4 thg 2, 2017

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu là điều bạn cần khi đi khám sức khỏe vì các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÔNG THỨC MÁU

- WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu):
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.3 đến 10.8 x 109tế bào/l.
Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn...
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
- RBC (Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count) trong một thể tích máu):
Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012tế bào/l.
Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu; giảm trong thiếu máu.
- HB hay HBG (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu):
Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl đối với nam và 12 đến 16 g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l).
Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.
- HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ):
Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu; giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén.
- MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình của một hồng cầu):
Giá trị này được lấy từ HCT và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).
Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương; giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.
- MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – Số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu):
Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram.
Tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh; giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo.
- MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu):
Giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 đến 36%.
Trong thiếu máu tăng sắc: hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.
Trong thiếu máu đang tái tạo: có thể bình thường hoặc giảm do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu.
- PLT (Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu):
  • Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh, mà là những mảnh vỡ của các tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân hoặc thân của tế bào) từ những tế bào được tìm thấy trong tủy xương.
  • Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình là 5 đến 9 ngày.
  • Giá trị thường nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109/l).
  • Số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu. Số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu...
  • Tăng trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh bạch tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách..., dẫn đến các bệnh viêm.
  • Giảm trong ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lymphô):
Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm lymphocytes như: giãm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, Lao, sốt rét, ung thư máu, ung thư hạch...
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%.
- MXD (Mixed Cell Count – tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu):
Mỗi loại tế bào có một lượng % nhất định trong máu. MXD thay đổi tùy vào sự tăng hoặc giảm tỷ lệ của từng loại tế bào.
- NEUT (Neutrophil – Tỷ lệ bạch cầu trung tính):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 66%. Tỷ lệ tăng cao cho thấy nhiễm trùng máu.
Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ; giảm trong nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị...
- RDW (Red Cell Distribution Width – Độ phân bố hồng cầu):
Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%.
RDW bình thường và:
  • MCV tăng, gặp trong: thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường, gặp trong: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh thalassemia dị hợp tử
RDW tăng và:
  • MCV tăng: thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympho mạn.
  • MCV bình thường: thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
  • MCV giảm: thiếu sắt, sự phân mảnh hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.
- PDW (Platelet Disrabution Width – Độ phân bố tiểu cầu):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6 đến18 %.
Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm; giảm trong nghiện rượu.
- MPV (Mean Platelet Volume – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
Tăng trong bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp...
- P- LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn):
Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l).

II. CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ SINH HÓA MÁU

GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.
GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.
1. GLU (GLUCOSE): Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.
2. SGOT & SGPT: Nhóm men gan
Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như:
Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.
3. Nhóm MỠ MÁU: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES
Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:
  • Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.
  • Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.
  • Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.
  • Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.
Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà... Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.
4. GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.
5. URE (Ure máu): là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l.
6. BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.
  • Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu...
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt...
BUN: là nitơ của ure trong máu.
Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
  • Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..
7. CRE (Creatinin): là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.
Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).
  • Tăng trong : bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp...
  • Giảm trong : có thai, sản giật...
8. URIC (Acid Uric = urat): là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.
Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).
Tăng trong:
  • Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..
  • Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).
  • Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.
Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan..

9. KẾT QUẢ MIỄN DỊCH

  • Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml).
  • HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).
Cập nhật: 08/10/2016 Theo vndoc

3 thg 2, 2017

Ý nghĩa các chỉ số tế bào máu ngoại vi và ứng dụng lâm sàng

1. Mở đầu


– Máy đếm tế bào ra đời đã mở ra thời kỳ mới cho công tác xét nghiệm huyết học.
– Nguyên lý cơ bản của máy đếm tế bào theo dòng (flow cytometry) là nguyên lý biến đổi điện trở của dòng hạt đi qua cửa sổ có tế bào quang điện và một điện trường. Nguyên lý này giúp phân tích sự khác biệt về kích thước các loại tế bào khác nhau, nhưng không nhận diện chính xác từng loại tế bào.
– Các máy đếm tế bào hiện đang được sử dụng có thể chia làm hai loại:
  • Máy đếm tế bào nguyên lý tổng trở: phân biệt từng loại tế bào dựa vào kích thước tế bào.
  • Các máy thế hệ sau: ứng dụng laser và xung điện đa chiều nên có tốc độ cao và phân loại tế bào chính xác hơn. Với những máy sản xuất trước 1996 khả năng phân loại chính xác các thành phần bạch cầu nói chung không quá 90%. Các máy model gần đây, với việc áp dụng tổng hợp các cơ chế tổng trở, xung điện đa chiều, laser và scatter nên khả năng nhận diện tế bào được nâng đến 95%. Một số serie máy có thể phân biệt được các loại bạch cầu ưa a xít, ưa baso, hồng cầu lưới bằng việc kết hợp với các phương pháp nhuộm men peroxydase, nhuộm RNA/DNA, nhuộm huỳnh quang, phân tích huyết sắc tố (CellDyn 4000 của hãng ABBOTT, SE-Advance của hãng Sysmex…).
2. Các chỉ số máy đếm tế bào loại 8 chỉ số:
Note: Click vào ảnh để xem rõ hơn
 
3. Các chỉ số của máy đếm tế bào loại 18 chỉ số:
 
Ghi chú: các giá trị bình thường áp dụng cho người trưởng thành, khỏe mạnh.
4.Với máy đếm tế bào laser, ngoài các thông số trên còn thêm các thông số sau:
 
5. ý nghĩa các chỉ số:
5.1 Số lượng hồng cầu:
Số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Tera/lít ( T/l = 10^12 /l – 10 mũ 12, tức là 1.000.000.000.000 hồng cầu/ lít).
5.2 Số lượng bạch cầu:

Số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Giga/lít ( G/l = 10^9/l ).
5.3 Số lượng tiểu cầu:

Số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính Giga/ lít ( G/l = 10^9/l ).
5.4 Lượng huyết sắc tố:

Hàm lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính gam/lít (g/l).
5.5 Thể tích khối hồng cầu:

Thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần.
Đơn vị tính lít/lít ( l/l ).
5.6 Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (LHSTTBHC) :

Công thức tính: lượng huyết sắc tố/ số lượng hồng cầu = 28 – 32 picogam (pg ).
5.7 Thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC):

Công thức tính: thể tích khối hồng cầu/ số lượng hồng cầu = 85 – 95 femtolit (fl).
5.8 Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (NĐHSTTBHC):

Công thức tính: lượng huyết sắc tố/ thể tích khối hồng cầu = 320 – 360 gam/lít(g/l).
6. Ứng dụng lâm sàng.
6.1. Các chỉ số hồng cầu.
6.1.1. Số lượng hồng cầu.
– Số lượng hồng cầu tăng: cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).
– Số lượng hồng cầu giảm: có thể đi kèm giảm lượng huyết sắc tố và hematocrit, nhưng không phải mức độ lúc nào cũng song hành.
– Sai số về số lượng hồng cầu:
  • Hồng cầu bị ngưng kết (tan máu tự miễn): số lượng hồng cầu giảm, MCV tăng, MCHC cao trên 380 g/l. Trường hợp này sử dụng được kết quả lượng huyết sắc tố , còn hematocrit thì sử dụng phương pháp ly tâm vi thể tích hoặc ủ mẫu máu ở 370C trong vòng 30 phút rồi đếm lại. Cần kiểm tra kỹ ống máu khi nhận bệnh phẩm.
  • Tăng độ nhớt huyết tương: với thời gian và áp lực hút thông thường của máy đếm tế bào có thể gây ra giảm ba dòng ngoại vi giả tạo do máu bị quánh nên máy hút không đủ máu.
  • Lắc ống máu không kỹ: nếu hút ở phần trên của ống máu sẽ gây hiện tượng giảm hồng cầu rõ rệt và không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Nếu hút ở phần đáy ống sẽ gây tăng hồng cầu giả tạo, đồng thời gây giảm rõ rệt số lượng tiểu cầu. Cần kiểm tra và đối chiếu số lượng tiểu cầu trên lam nhuộm giemsa.
  • Do hồng cầu nhỏ, tiểu cầu to, cụm tiểu cầu, mảnh hồng cầu, tan máu, rối loạn đông máu, bạch cầu quá nhiều…
  • Máu bị đông, hồng cầu bị vỡ hoặc lượng máu lấy làm xét nghiệm không đủ… đều dẫn đến sai kết quả.
6.1.2. Lượng huyết sắc tố.
– Thể hiện trung thành nhất tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mạn tính. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế giới thì Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống.
– Đây là chỉ số cơ bản, khá tin cậy và chính xác trên kết quả của máy đếm tế bào tự động để đánh giá tình trạng thiếu máu.
– Đề xuất phân loại mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố [2] ( chỉ có tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ).
  • Trên 100 g/l: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
  • Từ 80-100 g/l: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
  • Từ 60-80 g/l: thiếu máu nặng, cần truyền máu.
  • Dưới 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu.
– Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein ) hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.
6.1.3. Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit).
– Rất có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.
– Sai số do lấy mẫu garo quá lâu làm máu bị cô đặc, do tỷ lệ chất chống đông không đúng, lắc trộn mẫu không đều, máu lấy quá lâu không XN làm thể tích tế bào thay đổi.
– Giá trị hematocrit cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 0.25 l/l hoặc ở mức 0.30 l/l ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu [3].
6.1.4. Áp dụng phân loại thiếu máu
– Phân loại thiếu máu là nhu cầu cần thiết để định hướng và tìm nguyên nhân. Trong các yếu tố để phân loại thiếu máu, hình thái hồng cầu và các chỉ số hồng cầu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các chỉ số hồng cầu cũng rất có ý nghĩa trong quá trình theo dõi đáp ứng điều trị theo nguyên nhân.
– Có nhiều cách phân loại thiếu máu: theo mức độ thiếu máu, theo tiến triển của thiếu máu, theo nguyên nhân (tại tủy hay ngoài tủy)…Cách phân loại thiếu máu dựa vào hình thái và các chỉ số hồng cầu dễ áp dụng, phổ biến trong thực tế cũng như trong các sách giáo khoa về huyết học.
– Một số chỉ số cơ bản dùng trong phân loại thiếu máu:
+ Thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
  • MCV < 80 fl: hồng cầu nhỏ.
  • MCV > 100 fl: hồng cầu to.
+ Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCH, MCHC):
  • Thiếu máu nhược sắc: MCH <28pg và/hoặc MCHC <280 g/l.
  • Thiếu máu bình sắc: MCH và MCHC trong giới hạn bình thường.
  • Nếu MCH>34 pg và/hoặc MCHC >380 g/l: cần kiểm tra lại.
+ Dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW):
  • RDW = 11-14%: Hồng cầu kích thước đồng đều
  • RDW >14% : Hồng cầu to nhỏ không đều
Phân loại thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu (MCV) và dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) [5]
 
Cụ thể một số trường hợp thiếu máu thường gặp:

A/ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ:
1. Thalassemia thể nặng và trung bình, đơn độc hoặc phối hợp với một bệnh huyết sắc tố khác.
2. Thiếu máu thiếu sắt do mất máu mạn, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, tăng nhu cầu.
3. Rối loạn chuyển hoá sắt
B/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thường:
1. Thiếu máu trong bệnh mạn tính.
2. Mất máu cấp:
·-Giai đoạn cấp tính: hầu như không ảnh hưởng đến MCV và RDW.
-Giai đoạn sau: hiện tượng tăng HC lưới và hiện tượng thiếu sắt. 3. Tan máu
4. Tăng thể tích huyết tương quá mức (có thai, truyền dịch quá nhiều).
5. Suy tuỷ xương.
6. Thiếu máu dinh dưỡng giai đoạn sớm:
  • Lượng huyết sắc tố chưa giảm.
  • Hồng cầu to nhỏ không đều và RDW tăng dần (do có một quần thể mới tạo ra bị thay đổi kích thước: nhỏ hoặc to hơn – tùy vào nguyên nhân). Đây cũng là chỉ số quan trọng để theo dõi đáp ứng điều trị thiếu máu dinh dưỡng.
7. Tuỷ bị xâm lấn
8. Các bệnh về gan, thận, nội tiết.
C/ Thiếu máu bình sắc hồng cầu to:
1. Suy tủy xương
2. Thiếu vitamin B12 và acid folic
3. Rối loạn tổng hợp AND.
Nguồn: Canlamsang.com tổng hợp từ tài liệu của Viện Huyết Học Trung Ương và Bộ Môn Nội Đại Học Y Hà Nội 

1 thg 2, 2017

Khỏi huyết áp cao đầy bất ngờ nhờ lá xương sông và ngải cứu

Có ai khỏi hãy comment!

