6 thg 7, 2017

Đương quy tửu - chữa huyết áp thấp


Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin)



Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị Tây Y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã .Những triệu chứng đó Tây Y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng Đông Y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh. Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, Đông Y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là đương quy tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn



Cách dùng : Thuốc sirop có bán tại các tiệm thuốc bắc dưới tên thương mại là Tankwe gin .Ngày uống 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 1-2 muổng canh với nước ấm. Uống đến khi hết những triệu chứng bệnh và áp huyết được 120-130mmHg thì ngưng, không cần phải uống đến suốt đời..



Đương Quy Tửu (TANKWE GIN, TANGKWEI GIN)



Thành phần :



·           Đương Quy (Angelicae sinensis)

·           Xuyên Khung (Rhizoma Chuanxiong)

·           Thục địa (Rehmanea)

·           Bạch Thược (Paeoniae Alba)

·           Đảng Sâm (Codonopsis Pilosulae)

·           Hoàng Kỳ (Astragali)

·           Phục Linh (Poria)

·           Cam Thảo (Glycyrrrhizae(Pyro)

·           Mật Ong (Honey)



Ở những tiệm thuốc bắc địa phương không có bán loại pha chế sẵn, chúng ta có thể cắt thuốc thang về nhà sắc uống từng thang mỗi ngày theo phân lượng sau :



Đương Quy
12g
Xuyên Khung
12g
Thục địa
12g
Bạch Thược
8g
Đảng Sâm
8g
Hoàng Kỳ
8g
Phục Linh
8g
Cam Thảo
8g



Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.



Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muổng canh.



Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít, thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào lọ thủy tinh, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muổng canh.



Công dụng của đương quy :



Phân tích theo Tây Y:



Tên khoa học Angelica sinensis. chứa tinh dầu có các hợp chất terpen, phenolic, các chất dẫn phtalid, coumarin, acid hữu cơ vanilic, palmitic, linoleic, nicotimic, sucinic, polysaccharide, các acid amine, vit.B1,B12, E, các nguyên tố Mg, Ca, Al, Cr, Cu, Zn, As, Pb, Cd, Hg, P, Fe, Si, Ni, V, brefedin..Đương quy được phân thành 4 loại : Quy đầu gồm phần đầu của rễ chính, đầu tù và tròn còn mang vết tích của lá. Quy thân là rễđã loại bỏ phần đầu và đuôi. Quy vĩ là phần rễ phụ hay nhánh. Toàn đương quy gồm cả rễ cái và rễ phụ.



Đương Quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột, chống thiếu máu ác tính, ức chế trực khuẩn dịch hạch, thương hàn, phế cầu khuẩn, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, có khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch làm tăng lượng tế bào lympho T và phục hồi tái tạo hồng cầu, tăng sức đề kháng, ức chế sự giảm tỷ lệ huyết sắc tố, có khả năng điều trị huyết khối não viêm tắc, tăng cường tuần hoàn não bịứ máu, chống loạn nhịp tim, tăng hoạt tính thực bào. Rễ đương quy có 2 thành phần: một thành phần không có tinh dầu kích thích tử cung làm tăng lượng AND, tăng lượng tiêu thụ oxy của gan, và tăng năng lượng sử dụng glucose của tử cung, một thành phần có tinh dầu khác ức chế tử cung.



Phân tích theo Đông Y :



Đương Quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận trường, dùng để chữa bệnh phụ nữ, dùng làm thuốc bổ chữa bệnh thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, ngực, bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại liệt, táo bón, mụn lở ngứa, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, sa tử cung, chảy máu, làm thuốc giảm đau chống co giật trong bệnh ung thư.



Công dụng của Xuyên Khung :



Phân tích theo Tây Y :



Tên thuốc Radix chuanxiong, tên khoa học Lugusticum chuanxiong Hort.. chứa tinh dầu, nhiều phthalid như ligustilid, butylphthalid, butylidenphtalid làm tăng hoạt tính ức chế co bóp chống loạn nhịp tim và động mạch vành, chất ligustrazin ức chế sự kết tập tiểu cầu, có khả năng chuyển dịch Ca2+ khỏi màng tiểu cầu, làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành làm lực co thắt cơ tim, giảm huyết áp động mạch, tăng áp suất tâm thất trái, nhịp tim, làm giãn mao mạch, chữa bệnh tắc nghẽn mạch máu não, tăng khả năng biến dạng củ hồng cầu, phục hồi hình dạng hồng cầu nhanh hơn, làm tăng tính bền vững của hồng cầu, rễ xuyên khung chống đông máu, ức chế các giai đoạn đông máu nội sinh, giảm áp huyết, nhất là huyết áp động mạch phổi khi phổi bị nghẽn mãn tính ,giảm cholesterol, giảm độ nhớt của máu và huyết thanh, co thắt cơ trơn ruột và có tính lợi tiểu.



