Phần III: Giáo dục nước Mỹ
|
|
Với lịch sử của nước Mỹ và nhân dân Mỹ, từ nhiều nguồn gốc,
nhiều nhu cầu, khát vọng khác nhau, thực tế giáo dục Mỹ luôn nhạy cảm
với những điểm yếu và nhận thức được những điểm mạnh của mình để có thể phát
triển một tương lai tốt đẹp.
|
Bạn
đọc Lê Oanh tiếp tục chia sẻ với bạn đọc Tuần Việt Nam về nền giáo dục Mỹ -
một trong những nội dung của cuốn sách "Cuộc sống và các thể chế ở
Mỹ" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Doulas K.Spevenson. Mời bạn đọc tiếp
tục theo dõi và bình luận.
“Trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, giáo dục luôn là niềm hy vọng lớn lao để cải biến từng cá nhân và xã hội” (Gunnar Myrdal) Lịch sử Phần lớn các nhà sử học đều nhất trí rằng rất nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa của Mỹ đạt được trong lịch sử khá ngắn ngủi của mình là nhờ vào sự phát triển của giáo dục. ![]() Ngay những ngày đầu của thời kỳ thuộc địa người Mỹ đã tỏ ra rất quan tâm đến giáo dục. Những người định cư đầu tiên đã bao gồm một tỷ lệ những người đã được học hành cao khác thường.Chính sách mở các trường học ở các bang trở nên phổ biến, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã tập hợp nhau lại và lập nên các trường đại học, các trường đại học cũ được duy trì và phát triển. Các bang luôn có chính sách vừa khuyến khích vừa bắt buộc lập nên các trường học miễn phí bắt buộc và phổ cập từ những năm 1640. Tầm quan trọng của giáo dục trong đời sống của người Mỹ cũng phản ánh trong pháp lệnh Tây Bắc năm 1785, nó đưa ra những đường hướng chỉ đạo và quy định mỗi thị trấn phải dành đất để xây dựng các trường học công. Đến năm 1850, tất cả các bang đều đã có được một hệ thống các trường học công miễn phí cho tất cả mọi người dân và chi phí của các trường này lấy từ các khoản thuế công cộng.Cũng trong năm này, các trường đại học và tổng hợp do nhà nước hỗ trợ đã được thành lập ở nhiều bang.
Năm
1862, Quốc hội đã thông qua một đạo luật trong đó quy định cung cấp cho các
bang các khu đất công cộng (thuộc liên bang) để sử dụng cho hệ thống giáo dục
đại học, đặc biệt là các cơ sở của các trường đại học về nông nghiệp và kỹ
thuật.
Do vậy, nhiều “trường đại học được cấp đất” đã được thành lập, các trường đại học này đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dân chủ hóa hệ thống đào tạo đại học ở Mỹ.
Đến
năm 1900, đã có gần 1000 trường đại học ở Mỹ. Trong số đó có các trường luật
và y cùng hàng trăm các trương đại học nghệ thuật tự do nhỏ với các khóa học
dài bốn năm. Và ngày nay, có khoảng 41 triệu sinh viên là học sinh taị các
trường công từ tiểu học đến trung học, 5 triệu sinh viên , học sinh tại các trường
tư trên khắp cả nước. Cứ bốn trong số năm trường tư là do các nhà thờ Thiên
chúa giáo , giáo đường Do thái hay các nhóm tôn giáo khác quản lý.
Hàng
năm, khoảng 13 triệu người Mỹ đăng ký học tại hơn 3000 trường đại học và đại
học tổng hợp thuộc đủ loại: công hữu, tư nhân, có liên quan đến tôn giáo,
lớn, nhỏ, ở các thành phố, các bang, các hạt.Gần 78% sinh viên đại học theo
học tại các trường công trong khi chỉ có hơn 22% dăng ký học tại các trường
đại học tư. Các con số về giáo dục của Mỹ (năm 1990) cho thấy xét theo số
tiền dành cho giáo dục tính theo đầu người thì Mỹ thuộc những nước đứng đầu
trên thế giới.
