31 thg 12, 2017

Hoàng bá nam và tác dụng chữa bệnh của hoàng bá nam



Tên khác: Vỏ Núc nác, Nam hoàng bá. 

Tên khoa học: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae). 

Mô tả: Cây: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. chuông, phình rộng, có 5 thuz họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. 120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá. 

Dược liệu: Vỏ cuộn lại thành hình ống hay hình cung, dày 0,6 – 1,3 cm, dài ngắn không nhất định. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, nhăn nheo, có nhiều đường vân dọc, ngang. Mặt trong nhẵn, màu vàng xám hay vàng lục. Mặt bẻ ngang có lớp bần mỏng. Mô mềm vỏ lổn nhổn như có nhiều sạn, trong cùng có lớp sợi dễ tách theo chiều dọc. Bộ phận dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Núc nác (Oroxylon indicum Vent.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi khắp nước ta. 

Thu hái: Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, thái phiến dài 2 – 5 cm, phơi hay sấy khô. Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng rõ rệt. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Làm giảm độ thấm của mạch máu. Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cüng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric. 

Công năng: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng. Công dụng: + Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc. 

+ Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp và ho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn. 

+ Vỏ thân được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, đau dạ dày, dị ứng trẻ em ban trái, sởi. Cüng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. 

Trong dân gian dùng thay Hoàng bá. Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 – 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. 1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng thuốc sắc. 

Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. 

Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi. 

Ở nước ta Viện Dược liệu đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, cạo bỏ lớp bần, rửa sạch, thái phiến chiều dài 2- 5 cm, bề dày 1-3 mm, phơi khô, hoặc sao nhỏ lửa cho đến khi bề mặt dược liệu có màu vàng. 

Bài thuốc: 1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày. 

2. Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-3g (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

3. Chữa kiết lỵ, đau dạ dày ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8-10g (Trồng hái và dùng cây thuốc). 

4. Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). 

5. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống. 

6. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống. 

7. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở. 

8. Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4g, an nam tử 12g, cát cánh 6g, cam thảo 4g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, khoản đông hoa 12g. Sắc lấy nước, thêm 60g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày (Hiện đại thực dụng trung dược). “An nam tử” là tên dùng trong đơn thuốc của vị “bạng đại hải”, tức là hạt “lười ươi” (Sterculia lychnophora Hance.), có mọc ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Ðịnh, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị… 

9. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ núc nác 16g, chi tử (quả dành dành) 20g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tz giải 30g, quế chi 4g, cam thảo đất 20g; Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng (Thuốc Nam và Châm cứu). 

Kiêng kỵ: Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng. 

Ghi chú: Hạt Núc nác cüng là vị thuốc, có tên là Mộc hồ điệp, có tác dụng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày. 

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh. 

Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/hoang-ba-nam-va-tac-dung-chua-benh-cua-hoang-ba-nam-3631.html

22 thg 12, 2017

Rượu vang đỏ ngâm hành tây giúp ổn định huyết áp chỉ sau 5 ngày.


