1 thg 2, 2018

Chữa viêm da, vẩy nến bằng vỏ núc nác

Kỳ diệu: Hết bệnh vảy nến chỉ với vỏ cây núc nác


Vẩy nến và viêm da cơ địa là bệnh da liễu khá phổ biến, theo thống kê có khoảng 5% dân số Việt Nam gặp phải. Do là bệnh ngoài da nên ảnh hưởng khá lớn đến tính thẩm mỹ, khiến cho người bệnh đa phần tự ti, mặc cảm dẫn đến tâm lý xa lánh với người xung quanh.

Những người mắc vảy nến sẽ gặp phải các vấn đề:
  • Không biết nên chữa vảy nến thế nào?
  • Tìm rất nhiều phương pháp từ Tây y đến Đông y
  • Tốn rất nhiều thời gian và công sức để hỗ trợ điều trị nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. 
  • Tốn hàng chục thậm chí hàng trăm triệu cho các chuyên gia, bác sỹ nhưng hiệu quả rất thấp 
  • Thường mặc cảm về ngoại hình của mình, xa lánh những người xung quanh
  • Ngày qua ngày, họ cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng và mất niềm tin, hạnh phúc vào bản thân

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề nêu trên, thì tin vui cho hành trình đưa bạn trở lại cuộc sống bình thường. Cây thuốc quý trong thiên nhiên có thể giúp bạn loại bỏ những vấn đề này.
Loại cây này có thể chữa được cả bệnh ung thư mà khoa học đang rất chú ý:



Hết vảy nến chỉ với vỏ cây núc nác

Để có thể loại bỏ vảy nến trên da, chỉ cần bạn chăm chỉ sử dụng vỏ cây núc nác đun nước rửa các vết ngứa, trong khoảng 1 tháng là các vết vảy nến sẽ biến mất như chưa từng xuất hiện.

 Trường hợp của chị Ngọc Anh (Hà Nội):
Khoảng 2 năm trước, chị Ngọc Anh bị nổi nhiều chấm đỏ trên da kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Chị  đi khám ở bệnh viện Da liễu Trung ương mới biết bị mắc bệnh vảy nến. Chị dùng theo thuốc mà bác sĩ kê và làm theo lời dặn của bác sĩ như kiêng thịt đỏ, sữa, rượu bia,… nhưng hơn 6 tháng mà không khỏi, chị thấy da mình bị khô và teo da do tác dụng phụ của thuốc nên đã ngưng dùng và thử chuyển sang điều trị bằng thuốc Nam xem sao. Trong một lần tình cờ tham gia vào một diễn đàn dành cho những người mắc Vảy nến, chị đọc được những dòng chia sẻ của một người bị vẩy nến đã khỏi bệnh hoàn toàn nhờ dùng vỏ cây núc nác. Chị về áp dụng theo, đem vỏ cây núc nác nấu nước tắm hàng ngày thì thật sự cảm thấy bớt ngứa hẳn. Sau 3 tháng tắm nước nấu từ vỏ cây núc nác, các nốt đỏ trên da chị biến mất hoàn toàn. Chưa biết bệnh có tái phát không nhưng chị tin đã có cách để xử lý bệnh này.

  Anh Hùng (42 tuổi, Bắc Giang):Cách đây khoảng 3 năm, anh Hùng có triệu chứng của bệnh vẩy nến, da đầu anh bong từng mảng da nhỏ và rất ngứa, về sau lan xuống cổ, gáy, vai, cánh tay…. Anh đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ kết luận anh bị bệnh vẩy nến và tư vấn điều trị. Anh uống thuốc và thực hiện theo lời bác sĩ nhưng hơn 5 tháng mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Thậm chí, bệnh còn có xu hướng gia tăng khiến anh rất mặc cảm. Anh cũng đã thử 2 liệu trình thuốc Đông y theo quảng cáo trên Facebook, tiêm thuốc theo lời mách của một người bạn nhưng vừa mất tiền lại mà không hề có tác dụng. Khi anh nghĩ bệnh tình của mình đã vô phương cứu chữa thì có người chỉ anh dùng vỏ cây núc nác chữa vảy nến thử xem. Hàng ngày, anh đun vỏ núc nác với nước để lấy nước rửa các vết ngứa thì sau 2 ngày anh thấy các vết vảy nến đã bớt ngứa và đỏ đi kha khá. Cứ thế, anh tiếp tục thực hiện thì 1 tháng sau đó bệnh cũng thuyên giảm đi đáng kể. Anh cũng bày tỏ rằng sử dụng núc nác điều trị vẩy nến tương đối hiệu quả hơn những cây thuốc khác nhưng không thể chữa được bệnh.

Hình ảnh cây núc nác 

Tại sao vỏ cây núc nác có thể chữa bệnh vảy nến 

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng rõ rệt và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại. Vỏ cây núc nác cũng làm ức chế các phản ứng viêm ở giai đoạn cấp tính, chống choáng phản vệ, ức chế phù. Nhiều loại dược phẩm được bào chế từ vỏ cây núc nác chứa flavonoid toàn phần có hiệu quả với các bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tác hại nào.