Những
tiến bộ mà Mỹ đạt được còn nhờ vào sự cam kết đối với lý tưởng về các cơ hội
đồng đều của Mỹ. Đó là lý tưởng càng có nhiều người Mỹ đi học càng tốt, học
cho tới khi họ không thể học được nữa thì thôi. Ngay từ thời kỳ đầu cho đến
nay, đặc biệt là ở các bang phía bắc và tây, chính sách chung là đào tạo ra
những con người có trình độ.
Không
còn nghi ngờ gì nữa giáo dục của Mỹ, với mục đích đem đến sự bình đẳng về cơ
hội cũng như chất lượng tuyệt vời của nó, đã nâng cao trình độ học vấn chung
của người Mỹ. Giáo dục đã khuyến khích nhiều người Mỹ hơn bao giờ hết nghiên
cứu, học tập để có những bằng cấp cao hơn và tham gia vào nghiên cứu chuyên
sâu.
Nhiều
người Mỹ có niềm tin rằng, tương lai của xã hội phụ thuộc vào số lượng và
chất lượng của các công dân có giáo dục. Điều đó giải thích vì sao nhiều
người Mỹ vẫn sẵn sàng dành nhiều tiền hơn nữa cho giáo dục ngay cả vào những
thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.
Kiểm soát giáo dục Có hai ảnh hưởng quan trọng đối với giáo dục Mỹ tạo nên đặc điểm của nó hiện nay, đó là quy mô và tính đa dạng cao tại mọi cấp độ của giáo dục. Ảnh hưởng thứ nhất là ảnh hưởng về vấn đề luật pháp hay chính phủ. Ảnh hưởng thứ hai là thuộc về văn hóa.
Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ không có một hệ thống giáo dục toàn quốc, Hiến pháp không
quy định trách nhiệm giáo dục của chính phủ liên bang nên tất cả các vấn đề
giáo dục đều thuộc về từng bang. Cho dù có một Bộ giáo dục của liên bang nhưng
chỉ có các chức năng: thu thập thông tin, cố vấn và giúp đỡ tài chính cho các
chương trình giáo dục nhất định.
Hiến
pháp từng bang lại cho phép các cộng đồng đại phương kiểm soát thực sự về mặt
hành chính đối với các trường công. Có khoảng 15.300 khu vực trường học trong
50 bang. Các ban giám hiệu gồm các công dân được bầu lên từ mỗi cộng đồng
giám sát các trường học ở mỗi khu vực.
Họ, chứ không phải là bang, đề ra chính sách của trường học và quyết định thực sự sẽ dạy cái gì. Năm 1990, khoảng 47% ngân quỹ giành cho giáo dục tiểu học và trung học là từ các nguồn của bang và 46% là của địa phương và chỉ có 6% là của chính phủ liên bang.
Những
người quản lý trường học phải thể hiện những mong muốn của địa phương và
những quan tâm về giáo dục khi họ được cộng đồng bầu ra. Tất cả các trường
phổ thông hay các trường đại học đều có các nhóm tự quản lý, các hiệp hội hay
ban bệ tín nhiệm và đều khá tự do trong việc quyết định những tiêu chuẩn,
tiếp nhận học sinh và những yêu cầu về tốt nghiệp riêng của mình.
Kết quả chủ yếu của tình hình khác thường này là sự đa dạng và rất linh họat trong hệ thống giáo dục tiểu học, trung học và đại học trong cả nước.Vì các loại thuế địa phương và bang hỗ trợ cho các trường công nên cũng có những khác biệt đáng kể về chật lượng giáo dục. Các cộng đồng, các bang có khả năng hoặc sẵn sàng chi nhiều hơn cho các trường học, cơ sở vật chất, giáo viên thì hầu như luon luôn họ có hệ thống giáo dục tốt hơn và ngược lại. Những nỗ lực của chính phủ liên bang nhằm cung cấp các quỹ đặc biệt cho các khu vực và khối trường học nghèo hơn đã giúp ở một chừng mực nào đó, nhưng những khác biệt căn bản vẫn còn tồn tại. Đồng thời, một số người Mỹ lo lắng rằng có thêm nhiều sự giúp đỡ của liên bang có thể dẫn tới các trường học địa phương của họ ít độc lập hơn và sự kiểm soát của địa phương giảm đi. Sự kiểm soát của địa phương đối với các trường học cũng có nhiều sự kinh hoạt. Có nhiều cơ hội để thử nghiệm và làm cho các chương trình phù hợp với mong muốn và nhu cầu của một cộng đồng. Tiêu biểu là các trường phổ thông trung học sẽ đưa ra các khóa học mà họ cảm thấy phản ánh sát nhất các nhu cầu của sinh vien trường họ.
