm toàn thân. Nếu toát mồ hôi thì lau khô và thay áo khác ngay. Nếu tr.ch. chính vẫn còn thì một giờ sau bạn lập lại các thao tác trên. Cứ thế cho đến khi hết hẳn triệu chứng chính.
  3. Cảm nước: làm như cảm lạnh 1 lần duy nhất, kết quả chỉ giãm chớ không hết hẳn các triệu chứng chính. Cần xông hơi mới mau hết bệnh. Khi xông bằng phòng xông thì trước khi ra khỏi phòng, phải quấn khăn toàn thân, ra khỏi phòng xông cứ giữ như vậy chờ cho mồ hôi không ra nữa và thấy không còn nóng nữa mới được tháo khăn. Nếu tháo khăn sớm, sau này bạn sẽ dể bị chứng ngứa, mề đay…Nếu xông bằng nồi xông thì sau khi vừa ý, bạn rút nồi ra khỏi mền mà vẫn ngồi trùm mền cho đến khi không ra thêm mồ hôi hoặc không thấy nóng nữa. Lúc này bạn hé mền một chút cho hơi nóng trong mền và hơi mát bên ngoài hòa trộn nhau. Một lát sau lại hé thêm mền. Chờ cho hai luồng không khí hòa đều. Lúc này mới bỏ hẳn mền ra, thay quần áo khô. Nếu không sau này bạn cũng dể bị ngứa ngoài da, rất khó trị.
Thông thường, hết cảm thì các triệu chứng phụ cũng hết theo. Đôi khi di chứng (triệu chứng phụ) sau cảm còn nặng nề thì bạn trị các bệnh này mà thôi – sẽ lần lượt đưa lên sau.
Riêng với cảm nóng, rất dể bị nhiễm trùng cơ hội các cơ phận hô hấp: mũi,họng,khí phế quản. Nếu trị mà không thấy giãm các triệu chứng này bạn nên theo Tây y.
Nên trị bệnh ngay khi vừa bị cảm. Bởi lúc này các bệnh phụ kèm theo (ho,nghẹt mũi…) chưa nặng lên.

Kinh nghiệm điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

  • Thông thường, nếu trị sớm và đúng, bạn sẽ hết bệnh ngay trong ngày hay không quá 2 ngày.
  • Dù trị cảm bằng phương pháp nào đã thấy có giãm nhiều (#7/10) mà vẫn không khỏi hẳn triệu chứng chính, kéo dài hơn 2 ngày. Đó là bạn có suy nhược cơ thể, nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố.
  • Đôi khi bạn bị cảm theo cả 2, 3 nguyên nhân cùng lúc. Như khi đi nắng lâu, vừa về đến nhà, không chịu chờ cho cơ thể dịu lại bạn lập tức nhào vô tắm, và tắm lâu cho đến khi thấy mát lạnh cho “đã”. Sau đó bị cảm, thì ít nhất bạn có 2 nguyên nhân gây bệnh trở lên. Lúc này bạn sẽ thấy các tr.ch. rất lộn xộn khó chẩn đoán. Cụ thể như vừa thấy nóng vừa thấy lạnh, khát nước nhưng uống vào lại thấy ngán không uống được. Thèm nước đá nhưng uống vào một lát thì thấy lạnh người hơn. Sờ trán và bàn chân cũng khó nhận định vì chúng thay đổi liền liền. Bạn cứ bình tĩnh trị theo cảm lạnh,xông, cho đến khi chỉ còn các hiện tượng của cảm nóng mà thôi (dựa theo tr.ch. chính),nên theo dỏi bản thân ít nhất 4 giờ đồng hồ để biết chắc chỉ còn cảm nóng. lúc bấy giờ bạn trị theo cảm nóng là xong. Trường hợp này, bạn cần uống thuốc bổ sau khi các tr.ch. chính đã hết, vì sức đề kháng của bạn đã bị suy giãm. Các tr.ch. phụ cũng sẽ kéo dài chứ không hết ngay.

Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

Lưu ý: mỗi khi bị cảm là sức khỏe của bạn phải bị giãm sút ít hay nhiều, tạo điều kiện cho các bệnh khác nảy sinh. Cho nên không nên để bị cảm. Bạn nên tập lại các thói quen:
  • Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh. Khi trời quá nóng nực bạn có thể dùng thức uống lạnh nhưng chậm rãi, lắng nghe cơ thể thấy dịu lại hết cảm giác nóng bức là ngưng ngay, cho dù đó là một ly cam vắt hay cà phê sữa đá ngon tuyệt.
  • Không cho cơ thể chịu đựng nhiều với môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Có nghĩa là cơ thể cần được bảo vệ khi đi nắng, đi mưa…vv.
  • Sau khi đi nắng hoặc làm việc mệt nhọc, phải chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Không tắm khi quá đói hay quá no.
Lương y Tạ Minh