Bà Đinh Thị Minh (76 tuổi, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) bị chứng huyết áp cao hành hạ trong nhiều năm liền. Mỗi khi huyết áp tăng cao, bà thường thấy chóng mặt, đau đầu dữ dội và khó thở.
Đặc biệt, bà thường xuyên thấy nhịp tim mình tăng cao, nặng ở ngực, chân tay thì bị tê liên tục. Có những lúc huyết áp cao tăng đột ngột khiến bà xây xẩm mặt mày, các mạch máu như muốn nổ tung ra. Nhiều lần con cháu lo sợ… bà về với tiên tổ.
Bà Minh tâm sự: “Năm 1970, tôi thấy cơ thể mệt mỏi mất sức, không làm được gì. Tôi đi khám thì được chẩn đoán huyết áp cao. Lúc đó huyết áp của tôi đã gần 200mmHg, nhiều lúc còn vượt ngưỡng đó cơ. Khi ấy nhà nghèo, cơm còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền đi chữa bệnh.
Trong vườn nhà chỉ có rau ngải cứu với lá xương sông, nhiều bữa cả nhà còn phải ăn thay cơm. Sau một thời gian ăn lá ngải cứu trừ bữa và đặc biệt là uống nước xương sông đun lên, tôi thấy người khỏe ra nhiều, không thấy mệt mỏi, hay khó thở nữa”.
Sau một thời gian, huyết áp của bà Minh đã trở về ổn định. Nhưng vài năm trở lại đây, chứng huyết áp cao của bà lại tái phát. Bà Minh cho hay: “Tôi cứ cố nhớ lại ngày xưa mình cũng bị huyết áp cao rồi và mình có ăn và uống mấy thứ lá gì đó rồi không bị huyết áp cao nữa.
Nghĩ mãi không ra, tôi đành lên Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồi khám và mua thuốc, mất tổng cộng 3 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh không thuyên giảm. Huyết áp cao hành hạ khiến tôi không làm ăn được gì, nhiều lúc cao trên 200 mmHg.
Một ngày tôi ra vườn tưới cây thì chợt thấy có cây ngải cứu và lá xương sông. Khi đó tôi nhớ ra ngày trước mình đã được cứu sống nhờ những loại cây này. Tôi gọi đây là vị thuốc thiêng liêng”.
1476938825_la-xuong-song-ngai-cuu-chua-huyet-ap-cao-2Uống nước lá xương sông hàng ngày, bệnh huyết áp cao của bà Minh đã hết hẳn (Ảnh BSHN)
Lá xương sông đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, cho sức khỏe của bà Minh. Trong vườn nhà bà có một góc lớn để trồng xương sông và ngải cứu. Mỗi lần đi chợ, hay đi nhà thờ mà gặp người quen, bà lại hỏi thăm nhà họ có lá xương sông không, rồi xin về dự trữ trong tủ lạnh.
Hàng ngày bà cứ rửa sạch lá xương sông, cho vào nồi nước đun sôi, rồi chắt nước uống. Cách làm của bà giống như luộc rau thông thường.
Bà Minh vui vẻ cho biết: “Tôi mách cho nhiều người trong làng bị huyết áp cao uống. Nhưng họ còn cho cả trứng rồi cá thịt vào nấu lên như canh để ăn, nghe thì bổ béo thật nhưng không có tác dụng gì đâu.
Muốn chữa huyết áp cao bằng xương sông, chỉ cần rửa sạch và đun lên với nước lọc thôi, sôi một lúc thì bắc ra, để ngội và cứ thế chắt lấy nước uống thôi, đừng cho mắm muối gì cả”.
Trong vườn không thể thiếu xương sông, ngải cứu và gừng tươi
Theo bà Minh, trong vườn nhà bà luôn có một luống lớn trồng xương sông và ngải cứu, tủ lạnh luôn dự trữ sẵn gừng tươi. Bởi ba vị thuốc trên rất quan trọng với sức khỏe của bà.
Bà cho hay: “Tôi không chỉ bị huyết áp cao, mà thi thoảng huyết áp cũng xuống thấp.Lúc ấy tôi lại làm nắm ngải cứu đun lên uống, huyết áp lại tăng lên. Bây giờ tôi sắc chung, cả xương sông và ngải cứu vào với nhau, uống thay nước lọc. Vậy là huyết áp ổn định, luôn dưới 150mmHg.
Còn gừng, tôi dùng cho những lúc hệ tiêu hóa có vấn đề, lạnh trong người, hay mỗi khi cảm nhẹ… Nói chung tôi luôn dự trữ ba vị thuốc Nam nói trên, nên lâu nay tôi không phải uống thuốc gì nữa”.
Bà Minh tâm niệm: “Người Việt dẫm lên cây thuốc Nam mà… sống”. Mỗi khi có ai tới hỏi thăm bà cách chữa huyết áp cao, bà lại nhiệt tình chia sẻ về bài thuốc lá xương sông vừa rẻ vừa dễ kiếm.
Con cháu biếu bà nhân sâm hay thuốc bổ đắt tiền, bà cũng bỏ một góc và chỉ chung thành với ba vị thuốc Nam trên. Thậm chí bà còn lo nhà hết gừng tươi, nên lại cẩn thận thái ra, phơi khô để dự trữ mỗi khi cần đến.
Hiện bà Đinh Thị Minh đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt và minh mẫn. Hàng ngày bà vẫn giúp con cháu chăm sóc vườn tược, nấu cơm, tính toán chính xác tiền bán hàng tạp hóa của gia đình. Năm 2015, bà còn được nhận danh hiệu “Tuổi cao Gương sáng” của huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Bấc (83 tuổi, hàng xóm của bà Minh) chia sẻ: “Tôi cũng mắc huyết áp cao mấy năm gần đây. Tôi uống rất nhiều thuốc ở viện, rồi con cháu đi làm cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hữu hiệu là đi mua về cho tôi, không quản vấn đề đắt hay rẻ, nhưng mãi cũng chưa khỏi bệnh.
May được bà Minh chỉ cho cách uống lá xương sông để hạ huyết áp, tôi kiên chì làm theo lời bà ấy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp của tôi đã duy chì mức ổn định vì nhà có máy đo huyết áp nên con cháu thường xuyên đo cho tôi”.
1475990048_chua-cao-huyet-ap-bang-thuoc-nam-4Nồi lá xương sông mà bà Minh vẫn uống hàng ngày để duy trì huyết áp ổn định
Bà Đặng Thị Minh vui vẻ tâm sự: “Tôi già rồi, người cũng đầy bệnh tật. Chúa thương cho tôi tìm được những vị thuốc lá lẻo dễ kiếm mà lại hiệu quả. Cách đây 2 năm, tôi bị tụt huyết áp, ngã ở sân giếng gãy cả tay. Tôi được hàng xóm mách đi bó gan cóc và gạo nếp của ông lang bên huyện Thanh Oai, may cũng khỏi nhanh. Từ đó, tôi luôn duy trì uống lá xương sông cùng ngải cứu hàng ngày, vậy là huyết áp luôn ổn định, cơ thể khỏe mạnh”.
Xương sông (tên khoa học là Blumea lanceolaria Druce) từ lâu đã được biết đến là một loại rau, vị thuốc trong mỗi gia đình Việt. Lá cây hình thuôn dài, mép có răng cưa.
Theo Dược học cổ truyền, xương sông có vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, ho suyễn, mẩn ngứa, nôn mửa…
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Trung Quốc, cũng sử dụng xương sông như một loại thuốc chữa các bệnh rất hữu hiệu như: sao khô lá xương sông và chườm lên nơi đau nhức do thấp khớp, uống xương sông khi sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã, trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi…

5 thg 1, 2017

Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm

 


Hoàng Kim
(Sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn)

Sấm ký là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến năm 2009). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán - sứ giả của triều Thanh).

Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh - Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.

Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. (Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo).

Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Thái Ất thần kinh”, “Sấm ký”, "Bạch Vân Am thi văn tập", "huyền thoại và di tích lịch sử" đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá.


CẢM ĐỀ

Nguyễn Bỉnh Khiêm


1- Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.

SẤM KÝ

15- Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành

21- Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.

25- Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.

29- Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

33- Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.

37- Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

43- Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

47- Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.

51- Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

55- Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.

61- Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.

65- Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.

69- Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

73- Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.

77- Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

81- Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.

85- Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.

89- Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì

93- Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.

99- Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.

103- Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

109- Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

117- Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?

121- So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma

125- Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.

129- Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.

133- Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

137- Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài

141- Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu

145- Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường

149- Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.

155- Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?

159- Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình

165- Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

169- Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

173- Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.

177- Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca

181- Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

185- Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình

189- Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

193- Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời

197- Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.

201- Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời

205- Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
211- Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn

215- Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân

219- Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình

223- Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành

233- Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?

239- Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào

243- Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh

247- Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công

251- Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân

255- Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.

259- Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa. 

3 thg 1, 2017

Kinh nghiệm chữa quai bị rất hiệu quả của người Tày

Một kinh nghiệm rất hay của người Tày chữa quai bị:

Xương quai hàm lợn: Hơ nóng rồi chườm lên chỗ viêm.

23 thg 12, 2016

Học người Nhật trị bệnh trong 3 phút bằng cách chỉ bằng cách nắm các ngón tay cực hay


     


Học người Nhật trị bệnh trong 3 phút bằng cách chỉ bằng cách nắm các ngón tay cực hay

Người Nhật tin mỗi ngón tay đều kết nối chặt chẽ với các bộ phận cơ thể, và với niềm tin này, từ lâu họ đã hình thành 1 cách chữa bệnh hiệu quả.



Người Nhật, hay người phương Đông nói chung, có những cách trị bệnh khác với người phương Tây, thậm chí tưởng như không có căn cứ.
Dẫu vậy, những cách này lại cho thấy hiệu quả được nhiều người công nhận, đặc biệt với những bệnh vặt vãnh nhưng thường gặp.
Chẳng hạn, người Nhật tin rằng mỗi ngón tay đều có sự kết nối chặt chẽ với các bộ phận cơ thể chịu trách nhiệm cho những cảm xúc nhất định.
Và từ niềm tin này, từ lâu họ đã hình thành một phương pháp chữa bệnh được biết đến với tên gọi Jin Shin Jyutsu, giúp cân bằng cảm xúc, cải thiện tình trạng cơ thể bằng cách tác động đến các ngón tay để khí huyết lưu thông tốt hơn.
Theo phương pháp này, bạn hãy nắm cả ngón tay của mình bằng bàn tay còn lại, giữ và massage nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút (sau đó thực hiện tương tự ở bên tay còn lại); trong thời gian này bạn hít thở sâu và đều, cố gắng thư giãn đầu óc bằng cách chỉ tập trung vào hơi thở, cảm nhận cảm giác ở tay và cử động tay.
Và ngón tay nào sẽ đem lại tác dụng gì, bạn tham khảo nhé:
Học người Nhật trị bệnh trong 3 phút bằng cách chỉ bằng cách nắm các ngón tay cực hay - Ảnh 1.
(Ảnh: Internet)
Ngón cái
Kết nối với dạ dày và lá lách, chịu trách nhiệm cho những cảm xúc lo âu, căng thẳng.
Nắm trọn ngón tay này được cho là cách giúp chúng ta giải tỏa, buông bỏ những căng thẳng trong quá khứ, giúp suy nghĩ sáng suốt hơn, củng cố sự tự tin, không chỉ thế còn cải thiện tình trạng lưng, chân, da, cân bằng lại lượng axit trong cơ thể, giảm hôi miệng...
Ngón trỏ
Kết nối với bàng quang và thận, chịu trách nhiệm cho những cảm xúc sợ hãi, bối rối, cảm giác không hài lòng.
Nắm trọn ngón tay này được cho là cách giúp cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, giảm đau lưng, đau cơ, đau vai gáy, cân bằng hormone...
Ngón giữa
Kết nối với túi mật và gan, chịu trách nhiệm cho những cảm xúc giận dữ, do dự, thiếu quả quyết.
Nắm trọn ngón tay này được cho là cách giúp giảm tình trạng đau nửa đầu, đau bụng kinh, cải thiện thị lực và hệ miễn dịch, cân bằng lượng axit-kiềm trong cơ thể, có ích cho những người dễ bị bầm tím, cơ thể cứng, khó gập người...
Ngón nhẫn
Kết nối với ruột già và phổi, chịu trách nhiệm cho những cảm xúc buồn bực, sợ hãi, cảm xúc tiêu cực.
Nắm trọn ngón tay này được cho là cách giúp cải thiện các vấn đề sâu về da, nhu động ruột, giúp giảm tình trạng nôn nao, đau đầu, đổ mồ hôi khi ngủ, ngoài ra còn giúp đầu óc tỉnh táo hơn...
Ngón út
Kết nối với ruột non và tim, chịu trách nhiệm cho những cảm xúc lo âu, thiếu tự tin.
Nắm trọn ngón tay này được cho là cách giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp, huyết áp, tuần hoàn máu, tình trạng tóc rụng hoặc bạc sớm, giải tỏa các cảm xúc tiêu cực...
Tổng hợp, theo healthylifetricks

Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà


Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà

Những hộp pate tươi ngon tự tay bạn làm sẽ tăng thêm sức hấp dẫn cho các món ngon trong bữa cơm gia đình đấy.

Nguyên liệu

Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà - Mẹo vặt hay
– 800gr thịt vai đầu rồng
– 350gr gan lợn
– 200ml sữa tươi không đường
– 200gr bì lợn (da heo)
– 250gr mỡ phần
– 1 quả trứng, 1 thìa rượu trắng, bột tiêu, tỏi (khoảng hơn 1củ to), hành khô 10 củ, nửa củ hành tây nhỏ.
– 1 chiếc bánh mì (lấy ruột)
– 2 miếng phô mai bò cười.
– Bột nêm, mỳ chính, dầu hào, 1 thìa nước mắm.

Cách làm:

* Sơ chế nguyên liệu trước khi làm

– Gan rửa sạch, cắt lát sau đó cho khoảng 100 ml sữa tươi vào ngâm trong vòng 15 phút để khử tanh và độc (khâu này rất quan trọng không thể bỏ qua nhé)
Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà - Mẹo vặt hay
– Bì lợn làm sạch rồi đem luộc chín mềm.
– Ruột bánh mỳ xé nhỏ và dưới 1 chút sữa tươi cho mềm.
– Vớt gan ra khỏi sữa rửa sạch, bì đã luộc chín, thịt cũng rửa sạch.
– Cho 50gr mỡ phần luộc sơ, thái hạt lựu.
– Hành khô, tỏi, hành tây xay nhỏ

* Chế biến nguyên liệu

Bước 1:  Cho bì đã luộc đã rửa sạch vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cho thịt, gan đã rửa sạch, phô mai và ruột bánh mì vào xay cùng.
– Với máy xay sinh tố nhỏ có thể xay riêng từng thứ rồi trộn đều lên.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho hành khô, hành tây, tỏi đã xay nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho hỗn hợp thịt, gan… thực hiện ở bước 1 vào đảo chín, nêm gia vị, hạt tiêu cho vừa ăn, trước khi hạ xuống cho thêm 1 thìa rượu trắng cho thơm và khử mùi tanh của gan.
Bước 3: Đổ cả hỗn hợp vào máy xay lần nữa cho pate mịn hẳn, sau đó cho mỡ phần đã thái hạt lựu với 1 quả trứng vào trộn đều (không phải cho vào máy xay xay cùng đâu)
Bước 4: Cho hỗn hợp vào khuôn hấp , trong khuôn có lót 1 lớp mỡ phần mỏng dưới đáy. Hấp cách thủy bằng nồi áp suất khoảng 2 tiếng. Nếu là nồi thường thì khoảng 3 – 4 tiếng tuỳ lượng thịt.
Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà - Mẹo vặt hay
Bước 5: Sau khi pate hấp đủ giờ để thật nguội úp ra khỏi khuôn. Bảo quản bằng hộp kín trong tủ lạnh để ăn dần.
Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà - Mẹo vặt hay
Với cách làm pate này mọi người sẽ có một món pate mịn, mềm, không nát không khô, thơm nức mũi với mùi thơm dịu dịu kết hợp của gan, hành tây, tỏi…
Bí quyết để có món Pate cực thơm ngon, mềm mịn tại nhà - Mẹo vặt hay

Chú ý:

– Thịt vai đầu rồng và mỡ phần nếu bạn không biết thì cứ ra bảo các bác bán thịt là họ bán cho nhé. Yên tâm là họ biết hết.
– Gan bắt buộc phải ngâm sữa trước khi chế biến để khử độc. Gan chọn màu đỏ tươi hoặc tím nhạt vì gan độc nên cho ít lấy màu đỏ đẹp chứ không nên cho nhiều.
– Khi hấp cách thủy nên đậy khuôn hấp lại tránh nước đọng rơi vào khuôn đựng pate. Nước đọng rơi vào sẽ làm pate nhạt đi làm giảm khẩu vị.
– Phải chờ pate thật nguội mới úp ra khỏi khuôn. Nếu chưa nguội sẽ làm pate vỡ mất hình dáng.
Cùng bắt tay vào làm thôi nào ! Chúc mọi người thành công với cách làm pate thơm ngon này nhé !
Nguồn FB: Cá Heo Biết Bay

4 thg 11, 2016

Nam dược trị nam nhân!