Các
học sinh tại cùng một trường sẽ cùng tham gia các khóa học ở các lĩnh vực
khác nhau. Các loại khóa học có ở các trường trên khắp nước Mỹ hết sức phong
phú, gồm tất cả các môn học, từ máy vi tính ở các trường tiểu học cho tới
thiết kế ôtô và xây dựng trong các chương trình hướng nghiệp.
Gần đây đã có những nỗ lực ở cấp trung ươngnhằm thông qua các luật giúp khuyến khích các bang chấp nhận cái gọi là những tiêu chuẩn quốc gia, đưa ra hình thức kiểm tra toàn quốc, hay thậm chí công nhận loại hình chương trình giảng dạy quốc gia nào đó.
Các
trường đại học và đại học tổng hợp được nhà nước hỗ trợ ở một mức độ nhất
định, cũng điều chỉnh các khóa học của mình theo nhu cầu của các bang và các
sinh viên.Điều khiến cho giáo dục cấp phổ thông trung học của Mỹ khác nhiều
so với phần lớn các nước khác là ở chỗ tất cả các chương trình như vậy, cho
dù là các chương trình lý thuyết, kỹ thuật hay thực hành nói chung đều được
dạy trong cùng một môi trường.
Những mục tiêu của giáo dục Về cơ bản, ngươi Mỹ luôn hướng tới cơ hội giáo dục bình đẳng, bất kể tầng lớp xã hội, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay sắc tộc nào. Những ảnh hưởng về văn hóa đối với giáo dục của Mỹ cũng quan trọng không kém, nhưng khó có thể xác định hơn. Trình độ giáo dục tổng thể cao luôn luôn được xem như là một sự tất yếu trong xã hội dân chủ này.
Giáo
dục tại Mỹ cũng có truyền thống nhằm phục vụ mục tiêu tập hợp mọi người lại
với nhau, tức là mục tiêu “Mỹ hóa”.Các trương học ở Mỹ đã phục vụ mục tiêu
tập hợp lại hàng trăm nhóm văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo nguồn gốc về xã hội và
chính trị đại diện cho hàng triệu triệu người nhập cư khác nhau.
Cũng
có những quan điểm giáo dục cần phải góp phần cải tạo xã hội - làm giảm bớt
những khác biệt về nguồn gốc xa hội cũng như về sắc tộc hay chủng tộc đã và
đang được nhiều người chấp nhận. Phần lớn các trường đại học công cũng như tư
đều rất tích cực ủng hộ mục tiêu “đa dạng dân chủ” này và thể hiện điều đó
trong việc lựa chọn các sinh viên của mình.
Năm
1991, trong lớp sinh viên mới vào trường Đại học Harvard có 1/3 sinh viên là
dân tộc thiểu số, với hơn 8% sinh viên người Phi. Nhiều trường đại học có
nguồn gốc lịch sử của người da đen đã được thành lập để đem lại thêm nhiều cơ
hội cho người Mỹ gốc Phi không được phép vào các trường đại học “da trắng”.
Mục
tiêu lớn của giáo dục là một cách “làm cho bản thân trở nên tốt hơn”, hay
“vươn lên trên thế giới này”, nó như là một phần căn bản của Giấc mơ Mỹ. Hàng
triệu người nhập cư tới Mỹ thường gắn liền những hy vọng của họ mong muốn có
được một cuộc sống tốt đẹp hơn với một nền giáo dục tốt cho chính bản thân họ
và quan trọng nhất cho con cái họ. Bước khởi đầu – cho dù mục tiêu cuối cùng
là tiền tài, danh vọng, quyền lực hay chỉ đơn giản là kiến thức – thường bắt
đầu từ ngưỡng cửa của trường đại học.