Phân tích theo Đông Y :



Xuyên Khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh Can, đởm, tâm bào, lien quan đến bàng quang, màng bao tim, có tác dụng hành khí, điều kinh, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, bổ máu.



Chữa các bệnh nhức đầu, hoa mắt,, cảm, phong thấp đau nhức mỏi, phụ nữ bị rong huyết kéo dài, chữa suy nhược ở người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, đau nhói ngực sườn, viêm đau do chấn thương, khí huyết ứ làm đau đầu, chân tay tê dại đau..



Chống chỉ định : Không dùng dược liệu này trong khi mắc các bệnh xuất huyết và khi kinh nguyệt nhiều, âm hư hỏa vượng không nên dùng..



Công dụng của Thục địa, Sinh địa :



Phân tích theo Tây Y:



Thục địa là sinh địa đã sao chế chín (quy trình cửu chưng cửu chế - 9 lần chưng, 8 lần chế), tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch..Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.



Phân tích theo Đông Y :



Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược.



Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.



Công dụng của Bạch Thược :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Paeonia lactiflora Pall., tên khác là Mẫu đơn trắng, chứa hoạt chất paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyol paeoniflorin, hợp chất triterpen, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, kích thích co bóp, kháng cholin, giảm đau, điều kinh.



Phân tích theo Đông Y :



Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát vào 3 kinh can tỳ phế, chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, viêm mạch huyết khối, tắc mạch máu não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, tiểu khó.



Công dụng của Đẳng Sâm :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Rễ có đường, chất béo, không có saponin, người ta chiết xuất được triterpenglucoside và đặc biệt là các polysaccharide có tác dụng lên hệ miễn dịch, chống viêm, tăng chức năng tủy xương sinh sản tế bào có hoạt tính miễn dịch và dưỡng bào, tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, hạ áp huyết ngoại vi và ức chế tác dụng gây tăng áp huyết của adrenalin.



Phân tích theo Đông Y :



Rễ đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng chữa tỳ vị suy nhược, phế khí kém, biếng ăn, đại tiện lỏng, thiếu máu, vàng da, tăng bạch cầu, viêm thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau.



Công dụng của Hoàng Kỳ :



Phân tích theo Tây Y:



Tên khoa học Astragalus membranaceus (Fisch. ) Bunge. Chứa chất polysaccharide giúp tăng hoạt tính interleukin-2 làm tăng thực bào của hệ lưới nội môi và tế bào đa nhân thuộc hệ thống miễn dịch, sinh thêm tế bào và duy trì tuổi thọ tế bào, là loại thuốc hồi dương, giúp tim co bóp bình thường trong trường hợp suy tim, vừa làm giãn mạch tim và mạch thận khiến áp huyết hạ và giúp máu qua thận nhiều hơn vừa bảo vệ mạch không vỡ do chiếu tia X-quang, tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. Chất Saponin astramembrannin làm tăng sinh tổng hợp ADN trong gan và trong qúa trình tái sinh gan khi gan bị cắt, ngăn ngừa sự giảm glycogen, có tính kháng khuẩn, trực khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, phế cầu.



Phân tích theo Đông Y :



Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh phế tỳ, bổ khí, thăng dương, liễm hãm, lợi tiểu, giải độc, chữa thận hư, viêm thận tiểu cầu mãn tính, đái tháo đường, đái đục, phong thấp, đau xương.



Công dụng của Phục Linh :



Phân tích theo Tây Y :



Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.



Phân tích theo Đông Y :



Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.