ST 

Thuốc Nam - Trị Bệnh Người Nam




Thánh thuốc nam TUỆ TĨNH THIỀN SƯ

LỜI NÓI ĐẦU

Trên 40 năm qua, chúng tôi đã từng đặt chân khắp vạn nẻo đường đất nước, sưu tầm khảo cứu lịch sử nước non nhà, tìm kiếm các loại cây cỏ từ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đến dãy Trường Sơn hùng vĩ của núi rừng, tận miền duyên hải xa xôi, sưu tập những cây thuốc quý để trị bệnh và các bài thuốc gia truyền của người xưa để lại trong dân gian, đem về thí nghiệm để chữa bệnh.
Vì lợi ích chung của nền Y Học Dân Tộc Cổ Truyền, chúng tôi không quản khó nhọc, âm thầm làm công việc này, đã tìm được trên 500 bài thuốc hay, trị nhiều chứng bệnh nan y mà chữa trị theo Đông Y và Tây Y chưa kết quả. Nếu bệnh nhân tin tưởng, trì chí, nhẫn nại áp dụng một trong những công thức mà chúng tôi đã trình bày trong đây, chắc chắn phục hồi sức khỏe rất hữu hiệu.
Đất nước ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, có những cây thuốc quý mà chúng ta không quan tâm để ý là một điều rất đáng tiếc. Nếu có dịp đi tham quan, chúng ta sẽ thấy hàng ngàn cây thuốc chữa bệnh trong dân gian có giá trị. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, ngành Y Học Cổ Truyền đang vươn lên cả nước.
Sở Y Tế có phái nhiều chuyên gia đi khắp đó đây để tìm kiếm những loại cây thuốc đem về phân tích, thí nghiệm. Tỷ như cây rau dừa cạn, trị được huyết áp cao rất hay và còn trị được chứng ung thư máu. Rau giấp cá, rau dền tía, cây quao trị được xơ gan cổ trướng, nước da vàng, bụng lớn. Vỏ cây sứ cùi trị xổ phù thũng. Lá vông nem, nhãn lồng, lá mắc cở, cây móng tay, trị được mất ngủ, chứng đau tim . . . .
Nghiên cứu trong các loại cây thuốc, chúng ta phải giật mình, không ngờ những loại cây cỏ nước ta đã giúp cho một số bệnh nhân chóng khỏi một trong những chứng nan y.
Trên tinh thần phục vụ ngành Y Học Dân Tộc Cổ Truyền, chúng tôi nguyện thừa kế sự nghiệp của các Thánh Y ngày xưa : Cụ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Hoa Đà . . . Lúc nào chúng tôi cũng tìm, cũng học, theo gương các vị tiền bối làm những việc hữu ích chung cho đại chúng, không chút mảy may vụ lợi.
“ Kiếp tằm đến thác cũng phải vương tơ”, hôm nay chúng tôi biên soạn quyển sách này, để cống hiến cho bạn đọc, cho những ai hay có óc sưu tầm khảo cứu. Cần thí nghiệm trước đi, rồi mới thấy việc làm của chúng tôi không đến nỗi là vô bổ, hầu lưu lại cho thế hệ ngày nay và mai sau. Quyển sách nhỏ này do chúng tôi sọan thảo mấy mươi năm qua với mục đích đóng góp cho bà con sử dụng, nhất là ở nơi thôn quê hẻo lánh, xa Thầy, xa chợ, coi theo đó để tự kiếm thuốc chữa trị trong gia đình mà không tốn kém gì cả. Chúng tôi rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến cho quyển sách này và mong bạn đọc góp sức phổ biến nó sâu rộng trong dân gian.
HUỲNH MINH
Biên Khảo Y Học Dân Tộc Cổ Truyền
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01.01.1988

LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta là những người đi sau thì phải cố gắng học hỏi, thừa kế và phát huy nền Y Học Cổ Truyền một cách hăng say đầy nhiệt quyết, để khỏi phải phụ lòng các bậc tiền nhân và tủi hổ cùng Y giới đương thời.
Trong vườn hoa y nghiệp mênh mong vô bờ bến, ta phải tự hào và cũng có cái đáng lo. Tự hào! Thừa hưởng di sản y học to lớn mà cổ nhân đã dày công biên soạn để lại cho đời, trong đó biết bao kinh nghiệm tích lũy lâu đời. Có lẽ cho đến hôm nay, chúng ta không thể nào bỏ qua những kinh nghiệm quý báu đó, mà phải tiếp tục nghiên cứu cho sâu rộng, đồng thời phổ biến các nghiệm phương trong lâm sàn trị liệu đạt hiệu quả cao đến mọi tầng lớp quần chúng, rồi cùng chugn bảo vệ, đóng góp, xây dựng nền học thuật cao cả, đáng quý, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, ngày càng tiến bộ tinh vi, gây lòng tin tưởng an toàn đối với bệnh nhân ở xã hội văn minh hiện đại này.
Khi gặp bệnh nhân, lẽ dĩ nhiên lương y phải chẩn mạch, kê đơn, bóc thuốc. Nhưng lở gặp kẽ khốn cùng, không tiền bạc, không nhà cửa, không có người thân, nhờ điều trị, thì cũng tận tình chữa cho, đó gọi là y đức của y gia.
Người cành nghèo càng dễ mắc bệnh. Hễ có bệnh thì phải tìm thầy. Đến Thầy hoài, Thầy cũng bấm bụng mà chịu, không thể nào đáp ứng được vẹn toàn. Rủi ro người nghèo mà mang bệnh ngặt nghèo, cơ khổ hơn nữa. Làm sao? Việc từ thiện biết bao nhiêu cho đủ. Đó là nỗi lo của lương tâm Thầy thuốc.
Nay Cụ Huỳnh Minh, một lương y biên khảo, đã nhiều năm lặn lội đi khắp mọi nơi, sưu tầm những cây thuốc quý, những bài thuốc dân gian hay, biên soạn thành quyển sách này, có hơn 500 bài thuốc giá trị, đủ đáp ứng mọi tần lớp cần sách thuốc để tự điều trị, rất hợp với túi tiền người nghèo, rất dễ sử dụng, không rườm rà, thuốc lại dễ tìm, ở đâu cũng sẳn có.
Như ở thôn quê hẻo lánh, không có Thầy thuốc, xa chợ, xa bệnh viện, thì phải có cuốn sách này ở trong nhà, phòng khi hữu sự đem dùng cũng như có Lương y bên cạnh và tự mình chữa trị cho mình, cho gia đình, cho bà con chung quanh, tiện lợi đủ điều.
Sách của Cụ biên soạn rất công phu, phải tốn công nhiều năm mới tổng kết các phương thuốc có hệ thống hoàn chỉnh. 
Kính mong bạn đọc và quý y hữu nghiên cứu, áp dụng và phổ biến những bài thuốc trong quyển sách này, ngõ hầu giúp những bệnh nhân bớt đau khổ và nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam ngày càng phát triển.

Mùa Xuân Nhâm Thân - 1992
Lương Y NGUYỄN HỮU TÂN
Trưởng Phòng Chẩn Trị Đông Y
Câu Lạc Bộ Phụ Lảo Q1-TP.HCM
CHƯƠNG I
TRỊ CHỨNG SẠN THẬN

Chứng sạn thận rất phổ biến, không những ở người lớn tuổi mà còn có cả ở tuổi thanh niên nữa.
Bệnh thường phát táo bạo, đau dữ dội từ sau lưng lan ra đến trước vùng bụng, rất nguy hiểm, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.
Nếu sạn còn nhỏ thì uống thuốc lợi tiểu cho sạn thoát ra ngoài. Còn sạn tương đối lớn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, tiểu ra huyết, nếu quá lớn, phải giải phẫu lấy sạn ra mới được nhẹ nhàng.
Nay tùy theo thể trạng mà chọn dùng công thức thích hợp để điều trị, miễn là bệnh nhân tin tưởng và uống thuốc từ 10 ngày đến một tháng, sẽ có kết quả một cách không ngờ.
Vậy mời bạn hãy chọn dùng các công thức sau để bệnh tật được bình phục và nhớ thỉnh thoảng vài toa thuốc bổ thận và kiện tỳ để tránh tình trạng do đi tiểu nhiều mà dẫn đến thận suy không tốt.

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ SẠN THẬN
Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần : sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn.
Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất.
( Bài này đã có áp dụng cho nhiều người dùng rồi, đều cho kết quả tốt )

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ SẠN THẬN
Trái chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết sạn.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ SẠN THẬN
Lá mơ trơn, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ SẠN THẬN
Lá dâm bụt, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.
5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ SẠN THẬN
Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ SẠN THẬN
Trái khớm, khoét lỗ lấy cùi ra, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ SẠN THẬN
Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

8. CÔNG THỨC 8 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ SẠN THẬN
Trái chuối hột non ( chuối chát ), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ SẠN THẬN, ĐAU NHỨC, TIỂU KHÓ KHĂN
Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ ĐAU NHỨC 2 BÊN TRÁI THẬN, ĐI ĐỨNG KHÓ 
Đập 02 hột vịt, lấy lồng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ ĐAU THẬN LÀM NGẤT XỈU
( Chỉ uống một lần thôi )
Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ ĐAU THẬN SƯNG CÙNG MÌNH
Nhét cục phèn chua vào ruột trái khơm, nướng chín, vắt nước, cho uống vài lần sẽ xẹp hết.
13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ THẬN NHỨC, THẬN ĐAU
Một trái khớm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu.

14.CÔNG THỨC 14 : TRỊ THẬN, TIỂU ĐÊM ( ĐỘC VỊ )
Lá dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết.

15.CÔNG THỨC 15 : TRỊ SẠN THẬN ( ĐỘC VỊ )
Hột chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết.

16.CÔNG THỨC 16 : TRỊ SẠN THẬN
Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

17.CÔNG THỨC 17 : TRỊ SẠN THẬN
Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

18.CÔNG THỨC 18 : TRỊ SẠN THẬN
Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

19.CÔNG THỨC 19 : TRỊ SẠN THẬN
Cây bông nở ngày ( bông tròn màu tím ), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

20.CÔNG THỨC 20 : THUỐC BỔ THẬN
Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.


CHƯƠNG II
TRỊ CHỨNG THẤP KHỚP

Thấp khớp là một bệnh thông thường đối với những cụ già. Bệnh thường phát ở lứa tuổi 40 trở lên.
Bệnh nhân mang bệnh này thấy rất khó chịu, vì thấp khớp là một chứng bệnh hay kéo dài, trở thành mãn tính hoặc có khi phát cấp tính làm cho người hoảng hốt chạy đủ thứ Thầy, đủ thuốc mà đều vô hiệu hoặc chỉ giảm chút đỉnh rồi đâu cũng vào đấy, hoặc đôi khi tiền mất tật mang làm nan lòng không ít.
Nay xét thấy trong dân gian có nhiều phương kinh nghiệm, đã điều trị cho bà con nhiều năm qua với kết quả khả quan. Vì lương tâm Thầy thuốc không giữ làm của riêng, tôi xin chép lại những bài thuốc đơn giản hiệu nghiệm để truyền lại cho đời sau, mong giúp ích cho mọi người qua cơn bệnh ngặt, hoặc giữ đó gặp dịp đem dùng cứu người làm phúc.
Hãy chọn phương thức thích hợp rồi kiên trì uống liên tục sẽ thấy hiệu năng của thuốc dân gian hằng nghìn năm qua không phải là vô bổ.

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ THẤP KHỚP
Cây bùm sụm, chặt gốc rễ, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nắm độ 200 gr, sắc 3 chén làm 8 phân, uống trong 1 tuần sẽ hết chứng đau lưng.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ THẤP KHỚP
Rễ cây mai vàng, rễ cây nhãn ta, hai thứ bằng nhau, chặt phơi khô độ 500 gram, để vô keo, đổ 1.5 lít rượu, ngâm trong vòng 1 tuần lễ, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 ly uống rượu nhỏ sẽ trị được chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương nay đau chỗ này mai đau chỗ khác. Trong nhà thường ngâm thường xuyên để dùng trong mỗi bữa ăn. ( Cần thêm chừng 100 gram đường phèn hay mật ong càng tốt )

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BẠI XUỘI PHÙ THŨNG
Nấu cơm nếp cho chín, lấy 100 gram tỏi để vô cơm nếp, trộn cho đều, rồi ăn như cơm thường. Ăn liên tục trong nữa tháng sẽ hết bệnh.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG ĐAU XƯƠNG SỐNG
Câu kỷ -1 chỉ; Đỗ trọng - 1chỉ; Ngưu tất -1 chỉ; Quế chi -1 chỉ;
Bỏ chung vô, nấu cho chín, húp nước. Uống chừng 5-7 thang thì ngưng, bệnh sẽ hết.
5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI
Vỏ bưởi, thuốc cứu, hai thứ bằng nhau, phơi khô, sắc 3 chén còn 1 chén, uống vài thang sẽ hết.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ NHỨC ĐẦU KINH NIÊN, MẤT NGỦ VÌ NHỨC ĐẦU
Bạch chỉ, thương truật, trần bì, mỗi vị 3 chỉ. Tán 

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ NHỨC ĐẦU ( SÁNG NHÚC, TRƯA NHỨC, CHIỀU NHỨC) THẦN KINH YẾU, HAY QUÊN
Áp dụng phương thuốc này từ 1 tuần đến 10 ngày liên tục sẽ hết.
Bí rợ- chừng 300 gram. Đậu xanh hột – 150 gram
Đem ngâm cho mềm, nấu chung cho thật chín, múc ra ăn, đừng nêm nếm gì cả. Ăn như thế sẽ tăng thêm trí nhớ và lành bệnh.Bài này đã trị cho nhiều người hết bệnh.
8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ ĐAU LƯNG, NHỨC MỎI, THẤP KHỚP, SƯNG TRẶC, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Dây chùm gọng mọc theo mé sông, lộn trong lá, chặt cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang trở lại. Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng được như thường.
Bài này đã được một số nông dân lao động áp dụng, kết quả trăm phần trăm.