Giáo dục sau đại học Ý tưởng của người Mỹ về giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người đi cùng với nhận thức rằng nước Mỹ cũng cần các chuyên gia có trình độ cao. Do đó, trong hệ thống giáo dục sau đại học và đặc biệt là các trường đào tạo sau đại học có một hệ thống chọn lọc cao và hết sức cạnh tranh. Hệ thống các trường đại học cấp cao này đã được nhiều nơi trên thế giới bắt chước và cũng là một nơi có nhiều sinh viên nước ngoài muốn theo học nhất sau khi họ tốt nghiệp đại học. Hiện nay, hệ thống giáo dục của Mỹ đang lựa chọn sinh viên và hệ thống đó càng trở nên chọn lọc hơn ở các cấp độ giáo dục cao hơn. Mỗi trường đều có những quy định về tiêu chuẩn tiếp nhận học sinh riêng của mình, nên các trường đại học tốt nhất cũng là những trường khó có thể tiếp nhận vào học nhất. Một số trường đại họctuyển chọn rất cẩn thận ngay cả ở các lớp hệ đại học hay lớp bắt đầu.
Năm
1991, trương đại học California
chỉ tiếp nhận 40% tổng số những người xin học có đủ tiêu chuẩn, đối với
trường Harvard con số này chỉ là 17,2%. Đúng như người ta nói, trẻ em mơ ước
một ngày nào đó được theo học tại các trường đại học tốt thì phải bắt đầu
thực hiện mục tiêu này ngay từ khi còn học tại trường tiểu học.
Không
cần phải nói cũng có thể thấy là những trẻ em đã theo học những trường tốt
hơn hay sinh ra từ một gia đình có trình độ học vấn cao hơn thì thường có lợi
thế hơn so với những trẻ em khác. Đây vẫn là một vấn đề của nước Mỹ, một đất
nước mà bình đẳng về cơ hội là một mục tiêu văn hóa trọng tâm.
Năm 1990, 23% người Mỹ từ 25 tuổi trở lên đều đã tốt nghiệp hệ đại học từ bốn năm trở lên, trình độ giáo dục đối với phụ nữ vẫn còn khá thấp so với nam giới.
Trong
khi 24,5% nam giới Mỹ đã học bốn năm đại học vào năm 1989 thì chỉ có 18% phụ
nữ đã tốt nghiệp đại học. Nhưng qua số liệu trong bảng dưới đây thì ta thấy
có một số tiến bộ trong thời gian gần đây.
Nguồn: Tập san về các con số thống kê giáo dục năm 1993, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, Cơ quan nghiên cứu và cải cách giáo dục, Trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục. Rất nhiều các chương trình khác nhau nhằm mục đích nâng cao cơ hội giáo dục cho các nhóm người thiểu số ở mọi cấp độ - địa phương, bang và liên bang. Tuy nhiên, các chương trình này không thu được nhiều kết quả, các nhóm thiểu số vẫn không được đại diện một cách công bằng trong số học sinh tốt nghiệp trung học hay số các kỹ sư, bác sĩ, luật sư và giáo sư đại học. Giáo dục tiểu học và trung học Hiện nay ở Mỹ có rất nhiều loại trường học phổ thông và đại học, nhiều sự khác biệt giữa các trường này nên không một trường đơn lẻ nào có thể được chọn ra như một điển hình hay thậm chí để mang tính chất đại diện.Tuy nhiên, cũng có những nét tương đồng cơ bản về cấu trúc giữa các trường và các hệ thống khác nhau này đủ để cho phép có một số nhận xét chung.
Phần
lớn các trường học đều bắt đầu từ cấp vườn trẻ, có một số khu vực trương học
không có giai đoạn bắt đầu này và một số khu vực trường khác lại có thêm một
giai đoạn “trước khi đến trường”. Gần như luôn có những môn học bắt buộc ở
mọi trình độ giáo dục.
Trong một số lĩnh vực và ở những trình độ giáo dục cao hơn các học sinh có thể lựa chọn một số môn học. Bên cạnh các chương trình giáo dục song ngữ và hai văn hóa, nhiều trường có các chương trình đặc biệt dành cho các em khó khăn trong học tập và đọc sách. Các chương trình này thêm phần nhấn mạnh sự chú trọng của giáo dục Mỹ đối với việc cố gắng tăng cường sự bình đẳng về cơ hội. Các trường học đã thực hiện các chính sách bồi dưỡng nâng cao và tìm kiếm nhân tài có khả năng đặc biệt và có triển vọng.