Công dụng của Cam Thảo



Phân tích theo Tây Y:



Có hai loại mang tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch. và G. glabra L. Chứa 4-6% chất vô cơ carbohydrat ( glucose và saccharose ), 3-5% manitol, tinh bột 25-30%, lipid 0,5-1%, asparagin 2-4%, nhựa 5%, có độ ngọt gấp 60 lần saccharose, nếu phối hợp với mía độ ngọt có thể tăng gấp 100 lần. Glycyrhizin gồm có 2 phân tử acid glucuronic và 1 phân tử acid glycyrhetic cấu tạo gần giống như cortisone có nhiều đồng phân chữa được bệnh Addison, có tác dụng chuyển hóa các chất điện giải, giữ natri và clorid trong cơ thể làm tăng áp huyết, giúp sự bài tiết kali. Ở trong cây, glycyrhizin tồn tại ở dạng muối Ca và Mg. Cam thảo có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm thể nhiệt, giảm hô hấp, giảm ho, giải co thắt cơ trơn, chữa loét đường tiêu hóa bao tử và ruột, bảo vệ gan khi bị viêm gan, tăng tiết mật, chống dịứng, giải độc mạnh đối với độc tố của bạch cầu, của cá, của nọc rắn, của strychnine, của uốn ván, của cocain và chlorat hydrate. Cam thảo dùng chung với cortisone làm giảm tác dụng của cortisone.



Phân tích theo Đông Y :



Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình, để sống có tác dụng giải độc, tả hỏa, chích cam thảo loại tẩm mật sao vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích cam thảo bổ tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.



Chất Cam thảo và mật ong là 2 chất dùng làm tá dược để trung hòa hóa giải những phản ứng mâu thuẫn gây bất lợi của thuốc đối với bệnh nhân, và giúp thuốc tăng hiệu năng chữa bệnh trong một bài thuốc chiến lược của Đông Y gồm đầy đủ thành phần chính phụ là Quân, thần, tá, sứ.


4 thg 7, 2017

Thức ăn phi thường cho bệnh tim mạch, tiêu hoá

Tất cả các bệnh nhân có vấn đề về Tim Mạch và Tiêu Hóa đều chỉ định các loại thức ăn/uống thích hợp cơ địa và có tác dụng phi thường là các loại sau: 

Bí đỏ 

Hạt Bí đỏ
 
Trà Trắng (Bạch mao trà

Trà San Tuyết
 
Thiên Sơn Bạch mao trà/ là trà cổ thụ Hà Giang, Tà Xùa...)

Bồ Công Anh
 
Hoa Cúc

Gạo Lứt...

Bị u xơ tiền liệt tuyến cần chú ý

Tất cả các ca bệnh có vấn đề về Tiền Liệt Tuyến đều bị chỉ định:
Cấm ăn 4 loại thực phẩm là: Cá hồi, Tỏi, Bắp cải trắng và các sản phẩm liên quan đến Dừa.

1 thg 7, 2017

46 bệnh chưa cần dùng thuốc!

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng:

Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.

09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!

16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.

17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.

18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.

22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.

23. Huyết áo cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.

29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hạt trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.

46. Khản tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

29 thg 6, 2017

Trứng ngâm giấm, “tiên đơn” của nhân loại được sử dụng từ 1800 năm nay


Dấm trứng gà: Bổ dưỡng và chữa được nhiều bệnh

Hạ Hòa (st)
(GDVN) - Phương thuốc này chỉ gồm hai thực phẩm bình thường, nhưng không những chữa được nhiều bệnh mà còn chống già nua cho người cao tuổi và bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.

Phương thuốc này chỉ gồm hai thực phẩm bình thường, nhưng không những chữa được nhiều bệnh mà còn chống già nua cho người cao tuổi và bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.

Cách chế biến: Dùng 180cc dấm vi sinh có độ chua là 9 độ (dấm vi sinh là dấm được chế ra từ chuối, rượu …không được dùng dấm hóa chất) đựng trong bình sứ hoặc cốc thủy tinh, ngâm vào trong đó một quả trứng gà. Trứng phải có trống và còn tươi, rửa sạch hoặc hong khô trong râm hay lau kỹ bằng cồn 90 độ. Bình ngâm cần có miệng rộng đủ lọt một quả trứng và vừa nhỏ để lượng dấm trên vừa đủ ngập quả trứng.

Vỏ trứng mềm dần và quả trứng hơi phình to ra. Với dấm 9 độ chua thì sau 18 đến 36 giờ vỏ trứng chỉ còn là một màng mỏng. Với trứng vỏ màu nâu thì hơi lâu một chút. Đến lúc đó dùng đũa chọc vỏ màng mỏng và khuấy đều tao thành “dung dịch dấm trứng”.