9. CÔNG THỨC 9 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG, KHUM XUỐNG KHÔNG ĐƯỢC
Rễ cây bàng, chặt ở phía dưới mặt trời mọc, xắt lát, phơi khô, sao tồn tính, ngâm rượu, uống thường xuyên.

10. CÔNG THỨC 10 : THUỐC TRỊ TÊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TÉ NGÃ HOẶC CẢM SỐT SINH RA
Cây ngà voi -250 gram, để tươi, dây cứt quạ - 100 gram, để tươi, ngải cứu -100gram, để tươi. Ba vị này sắc 4 chén còn 1 chén uống, sau đó nấu 3 chén còn 8 phân, uống lần 3, đổ 3 chén còn 6 phân, ngày uống 3 lần, uống độ 7 thang sẽ đi đứng được. Sau khi uống xong toa này rồi, ngâm các vị thuốc dưới đây với 2 lít rượu trắng.
Củ tỏi sống – 500 gram, đập nhỏ.
Da trâu -700 gram, nướng vàng, xắt nhỏ.
Ngâm rượu độ 1 tuần, mỗi khi ăn cơm, thường xuyên uống 1-2 ly nhỏ.
11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TÊ BẠI KINH NIÊN
Dây cốc kèn loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông, chặt đem về thái nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ THẤP KHỚP, SƯNG ĐẦU GỐI, NHỨC MỎI TAY CHÂN, ĐAU XƯƠNG SỐNG, NẰM NGỒI KHÔNG ĐƯỢC
Đậu đen ruột xanh, phơi khô, ủ chút giá chừng một tấc, đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống như vậy trong 1 tuần sẽ cho kết quả tốt, đã trị được nhiều người rất công hiệu.

13. CÔNG THỨC 13 : ( ĐỘC VỊ ) TRỊ PHONG THẤP, TAY CHÂN CO RÚT, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Ké đầu ngựa, rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 đến 12 gram, sắc uống lúc đói, kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc ( bài này của Ngài Tuệ Tĩnh ).

14. CÔNG THỨC 14 : THUỐC XOA TRỊ THẤP KHỚP
Đậu đen rang, trút vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần. Nếu nguội rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và uống thuốc bột đậu đen đã nói trong công thức ở trên.

15. CÔNG THỨC 15 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ NHỨC LƯNG, NHỨC XƯƠNG SỐNG
Rễ cây lựu mọi, nhỏ gừa lòng thòng xuống, rễ cây nhàu, ba thứ bằng nhau, chặt phơi khô, sao tồn tính, ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn cơm hoặc trước khi ngủ đêm, uống trong 1 tuần.
Bài này đã trị được cho nhiều người bị đau xương sống, đau lưng, đi khòm. Nên áp dụng ngay sẽ thấy giá trị của nó.

16. CÔNG THỨC 16 : THUỐC NGÂM RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Cây xương rồng có gai, gọt bỏ 4 cạnh 4 phía cho hết gai, thái mỏng, phơi khô độ chừng 1 chén, sao khử thổ, ngâm 1 lít rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, trì chí uống từ 1 tháng đến 3 tháng, sẽ đi đứng được.
Bài này đã áp dụng cho nhiều người, kết quả tốt.
Chú ý: xương rồng có chất độc, do đó phải thật cẩn thận uống đúng liều lượng.

17. CÔNG THỨC 17 : BỊ CẢM RỒI NHỨC TAY BẠI NHỨC
Uống từ 2 đến 3 thang sẽ khỏi.
• Độc hượt hay độc hoạt : 5 chỉ
• Khương hoạt : 5 chỉ
• Tùng tiết : 5 chỉ
• Xuyên sơn giáp (chế sẳn) : 1 lượng
Sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần.

18. CÔNG THỨC 18 : THUỐC TÁN TRỊ THẤP KHỚP
Dại hồi, thiên liên kiện, rễ cỏ xước, ngưu tất, rễ ô môi và rễ nhàu : lượng bằng nhau.

19. CÔNG THỨC 19 : THUỐC RƯỢU TRỊ NHỨC MỎI THẤP KHỚP
• Ké đầu ngựa sao vàng
• Quế chi
Hai loại này bằng nhau, ngâm trong 1 lít rượu, thoa bóp rất công hiệu.

20. CÔNG THỨC 20 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP SƯNG
Trứng gà so mới đẻ, nặng chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày, rồi khuấy lên uống, uống liên tục 7 lần sẽ hết và trị được chứng bao tử. 
( Bài này của Hòa thượng Giác Tuệ, Tân Thuận)

21. CÔNG THỨC 21 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP ( BÓ )
Cỏ hôi, rau muôi, cải trời, cây chó đẻ răng cưa, lá nhàu – đâm nhuyễn, để chút muối, bó vào khớp.
Các loại này rất công hiệu.

22. CÔNG THỨC 22 : THUỐC TRỊ BẠI XUỘI ( THUỐC NGÂM RƯỢU )
* Nhũ hương : 2 chỉ
* Khổ sâm canh : 3 chỉ
* Khổ qua : 2 chỉ
* Uất kim : 2 chỉ
* An tức hương : 2 chỉ
* Khổ sâm tử : 5 phân
* Một dược : 2 chỉ
23. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG KHỚP, NHỨC BẢ VAI 
Rễ cây điệp ta, có bông đỏ, còn gọi là cây phượng vỹ, đào rễ, chặt phơi khô, ngâm rượu uống thường xuyên sẽ hết, hoặc xắn ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều lần cũng hiệu nghiệm.

24. CÔNG THỨC 24 : THUỐC TRỊ ĐAU KHỚP ĐẦU GỐI
Cỏ xước, lá lốt, cây vòi voi, lá bưởi, sao khử thổ, mỗi thứ bằng nhau, săc uống sẽ khỏi.

25. CÔNG THỨC 23 : THUỐC TRỊ SƯNG NHỨC ĐẦU GỐI, TAY CHÂN
Sắc uống hoặc ngâm rượu, cỏ xước, câu tích, hai thứ bằng nhau. Bông ngà voi, liều lượng bằng phân nữa liều lượng cỏ xước. Để 3 vị vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống nhiều lần sẽ hết.

26. CÔNG THỨC 26 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG GÂN, ĐI ĐỨNG ĐAU 
Muối hột, rang cho nóng, túm vô vải, lót lá đu đủ trên đầu gối, rồi túm muối cho nóng, ấp trên chỗ đau, ngày làm vài lần sẽ hết.
Chú ý : đừng để muối quá nóng, sẽ bị phỏng.

27. CÔNG THỨC 27 : THUỐC THOA TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI, SƯNG NHỨC
Hột cải bẹ trắng, đâm nhỏ hòa với giấm, đem bóp vào chỗ đau, ngày vài ba lần.

28. CÔNG THỨC 28 : THUỐC BÓ TRỊ ĐAU ĐẦU GỐI 
Củ nghệ, đâm với phèn chua, đem bóp vô chỗ đau sưng, nó sẽ giúp hết sưng.

29. CÔNG THỨC 29 : THUỐC TRỊ PHÙ THŨNG, CHÂN VÀ ĐẦU GỐI SƯNG CÓ NƯỚC
* Địa cốt bì : 2 chỉ * Trần bì : 2 chỉ
* Đại phục bì : 2 chỉ * Sinh cương bì : 2 chỉ
* Bạch bì : 2 chỉ * Phục linh bì : 2 chỉ
Sắc uống. Nếu thận nóng, uống nước nhất, nước nhì, uống vài lần sẽ xẹp hết.

30. CÔNG THỨC 30 : THUỐC BÓ ĐAU ĐẦU GỐI ( ĐẦU VOI )
Lá cỏ hôi, cỏ lông bông trắng, đâm với muối, bó 3 đêm sẽ xẹp hết.
.
31. CÔNG THỨC 33 : TRỊ TÊ LIỆT, CỬ ĐỘNG KHOA KHĂN, LÀM GÂN CỐT CỨNG TRỞ LẠI
Chuối hột chín, xắt mỏng, phơi khô, sao cho vàng, ngâm rượu, uống thường xuyên. Nên áp dụng toa này, nó giúp đi đứng được.
32. CÔNG THỨC 31 : THUỐC TRỊ THẤP KHỚP
* Sanh địa : 3 chỉ Đỗ trọng : 4 chỉ
* Hà thủ ô : 4 chỉ Đầu củ qui : 2 chỉ
* Cẩu tích : 3 chỉ Xuyên khung : 2 chỉ
* Cốt toái bổ : 3 chỉ Ký sanh : 4 chỉ
* Tục đoạn : 3 chỉ Đảng sâm : 3 chỉ
* Bạch chỉ : 3 chỉ Huyết dằng : 4 chỉ
* Độc hoạt : 3 chỉ
* Hai hột mã tiền đốt thành thanh.

33. CÔNG THỨC 32 : THUỐC RƯỢU TRỊ BẠI XUỘI ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
• Cây lá ngũ trảo
• Dây vòi voi
• Củ xả lâu năm
• Dây cứt quạ, lá nhỏ
• Kinh giới
Các vị này bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu, để 1 tuần, uống kết quả tốt.


34. CÔNG THỨC 34 : TRỊ NHỨC ĐẦU, ĐAU THẦN KINH, RÊN LA
Đau cả tháng, đi nhà thương nằm không hết. Về nhà gặp phương thuốc này, áp dụng được lành bệnh.
THUỐC XÔNG : Cây lá môn ngứa, muối hột – 1 nắm; gạo lức – 1 nắm. Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng lại, nhắc xuống, trùm mền, xông trong 1 tuần sẽ hết chứng này.
Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để long não vô hai bên hông chuối, bắc lên bếp hơ cho nóng ấm ấm, rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7 lần sẽ hết luôn.



35. CÔNG THỨC 35 : TOA THUỐC NGÂM RƯỢU, XOA BÓP TRỊ CHỨNH NHỨC GÂN, NHỨC XƯƠNG, PHONG TÊ BẠI XUỘI ( Rất công hiệu )
* Lưu hội : 5 chỉ Băng phiến : 3 chỉ
* Nhũ hương : 5 chỉ Long não : 3 chỉ
* Một dược : 5 chỉ Xa-ly-Xi-lát : 20gram
( loại nước pha vô sau )
Cách ngâm: 1 lít Alcool, ngâm chung 5 ngày, đổ ra, lấy thuốc này xoa bóp đêm ngày, thuốc rút công hiệu, kết quả tốt.

36. CÔNG THỨC 36 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN
Gạo lức – 1 chén; tỏi sống – 200 gram; đậu xanh bỏ vỏ - 300 gram.
Ba thứ trộn chung, nấu chín cho thật mềm, người bệnh ăn mỗi ngày, gân cốt cứng, trừ được phù thũng, sẽ đi đứng được như thường, ăn như vậy trong thời gian 1 tháng sẽ thấy kết quả.

37. CÔNG THỨC 37 : TRỊ CHỨNG PHONG XÙ
Dùng cái nhau tốt, rửa rượu trắng, bỏ vô nồi đất đậy nắp lại, đun cho chín giòn, tán thành bột, hòa nữa muỗng ca phê Châu Thần, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng ca phê.Uống 2 cái như vậy sẽ hết.

38. CÔNG THỨC 38 : TRỊ NỔI PHONG ĐƠN CÙNG MÌNH
Vỏ cây vú sữa, lột ra cạo vỏ sần sùi, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, còn xác thì nấu như nước trà, uống thường xuyên sẽ hết.

39. CÔNG THỨC 39 : TRỊ PHONG THẤP MỒ HÔI TRỘM, TAY CHÂN ĐẦU MÌNH RA MỒ HÔI KHÓ CHỊU
Kiếm chỗ nào có nuôi trâu bò ( trâu màu trắng ), xin cứt mới ỉa, bôi vài ba lần sẽ hết tiệt.

40. CÔNG THỨC 40 : TRỊ THẤP KHỚP
Cây lá nhãn chài, mọc theo gò cao mé rừng ( Củ Chi, Tây Ninh có nhiều ), bứt cây lá bỏ vô nồi nấu uống hằng ngày, trị được chứng nhức tay chân. Uống thường xuyên thay trà sẽ hết bệnh thấp khớp.
Còn rễ của nó, đào đem về, sao vàng hay để sống, ngâm với rượu trắng độ một tuần lễ, uống mỗi lần 1 ly nhỏ.
41. CÔNG THỨC 41 : MÁU BẦM BỊ Ứ TRONG CƠ THỂ
Mua 200 gram kim châm ở tiệm chạp phô, về ngâm 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi lần đi cầu, máu bầm theo phân ra. Uống 5-10 lần, máu bầm sẽ ra hết.

42. CÔNG THỨC 42 : TRỊ THẤP KHỚP, ĐẦU GỐI SƯNG
Lá mướp hương, quết nhuyễn, để vô chút muối, đem bó chỗ sưng, ngày 2 lần, sẽ rút độc xẹp hết. Kết quả hiệu nghiệm.

43. CÔNG THỨC 43 : THUỐC TRỊ PHONG TÊ THẤP, KHAI THÔNG 12 KINH LẠC
( Tán bột hay vò viên )
* Phòng phong : 2 chỉ Đương qui : 2 chỉ
* Kinh giới : 3 chỉ Bắc cam thảo : 1.5 chỉ
* Thiên ma : 1 chỉ Xuyên ô : 3 chỉ
* Bạch ma : 2 chỉ Thảo ô : 3 chỉ
( Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối rang )
* Xuyên khung : 1.5 chỉ Thương truật : 2 chỉ
* Ma hoàng : 2 chỉ Hà thủ ô đỏ : 3 chỉ
* Thạch nộc : 3 chỉ
* Hột sen rang muối
Có thể thêm :
Khương họat – 2 chỉ, Độc hoạt – 2 chỉ, Đỗ trọng – 3 chỉ.
Tán bột, cho uống ngày 2 lần, nỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút nhũ hương. Nếu lạnh cho thêm 3 lát gừng. Bài này công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả.


CHƯƠNG III
TRỊ CHỨNG BỆNH TIM

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ TIM NGHẼN, KHÓ THỞ, MỆT
Tim nghẽn khó thở, mệt, ngủ không được, dùng các loại thuốc dưới đây:
Cây rễ lá chùm bao ( cây nhãn lồng ), chừng 200 gram, phơi khô, sao khử thổ.
Lá vông nem để sống.
Cây xấu hổ chừng 200 gram.
Hột táo nhân, chừng 50 gram, sao hơi vàng.
Sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống mỗi đêm sẽ ngủ được và trị được chứng mệt yếu tim, tim nghẽn.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM 
Cây lá móng tay, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. 
( Trị mắc xương : ngậm lá )

3. CÔNG THỨC 2 : TRỊ ĐAU TIM 
Cây lá bông mười giờ, phơi khô, sao khử thổ, nấu uống thường xuyên.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG TIM LÀM MỆT, XÂY XÂM CHÓNG MẶT
Rễ cây đinh hương loại lá nhỏ, đào lên cho nhiều, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, săc uống mỗi ngày, trị được chứng mệt.