Các
trường học ở Mỹ cũng luôn luôn nhấn mạnh đến các “đặc điểm” hay “các kỹ năng
xã hội” thông qua các họat động ngoại khóa, bao gồm cả những môn thể thao có
tổ chức và nhiều môn thể thao khác. Phần lớn các trường học cùng chung các cơ
sở vật chất với công chúng như bể bơi, sân quần vợt, đường chạy và sân vận
động.
Trong trường thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tạo cho học sinh có cơ hội sinh hoạt cùng nhau ngoài giờ học và góp phần phát triển cảm nhận về “tinh thần nhà trường” cho các học sinh và trong cộng đồng đó. Các tiêu chuẩn Những ai tin rằng các trường học của Mỹ chơi nhiều hơn học đều đã bỏ qua một thực tế quan trọng: bằng tốt nghiệp trung học không phải là một các vé để ai đó có thể đương nhiên vào đại học. Các kỳ thi được tiêu chuẩn hóa đóng một vai trò quyết định trong hầu hết mọi trình độ giáo dục, đặc biệt để tiếp nhận vào các trường đại học.
Có
hai kỳ thi tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi và được giám sát ở tầm quốc gia
đối với các học sinh trung học muốn theo học đại học. Một kỳ thi là Kiểm tra
trắc nghiệm trung học (SAT) nhằm đánh giá khả năng về nói năng và toán học
của học sinh cần thiết cho việc học tập đại học.
Kỳ thi kia là Chương trình kiểm tra đại học Mỹ (ACT) nhằm đánh giá kỹ năng tiếng Anh, các môn học tự nhiên và xã hội. Cả hai kỳ thi được các trường đại học sử dụng như là các tiêu chuẩn để so sánh, nhưng không có nghĩa là “chính thức”.
Cũng
có cả các chương trình kiểm tra tương tự ở các trình độ cao hơn, những người
học xong đại học muốn thi vào các trường y hay luật cũng phải trải qua các kỳ
thi tiêu chuẩn. Các kỳ thi này đã được các trường luật và y chấp nhận và được
giám sát trong cả nước và những thời điểm nhất định.
Cũng giống như các kỳ thi SAT và ACT, các kỳ thi này không chính thức hay không do chính phủ kiểm soát. Còn có những áp lực khác ở cấp độ đại học. Phần lớn các trường đại học đòi hỏi phải kiểm tra giữa học kỳ và cuối học kỳ. Nhiều sinh viên không đạt đã phải thôi học vì không đạt kết quả.Những sinh viên được nhận học bổng cần phải duy trì một kết quả học tập trung bình nhất định để được tiếp tục nhận học bổng.
Học
phí của các trường có danh tiếng khá cao, các sinh viên vừa phải làm việc vừa
phải học là một luật lệ chứ không phải là một ngoại lệ. Các sinh viên cũng
không thể chuyển từ trường đại học này sang trường đại học khác một cách đơn
giản hay trao đổi vị trí cho các sinh viên khác.
Trước khi chuyển sang một trường đại học khác, các sinh viên trước hết phải được trường đại học mới chấp nhận và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuyển sinh của trường đại học đó. Sự cạnh tranh và áp lực ở nhiều trường đại học, đặc biệt là ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không hề dễ chịu chút nào. Cho dù phần lớn người Mỹ đều rất hay chỉ trích hệ thống giáo dục của họ ở trình độ tiểu học và trung học thì nhiều người cũng phải thừa nhận rằng hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của họ “về nhiều mặt, là tốt nhất thế giới”.
Giáo
dục cho người lớn và giáo dục tiếp tục
Khái niệm giáo dục tiếp tục (hay suốt đời) hết sức quan trọng đối với người Mỹ. Vào năm 1991, 57 triệu người Mỹ từ độ tuổi 17 trở lên tiếp tục học tập bằng cách tham gia vào các lớp giảng dạy ngoài giờ, theo học các khóa học ở các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức của chính phủ hay thậm chí các nhà thờ và giáo đường.