Dấm trứng gà chỉ nên dùng từ 5 đến 7 ngày là tốt nhất

Nếu dấm chưa đủ 9 độ thì dùng cách ngâm "tiết mức", nghĩa là: Sau 24 giờ ngâm vỏ trứng hiện lên hột lấm tấm và chưa mềm; khi thấy dấm độ chua đã nhạt thì chắt dấm cũ ra thay dấm mới vào, cho đến khi vỏ trứng tan hết chỉ còn lóp màng mỏng thì chọc thủng khuấy đều như nói trên. Nước dấm nhạt chắt ra khổng bỏ đi mà pha với nước chín, nước đun sôi để nguội và đường, để uống cũng rất tốt thêm canxi chống giòn xương.

Cách uống: Mỗi ngày một lần vào buổi sáng, khi mới thức dậy, bụng còn đói. Mỗi quả trứng ngâm như thế uống trong vòng 6 ngày. Mỗi ngày lấy 2 thìa dấm trứng pha thêm 1,5 đến 2 thìa mật ong, cộng với 4 đến 6 thìa nước sôi. Tổng cộng mỗi lần 8-10 thìa. Trẻ em 1-2 tuổi dùng bằng ¼ hay 1/3 tức là 2 đến 3 thìa dung dịch đã pha loãng. Riêng màng trứng ăn 1 lần cho hết.

Mỗi ngày chỉ nên ngâm 1 quả trứng. Để có thể uống được liên tục., sau khi uống quả đầu được 4 ngày thì ngâm tiếp quả thứ 2. Rồi cứ 6 ngày lại ngâm tiếp 1 quả.

Công dụng: Dung dịch dấm trứng gà rất tốt cho những người có bệnh tật, kể cả những người bình thường cũng dùng được loại thực phẩm này để bồi dưỡng sức khỏe. Vì nó bổ xung dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa, làm hấp thụ nhanh, tăng sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ. Nhiều bệnh kinh niên có thể chữa khỏi như:

 - Thiếu máu, huyết áp cao, huyết áp thấp, mỡ trong máu cao, xơ vữa động mạch, vữa mạch máu não, xuất huyết não, thiểu năng tuần hoàn não, các bệnh về tim …

- Viêm loét dạ dày, táo bón, thổ tả, viêm gan, viêm túi mật ..

- Viêm thận, sỏi thận, đái tháo đường, đái ra máu …

- Lao hạch, lao phổi, sưng phổi, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở, ra mồ hôi trộm, phong thấp mãn tính …
- Đau tam giác thần kinh, thần kinh suy nhược, trí nhớ kém, mất ngủ, đau lưng, cảm cúm, đau đầu …

- Gai cột sống, đau mắt cá, sưng mí mắt, tóc bạc sớm, đau răng, đau nhọt có mủ, ngứa, lở da, phù nề, nấm ở da đầu ...

Ghi chú: Trước đây người ta thường dùng trứng gà nguyên vỏ ngâm với nước cốt chanh để uống và thấy có tác dụng tốt cho sức khỏe. Đây là một biến thế của dấm trứng gà.

Rửa thớt bằng nước rửa bát: Sai lầm nghiêm trọng khiến bạn đang rước bệnh cho cả nhà


Mai Trần |
Rửa thớt bằng nước rửa bát: Sai lầm nghiêm trọng khiến bạn đang rước bệnh cho cả nhà

Thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu, nếu không vệ sinh thớt sạch sẽ là bạn đang rước bệnh cho cả nhà.