5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ TO TIM
Cạo phấn tre – chừng một nhúm; chuối xiêm chín 1-3 trái. Để hai thứ vô chưng cách thủy, ăn 2-3 ngày 1 lần.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ ĐAU TIM 
Trái đu đủ xanh trên cây, hái gọt vỏ xanh, xắt mỏng chừng nửa trái, bỏ vô cục đường phèn, chưng cách thủy. Ăn cho đúng như trên, rồi nghĩ qua lần sau, ăn như vậy thường trực 4-5 lần sẽ hết, kết quả tốt.


7. CÔNG THỨC 7 : THUỐC TỂ TRỊ BỆNH ĐAU TIM, HO RA MÁU, MÁU HUYẾT XẤU, BẠCH ĐỚI.
• Cám nếp, đầu nành, hai thứ bằng nhau, đem rang cho đều đen, đừng khét, đem tán nhuyễn.
• Ba củ sanh địa, nấu nước, đổ vô thuốc trộn cho đều, đâm nát xác sanh địa, bỏ vô trộn với hai thứ trên.
• Đường thốt nốt.
Thắng tất cả cho tới chỉ, để vô cốt quết cho nhuyễn nhỏ, vò viên bằng ngón chân cái.
Cách dùng : Ngày uống 1-2 viên với muối hột rang cho nổ, tán nhuyễn, nhỏ, mỗi lần uống một chút cho đều thuốc.

8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG NGHẸT TIM 
Phèn chua phi – 1 phần, Tiêu sọ - 10 phần. Đâm nhuyễn 2 thứ hòa chung. Khi bị nghẹt tim, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, ngày vài lần.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ TIM LỚN
Bông dừa lửa, chặt phân nửa quày, nấu uống thường xuyên tim sẽ tóp nhỏ lại.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ NGHẼN TIM 
Măng tre tàu, chặt, lột ra, đốt cháy, vắt lấy nước uống.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ TIM MỆT, HỒI HỘP, CHÓNG MẶT
Bông mười giờ, loại bông đỏ lớn, hái một nắm, chế nước sôi cho nó ra màu đỏ, uống từ từ sẽ hết mệt. Nếu có dư nhiều, hái phơi khô, đem chế nước uống thay trà.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ TIM LỚN, LÀM MỆT KHÓ THỞ
Mè đen, nếp lức. Hai thứ bằng nhau, đem rang vàng, xay thành bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.

CHƯƠNG IV
TRỊ CÁC CHỨNG HUYẾT ÁP CAO

Khi bị huyết áp cao nên áp dụng ngay phương thuốc chữa trị cấp bách sau đây:
Nấu siêu nước cho sôi, chế vô thau để hơi nguội, thọc 2 chân vô ngâm, ngâm độ 15-20 phút, rồi bảo người nhà vắt 4 trái chanh giấy đổ vô ly, chế chút nước và tý muối cho người bệnh uống, nó sẽ hạ ngay chứng cấp tính này.
CHÚ Ý : Theo kinh nghiệm chúng tôi, chứng huyết áp lên cao của mỗi người phát sinh ra do sự ăn uống không kiêng cử, nhất là ăn mặn uống rượu, hút thuốc hoặc làm việc quá độ, suy nghĩ nhiều, vui buồn cũng bị ảnh hưởng. Trong dân gian có nhiều phương thuốc hay nhưng phải sử dụng cho đúng và biết kiêng cử. Trong người nóng bức thường cũng sinh ra huyết áp cao. Ốm mập gì cũng bị huyết áp.
Trong thời gian nghiên cứu, trắc nghiệm, chúng tôi nhận thấy cây rau dừa cạn, loại bông trắng trị huyết áp rất tốt, không loại nào sánh kịp. Có thể quả quyết rằng cây rau dừa cạn là một loại dược thảo quý của nước ta. Ngoài ra cây rau dừa cạn còn trị được các bệnh nan y khác nữa như : băng huyết, bệnh phụ nữ . . .
Hiện nay có một số cơ sở trồng rau dừa cạn trên mấy chục mẫu ở vùng Lâm Đồng, Phương Lâm để chế ra nhiều phương thuốc này.

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Chặt 1-2 cây rau dừa cạn bông trắng, bỏ vô siêu sắc 3 chén còn 1 chén, uống 1 lần cho hết. Đổ nước thêm vô, sắc lần thứ nhì, uống cho hết, rồi nhờ bác sỹ đo huyết áp lại. Khi huyết áp tối đa giảm còn 140 mmHg thì ngưng không uống nữa. Bài này đã trị cho nhiều người có kết quả tốt.
Lưu ý : Người bị huyết áp cao phải kiêng ăn mặt, ăn mỡ, kiêng đường,kiêng uống rượu, cà phê, thuốc lá, đừng suy nghĩ nhiều, nên nằm tịnh dưỡng cho tâm yên tịnh.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Rau cần tàu, chừng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần cũng hạ được huyết áp.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá ô rô tía, chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần. Và xác nấu nước uống thay trà thường xuyên, vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130 mmHg thì ngưng uống.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá cây gia tị, chừng 6-7 lá, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thay trà.
5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá vú sữa, bẻ vài cành lá đem thiu cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong đôi ba ngày, đo máu trở lại.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Đậu Xanh Hột, đem sao hơi vàng, bỏ vô cối xay thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng cà phê cũng làm hạ huyết áp.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Lá kiến cò, đâm cho nhuyễn độ nữa ly cối nhỏ, bỏ chút muối, uống cũng hạ huyết áp.
8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái đu đủ chín, cỡ bằng cổ chân, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vô chừng 2 chung mật ong ruồi, để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn luôn cả hột và vỏ, ăn như thế chừng 2 lần, huyết áp sẽ hạ.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Bông khế chua, hái chừng một nắm độ 100 gram, đem sao tồn tính, khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần, huyết áp sẽ hạ.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Dây cám bò theo lá ở mé sông rạch, bứt dây, chặt phơi khô, sao khử thổ, bỏ vô siêu chừng 1 nắm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 5 lần trở lại, đo huyết áp lại, nếu bớt không lên nữa thì ngưng.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Cây Paillote là loại cây du nhập hiện nay từ bên Mỹ, bên Pháp, lá giống như lá thuốc vòi Việt Nam, cây cứng, lá hơi nhám dài. Đâm lá, vắt lấy nước uống trong 3 ngày cũng hạ được huyết áp mau lẹ, nhưng sự công hiệu của nó không bằng cây rau dừa cạn mà chúng tôi trình bày ở trên.
Cây Paillote lại trị thêm chứng bệnh viêm phế quản rất tốt. 
Nhiều người bị chứng này, ho khạc ra chút máu, sáng hái chừng 5-10 lá, nhai nuốt nước liên tục trong vài ba ngày sẽ cầm máu lại được và phổi hết bị viêm.Chúng tôi đã sử dụng và giúp cho nhiều người được bình phục.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO KINH NIÊN
Chúng tôi đã được một bác sỹ danh tiếng trao tặng một bài thuốc về huyết áp cao giản dị và không tốn kém nhiều, chính Ông đã áp dụng có kết quả rồi trao tặng cho chúng tôi để giúp bà con đã mang chứng bệnh này ( đã chữa trị nhiều nơi không khỏi ). Uống thuốc này phải trì chí nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ hết tuyệt.
Một trái dừa xiêm xanh, chặt ra, đổ vô ly cối lớn, cắt một trái chanh giấy làm hai, nặn hết trái chanh này vô ly, uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết.
CHÚ Ý : Người bệnh trước khi uống, phải đo 
huyết áp mình lên bao nhiêu, 1 tháng đo 4 lần, khi huyết áp tối đa còn 130 mmHg thì ngưng luôn, không uống nữa.

13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO
Trái bưởi Hà Nàm, bằng cườm tay, gọt vỏ xanh, lấy cái ruột trắng xắn mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 6-7 trái bưởi Hà Nàm, như vậy, chứng lên máu sẽ hạ, không còn tái phát.

14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 
Cây cau non, độ chừng 4-5 tấc, kiếm chặt chừng 5-7 cây, chặt ngang chừng 1 lóng tay, phơi khô sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên, huyết áp sẽ hạ.

15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 
Lá chuối hột, rọc lá, xắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày, còn xác lá nấu ninh trong nầu, uống thế nước trà, chận được sự  bốc hỏa, huyết áp trở lại bình thường.

16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 
Rau dừa cạn loại bông trắng, nếu đi xa không có cây sống để uống, nên kiếm cho nhiều, phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo. Mỗi lần bị áp huyết cao, múc ra uống chừng 2 muỗng cà phê sẽ hạ được ngay. Chẳng những vậy mà còn trị chứng ung thư máu nữa.


17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO , TIỂU ĐƯỜNG
Quày cao non, vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao khử thổ tồn tính, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp.

18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Người bệnh phải kiên trì, cữ kiêng, đừng ăn nhiều thức ăn mặn nhất là muối, đồ ủ lâu ngày như đậu nhận, tương chao, ớt, gừng, tiêu, tỏi . . .
Lá mảng cầu gai ( mảng cầu xiêm ) hái một nắm, rửa sạch, đem vắt nước cốt, uống trong 3 lần sẽ hạ xuống ngay.
Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống chút đỉnh chứ không nên uống thường xuyên.

19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ĐẠI TÀI
• 6 quả cà chua
• 12 củ năn
• 1 lọn hành hương
• 1 củ tỏi lớn
• 100 gram thịt bò
• 6 lọt cần tàu
Đổ vô nồi 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nước bỏ xác, chia uống 3 lần, thì huyết áp sẽ xuống, không uống mãi. Bài này của Giáo Sư Lưu Hoàng ( Năm Bàn Cờ) trị huyết áp cao kinh niên, kết quả trăm phần trăm.

20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO 
Cây cau Hà Nàm, còn nhỏ, nhổ cả gốc rễ, phơi khô, chặt nhỏ, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân. Ngày uống 3 lần, huyết áp sẽ hạ.

21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Lá rau giấp cá, đâm nhuyễn, vắt nước, cho chút muối, uống vài ba lần sẽ hạ.

22. CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH VÀ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Vỏ sầu riêng, xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống, trị huyết áp lên cao và xơ gan cổ trướng. Ở Nha Trang áp dụng cho kết quả tốt.

23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Thân cây dương, chặt bỏ vỏ lấy lõi ruột, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt một nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần trong ngày.

24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Lá ngò gai ( ngò Tây ), hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vô nước 1 trái dừa xiêm để uống 1 lần, rồi đo xem huyết áp hạ về mức bình thường chưa, đến 6 tháng sau mới được uống tiếp.

25. CÔNG THỨC 25 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO ( ĐỘC VỊ )
Vỏ cam sành, lột ra, chế nước sôi, để cho ra nước the, uống chừng 7 lần.

26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ CHỨNG HUYẾT ÁP CAO CẤP TÍNH
Hái lá dâu tằm ăn, lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống.

27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Lá sống đời, đâm vắt nước uống.

28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào uống thì huyết áp sẽ hạ cấp kỳ.

29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ HUYẾT ÁP CAO
Hột cây đủng đỉnh, sắc nước uống.


CHƯƠNG V
TRỊ CÁC CHỨNG PHÙ THŨNG DO GAN MẬT
( XƠ GAN CỔ TRƯỚNG )

Bệnh xơ gan cổ trương có các triệu chứng là bụng lớn, mặt mày tay chân sưng, đi đứng khó khăn. Nên áp dụng các phương thuốc chỉ dẫn dưới đây :

1. CÔNG THỨC 1: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Cây và lá cây dứa gai hoặc trái, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, ngày sắc uống 2 lần, 3 chén còn 1 chén. Các nước sau uống thay trà, uồn liên tục sẽ hết.

2. CÔNG THỨC 2: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Gạo trắng, đậu xanh, 2 thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày với tỏi sống, lượng tỏi phải ít hơn phân nữa lượng gạo.

3. CÔNG THỨC 3: TRỊ BỤNG LỚN DO GAN 
Lức dây, mắc cở, lá muồng, dây cam thảo, bốn thứ bằng nhau, sắc 3 chén còn 1 chén, uống.

4. CÔNG THỨC 4: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( ĐỘC VỊ )
Chặt cây sung, thái mỏng, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân, uống từ 3 -5 thang, sẽ tiêu chứng sưng trong bụng.

5. CÔNG THỨC 5: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG LÂU NĂM, PHÙ THŨNG, ĐI ĐỨNG KHÔNG NỖI
Đào rễ cây sứ cùi, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống hằng ngày. Còn xác nấu ninh, uống thay trà, đừng uống gì khác. Uống như vậy sẽ hết.

6. CÔNG THỨC 6: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Rễ cau, rễ cây dứa gai, lá muồng trâu, cây chùm gởi, lá bưởi. Năm loại này bằng nhau, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống thường xuyên thì hết bệnh.

7. CÔNG THỨC 7: XƠ GAN CỔ TRƯỚNG
Thân cây dứa gai, măng cây sậy, bông ô rô tía, rễ cây nhàu, củ cát lồi, lá quao.
Các thứ bằng nhau, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén, uống. Còn xác nấu nước uống thay trà. Bài này của Kỹ sư Nghiệp, đã trị nhiều người khỏi bệnh.
8. CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC THANG )
• Cây lá cây dừa cạn, cây cỏ xước, trái dứa gai : xắt mỏng, phơi khô đem sao.
• Dây nhãn lồng : xắn, phơi, sao.
• Nhàu rễ, sâm nam.
• Cây vông nem, cây kim vàng.
Tám vị này, mỗi vị một nhúm bằng nhau, sắc 3 chén còn 8 phân, ngày uống 2 thang, uống liên tiếp một tháng.

9. CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC BỘT )
• Tỏi chừng 300 gram, lột vỏ sạch.
• Đậu xanh đãi vỏ, 300 gram.
Nấu chung cho chín, đem phơi khô, tán thành bột, uống sẽ khỏi.

