23 thg 11, 2013

Lợi ích của cây rau ngót trong y học và cuộc sống

Rau ngót hay bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.
Cây rau ngót non
Cây rau ngót non

Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, photpho, vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm (protid) đáng kể.
Tỷ lệ protid trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu cô ve... là những thức ăn thực vật từ xưa vẫn nổi tiếng giàu chất đạm.
Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác. Trong 100g protid của rau ngót có 3,1g lysine, 2,5g methionine, 1g tryptophane, 4,7g phenylalanine, 6,5g threonine, 3,3g valine, 4,6g leucine, 3,3g isoleucine là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.
Theo đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Về mặt ẩm thực, rau ngót cũng là một loại rau rất dễ ăn và kết hợp cùng các món khác. Loại rau này chứa nhiều vitamin, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Vì vậy, rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.

Rau ngót giúp chữa bệnh:

Theo y học cổ truyền, rau bồ ngót (rau ngót) có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều hòa nội tạng, bổ ích cho cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hóa và bài tiết. Bồ ngót thường được dùng chữa các bệnh: tưa lưỡi, đái dầm, đái đục ở trẻ em, làm bài thuốc bổ dưỡng, mát máu cho người mới ốm dậy.
1. Bổ âm trị táo bón:
+ Nguyên liệu: Rau bồ ngót khô 100g, khoai sọ 50g, khoai lang 100g.
+ Cách làm: Giã nhỏ các nguyên liệu trên rồi lọc bằng nước sôi để nguội, lấy 150 ml nước đặc, chia làm 2 lần để dùng lúc bụng đói, lần này cách lần kia chừng mươi phút.
2. Dùng cho người mới bệnh dậy:
+ Nguyên liệu: Lá rau bồ ngót 100g, hà thủ ô 50g, rễ đinh lăng 150g, mật ong 150g.
+ Cách làm: Sấy khô các nguyên
liệu trên rồi tán thành bột, luyện viên với mật ong (to bằng hạt bắp), phơi khô, mỗi lần dùng 10 viên, ngày 3 lần với nước sôi để nguội.
3. Chữa sạch máu hôi sau sinh:
Phụ nữ sau sinh nở nên dùng món canh rau bồ ngót (dưới dạng các món ăn) để giúp làm sạch máu hôi; hoặc có thể dùng rau bồ ngót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt để uống.
4. Chữa tưa lưỡi trẻ em:
+ Nguyên liệu: Dùng một lượng rau bồ ngót tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước này để thoa lên lưỡi trẻ.
5. Giúp giảm huyết áp:
+ Dùng rau bồ ngót nấu canh ăn hằng ngày. Trong rau bồ ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
6. Rau ngót có thể trị nám da:
Trị nám da bằng rau ngót cũng thế, rau ngót có tính mát. Trong rau ngót có chứa nhiều protein, canxi, sắt…, ngoài ra rau ngót còn chứa VitaminC – giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình hình thành và phát triển của sắc tố gây nám da. Vì vậy, bạn có thể sử dụng rau ngót để trị nám da, bạn có thể lấy rau ngót xay và uống mỗi ngày (chú ý bạn không nên cho đường sẽ làm giảm tác dụng của rau ngót). Ngoài ra bạn cũng có thể thêm rau ngót trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, rau ngót cũng không phải là cách để bạn trị nám da triệt để tận gốc như mong muốn bạn nhé!
7. Chữa bệnh đái dầm ở trẻ em:
Lấy 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, để lắng gặn nước uống làm hai lần cách nhau 10 phút có tác dụng chữa dị ứng, trẻ em đái dầm.
Lấy một nắm rau ngót, tuốt hết cuống, rửa sạch, tráng nước chín cho thật sạch rồi vò sống trong nước đun sôi để nguội. Cho trẻ uống mỗi lần một bát con để chữa đái dầm. Thường chỉ uống 2-3 lần đã thấy kết quả.
Lấy lá rau ngót tươi 30g, rau bầu đất 30g, nấu canh với bầu dục lợn cho trẻ ăn để chữa ra mồ hôi trộm, chán ăn, táo bón.
Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); Sau chừng 15 - 30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.

Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót. 

Là nguồn vitamin A và C dồi dào. 

Trong cơ thể lượng vitamin A là khá cần thiết, giúp tăng trưởng tế bào, chữa các bện về mắt và duy trì nàn da khỏe mạnh. Được xem như một loại dược liệu tốt.
So với các loại rau quả khác, lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi…..thành phần quan trọng  trong quá trình sản xuất collagen  (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu. Vì vậy, nên hạn chế ăn quá nhiều thịt mà nên tăng khẩu phần rau xanh trong cách bữa ăn.