Thớt là một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp mà mỗi gia đình thường dùng để chuẩn bị đồ ăn, từ việc thái thịt sống, cá cho đến những việc nhỏ nhất như bóc tỏi…chính vì vậy mà việc vệ sinh thớt cực kì quan trọng.
Rửa thớt bằng nước rửa bát: Sai lầm nghiêm trọng khiến bạn đang rước bệnh cho cả nhà - Ảnh 1.
Thớt là một vật dụng thường dùng để chuẩn bị đồ ăn
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về cách vệ sinh thớt đúng cách để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn, qua đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu.
Hầu hết mọi người đều có thói quen vệ sinh thớt giống như cách chúng ta rửa các thứ khác - nước ấm, nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa. Đây là một cách làm hoàn toàn sai. Nước ấm và nước rửa bát có thể vệ sinh sạch sẽ rất nhiều các dụng cụ khác như bát, xoong… nhưng với thớt thì không.
Rửa thớt bằng nước rửa bát: Sai lầm nghiêm trọng khiến bạn đang rước bệnh cho cả nhà - Ảnh 2.
Thớt cũng được vệ sinh giống như các đồ dùng khác.
Chuyên gia Sarah từ trang thông tin Expert Home Tips (bí quyết làm việc nhà của các chuyên gia) giải thích rằng chất tẩy rửa hay nước rửa không thể đi sâu vào bề mặt của thớt để làm sạch những chỗ cần thiết.
Điều này khiến cho các vi khuẩn có hại vẫn có thể bám lại trên thớt và gây ra bệnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một thứ gì đó có tác dụng hơn.
Sarah khuyên "Ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng sẽ đảm bảo vô trùng, do đó ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn".
Những cách để vệ sinh thớt an toàn và hiệu quả
Chanh và muối
Rửa thớt bằng nước rửa bát: Sai lầm nghiêm trọng khiến bạn đang rước bệnh cho cả nhà - Ảnh 3.
Hỗn hợp chanh muối có tác dụng diệt sạch vi khuẩn bám lại trên bề mặt thớt
Cắt trái chanh làm đôi và vắt nước lên trên bề mặt của thớt, sau đó rắc muối vào những chỗ có nước chanh.
Dùng miếng chanh đã cắt, chà xát lên bề mặt của thớt theo hình vòng tròn, cho hỗn hợp chanh muối làm sạch bề mặt thớt. Sau đó rửa thớt dưới vòi nước đang chảy rồi dùng khăn thấm khô. Lặp lại quá trình trên với mặt sau của thớt
Giấm
Rót giấm lên cả hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô. Giấm là chất tẩy rửa cực mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi, khử trùng và làm sạch thớt.
*Theo Mirror

28 thg 6, 2017

Một bài thuốc chữa khỏi bệnh trĩ

Bài 1.


 Một lần về thăm bố mẹ vợ ở Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, tôi ngẫu nhiên gặp mấy ông bà quanh khu vực đến cảm ơn ông cụ vì đã mách cho bài thuốc chữa trĩ hiệu quả, có người bị bệnh nặng mấy chục năm mà dùng bài thuốc này cũng khỏi bệnh. 

Bố vợ tôi cho biết, bài thuốc này ông đọc trên báo Dân trí, thấy hay ông cắt lại rồi mách cho mọi người, trước hết ở dãy nhà C21 nơi ông bà ở. Mọi người dùng có hiệu quả, chuyền tay nhau, bài thuốc ngày càng được phổ biến rộng rãi. 

Tôi tìm mãi mới thấy bản gốc, bài thuốc này đăng trên báo Dân trí số 03, trang 24 từ năm 1998 của tác giả Nguyễn Như An. Theo bài báo, ông An học được bài thuốc này từ những năm 1949 - 1950 khi là “Bộ đội Cụ Hồ” đóng quân ở vùng cao tỉnh Lao Cai, Thanh Hóa. Ông An đã mách bài thuốc này cho nhiều người và đều thu được kết quả cao, cả khi đóng quân ở nước bạn Lào và sau này làm chuyên gia giáo dục ở Angola.

Điều thú vị là bài thuốc này rất dễ tìm, dễ làm và chữa khỏi cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tôi cũng đã giới thiệu bài thuốc này cho nhiều người, những ai tin tưởng và kiên trì đều khỏi bệnh. Bài thuốc này chỉ cần xông, không cần uống. 

Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.

Cách làm:

Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.
Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ. 

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.

Qua thực tế, người bệnh nhẹ chỉ cần xông một tuần, có người do bị bệnh hơn hai mươi năm nên đã bền bỉ xông đến hai chục ngày và đều khỏi bệnh, không tái phát.