10. CÔNG THỨC 10: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN NẶNG NỀ, ĐI ĐỨNG KHÓ KHĂN
Cơm nếp, nấu và cho vô 100 gram tỏi sống trộn cho đều, khi chín nhắc xuống, lấy ra ăn thường xuyên sẽ xẹp hết.

11. CÔNG THỨC 11: TRỊ SƯNG PHÙ MÌNH, TAY CHÂN ( ĐỘC VỊ )
Cỏ xước, bứt cho nhiều, luôn gốc rễ, rửa sạch, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống ngày 2 lần và xác nấu ninh uống thay trà, uống trong 15 ngày sẽ xẹp hết.

12. CÔNG THỨC 12: TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU GAN
Rau đắng biển, nấu canh ăn hoặc ăn sống thường xuyên, sẽ hết.

13. CÔNG THỨC 13: TRỊ GAN VÀ NHỨC MỎI
Cây lá lốt, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên sẽ hết.

14. CÔNG THỨC 14: TRỊ DỊ ỨNG DO GAN, ĐI ĐỨNG KHÔNG ĐƯỢC
Lá đầu lân đã phơi sương, chừng 1 nắm, đâm cho nhuyễn, vắt chừng nữa ly nước, để chút muối, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong 5-10 ngày.

15. CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU GAN LÂU NĂM
Cây mai, chặt gốc rễ, rễ cây sứ cùi, hai thứ bắng nhau, phơi khô, sao khử thổ, lấy 1 nhúm, sắc 3 chén còn 1 chén.

16. CÔNG THỨC 16: TRỊ GAN SƯNG
Cây lá vạn thọ, chặt phơi khô, sao, nấu nước uống thường xuyên sẽ hết bệnh.

17. CÔNG THỨC 17: TRỊ NGỨA DO GAN
Ké đầu ngực, ô rô tía, dứa gai, dây khổ qua, bèo tai chuột vớt lên để héo, sao vàng. Sắc 3 chén còn 1 chén.

18. CÔNG THỨC 18: TRỊ ĐAU GAN, MẶT NÁM NỔI MỤN
Mỗi ngày ăn 1 trái khớm hoặc xay lấy nước uống sẽ hết.

19. CÔNG THỨC 19: TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU GAN
Dây cườm thảo có hột đầu đen đầu đỏ, bứt luôn cả gốc rễ, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1 chén, uống mỗi ngày và uống luôn nước nhì.

20. CÔNG THỨC 20: TRỊ ĐAU GAN MỚI PHÁT, VÀNG DA, VÀNG MẮT, NƯỚC TIỂU VÀNG NHƯ NGHỆ
• Một trái dứa gai trong mình mẹ đâm ra.
• Cỏ mần chầu
• Rễ tranh , mía lao
Bốn thứ này bằng nhau. Nướng mía lao cho cháy, bỏ vô chung, nấu với 6 lít nước, còn lại 3 lít, uống liên tục, tiêu sẽ hết.
Uống trong 3 ngày, nước tiểu trắng trở lại, da mặt bình thường. Nếu liên tục uống 10 ngày sẽ hết bệnh.

21. CÔNG THỨC 21: TRỊ UNG THƯ GAN, BỤNG LỚN
Dây hàn the, lưỡi đồng, cây rau dừa trắng, rau mơ, lá thúi ***, bốn thứ bằng nhau, sắc uống thường xuyên thay nước trà, bệnh sẽ hết.

22. CÔNG THỨC 22: TRỊ ĐAU GAN, NỔI U NẦN TRONG CƠ THỂ, NGỨA
Đọt lức, một nắm, để vô siêu, sắc uống chừng 5-7 lần sẽ hết.

23. CÔNG THỨC 23: TRỊ ĐAU BỤNG ( THUỐC ĐẮP )
Để muối hột trên rún, đốt thuốc cứu châm cho nóng, nhiều lần sẽ hết.

24. CÔNG THỨC 24: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG 
Một chén đậu xanh đãi vỏ, 1 chén tỏi lột vỏ, nấu 2 thứ cho mềm, đánh cho nhừ, đem phơi khô, tán thành bột, ăn như cơm sẽ hết.
25. CÔNG THỨC 25: TRỊ XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ( THUỐC THANG )
Cây rau dừa cạn, cây cỏ xước, trái dứa gai, dây lá cây nhãn lồng, nhàu, rễ sâm nam, cây vông nam, cây kim vàng, săc 3 chén còn 1 chén. Uống ngày 3 lần, liên tục 10-15 ngày sẽ hết.

26. CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU GAN, NƯỚC DA VÀNG, NGỨA
Cây mật nhân, tán cho nhuyễn, để bột uống hoặc làm hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy. Trong chừng 1-2 tuần sẽ hết. Ngoài ra nó còn trị được bệnh suyễn, sợ nước ra gió.

27. CÔNG THỨC 8: TRỊ XƠ GAN, BỤNG LỚN, DA VÀNG
Vỏ rễ cây dứa gai, cây mướp mọc theo mé sông (có gai, làm dưa ăn); cây cỏ xước, ba thứ bằng nhau. Mỗi lần hốt 1 nắm, sắc 3 chén còn 1 chén. Xác nấu uống thay trà. Uống trong 1 tuần sẽ xổ độc ra hết, đã trị nhiều người khỏi bệnh.





CHƯƠNG VI
TRỊ CÁC CHỨNG ĐAU BAO TỬ

1. CÔNG THỨC 1: TRỊ LOÉT BAO TỬ, ÓI RA MÁU ( ĐỘC VỊ )
Hương nhu ( tức é tía ) chừng 1 kg, sao khử thổ, tán nhuyễn, hồ với mật ong thiệt, vò viên bằng nhón tay, dùng thường xuyên, ngày 2 viên sẽ hết.

2. CÔNG THỨC 2: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ ( TỨC LÀ CUỐNG BAO TỬ QUẶN ĐAU )
Củ nghệ, củ sả, trần bì, cám nếp, số lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê đầy, ngày uống 3 lần sẽ hết.

3. CÔNG THỨC 3: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Mật ong ruồi thiệt, chừng 1 ly nhỏ, 1 trái cam mật, vắt lấy nước. Uống chung 2 thứ thường xuyên, ngày 2 lần, uống trong 1 tháng.
4. CÔNG THỨC 4: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Khoai lang sùng, nếp lức rang, gừng khô, muối lâu năm, các thứ bằng nhau, tán nhuyễn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

5. CÔNG THỨC 5: TRỊ ĐAU BAO TỬ, NƯỚC DA VÀNG, XANH MÉT, ĂN UỐNG KHÔNG TIÊU
Rễ tranh, lá thương sơn, dây khổ qua, lá muồng, lấy mỗi thứ 1 nhúm, sắc chung 3 chén còn 1 chén, uống 5 lần sẽ hết.

6. CÔNG THỨC 6: TRỊ ĐAU BAO TỬ
50 trái chuối xiêm già, lột vỏ, xắt mỏng, phơi khô; 2 lon nếp lức rang vàng; 200 hột tiêu sọ, đâm nhuyễn; 100 gr bột quế khâu ( trộn chung, tán cho đều). Nếu muốn làm nhiều thì tăng số lượng. Mỗi lần cho người bệnh uống 1 muỗng cà phê đầy, sau hoặc trước bữa ăn.

7. CÔNG THỨC 7: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
• Nghệ xa cừ , phơi khô 100 gram.
• Quế khâu 20 gram.
• Trần bì 25 gram.
Ba thứ tán nhuyễn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

8. CÔNG THỨC 8: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Nếp lức rang 200 gram, muối hột lâu năm 200 gram. Hai thứ tán nhuyễn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

9. CÔNG THỨC 9: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Củ riềng, chừng 1-2 kg, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, tán thành bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, ngày uống 2-3 lần.
Bài này của Cụ Linh Hữu ở Tây Ninh.

10. CÔNG THỨC 10: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Đậu xanh bột, rang vàng độ 500 gram; nếp trắng hoặc nếp lức – 500 gram; gừng -800 gram; phơi khô, rang vàng, tán nhuyễn trộn chung, hòa với chút đường cát, để dành trong thố, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê vun, sẽ trị được chứng đau bao tử kinh niên.

11. CÔNG THỨC 11: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Dây hàn the, bứt nấu uống thường xuyên, trị được chứng đau bao tử kinh niên.

12. CÔNG THỨC 12: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ
Đậu xanh hột sao vàng, đem xay thành bột, muối hột rang. Mỗi lần uống 2 muỗng bột, và ngậm 1 chút bột ngọt vô cho thấm thuốc.

13. CÔNG THỨC 13: TRỊ ĐAU THƯỢNG VỊ
Gừng đâm nhuyễn, trộn với tròng đỏ trứng gà, đắp trên cuống rún bao tử, đắp trong 3 ngày, nếu rút khô thì trộn thêm tròng đỏ trứng gà. Cần uống thêm thuốc bao tử.

14. CÔNG THỨC 14: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Củ nghệ sống, đâm vắt nước hòa với mật ong, uống cũng hết.

15. CÔNG THỨC 15: TRỊ ĐAU BAO TỬ ( THẦN HIỆU )
Trái chuối hột sống, đốt thành than, một lon Nếp rang vàng, một lon vỏ óc gạo, hầm thành than, một lon Bột nghệ.
Bốn thứ trộn chung, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê.

16. CÔNG THỨC 16: TRỊ LOÉT BAO TỬ LÂU NĂM
Cỏ mực ( loại thấp bông trắng ) hái độ 1 ký, rửa sạch, bỏ vô nồi sắc, độ chừng 10 tô nước, sắc còn 1 tô, uống 1 lần. Uống 3 nồi như vậy.
17. CÔNG THỨC 17: TRỊ SƯNG RUỘT
Rau má, đâm cho nhỏ, vắt lấy nước, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết.

18. CÔNG THỨC 18: TRỊ BỤNG SƯNG RUỘT
Ba muỗng canh hột đu đủ non ( trái còn non ), 1 cục phèn nhỏ bằng ngón tay, hai thứ đâm chung, chế nữa ly giấm thanh, chắt cho uống vài lần, sẽ êm trở lại.

19. CÔNG THỨC 19 TRỊ ĐAU BỤNG GIÓ, NHÀO LĂN, ỐI, ỈA
Móc củ thiềng liềng rửa sạch, bỏ vô nhai từ từ nuốt nước, sẽ êm.
Củ thiềng liềng chẳng những trị được chứng đau bụng gió nói trên mà còn trị được chứng say rượu.

20. CÔNG THỨC 20: TRỊ ĐAU BỤNG CẤP TÍNH, NHÀO LĂN KHÓ CHỊU
Đọt chuối xiêm non, còn quấn chưa nở ra, cắt một khúc, đâm vắt nước cốt, cho chút muối, uống vài lần sẽ hết.

21. CÔNG THỨC 21: TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA, ỐI ỈA
Trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu, phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ cầm ngay.

22. CÔNG THỨC 22: TRỊ CHỨNG RUỘT SƯNG
Trần bì, sao cho vàng; gừng lùi; để 2 thứ vô siêu, sắc cho kẹo, uống vài lần sẽ hết.

23. CÔNG THỨC 23: TRỊ BỆNH DỊCH TẢ
Cần nên làm trước, để dành khi hữu sự.
Gừng rang, tiêu sọ rang, trần bì rang, ba thứ này ngâm chung, lượng bằng nhau với 1 lít rượu, đem phơi nắng 1 tuần. Mỗi lần bị ói ỉa, đau bụng, uống vô 1 ly nhỏ sẽ cầm lại, cơ thể ấm trở lại.

24. CÔNG THỨC 24: TRỊ BỆNH KIẾT
Đọt lựu bạch, đâm vắt lấy nước cốt, 1 ly nhơ, cho chút muối bọt, uống thì cầm ngay.

25. CÔNG THỨC 25: TRỊ ĐAU BAO TỬ KINH NIÊN
Vỏ mù phơi khô – 1 phần; cam thảo bắc – 1 phần. Xay chung, mỗi lần uống 1 muỗng rưỡi cà phê, ngày uống 2 - 3 lần.


26. CÔNG THỨC 26: TRỊ ĐAU BAO TỬ
Trái bưởi Hà Nàm, gọt lấy vỏ xanh, bên ngoài phơi khô, sao khử thổ, để vô siêu, đổ chừng 1 chén nước, nấu cho sôi, rót ra chén, uống nhiều lần, sẽ hạ cơn đau và dần khỏi bệnh.

27. CÔNG THỨC 27: TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY
Hột so đũa, đâm nát thành bột, uống vài lần sẽ cầm lại. 

CHƯƠNG VII
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Cây lá râu mèo, sao khử thổ, sắc nước uống thường xuyên, thay nước trà.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trái nhàu còn già, hái chừng 1 kg, xắt mỏng; 1 kg đường cát trắng, lấy ve keo, sắp 1 lớp nhàu đã xắt, rãi 1 lớp đường lên trên. Lớp đường xen kẽ với lớp nhàu cho đều, đậy nắm kín để trong nhà chừng 10 ngày, cho nước nhàu ra giống nước cơm rượu. Mỗi ngày chắt ra uống 2-3 lần, mỗi lần chừng 2 ly nhỏ uống rượu. Uống liên tục như vậy chừng một tháng trở lại. Ngâm như thế chừng 2 keo theo công thức trên, uống sẽ khỏi bệnh.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Hột me, đem rang, đập bỏ vỏ, lấy ruột cho nhiều, độ chừng 500 gram, hầm cho cháy thành than, bỏ vô cối xay tiêu, xay cho nhuyễn như cà phê. Mỗi ngày uống chừng 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê đầy.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Nước dưa cải lâu năm, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, uống thường xuyên.

5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Trái bí rợ nấu với đậu xanh hay đậu đen.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Rễ cây bông bụt phướng, phơi khô, sao vàng khử thổ, sắc nước uống thường xuyên.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bông huỳnh hoa, phơi khô, nấu nước uống thường xuyên.

8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Rau nhúc phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên. Phần đọt non ăn sống hằng ngày.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Củ trái khớm, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần lấy 1 nhúm, sắc 3 chén còn 8 phân, uống thường xuyên.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Củ thơm tây, rễ cỏ ống, 2 vị bằng nhau, thái mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt 1 nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống trước khi ngủ đêm, uống chừng 15 ngày.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Dùng ống trúc, cắt bỏ 2 đầu mắt, thụt thông lòng, ghim lóng trúc vô gốc chuối tiêu, phía mặt trời mọc, cách mặt đất 6 phân, đào đất âm chai xuống, để đầu lóng trúc vào miệng chai, khoảng 6 giờ chiều hứng cho đến sáng, lấy nước chuối uống lúc bụng đói.
Tiếp theo đó, vào buổi chiều, dùng 500 gram trái khế ngọt, gọt bỏ khía, dạt mỏng, đem sắc 3 chén còn lại 7 phân, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cứ thế uống trong 7 ngày. Cữ ăn các thức ăn ngọt, có chất đường.
Bài này của Sư Thích Bửu Sơn, Linh Tôn Tự, xã Vĩnh Công- Sông Bé.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Cây chuối hột sắp trổ quày, chặt cách gốc 3 tấc, khoét lỗ vô ruột, đâm cục phèn phi nhỏ, rắc vô ruột, đậy nắp lại, sáng ra múc nước uống, làm 5-7 lần.

