5 thg 3, 2012

Tác dụng chữa bệnh của đu đủ - chữa đau đầu


- Đúng là xung quanh ta có rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả mà ta không biết để tận dụng nó. Chuyên mục Bác sĩ gia đình lần này xin giới thiệu với các bạn tác dụng chữa bệnh của đu đủ - một loại cây rất gần gũi với mọi người.

Quả đu đủ không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giàu vitamin, có thể chế biến thành các món đa dạng như ăn quả chín, sinh tố đu đủ, quả xanh: ăn ghém, nộm, nấu canh... mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Các bộ phận của cây đu đủ, từ lá, quả, nhựa... đều là những vị thuốc thiên nhiên rất quý.

1- Nhựa (mủ) quả đu đủ: nhựa quả đu đủ (nhất là các quả xanh) chữa chai chân: Dùng nhựa quả đu đủ bôi vào chỗ da bị chai cứng, dùng liên tục trong vài ngày thì da chân trở lại mềm mại, lớp da sần, chai sẽ bị tan biến.

Nếu bạn bị tàn nhang, nhất là với phụ nữ sau tuổi 40, nên dùng quả đu đủ xanh giã nhỏ, thêm chút nước sôi để nguội hòa vào vắt lấy nước, bôi vào chỗ tàn nhang 2 - 3 lần mỗi ngày. Dịch trong nhựa quả đu đủ có thể tẩy được những vết tàn nhang, đồng thời kích thích và phục hồi sắc tố da trở lại mềm mại, hồng hào.

2- Hoa đu đủ đực: Có thể chữa được chứng ho, ho gà của cả người lớn và trẻ em. Cách dùng như sau: Hoa đu đủ đực: 20 gram, đường phèn: 20 gram. Bỏ hai thứ vào bát hấp cách thủy cho chín kỹ rồi ép lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

3- Quả đu đủ xanh: Đu đủ cả vỏ thái lát, luộc chín lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ chữa chứng ăn đầy bụng khó tiêu, ứ hơi, bụng căng chướng khó thở, lợi sữa cho phụ nữ có con nhỏ... Có thể luộc hoặc nấu canh ăn cả nước lẫn cái  cũng chữa được bệnh trên.

4- Quả đu đủ chín: Chữa bệnh đau đầu rất hiệu quả. Lấy quả đu đủ chín, dùng 2 lòng đỏ trứng gà và 2 lạng đường kính trắng, đánh thành kem trứng đường, cho vào trong lòng quả đu đủ, đem nướng chín trên than hoa (than củi) rồi ăn. Chỉ ăn từ 2 - 3 quả sẽ chữa được bệnh đau đầu.

5- Lá đu đủ: Ngoài tác dụng làm mềm thịt, giúp thịt chóng nhừ khi đun nấu, lá đu đủ còn có tác dụng chữa viêm loét đối với các vết thương bị nhiễm trùng dai dẳng. Chất kháng sinh trong lá đu đủ làm vết thương mau lòng, kích thích tế bào non phát triển. Dùng lá đu đủ giã nát, đắp vào chỗ nhiễm trùng, buộc lại, nên thay băng và bã thuốc thường xuyên sẽ có tác dụng tốt.

- Lá đu đủ (hoặc kết hợp với lá Trinh nữ hoàng cung), nấu lấy nước uống liền 10 ngày,  nghỉ 1 tuần lại uống tiếp 10 ngày , có tác dụng làm cho khối u chậm phát triển, nhất là các khối u của nữ giới như u vú, u nang buồng trứng, u xơ tử cung...  Đây là kết luận có tính khoa học đã được thử nghiệm trên một số trường hợp thấy kết quả tốt.

6- Rễ đu đủ: Chữa rắn cắn - Rễ đu đủ từ 50 - 80gram rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, bã đắp vào vết rắn cắn thì nọc độc sẽ được giải.

Lý Bảo Anh

Tôi có chép được một bài thuốc dân gian đã áp dụng hiệu quả với nhiều người, mà người đầu tiên là vợ tôi cách đây hơn 10 năm:

Lấy một quả đu đủ chín vừa (đừng lớn quá) cắt phần trên từ cuống trở xuống vài fân để làm nắp. lấy hết hạt đu đủ ra, cho vào trong quả 1 lạng đường trắng và 2 quả trứng gà đã bỏ lòng trắng; lấy nắp đã cắt ra đậy lại, dùng tăm gim vào xung quanh để cố định.


Lấy đất sét dẻo đắp kín xung quanh quả đu đủ, chất củi hoặc trấu hay mùn cưa xung quanh đốt lên, khi nào đất sét khô cứng là được. khi nguội bạn lấy ra bỏ đất, cho vợ dùng thìa ăn phần trong quả đu đủ. Vài ngày sau có thể làm tiếp. Bài thuốc này nói rằng nếu đau đầu kinh niên dù đã 20năm cũng chỉ cần ăn 3 quả là khỏi. Vợ tôi chỉ ăn có hai quả, mấy đứa cháu tôi chỉ ăn một quả mà khỏi hẳn cho đến nay.