Trần Vân Hạc
(201 - B4 - Ngõ 189 - Thanh Nhàn P. Quỳnh Lôi, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Mobile: 0917 331 683)

 Bài 2 từ cây thuốc dân gian:

Khi bị bệnh trĩ ghé thăm, bạn có thể kết hợp 4 loại lá thảo dược:

 Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu lấy mỗi thứ 1 nắm, thêm một vài lát nghệ.
Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc.
Sau đó, dùng nước này để xông hậu môn khoảng 15 phút cho tới khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút nữa.
Tiếp tục lau khô bằng khăn mềm.
Thực hiện theo bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và kiên trì cho tới khi khỏi bệnh. Trong quá trình sử dụng sẽ thấy hiệu quả búi trĩ co lại và dần biến mất. Nếu trĩ nhẹ, bệnh có thể giảm sau 2 tháng áp dụng.
(Nguồn: Tổng hợp theo Cây Thuốc Dân Gian)

Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu



Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp


Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp

Ngâm đậu đen với giấm trong vòng 2 tháng, sau đó ăn mỗi ngày 2 thìa. Ông Thường vốn mắc bệnh huyết áp khi 75 tuổi nhưng vẫn khỏe đến 91 tuổi nhờ bài thuốc đơn giản mà kỳ diệu này.



Đông y có câu nói nổi tiếng rằng, bác sĩ tốt nhất là chính mình, bệnh viện tốt nhất là nhà bếp. Điều này nghe có vẻ lý thuyết, nhưng chiêm nghiệm thực tế thì đúng là như vậy nếu bạn quan tâm tới những giải pháp ăn uống hỗ trợ sức khỏe.
75 tuổi mắc bệnh nặng, hồi phục thần kỳ
Ông Thường Thiệu Phân, 91 tuổi, người Trung Quốc mới đây được Kênh truyền hình CCTV4 đưa tin chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh vô cùng đơn giản nhưng lại có thể giúp ông chữa được bệnh huyết áp, mỡ máu, chắc xương khớp.
Ông Thường kể, khi 75 tuổi, ông mắc bệnh xơ cứng động mạch não, mặc dù sau đó chữa trị trong một thời gian dài có đỡ hơn, nhưng di chứng để lại rất nhiều vấn đề rắc rối. Cả cơ thể sờ vào đâu cũng có bệnh, đau mỏi khắp nơi.
Nghe thông tin từ con trai ông hướng dẫn, ông làm món đậu đen ngâm giấm để tự chữa bệnh. Không ngờ sau vài tháng sử dụng, sức khỏe của ông có sự thay đổi rất lớn.
Ông cảm thấy chân tay bắt đầu có chút sức lực, răng miệng đặc biệt tốt, không còn cảm thấy có bệnh về tim não, các bệnh của người già trước đây cũng nhờ đó mà giảm đi rất nhiều, vô cùng kỳ diệu, bản thân ông cũng rất ngạc nhiên.
Không chỉ cá nhân ông áp dụng thành công, mà bạn bè trong làng cũng học theo phương pháp này, sức khỏe của họ cũng được cải thiện hơn trước.
Bí quyết về bài thuốc này cuối cùng cũng được công khai lên các phương tiện truyền thông Trung Quốc bởi nguyên liệu dễ kiếm, có thể thực hiện dễ dàng. Nếu kiên trì ăn, kết quả sẽ có thể tự cảm nhận được.
Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp - Ảnh 1.
Hình ảnh ông Thường chia sẻ kinh nghiệm trên Truyền hình Trung Quốc
Món đậu đen ngâm giấm có gì đặc biệt?
Nguyên liệu: 500g đậu đen, tốt nhất là dùng loại đậu đen xanh lòng. 1 chai giấm (ông Thường dùng giấm nhãn hiệu Sơn Tây Lão Trần – một loại giấm nâu truyền thống Trung Quốc).
Cách làm:
- Rửa sạch đậu bằng nước lạnh, nhặt hết tạp chất.
- Để đậu ở nơi khô ráo, phơi khô, đảo đậu cho ráo nước hoàn toàn.
- Khi đậu khô vỏ thì cho vào bình thủy tinh miệng rộng có nắp đậy, tiếp tục cho giấm vào ngập đậu. Số lượng đậu chỉ nên chiếm khoảng 2/3 bình, để dành không gian khi đậu nở ra.
- Khi giấm ngấm hết vào đậu khoảng một nửa thì có thể rót thêm giấm.
- Trên nắp bình cần ghi chú ngày tháng ngâm, để canh chừng thời gian ngâm đủ. Đậy kín nắp bình, để nơi thoáng mát đủ 2 tháng là có thể sử dụng.
Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp - Ảnh 2.
Đậu đen ngâm giấm để trong bình kín đủ 2 tháng thì mới sử dụng