13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
• Rau trai xanh : mọc hoang ngoài đồng ruộng.
• Một trái dừa xiêm tươi lớn, chặt lấy nước để vô siêu.
Nấu sôi 2 thứ độ 20 phút, chắt ra uống, bỏ xác, uống mỗi ngày, uống liên tiếp từ 7 ngày đến 10 ngày.

14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ CHỨNG TIỂU ĐÊM
Trái thơm còn sống, vắt lấy nước, đâm cục phèn nhỏ, hòa lại cho uống 5 ngày, mỗi ngày 1 trái.
15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ BÍ ĐƯỜNG TIỂU
Cây đinh lăng, loại lá có khía, hái 1 nắm lá tươi, sao cho vàng, để vô siêu sắc 3 chén còn lại 1 chén. Uống 1 lần, trong 10 phút sẽ tiểu ra nhẹ nhàng.

16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ BÍ TIỂU 
Nấu 1 nồi nước nóng, để cho hơi nguội, người bệnh lấy từng gáo dội lên đầu, dội từ từ xuống, người bệnh sẽ tiểu ra ngay. Cách này nhanh hơn bài ở Công Thức 15 .

17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ BÍ TIỂU, BỊ THỐN KHÓ CHỊU
Đậu xanh cà còn sống, đem ngâm với nước độ 15 phút, lấy nước uống. Ngâm uống tiếp 3 lần nữa, xác đậu nấu ăn.

18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ BỆNH ĐI TIỂU ĐÊM
Gừng sồn, đâm hòa với chút nước lạnh, uống liên tục vài đêm, sẽ có kết quả.

19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ BỆNH NƯỚC TIỂU ĐỤC NHƯ NƯỚC CƠM VO
Rạ nếp, rửa sạch, sắc 3 chén còn 1 chén, đem phơi sương, uống trước khi đi ngủ trong 1 tuần lễ sẽ khỏi.

20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ THẬN SUY, MẮT MỜ 
* Thục địa : 8 chỉ Hoài sơn : 4 chỉ
* Táo nhục : 4 chỉ Phục linh : 3 chỉ
*Trạch tả : 3 chỉ Đơn bì : 3 chỉ
* Ngũ vị : 3 chỉ Cúc hoa : 2 chỉ
* Tang phù tiêu : 2 chỉ Long cốt : 2 chỉ
* Mẫu lệ : 2 chỉ Ích trí nhân : 2 chỉ
Làm thuốc tễ, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chỉ rưỡi.

21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Lá đinh lăng, có khía nhọn, hái 1 nắm độ 100 gram, sắc cho nó ra hết nhựa độ chừng 1 giờ. Uống mỗi ngày 2 lần, còn nước dảo thì uống thay trà thường xuyên. Cứ uống liên tục khoảng 15 ngày, thử nước tiểu lại, thấy giảm, uống tíếp.
Vị thuốc này đã trị được nhiều người kết quả tốt.
CHƯƠNG VIII
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH HO
KHÒ KHÈ, SUYỄN, HO RA MÁU

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Phương thuốc này đã trị nhiều người bệnh suyễn kinh niên, đã trị nhiều nơi không hết.
Cứt mèo phơi khô, rang cho cháy đen. Lúa cũng rang cho cháy đen. Hai thứ bằng nhau, đâm nhuyễn, đổ vô ly, chế nước sôi, quậy cho đều, lóng cặn, lấy nước trong. Uồng lúc lên cơn suyễn, ngày 2-3 lần sẽ khỏi.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Chặt cây chanh giấy cả gốc rễ, phơi khô, sao khử thổ. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong vòng 10 ngày.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI
Đào rễ cây cỏ ống, chặt phơi khô, sao vàng, để vô siêu nấu nước hơi ấm, chắt đổ bỏ nước này. Đổ nước thứ hai vô nấu uống.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH SUYỄN
Cứt dê ngâm với nước tiểu trẻ em, vài tiếng đồng hồ. Chắt ra đem phơi khô, rang rồi tán nhuyễn. Mỗi lần lên cơn suyễn, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê.

5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ HO SUYỄN
Lá nguyệt bạch, bứt chừng vài chục lá, chưng với đường, cho người bệnh uống vài ngày sẽ dứt ho.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ HO SUYỄN
Lá đinh lăng ( lỗ tai heo tròn ), đâm vắt nước, bỏ chút muối, uống vài ngày.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ HO SUYỄN
Bông bạch mai kim, hái 1 nắm, chưng với chút đường, cho uống cũng trị được ho.

8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ SUYỄN
Trái dứa gai, vạt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ LÊN CƠN SUYỄN KHI TỚI CON NƯỚC
Nên làm sẵn để dành khi nào bệnh thì lấy ra dùng.
Cà dược – 10 bông, phơi khô; Cam thảo bắc – 2 lượng. Tán nhuyễn, hồ mật ong hoặc nước cơm chín, vò thành viên, phơi khô. 
Mỗi lần lên cơn suyễn, lấy vài viên ra ngâm sẽ hạ ngay. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 3 viên.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ HO KHÒ KHÈ CÚA TRẺ EM
Bông nở ngày – 1 nắm, để sống, sắc 3 chén còn 8 phân. Uống trị viêm phổi và ho.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ ĐAU PHỔI
Lá vông nem, đâm vắt nước, độ 1 ly, bỏ vô cục đường phèn tán nhỏ. Uống chừng 1 tháng trở đi sẽ hết.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Lá sống đời, loại lá lớn, đâm vắt lấy nước. Uống mỗi ngày 2 lần, sáng tối, mỗi lần 1 ly trong 1 tháng.

13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Lá thuốc vòi núi, loại lá dài mình cứng, đâm vắt lấy nước, để chút muối, uống.

14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ NÁM PHỔI
Phổi nám nếu chịu khó uống bài này cũng hết bệnh.
Vạt vỏ cây mù u phía mặt trời mọc, xắt mỏng, phơi khô, để vô nồi nấu ninh, uống thay nước trà, trong đôi ba tháng sẽ khỏi. 
( Bài này của Lương Y Nguyễn Văn Ẩn- Bến Cát- Bình Dương ).

15. CÔNG THỨC 15 : TRỊ HO
Hột điều, chừng 20 hột, nướng cháy thành than, tán nhuyễn, hòa với nước sôi. Lấy phần nước trong uống, sẽ hết. Cần uống khoảng 1 tháng.

16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ HO RA MÁU
Cỏ cứt heo, cỏ mực, 2 thứ bằng nhau, đâm chung, vắt lấy nước cho uống liên tục trong 1 tuần sẽ hết bệnh.
17. CÔNG THỨC 17 : TRỊ CẢM, HO KHÈ KHO, ĐAU CỔ, SUYỄN
Mỗi buổi sáng, xắt mỏng trái chanh giấy, chế nước sôi vô, để chút muối, chút đường. Uống thường xuyên sẽ trị cảm và các chứng kể trên.
18. CÔNG THỨC 18 : TRỊ HO
Cây lá cà chua, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 8 phân. Ngày uống 2 lần, uống trong 1 tuần.

19. CÔNG THỨC 19 : TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN
Cỏ mực, cỏ xước, 2 thứ bằng nhau, đâm vắt nước chừng 1 chén, để vô chút mật ong ruồi. Mỗi ngày uống 2 lần, uống 2 ngày rồi nghỉ, qua hết ngày thứ 3 thì uống tiếp.

20. CÔNG THỨC 20 : TRỊ CHỨNG ĐAU THỔ HUYẾT
Củ sen tàu, thái mỏng, phơi khô, sao cho cháy thành than, tán nhuyễn, mài với mực tàu thứ thiệt, hòa trộn với nước ấm. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, cách 1 giờ uống 1 lần, uống liên tiếp cho đến khi nào dứt hẳn.
Bài thuốc này đã có thực nghiệm kiểm chứng rồi.

21. CÔNG THỨC 21 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Người lớn hay trẻ em bị chứng huyết vận, môi đỏ bầm tím, lưng bụng có đốm đỏ, nên áp dụng phương thuốc này :
Tìm kiếm Rong nền nhà hay rong mọc dưới sàn nước, đít lu đắp ngay chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.

22. CÔNG THỨC 22 : TRỊ CHẢY MÁU CAM
Lấy 2 củ tỏi, đâm giập, cột dưới 2 bàn chân, nó sẽ rút lên đầu làm ngưng chảy máu.

23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Lá tram ổn đâm xào với giấm cho ấm ấm, phết vài lần lên chỗ huyết vận.

24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ CHẢY MÁU CAM
Đào củ cỏ cú, luôn cả gốc rễ, rửa sạch, đâm giập, cho chút muối vào, uống thì cầm máu lại.

25. CÔNG THỨC 25:
Củ đậu rồng, đào lên phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn lại 1 chén. Uống ngày 2 lần, còn xác nấu nước uống thường xuyên sẽ hết.

26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ ĐAU HUYẾT VẬN
Rau dấp cá, đâm để chút muối, đắp lên chỗ huyết vận, nó sẽ tan hết.

27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Cho uống cỏ mực và nước chanh liên tiếp. Nếu không đở, phải chuyển đến bệnh viện ngay vì bệnh này rất dễ tử vong.

28. CÔNG THỨC 28 : TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN
Trái quả đào tiên, xắt phơi khô cả vỏ ruột, ngâm với nước cơm rượu, uống sẽ hết.

29. CÔNG THỨC 29 : TRỊ BỆNH SUYỄN ĐẠI TÀI
Cây chổi đực, chặt phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống vài siêu, kết quả rất tốt.

30. CÔNG THỨC 30 : TRỊ NÁM PHỔI
Muốn cho hết nám phổi, cần ở chổ thoáng khí, khí hậu trong lành như miền quê, miền biển, uống theo thuốc Tây Y.
Đồng thời mỗi ngày ăn thường xuyên cải xà lách xoong.

31. CÔNG THỨC 31: TRỊ BỆNH SUYỄN KINH NIÊN ( ĐỘC VỊ )
Lấy quả đào tiên già, cắt lấy ruột, phơi khô, nấu thành cao. Mỗi ngày để vô ly, chế nước sôi, uống thường xuyên, bệnh sẽ hết và người bệnh lên cơn.

CHƯƠNG IX
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH TRĨ

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI, SA TỬ CUNG ( THUỐC BỘT )
* Ngũ bội : 2 chỉ Đại hoàng : 1 chỉ
* Phèn chua phi : 1 chỉ
Ba thứ tán chung, lấy bông gòn nhét vô vài lần sẽ hết.

2. CÔNG THỨC 2 : TRỊ BỆNH TRĨ NGOẠI, ĐI TIÊU RA MÁU
Một chén muối hột, đem rang cho nổ, túm vô vải, đặt vào hậu môn. Nếu còn nóng thì đặt cách 1 phân, bớt nóng đặt sát vào. Cứ như vậy làm khoảng 8 lần sẽ hết.
Chú ý : Coi chừng bị phỏng nếu muối quá nóng.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH TRĨ 
20 hột mã tiền, đốt thành than, tán nhuyễn; phèn phi, một cục bằng ngón tay út. Hai thứ tán chung, hòa sệt với dầu dừa, mật ong ruồi. Xức chổ mụt trĩ và dùng băng ghịt lại. Nếu thuốc rút khô thì xức cái khác liền, liên tiếp vài lần, trĩ sẽ rụng.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI
* Vỏ cây vú sữa * Dây cốc kèn
* Lá ô rô tía * Vỏ cây sung
Bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ, để vô nồi đất, nấu uống thường xuyên sẽ khỏi.

5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BỆNH TRĨ NỘI NGOẠI
Cây lá mắc cỡ, cỏ mần chầu, rau dền gai – ba thứ bằng nhau, sắc 3 chén còn 1 chén, uống trong 15 ngày. Còn xác đem phơi khô, bỏ vô lò đốt, trùm mềm lại xông nơi hậu môn, nó sẽ rút vô mụt trĩ tiêu hết.

6. CÔNG THỨC 6 : TRĨ LÒI CON TRÊ RA MÁU
* Hoạt thạch tốt : 5 chỉ Cam thảo : 5 chỉ
* A tử (sao đen) : 5 chỉ Túc xác : 5 chỉ
Các vị tán nhuyễn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ BỆNH TRĨ 
Cây lá giới, chặt phơi khô, sao khử thổ, sắc uống chừng 3-5 siêu, trĩ sẽ thụt vô. Nước nhì và nước ba uống thay trà.
CHƯƠNG X
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH CỦA ĐÀN BÀ

1. CÔNG THỨC 1 : TRỊ SA TỬ CUNG
Hột đu đủ đực hoặc đu đủ dầu, đâm nhuyễn 5 hột, đắp ngay đỉnh đầu. Khám người bệnh nếu nó rút lên thì gở ra, đi gội đầu, nó sẽ hết.

2. CÔNG THỨC 1 : TRỊ SA TỬ CUNG
Đọt đậu săn, đâm, để chút phèn chua, vắt lấy nước uống, ngày vài lần. Còn cây lá già thì phơi khô, nấu nước uống trong 15 ngày sẽ hết.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ BỆNH ĐÀN BÀ LÀM BĂNG
Kiếm bứt 1 nắm rau răm, nhai nhỏ, nuốt từ từ sẽ cầm lại.

4. CÔNG THỨC 4 : TRỊ BĂNG HUYẾT
Đọt tre mỡ, hái cho nhiều, phơi khô, sao khử thổ. Lấy nồi đất hay siêu để sắc, sắc 3 chén còn lại 8 phân.
Cạo lọ nồi đất, vò viên bằng hạt bắp, để vô thuốc uống vài ba lần sẽ khỏi.