Bệnh cao huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi đây là căn bệnh ít có biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài những cách chữa theo y học hiện đại còn có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng như rượu vang đỏ ngâm hành tây dưới đây.
Chị Ngọc Hà cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh cao huyết áp và đau nhức do tuổi già đem lại đã lâu, áp dụng đủ các phương pháp Đông y, Tây y kết hợp mà chẳng ăn thua.
Trước kia, mẹ chị rất năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng của tổ dân phố, lại thoải mái đi du lịch và ăn uống ngon miệng mỗi dịp gia đình tụ tập quây quần.
Nhưng gần đây, chứng kiến cân nặng của mẹ bắt đầu khó kiểm soát do ít vận động và tập thể dục vì chứng đau nhức hành hạ, chị Ngọc Hà thấy sốt ruột và lo lắng vô cùng.
Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-3
Thật may mắn, trong một lần đi công tác ở Hồng Kông, nhờ đối tác công ty bạn chia sẻ mẹo nhỏ, chị Ngọc Hà đã giúp mẹ đánh bay chứng huyết áp cao và bệnh đau nhức, dần dần lấy lại nếp sinh hoạt như trước kia. Chị Ngọc Hà đã chia sẻ bài thuốc đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm này với mọi người:
“Hôm nay, mình xin chia sẻ với mọi người một vị thuốc rất hay mà mẹ mình đã uống và thấy rất hiệu quả. Lúc trước, ngày nào mẹ cũng phải uống thuốc đau nhức, đo huyết áp hàng ngày và thường xuyên phải ra vào bệnh viện thăm khám nhưng giờ tình hình của bà đã được cải thiện rất nhiều. Hiện, mẹ mình chẳng cần uống thuốc nhưng luôn thấy trong người nhẹ nhõm, dễ chịu.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu khá đơn giản: Chọn mua hành tây (màu tím càng tốt) và một chai rượu vang đỏ (hoặc rượu nho cũng được), hai thứ này đều dễ kiếm. Ngâm theo tỷ lệ: 2 củ hành tây trộn với 500ml rượu vang đỏ.
Do rượu vang thường được đóng chai theo quy cách 750ml/chai nên mọi người chỉ cần chuẩn bị 3 củ hành tây cho mỗi chai. Mình ít bị cay mắt khi chế biến hành tây nên thường phụ giúp mẹ làm.
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-2
Hành tây màu tím 
Trước tiên rửa sạch, lột vỏ, cắt dọc củ thành 8 phần bằng nhau, rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào. Đóng kín nắp bình rượu, để chỗ thoáng mát khoảng một tuần, sau đó chắt riêng rượu và hành vào hai bình đựng khác nhau, cất rượu vào tủ lạnh. Lưu ý mọi người, khi ngâm rượu hoàn toàn có thể cho cả lớp vỏ của hành vào, hiệu quả giảm đau nhức và hạ huyết áp sẽ càng cao.
Cách dùng của mẹ mình như sau: Mỗi lần uống chừng 50ml, mỗi ngày uống 1-2 lần, người cao tuổi khuyến khích nên dùng khoảng 20 ml. Để có tác dụng tốt nhất, mọi người nên ăn cả lát hành đã ngâm.
Những ai không uống được rượu thì cho thêm vào một lượng nước tương đương với một lần sử dụng, đun sôi 5 phút rồi mới để lạnh và uống. Đối với người thích ngọt có thể pha thêm vào rượu chút mật ong.
Hành tây ngâm rượu vang có tác dụng ổn định huyết áp
ruou-vang-hanh-tay-cao-huyet-ap-4
Theo tài liệu mình và mẹ tham khảo được thì hành tây, đặc biệt là hành tím có tác dụng giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên và rượu vang đỏ ngâm hành tây là bài thuốc đa năng rất hữu hiệu.
Ở Nhật Bản, người ta dùng loại rượu ngâm này chữa bệnh cao huyết áp, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tật viễn thị ở người cao tuổi, chữa chứng tiểu đêm, khó ngủ, mắt mờ và mệt mỏi, chữa bệnh nước tiểu đục, trướng bụng do bí đại tiện…
Mình đã “quảng cáo” bài thuốc rẻ tiền này cho bạn bè và đồng nghiệp, nhiều người dùng loại rượu trên cho biết sau 3-5 ngày thấy kết quả ngay: da căng hồng, ngủ ngon, chân tay linh hoạt hơn… Chúc mọi người cũng tìm lại được niềm vui và hạnh phúc tuổi già đơn giản như mẹ mình”.
Không nên vứt bỏ bỏ hành tây quá nhiều khi chế biến
Hành tây tím ngoài công dụng ổn định huyết áp còn giúp ngừa thiếu máu, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm sốt, làm loãng máu, đánh tan các cục máu đông và lọc máu ra khỏi các chất béo không lành mạnh.
Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, chất flavonoid chống oxy hóa có nhiều ở những lớp vỏ ngoài của hành tây. Nếu lột hai lớp vỏ đầu tiên của hành tây thì ta đã loại bỏ 75% chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, thật sai lầm khi lột bỏ quá nhiều các lớp vỏ này.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, mỗi người nên ăn ít nhất 3 củ hành tây tím/tuần có thể ngăn ngừa ung thư. Để tốt cho sức khỏe, cần có hành trong chế độ ăn uống, ít nhất là một củ hành tây tím mỗi tuần.
Uống một ly rượu vang mỗi ngày nếu muốn giảm huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được xác định là mắc bệnh huyết áp cao khi chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu – tim co lại) trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương – tim giãn ra) trên 90mmHg.
Nhưng vài năm trở lại đây, số lượng người mắc bệnh tăng huyết áp đang có chiều hướng gia tăng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nữ giới uống đều đặn 1 cốc rượu vang mỗi ngày sẽ giúp huyết áp giảm từ 2 – 4 mmHg; với phái mạnh nếu uống 2 cốc rượu vang đỏ không cồn mỗi ngày trong 1 tháng sẽ giúp giảm huyết áp đáng kể.
Với những người trên 50 tuổi, ngay cả khi bị cao huyết áp, họ vẫn nằm trong diện được uống 1 cốc rượu vang đỏ mỗi ngày. Bởi các chất phytochemical trong rượu vàng làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể, thêm vào đó, thành phần chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc của động mạch vành. Vì thế uống rượu điều độ từ 1-2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, nhiều người lầm tưởng rằng bị cao huyết áp là không được vận động thường xuyên. Thực ra, vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp điều hòa huyết áp, tăng cường nhịp tim và hô hấp. Yoga và thiền cũng là hai phương pháp có hiệu quả ngăn ngừa bệnh cao huyết áp hữu hiệu.

Huyền Trâm