Hiệu quả khi sử dụng thực tế
  • Sau 1 tuần: Hết ngứa rõ rệt
  • Sau 20 ngày: Các vết ngứa không còn bong vảy và hết đỏ
  • Sau 30 - 40 ngày: Các vết vảy nến biến mất đến 90% hoặc hoàn toàn tùy thể trạng từng người.

6 thg 1, 2018

Chữa đau dạ dày bằng nghệ - cỏ mực


Nghệ tuoi 1 củ 30 g 
Cỏ nhọ nhồi tươi một lắm chặt .
Cả hai thứ giã nát lấy nước cốt bỏ bã .cho vào đun sôi để nguội 
Cho 2 thìa mật ong vào uống 
Uống truoc bữa ăn sáng (chưa ăn gì)
Chú ý mật ong phải cho vào khi thuốc đã nguội mới ko mất hoạt chất kháng sinh .
Uống liên tục 10 ngày khỏi .
Kiêng tuyệt đối rượu bia .đồ cay nóng .chất kich thích .măng tươi đặc biệt là tiêu bắc.
Không thức khuya .làm việc qúa sức .

2 thg 1, 2018

Điều cấm kỵ khi sử dụng ba kích ngâm rượu




  • 27
Theo các chuyên gia đông y, rễ của cây ba kích rất tốt cho sức khoẻ, có thể ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên nếu không biết dùng rất hại.
Anh Nguyễn Văn Thắng, trú tại Ninh Giang, Hà Dương 34 tuổi, tâm sự, năm ngoái anh đi Quảng Ninh chơi. Thấy mọi người mua củ ba kích về anh Thắng cũng mua một ít về ngâm rượu.
Ai cũng nói ba kích bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý. Anh Thắng mua về để dùng riêng cho mình với hi vọng “ông khoẻ bà vui”. Sau khi rửa sạch, phơi héo, anh Thắng cho vào ngâm rượu.
Một tháng sau ngó bình rượu anh thấy rượu tím rất ngon và thơm, vị mát mát. Ngày nào anh Thắng cũng đều đặn làm 2 cốc trong bữa cơm. Anh cũng mong chờ sự thay đổi trong chuyện chăn gối của mình. Uống hết cả bình 20 lít rượu ba kích, anh Thẳng thấy ngày càng mất cảm giác yêu.
Ngày trước, một tuần anh có nhu cầu 2 lần thì đến giờ 1 tháng mới có 1-2 lần. Cùng với tâm lý chờ đợi, anh Thắng rơi vào trạng thái trên bảo dưới không nghe.
Không biết lý do tại sao, anh Thắng rất lo lắng. Anh Thắng tâm sự với bà chị họ. Khi nghe anh kể việc ngâm ba kích, người quen của anh đã bất ngờ vì anh không tước bỏ lõi củ ba kích đi. Lõi củ ba kích không tốt cho sức khoẻ.
Có thể đã “chữa lợn lành thành lợn què”, anh Thắng tìm đến một vị lương y xem mạch. Bác sĩ bắt mạch thấy anh bị thận hư, có dấu hiệu hư dương, mệt mỏi.
Anh Đỗ Văn Thận trú tại Thái Bình cũng tâm sự, mấy năm trước được người quen tặng cho ba kích về ngâm rượu. Cứ nghĩ chỉ rửa rồi ngâm nên anh làm theo. Khi mang ba kích củ dài nhìn rất đẹp mắt ra đãi khách không ai dám uống. Những người hiểu về củ ba kích khuyên anh nên đổ bình rượu đi vì anh đã ngâm không đúng cách có thể hại cho sức khoẻ.
Anh Thận kể chưa biết hại như thế nào nhưng chỉ nghe nói rễ cây ba kích không bỏ lõi sẽ thành thuốc độc là anh bỏ đi luôn không tiếc.
Dieu cam ky khi su dung ba kich ngam ruou hinh anh 1
Củ 3 kích.

Bắt buộc bỏ lõi

Theo lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.
Lương y Minh cho biết trong đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Với những trường hợp bị thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…
Có thể sử dụng ba kích để ngâm rượu, hay kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm tác dụng cho củ ba kích. Lương y Minh cho biết, có một điều không phải ai cũng biết, đó là ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích.
Lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Lương y Minh đã gặp trường hợp bị liệt dương do sử dụng củ ba kích lâu năm mà sai cách. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.
Bình thường, khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp với các bài thuốc khác.
Ngoài ra, người ta có thể sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g nếu không uống được rượu.
 http://infonet.vn/dieu-cam-ky-khi-su-dung-cu-ba-kich-ngam-ruou-ma-khong-phai-ai-cung-biet-post201474.info
Theo P.Thúy/Báo Infonet