Nhung tac dung tuyet voi cua rau ngot
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng.

Nhưng lưu ý với phụ nữ mang thai lại cần lưu ý có chứa hàm lượng papaverin cao, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai. Nên tránh ăn rau ngót hay uống  nhiều để tránh những trường hợp không mong muốn và cũng như tránh ngộ độc thực phẩm.

Trà thuốc cho người cao huyết áp

Rau ngót 90%, chè xanh 10%, tán bột thô. Mỗi ngày dùng 50g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày. Thuốc có công dụng tiêu mỡ thừa, hạ áp.

- Sơn tra 80%, lá sen 20%, tán bột thô, ngày dùng 30g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, dùng cho người béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp.

- Hoa cúc 40%, hoa hoè 30%, chè xanh 30%, tán bột thô. Ngày dùng 30g, hãm với một lít nước sôi, công dụng mát huyết, hạ áp, dành cho người xơ mỡ động mạch, huyết áp tăng.

- Chi tử 50%, chè xanh 50%, tán bột thô, ngày dùng 60g, hãm với 1 lít nước sôi, có công dụng mát huyết, hạ áp; chữa cao huyết áp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Cúc hoa 6g, hoa hoè 6g, chè xanh 6g, long đởm thảo 10g, hãm với 1 lít nước sôi, uống cả ngày, có công dụng giãn mạch, hạ áp, giảm cholesterol huyết.
(theo SK&ĐS)
Việt Báo (Theo_24h)


9 Bài Thuốc Trị Cao Huyết Áp


Tuỳ theo nguyên nhân, có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát . Ở trẻ em và người trẻ, phần lớn là tăng huyết áp thứ phát, ở người cao tuổi, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát.


Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm, dễ mua sau đây, điều trị bệnh cao huyết áp có nhiều hiệu quả.

Bài 1: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Cúc hoa: 30g 
  • kim ngân hoa: 30g 
cho vào nước đun sôi khoảng 10 đến 15 phút, uống thay trà.

Bài 2: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp, đau mắt, đau đầu.
  • Mạn kinh tử 9g, 
  • cúc hoa 9g, 
  • bạc hà 6g, 
  • bạch chỉ 6g, 
  • cân đằng 12g 
  • sắc uống. 
Bài 3: Đan bì dã cúc thang.

Dùng trong trường hợp cao huyết áp và xơ cứng động mạch:
  • đan bì 9g, 
  • dã cúc hoa ( hoa cúc dại ) 9g, 
  • bội lan 9g, 
  • thạch quyết minh 30g, 
  • nhẫn đông đằng ( dây lá cây kim ngân ) 18g, 
  • kê huyết đằng 18g sắc uống. 
Bài 4: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đại kế, 
  • xa tiền thảo ( lá mã đề ), 
  • hoè hoa pha trà uống. 
Bài 5: Nghiệm phương: Trị huyết áp cao, đầu đau mắt đỏ, phiền táo dễ tức giận.
  • Bột sừng linh dương 3g, 
  • thiên ma 5g, 
  • cân đằng 15g, 
  • hạ khô thảo 15g, 
  • địa long 9g sắc uống. 
Bài 6: Chư thạch long cốt mẫu lệ thang: Trị cao huyết áp.
  • Sinh chư thạch 24g, 
  • sinh long cốt 18g, 
  • sinh mẫu lệ 18g, 
  • sinh địa 18g, 
  • bạch thược 12g, 
  • bá tử nhân 12g, 
  • hoài ngưu tất 30g 
sắc uống.

Bài 7: Giáng áp thang: Trị cao huyết áp gây chóng mặt.
  • Thạch quyết minh 30g, 
  • đan sâm 30g, 
  • thích tật lê 30g, 
  • hạ khô thảo 30g, 
  • xa tiền tử 30g 
sắc uống.
Bài 8: Thất vị điều đạt thang: Trị cao huyết áp, chóng mặt, phiền táo mất ngủ.
  • Bạch tật lê 15g, 
  • nguyên sâm 15g, 
  • đan sâm 15g, 
  • xa tiền tử 15g, 
  • hạnh nhân 12g, 
  • binh lang 6g, 
  • bột hổ phách 1g 
sắc uống.

Bài 9: Nghiệm phương: Trị cao huyết áp.
  • Đỗ trọng 9g, 
  • hoàng cầm 6g, 
  • hạ khô thảo 6g, 
  • hoài ngưu tất 6g 
sắc uống.

** Các bài thuốc trị cao huyết áp trên được rút ra từ cuốn " Thực dụng Tụ chân Trung dược tự điển " của tác giả Quách Quốc Hoa do tỉnh Hồ Nam Trung Quốc xuất bản.

( KTGĐ) HKỳ typing.