Cách ăn:
Mỗi ngày ăn 2 thìa, nếu người có đường ruột không tốt, thì có thể làm ấm lên để ăn hoặc có thể trộn thêm một chút mật ong ăn cùng.
Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp - Ảnh 3.
Có thể ăn trực tiếp 2 thìa, cũng có thể pha thêm với mật ong
Lưu ý:
Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính có triệu chứng suy thận không nên ăn đậu đen, bởi vì nó có chứa chất purine, có thể gây suy thận ở những bệnh nhân có acid uric cao.
Ông Thường cho biết: Đừng đánh giá thấp muỗng đậu đen này. Trong nhiều năm qua, chúng có vai trò đặc biệt lớn đối với sức khỏe của tôi. Có rất nhiều hàng xóm của tôi cũng đã học theo cách này, đặc biệt là người mắc bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu đều có thể chữa khỏi.
Hai muỗng một ngày, không còn lo mắc bệnh mãn tính
Tại sao vài thìa đậu đen ngâm giấm lại có tác dụng kỳ diệu như vậy? Theo Đông y, đậu đen vốn là thực phẩm dưỡng sinh truyền thống. Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền câu nói "muốn sống thường thọ, hãy ăn đậu đen".
Trong cuốn sách về Trung y dược của Trung Quốc "Bản thảo cương mục" có nêu ví dụ nuốt hạt đậu đen vào buổi sáng giúp con người sống khỏe, sống thọ.
Bên cạnh đó, khi kết hợp đậu đen và giấm, các thành phần trong giấm và đậu đen có thể phát huy tối đa tác dụng, tạo nên lợi ích kép do kết hợp thực phẩm, hoàn toàn coi đây là giải thích có căn cứ khoa học.
1. Tác dụng giảm mỡ máu
Đậu đen có chứa một lượng lớn glycinin có thể làm giảm cholesterol, acid linoleic, acid linolenic, lecithin và các axit béo khác. Các thành phần hữu ích này có thể làm mềm mạch máu, giãn nở các mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Viện Sinh học Nhật Bản đã nghiên cứu cho thấy tác dụng của đậu đen ngâm giấm có hiệu quả trong việc hạ lipid máu, nghiên cứu này cũng cho thấy việc ăn đậu đen ngâm giấm trong 8 tuần thì có tới hơn 80% số người có chỉ số lipid giảm.
Bài thuốc quý chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu kỳ diệu chỉ từ 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp - Ảnh 4.
(Ảnh minh họa)
2. Tác dụng làm hạ huyết áp
Trung tâm y tế Y học Thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang (TQ) tiến hành một nghiên cứu trên 60 người mắc bệnh cao huyết áp và cho ăn đậu đen ngâm giấm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hạ huyết áp của nhóm bệnh nhân thử nghiệm có tác dụng rõ ràng.
3. Điều trị các bệnh mãn tính
Giấm ngâm đậu đen còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân, bổ thận, sáng mắt, giúp tóc đen hơn, hạn chế tóc bạc. Cải thiện các triệu chứng táo bón mãn tính, huyết áp cao, cholesterol cao, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt, tóc bạc sớm, bệnh tim mạch vành.
Một số người ăn trong 2 tháng nhận thấy tác dụng cụ thể như hạn chế được chứng rụng tóc, tái mọc tóc mới.
4. Cải thiện thị lực
Tại sao đậu đen có thể ức chế việc giảm thị lực? Bởi vì chất chống oxy hóa anthocyanin có lợi cho mắt có rất nhiều trong đậu đen. Bên cạnh đó, do rất giàu vitamin A, khi ngâm giấm sẽ làm cho đậu giải phóng các chất, góp phần giúp cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng.
Vì vậy, ăn đậu đen ngâm giấm có thể cải thiện thị lực, giúp bạn phòng tránh một phần tác hại khi xem máy tính, TV, điện thoại quá lâu, các hiện tượng đau mỏi mắt, khô mắt cũng sẽ được cải thiện. Những người có bệnh về mắt khác cũng nhận được những tác dụng tốt.
*Theo Health/TT
theo Trí Thức Trẻ


Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email songkhoe@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha News

Sunderland 1-5 Chelsea vòng 38 Ngoại hạng Anh
Liverpool 3–0 Middlesbrough vòng 38 Ngoại hạng Anh