Phần
lớn những người tham gia giáo dục tiếp tục đều có một mục tiêu thiết thực:
muốn cập nhật và nâng cao các kỹ năng làm việc, muốn có thêm các cơ hội làm
việc trong một thị trường việc làm đang thay đổi, hoặc đơn giản họ muốn mở
rộng kiến thức của mình hoặc là học một cái gì đó mà họ thích.
Các
khóa học giáo dục tiếp tục phần lớn do cộng đồng hay các trường cao đẳng tổ
chức và chủ yếu là học vào buổi tối, số học viên tham gia rất đa dạng. Nhiều
trường đại học còn có các khóa học buổi tối để những người đi làm có thể theo
học và hầu hết các trường đều có các khóa học mùa hè. Họ cũng đã tiến hành
“đưa giáo dục tới người dân” bằng cách lập nên các khu trường sở tại các thị
trấn nhỏ hay các khu vực nông thôn rộng lớn.
Cải cách và tiến bộ Có một mâu thuẫn lớn luôn luôn tồn tại giữa hai mục tiêu của giáo dục Mỹ. Một là giáo dục toàn diện và bình quân với mục tiêu đem lại cơ hội bình đẳng. Hai là sự nhấn mạnh của giáo dục có chọn lọc cao nhằm tìm kiếm những người xuất sắc và đào tạo ra những học giả và nhà khoa học hàng đầu.
Một
số người Mỹ cảm thấy rằng cần phải dành nhiều tiền của và nỗ lực hơn nữa vào
việc nâng cao giáo dục toàn diện. Những người khác lại cho rằng cần dành
nhiều tiền hơn nữa cho việc nâng cao kiến thức khoa học và duy trì vị trí của
Mỹ trong khoa học công nghệ và nghiên cứu.
Việc tạo nên sự cân bằng giữa giáo dục toàn diện và bình quân với giáo dục chuyên môn hóa và xuất sắc vẫn luôn là một nhiệm vụ không dễ dàng trong tương lai. Cũng có những yêu cầu các trường học phổ thông và đại học tổng hợp cần phải làm ngày càng nhiều hơn nữa để giúp đỡ, hay thậm chí là cứu giúp, những vấn đề về xã hội và kinh tế nhất định vì các trường đại học có mối quan hệ truyền thống với các cộng đồng. Kiểm tra các trường học Một trong những vấn đề đáng chú ý chủ yếu của giáo dục ở Mỹ là mức độ tự kiểm tra thường xuyên.Trên thực tế, ngày nay khi kiểm tra các học sinh và sinh viên thì cũng đồng thời kiểm tra các giáo viên, giáo trình giảng dạy ở các trường phổ thông, đại học và toàn bộ hệ thống giáo dục.
Hàng
năm, có hàng trăm công trình nghiên cứu kiểm tra khắt khe các trường học trên
toàn quốc được công bố. Ở mối trường lại có các khoa nhgiên cứu và đánh giá
về giáo dục.Trong những giai đoạn nhất định việc kiểm tra đánh giá này lại có
phần khắt khe hơn. Những cuộc tranh luận của công chúng về chất lượng, nội
dung và các mục tiêu giáo dục luôn diễn ra rộng lớn công khai trên toàn nước
Mỹ.
Với
lịch sử của nước Mỹ và lịch sử của nhân dân Mỹ, từ nhiều nguồn gốc khác nhau,
nhiều nhu cầu, khát vọng khác nhau, thực tế là giáo dục Mỹ luôn nhạy cảm với
những điểm yếu và nhận thức được những điểm mạnh của mình để có thể phát
triển một tương lai tốt đẹp.
Phần
IV: Chính Phủ Mỹ
Bạn đọc: Lê Thị Oanh (Hà Nội) |
Chú ý: Những bài thuốc ở đây chỉ có tính chất tham khảo. Khi sử dụng phải tham vấn ý kiến bác sỹ.
10 thg 5, 2014
Cuộc sống và thể chế ở Mỹ - Phần III: Giáo dục Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Cảm ơn bạn Jo. Phần này rất cần phải đọc kỹ!
Đăng nhận xét