5. CÔNG THỨC 5 : TRỊ BẠCH ĐÁI
Lá rau đắng biển ngoài ruộng, loại lá lớn, hái 1 nắm, đem nhồi với cơm nguội, nặn giống như trái chuối. Đem vô bếp nướng cho vàng, để vô siêu, nấu nước uống nhiều lần, bệnh sẽ khỏi.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ BẠCH ĐÁI
Rau om, 1 bó lớn, phơi khô, nấu nước uống thường xuyên sẽ khỏi.
Phương thuốc này còn trị chứng đau bụng lâu năm ở phụ nữ.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ VỀ UẤT HUYẾT, MÁU SẢN HẬU CHẬN, CẦN KHAI THÔNG CHO ĐỀU, KHỎI BỊ TẮC NGHẼN
Vỏ cây mảng cầu ta, phơi 1 nắm, hay dây bìm bìm hắc sửu, phơi khô. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ hết.

8. CÔNG THỨC 8 : TRỊ BỆNH BỊ BẾ KINH, SÓT NHAU ĐẠI TÀI
Rau tranh – 300 gram; rau răm – 50 gram; cỏ mực – 50 gram. Sao tồn tính cả ba thứ, sắc chung, 3 thứ còn 8 phân, để lửa riu riu. Uống 3 thang sẽ trục ra hết.
9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ ĐAU VÚ
Lá tu hú cò gai, đâm với muối, đắp chổ sưng. Nếu khô chế nước sôi vô cho ướt. Mỗi ngày 2-3 lần sẽ khỏi. Ngâm lá với nước mưa cho ra nhớt, uống mát rất công hiệu.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỆNH SƯNG VÚ
Đại hoàng, Tòng hương, Nhũ hương, Mộc dược.
Mỗi vị 2 chỉ, tán nhỏ thành bột, để lên lửa than xào cho nóng với chút giấm cho sền sệt. Lấy lông gà phết, vừa nóng vừa thổi để cho thuốc rút vô chỗ sưng, liên tiếp 24 giờ sau sẽ khỏi.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ BỆNH ĐAU VÚ ( KHÔNG MƯNG MỦ )
Rau tần dầy lá, nhai chút muối, đắp chỗ sưng vài ngày sẽ hết.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ ĐỘC TRÙNG NƠI HẬU MÔN HAY CỬA MÌNH, BỊ LỞ LOÉT LÀM ĐỘC
* Băng phiến : 3 phân Long não : 3 phân
* Đại hoàng : 3 phân Phèn phi : 1 phân
* Lưu hoàng hay hồng hoàng : 2 phân
Tán các vị này thành bột. Trước khi phết thuốc này, lấy phèn chua đổ vô nước chín hay nước âm ấm, rửa cho sạch vết thương, lau khô, rắc thuốc này nơi chổ đau. Trong 3-5 ngày sẽ hết không làm độc

CHƯƠNG XI
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH BƯỚU CỔ

1. THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ
Hái lá Sộp già, sao vàng, sắc 3 chén còn 1 chén. Ngày uống 2 lần, còn xác đổ nước nấu uống thay trà, uống thường xuyên sẽ tiêu.

2. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
Bướu càng ngày càng phát triển lớn theo cổ, khiến thở khó khăn.
Dùng lá nhàu tươi, 1 nắm, đâm nhuyễn, cho chút muối, đắp băng ở cổ mỗi ngày, tối thay cái khác, nếu khô thì chế thêm giấm thanh để có độ ẩm thì bướu sẽ xẹp dần.

3. THUỐC UỐNG TRỊ BƯỚU CỔ VÀ VIÊM AMIDAL
Lá mù u, hái phơi khô, đem sao tồn tính, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

4. THUỐC TRỊ BƯỚU CỔ ( LĂN )
Trái bình bát, mãng cầu, nướng lửa than cho nóng, đem ra lăn trên bướu, ngày 3 lần, lăn chừng 4 trái. Trong uống ngoài thoa sẽ hết.

5. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ
Rau sam – 1 nắm; cây lá bạc đầu ông – 1 nắm; muối diêm – 1 muỗng cà phê : đâm chung 3 thứ, để lên vải, rắc thêm nửa muỗng cà phê muối diêm trên mặt, bó trong 1 tuần sẽ xẹp.

6. THUỐC BÓ TRỊ BƯỚU CỔ ( HIỆU NGHIỆM )
Cua đồng – 4 đến 5 con, đâm nhỏ
Đọt tre non mới lớn – 1 nắm
Vôi ăn trầu – 1 cục nhỏ bằng đầu ngón tay.
Đâm chung, đem bó chỗ bướu chừng nửa ngày, tối thay cái khác, bó chừng 3 ngày sẽ xẹp và teo lại.
Chú ý : Cần uống thêm thuốc bên trong.

CHƯƠNG XII
TRỊ CÁC CHỨNG BỆNH KHÁC

1. CÔNG THỨC 1 : CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH ĐỜM LÊN MIỆNG NGUY HIỂM
Rút đọt cao non, đâm cho nát, để chút phèn, rơ miệng cho đờm vọt ra thì sẽ hết. Nếu gặp trường hợp như vậy nên áp dụng ngay.

2. CÔNG THỨC 2: TRỊ CHỨNG NẤC CỤT
Rễ cau vàng, rễ cau đỏ, rễ dừa lửa, rễ lựu bạch, bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ. Sắc 1 chén rưỡi còn lại nữa chén. Chừng uống cho chút đường cát trắng vô, uống nội trong ngày sẽ hết.

3. CÔNG THỨC 3 : TRỊ ĐAU YẾT HẦU
Lá cúc vàng, hái đâm nhuyễn, đổ vô chút mật ông, ngậm.
Hoặc lá khổ qua, đâm với mật ong, 1 cục phèn phi, đâm, rắc vô nửa muỗng cà phê, ngậm.

4. CÔNG THỨC 4 : VIÊM XOANG ( NƯỚC VÀNG HÔI TANH )
Dây mướp từ khúc gốc lên 4 tấc, đốt thành than, tán bột, mỗi ngày thổi vô lỗ mũi vài lần, làm trong 5-7 ngày sẽ khỏi.

5. CÔNG THỨC 5 : THUỐC TRỊ XƯƠNG SỐNG CO GAI
Lấy tròng đỏ hột gà, vạt khế chua vô tròng đỏ, quậy cho đều, uống chừng 7 lần như vậy thì 7 ngày sau, gai sẽ tiêu, rất công hiệu.

6. CÔNG THỨC 6 : TRỊ VIÊM MŨI ĐẠI TÀI ( THUỐC XONG )
Hột nhãn, gọt bỏ vỏ đen, xắt mỏng, phơi khô, sao, tán nhuyễn, xông mũi.

7. CÔNG THỨC 7 : TRỊ VIÊM MŨI
Lá hay bông cà độc dược, hái phơi khô, xắt như thuốc, vấn hút, hít khói vô, nhiều lần sẽ hết.

8. CÔNG THỨC 8 : THUỐC NHỎ LỖ MŨI
Tỏi sống, đâm cho nhuyễn, pha với nước mưa, lược cho kỹ, ngày nhỏ vài lần, mũi sẽ thông.

9. CÔNG THỨC 9 : TRỊ CON NÍT BỊ ĐẸN ( CÓ HỘT TRẮNG TRONG LƯỠI )
Vỏ con hào, đem phi, tán nhỏ, hòa với dầu dừa, rơ miệng vài lần sẽ khỏi.

10. CÔNG THỨC 10 : TRỊ BỊ PHỒNG DA
Chặt trái dừa xiêm, đổ nước ra tô, nhúng bông gòn vô nước dừa đắp trên vết phồng, làm liên tục sẽ tránh được phồng da và mau lành, uống thêm thuốc trụ sinh, ngày 3 lần.

11. CÔNG THỨC 11 : TRỊ LƯỠI ĐEN
Hột me, mài với nưới, lấy chất chát rơ vài lần sẽ khỏi.

12. CÔNG THỨC 12 : TRỊ CÚP LƯNG
Cây chuối hột, chặt khúc đuôi, bó lá, chẻ làm đôi, đem nướng cho nóng, để lót khăn lên nằm cho ấm, mỗi ngày làm đôi ba lần sẽ hết.

13. CÔNG THỨC 13 : TRỊ TÉ TỨC, Ứ MÁU BẦM ( NGÂM RƯỢU )
Lá mối, loại lá lớn, bứt luôn cả gốc rễ đem về chặt phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, máu bầm sẽ tan dần hết.

14. CÔNG THỨC 14 : TRỊ BỊ ĐÃ THƯƠNG, Ứ MÁU BẦM
Lấy dái mít, nướng thành than, tán nhuyễn, đỗ nước sôi vào uống, tan dần máu bầm.

15. CÔNG THỨC 14 : TRỊ NỨT CHÂN
Nấu nước cỏ xước, uống thường xuyên sẽ hết.

16. CÔNG THỨC 16 : TRỊ BỆNH GIỜI ĂN CÙNG MÌNH
Lá mướp đâm, bỏ chút muối, xức vài lần sẽ hết.

17. CÔNG THỨC 17 : THUỐC PHẾT TRỊ PHỎNG LỬA
Dầu dừa, nấu cho thật sôi, bỏ tóc rối vô nấu chung. Lấy lông gà hay bông gòn chấm vô dầu phết cho đều nơi phỏng, 24 giờ sau tự nó sẽ lành và làm mài.

18. CÔNG THỨC 18 : THUỐC UỐNG TRỊ RẮN CẮN
Nửa hột mã tiền sống, mài với nước vo gạo, cạy miệng đổ vô, chừng 15 phút sẽ tỉnh lại. Trước đó cần cột Garô, lấy ống giác hút máu ở vết cắn.

19. CÔNG THỨC 19 : THUỐC ĐẮP TRỊ RẮN CẮN
Đào lấy rễ đu đủ, đâm với muối, đắp chổ rắn cắn, nọc sẽ ra hết. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.
20. CÔNG THỨC 20 : THUỐC UỐNG VÀ RỊT TRỊ RẮN CẮN
Bắt vài con rệp, đem bóp nát, để vô ly, chế chút rượu hay nước cho uống. Bắt thêm vài con nữa, bóp nát, đắp vô chỗ rắn cắn và cột lại. Trước đó, cần cột Garô và hút máu ở vết cắn.

21. CÔNG THỨC 20 : TRỊ PHỎNG CÙNG MÌNH ( THUỐC PHẾT )
Vỏ cây sung, vạt mài với giấm, phết vài lần sẽ khỏi.

22. CÔNG THỨC 22 : THUỐC UỐNG TRỊ RA MỒ HÔI, LẠNH 2 CHÂN, UỐNG CHO ẤM LẠI VÀ RÁO MỒ HÔI
Muối hột, chừng vài muỗng canh, đem rang cho nổ lên khói, xúc 1 muỗng nhai từ từ và uống nước nấu chín, nó thuốc vô thân, đi tiểu ra chất độc, chân ấm lại, đổ mồ hôi.

23. CÔNG THỨC 23 : TRỊ MẮC XƯƠNG NHỎ
Lá rau dừa trắng hoặc tím, đâm để chút muối, để vô miệng ngậm và nuốt từ từ, xương sẽ tan dần.

24. CÔNG THỨC 24 : TRỊ SUY DINH DƯỠNG, GẦY ỐM, NƯỚC DA XẤU, ĂN UỐNG KHÔNG NGON 
Bột bích chi, đổ trong xoong, xé mật heo, đổ vô bột, ngào lên lửa than cho khô, múc để vô keo, mỗi ngày uống 2 -3 lần.

25. CÔNG THỨC 25 : TRỊ KINH PHONG
Ở thôn quê xa Thầy xa Chợ, trẻ em thường bị chứng kinh phong bất ngờ, thật là khó khăn, vì sự lợi ích chung với tinh thần phục vụ, xin đóng góp cho bà con phương thuốc cứu cấp này để chữa trị trẻ em được bình phục vui chơi.
* Củ thiềng liềng, lùi xắt nhỏ : 3 chỉ
* Củ sả, lùi xắt nhỏ : 10 chỉ
* Thuốc cứu : 15 lá
* Vỏ quít tức trần bì, sao vàng : 1 vỏ
* Rau húng cây : 1 nắm
* Trà tàu : 1 nắm
* Muối hột rang : 1 muỗng cà phê
Các thứ để chung, đổ 3 chén nước lạnh, sắc còn 1 chén để nguội, cho uống từ từ 5 phút 1 lần, chứng kinh phong sẽ khỏi.

26. CÔNG THỨC 26 : TRỊ TRÚNG GIÓ, BI ỈA MỬA, VỌP BẺ
• Quế khâu, xắt nhỏ 1 nhúm.
• Gừng nướng, 1 củ bằng tay cái, xắt mỏng.
• Củ cỏ cú , 1 nhúm.
• Hoắc hương, 2 nhúm.
• Vỏ quít, xắt nhỏ 1 nhúm.
• Đường cát, 1 muỗng canh lớn.
Các thứ này đổ chung vô tô, thêm vào nửa xị rượu trắng, đem chưng cách thủy, chế ra cho ấm, cứ 30 phút cho uống 1 lần, mỗi lần 1 muỗng canh, sẽ bớt ngay. Nếu còn thì tiếp cữ đêm, cách 2 giờ uống 1 lần, không nên uống nhiều.

27. CÔNG THỨC 27 : TRỊ XÂY XẨM CHÓNG MẶT, ĐI ĐỨNG KHÔNG VŨNG
Giá sống, luộc vừa chín, cho người bệnh ăn với cơm, ăn hằng ngày sẽ khỏi.

28. CÔNG THỨC 28 : THUỐC TRỊ SUY DINH DƯỠNG
Người ốm yếu xanh xao mất máu, mua 1 kg đậu đen lòng xanh, rửa sạch, bỏ sâu mọt, đem chưng cách thủy cho chín rồi đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, uống vài lần, trong vòng 10 ngày.

29. CÔNG THỨC 29 : NGƯỜI GẦY ỐM THIẾU MÁU CẦN LÊN CÂN
Cỏ Tây lông ( loại cho trâu ngựa ăn ), lúc đọt non từ ngọn xuống chừng 3 tấc, độ 1 nắm, đâm cho nhỏ, chế nước trái dừa xiêm vô, lược uống 5-10 ngày sẽ có máu và lên cân. Loại này co chất sinh tố bổ dưỡng không kém B1, B6, B12.

30. CÔNG THỨC 30 : THUỐC UỐNG CHO THÔNG KINH MẠCH
Vỏ mảng cầu ta - 100 gram; bìm bìm hắc sửu – 50 gram, sao tồn tính, sắc 3 chén con 1 chén, uống vài thang sẽ trở lại bình thường.

HUỲNH MINH

Biên Khảo Y Học Dân Tộc Cổ Truyền

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01.01.1988  
(sưu tầm lương y : Phạm Ngọc)